Xem mẫu

Vn dng lí thuyt dy hc khám phá trong dy hc sinh hc 8 - Trung hc cơ s Vận dụng lí thuyết dạy học khám phá trong dạy học sinh học 8 - Trung học cơ sở Nguyễn Thúy Quỳnh Trường Đại học Giáo dục Luận văn ThS ngành: Lí luận và phương pháp dạy học; Mã số: 60 14 10 Người hướng dẫn: PGS.TS. Nguyễn Đức Thành Năm bảo vệ: 2012 Abstract: Nghiên cứu cơ sở lý luận về dạy học khám phá kiến thức sinh học nói chung và khám phá trong dạy học Sinh học 8 - Trung học cơ sở (THCS) nói riêng. Điều tra thực trạng dạy học khám phá trong dạy học Sinh học 8 hiện nay. Phân tích nội dung chương trình, tìm hiểu tiềm năng vận dụng dạy học khám phá trong dạy học Sinh học 8 - THCS. Đề xuất các biện pháp tổ chức học sinh hoạt động tự khám phá kiến thức trong chương trình Sinh học 8. Thiết kế bài dạy Sinh học 8 có sử dụng dạy học khám phá. Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm tra giả thuyết của đề tài. Keywords: Phương pháp giảng dạy; Sinh học; Trung học cơ sở Content 1. Lí do chọn đề tài 1.1. Yêu cầu về đổi mới phương pháp dạy học Bước sang thế kỉ XXI cùng với sự phát triển của một xã hội là sự bùng nổ của cuộc cách mạng khoa học – công nghệ đã đặt ra một yêu cầu cấp thiết đối với sự nghiệp giáo dục đào tạo là phải đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp giáo dục. Đổi mới phương pháo dạy học là một trong những nhiệm vụ quan trọng của cải cách giáo dục nói chung và của cải cách bậc trung học cơ sở nói riêng. Những năm trở lại đây, các trường trung học cơ sở đã có rất nhiều cố gắng và luôn đặc biệt coi trọng việc đổi mới phương pháp dạy học, phát huy tính tích cực của học sinh. 1.2. Ưu điểm của dạy học khám phá Dạy học khám phá là phương pháp nhằm phát huy năng lực giải quyết vấn đề và tự học của học sinh thông qua việc học nhóm. Dạy học khám phá giúp học sinh phát huy được nội lực, tư duy tích cực, chủ động và sáng tạo. Thông qua các hoạt động đó, học sinh được tự điều chỉnh tri thức và khơi dạy hứng thú học tập trong các em. 1.3. Đặc điểm môn học Chương trình sinh học 8 tập trung kiến thức về sinh học cơ thể người và vệ sinh. Đây là một nội dung rất hay vì nó là những kiến thức rất sát thực với chính bản thân mỗi học sinh, rất dễ tạo được hứng thú học tập của các em. Tuy nhiên, qua thực tiễn giảng dạy học sinh thường rất khó tiếp thu và lưu giữ những kiến thức này vì vậy hứng thú của các em đối với môn học dễ bị giảm đi gây ảnh hưởng đến hiệu quả dạy và học. Với ba lí do trên tôi đã lựa chọn đề tài nghiên cứu: “Vận dụng lý thuyết dạy học khám phá trong dạy học môn Sinh học lớp 8 – Trung học cơ sở ”. 2. Mục đích nghiên cứu Vận dụng dạy học khám phá để nâng cao chất lượng dạy học Sinh học 8-THCS. 3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: các biện pháp tổ chức cho học sinh khám phá kiến thức trong dạy học Sinh học 8. - Khách thể nghiên cứu: quá trình dạy học Sinh học 8. 4. Giả thuyết nghiên cứu Vận dụng phương pháp dạy học khám phá sẽ giúp học sinh nắm vững kiến thức đồng thời phát triển năng lực tự học Sinh học 8 THCS. 5. Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 5.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về dạy học khám phá kiến thức sinh học nói chung và khám phá trong dạy học sinh học 8 – THCS nói riêng. 