Xem mẫu

  1. Vấn đề nghiên cứu văn học dân gian những năm gần đây
  2. Trước nay, văn học dân gian đóng một vai trò rất quan trọng trong sự hình thành và phát triển nền văn học của dân tộc; nghĩa là sáng tác dân gian luôn là cơ sở nền tảng vững chắc và là cốt lõi của văn học thành văn, văn học viết... Việc nghiên cứu văn học dân gian của chúng ta trong nhiều thập kỷ qua vẫn không ngừng được tiến hành và phát triển; Văn học dân gian đã là đối tượng quan tâm của nhiều thế hệ các nhà khoa học và những thành tựu đạt được về lĩnh vực nghiên cứu này rất đáng ghi nhận. Các nhà nghiên cứu đã tiến hành nghiên cứu tiến trình phát triển của nền văn học dân gian trên cơ sở nghiên cứu sự ra đời của các thể loại văn học dân gian; Tiến hành việc phân loại và nhận diện các thể loại, xem xét đặc trưng và tính chất, nội dung và hình thức của chúng; Tìm hiểu mối quan hệ, ảnh hưởng giữa văn học dân gian và văn học thành văn trong từng giai đoạn, từng thời kỳ; Tìm hiểu mối quan hệ giữa văn học dân gian với văn nghệ dân gian và văn hoá dân gian, văn học và văn hoá học. Nhìn chung, trong khoa nghiên cứu văn học dân gian và khoa nghiên cứu folklore, những vấn đề trên đã được đặt ra, song hầu như chưa được tiến hành đồng bộ và chuyên sâu, trong đó nhiều vấn đề mới chỉ là những bước gợi mở ban đầu. Việc nghiên cứu tiến trình phát triển của văn học dân gian Việt Nam trên thực tế đã được xúc tiến thông qua việc xây dựng những bộ giáo trình về văn học dân gian; Có thể kể ra sau đây: - Lịch sử văn học Việt Nam, tập I: Văn học dân gian. Giáo trình Đại học Sư phạm, 1961 (Bùi Văn Nguyên và nhiều tác giả biên soạn).
  3. - Văn học dân gian Việt Nam, 1962. Giáo trình Đại học Tổng hợp (Đinh Gia Khánh - Chu Xuân Diên biên soạn). - Văn học dân gian Việt Nam, 2 tập, 1972-1973. Giáo trình Đại học Tổng hợp (Đinh Gia Khánh - Chu Xuân Diên biên soạn). - Văn học dân gian Việt Nam, 1990. Giáo trình Đại học Tổng hợp (Lê Chí Quế, Võ Quang Nhơn, Nguyễn Hùng Vĩ biên soạn). - Văn học dân gian, 2 tập, 1990-1991 (Tập 1: Đỗ Bình Trị biên soạn, Tập 2: Hoàng Tiến Tựu biên soạn). - Văn học dân gian Việt Nam, 1997 (Đinh Gia Khánh - Chu Xuân Diên - Võ Quang Nhơn biên soạn). Tái bản lần thứ 6, 2002. Đồng thời là các chuyên luận của các nhà nghiên cứu như: Tìm hiểu tiến trình văn học dân gian Việt Nam, 1974 (Cao Huy Đỉnh) vàNghiên cứu tiến trình lịch sử văn học dân gian Việt Nam, 1978 (Đỗ Bình Trị) v.v... Việc nghiên cứu các thể loại của văn học dân gian cũng được nhìn nhận song song với việc nghiên cứu tiến trình, với các chuyên luận như: Sơ bộ tìm hiểu những vấn đề của truyện cổ tích qua truyện Tấm Cám (1968) của Đinh Gia Khánh; Truyền thống anh hùng dân tộc trong loại hình tự sự dân gian Việt Nam (1971) của nhiều tác giả; Truyện cổ tích dưới mắt các nhà khoa học (1987) của Chu Xuân Diên; Thi pháp ca dao (1992, tái bản 2004) của Nguyễn Xuân Kính; Truyện Nôm, bản chất và thể loại (1993) của Kiều Thu Hoạch; Cổ tích thần kỳ người Việt - đặc điểm cấu tạo cốt
  4. truyện (1994) của Tăng Kim Ngân; Truyện ngụ ngôn Việt Nam và thế giới (thể loại và triển vọng) (1993) của Phạm Minh Hạnh; Những thế giới nghệ thuật ca dao (1998) của Phạm Thu Yến; Những đặc điểm thi pháp của các thể loại văn học dân gian Việt Nam (1999) của Đỗ Bình Trị; Thi pháp văn học dân gian (2000) của Lê Trường Phát;Truyện kể dân gian đọc bằng type và motif (2001) của Nguyễn Tấn Đắc v.v... Việc nghiên cứu văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam cũng được xúc tiến với nhiều bài viết xuất sắc. Những công trình nghiên cứu chuyên sâu được ra đời vào những năm 80 của thế kỷ XX. Văn học dân gian các dân tộc thiểu số Việt Nam được đưa vào bộ Lịch sử văn học Việt Nam (Nxb. Khoa học xã hội, 1980) và được xuất bản thành các chuyên khảo như: Văn học các dân tộc thiểu số Việt Nam (trước Cách mạng tháng Tám 1945) của Phan Đăng Nhật (1981); Văn học dân gian các dân tộc ít người ở Việt Nam của Võ Quang Nhơn (1983) v.v... Truyện thơ và sử thi là hai thể loại của văn học dân gian các dân tộc đã được đặc biệt chú ý. Trong khoảng thời gian từ 1980 đến nay, đã ra đời một số các sưu tập và chuyên luận về truyện thơ và sử thi như: Truyện thơ Tày-Nùng (1964) của Nông Quốc Chấn; Truyện thơ Tày (1994-1995) của Triều Ân; Truyện thơ Tày. Nguồn gốc, quá trình phát triển và thi pháp thể loại (2004) của Vũ Anh Tuấn; Đẻ đất đẻ nước - sử thi Mường (1988) của Đặng Văn Lung, Vương Anh, Hoàng Anh Nhân; Sử thi thần thoại M’ Nông (1996) của Đỗ Hồng Kỳ; Sử thi Ê đê (1991) của Phan Đăng Nhật; Vùng sử thi Tây Nguyên (1999) của Viện Nghiên cứu Văn hoá dân gian; Nghiên cứu sử thi Việt Nam (2001) của Phan Đăng Nhật v.v... Còn rất nhiều các công trình khác với nhiều vấn đề của văn học dân gian Việt Nam đã được đặt ra(1). Song tựu chung chúng tôi muốn lưu ý tới các vấn đề sau đây:
  5. 1. Việc ứng dụng một số phương pháp nghiên cứu văn học dân gian và văn hoá dân gian của các nước trên thế giới. Từ nửa sau của thế kỷ XX, các nhà nghiên cứu văn học dân gian Việt Nam đã hết sức nỗ lực nhằm du nhập và giới thiệu các phương pháp luận nghiên cứu văn học dân gian nước ngoài, và ứng dụng vào việc nghiên cứu văn học dân gian Việt Nam. Trong khoảng vài thập kỷ, chúng ta về cơ bản được học tập và tham khảo những tác phẩm lý luận, những phương pháp nghiên cứu văn học dân gian nói riêng và folklore nói chung của các học giả nước ngoài, đặc biệt là các học giả Xô viết với những tên tuổi như Zirmunxki, Melêtinxki, Prốp, Riptin, Xakhanôp, Anhikin, Nôvicôva... Những tác phẩm của họ đã được dịch và giới thiệu ở Việt Nam như: Sáng tác thơ ca dân gian Nga, A.M. Nôvicôva (Nxb. Đại học và Trung học chuyên nghiệp, 1983); Nhân vật cổ tích thần kì. Xuất xứ của hình tượng, E.M. Melêtinxki (Nxb. Văn học phương Đông, Mátxcơva, Tài liệu dịch