5.2. Điều tra thực trạng dạy học khám phá trong dạy học Sinh học 8 hiện nay 5.3. Phân tích nội dung chương trình, tìm hiểu tiềm năng vận dụng dạy học khám phá trong dạy học sinh học 8 – THCS. 5.4. Đề xuất các biện pháp tổ chức học sinh hoạt động tự khám phá kiến thức trong chương trình Sinh học 8 5.5. Thiết kế bài dạy Sinh học 8 có sử dụng dạy học khám phá 5.6. Tiến hành thực nghiệm sư phạm để kiểm tra giả thuyết của đề tài 6. Phƣơng pháp nghiên cứu 6.1. Phương pháp nghiên cứu lí thuyết 6.2. Phương pháp điều tra sư phạm 6.3. Phương pháp thực nghiệm sư phạm 6.4. Phương pháp thống kê toán học: 7. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, khuyến nghị và tài liệu tham khảo luận văn dự kiến trình bayd trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của dạy học khám phá. Chương2:Vậndụngdạyhọc khámphá trongdạy học Sinhhọc8ởtrườngTHCS Chương 3: Thực nghiệm sư phạm Chƣơng 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ĐỀ TÀI 1.1. Tổng quan các vấn đề nghiên cứu có liên quan đến đề tài 1.1.1. Trên thế giới Theo như Socrat thì phương pháp vấn đáp đi từ những gì trẻ biết để giúp trẻ vận dụng trực giác, tinh thần của mình để khám phá ra sự thật quá hiển nhiên. Như vậy, theo ông dựa vào quan sát thế giới bên ngoài giúp trẻ khám phá ra bản chất của những sự vật, hiện tượng được quan sát. Đây chính là manh nha xuất phát của một khoa sư phạm hoạt động, một khoa sư phạm thông qua sự quan sát thế giới bên ngoài mà đi vào những ý niệm bên trong. Jerome Bruner (1915) là người có ảnh hưởng rất lớn tới việc nghiên cứu học tập khám phá. Theo ông học tập khám phá là lối tiếp cận mà qua đó học sinh được tương tác với môi trường của họ bằng cách khảo sát và thực hiện các đối tượng, giải đáp thắc mắc và tranh luận hay biểu diễn thí nghiệm và tất nhiên khi tự mình khám phá ra tri thức, các khái niệm học sinh sẽ hiểu rõ vấn đề và từ đó học sinh cũng nhớ được lâu và nhiều hơn. 1.1.2. Trong nước Ở Việt Nam vào những năm 1960, nhiều nghiên cứu về các biện pháp tổ chức học sinh hoạt động tự lực, chủ động, sáng tạo ra kiến thức mới đã được đặt ra. Nhưng các nghiên cứu hạn chế ở mức lý thuyết. Từ năm 1970 trở đi, phương pháp dạy học khám phá được quan tâm và nghiên cứu đồng bộ hơn, song chưa có công trình nào nghiên cứu có hệ thống về cở sở phương pháp dạy học khám phá và quy trình về phương pháp dạy học khám phá cho sinh học lớp 8. 1.2. Cơ sở lí luận 1.2.1. Các quan niệm về dạy học khám phá Socrat cho rằng phương pháp vấn đáp đi từ những gì trẻ biết để giúp trẻ vận dụng trực giác, khả năng và tinh thần của mình để khám phá ra sự thật quá hiển nhiên. Ở đây chúng ta nhận ra manh nha của khoa học sư phạm hoạt động, một khoa học dựa vào sự quan sát thế giới bên ngoài để giúp trẻ khám phá ra bản chất của hiện tượng, sự vật được quan sát. Nói như cách Socrat quan niệm là dựa vào sự quan sát thế giới bên ngoài đó để giúp trẻ đi vào thế giới của những ý niệm. R.C Sharma lại cho rằng phương pháp dạy học lấy học sinh làm trung tâm, toàn bộ quá trình dạy học đều hướng vào nhu cầu, khả năng lợi ích của học sinh. Mục đích là phát triển ở học sinh kĩ năng và năng lực độc lập học tập và giải quyết vấn đề... Vai trò của giáo viên là tạo ra tinh huống để phát triển vấn đề, giúp học sinh nhận biết vấn đề, lập giả thuyết làm sáng tỏ làm thử nghiệm, các giả thuyết rút ra kết luận. Đây là một hướng trong DHKP cần tiến hành. Theo các nhà tâm lí học J.Piaget, nhận thức của con người là kết quả của quá trình thích ứng với môi trường qua hai hoạt động đồng hóa và điều tiết. Tri thức không hoàn toàn được truyền thụ từ người biết đến người chưa biết mà nó được chính cá thể xây dựng từ ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn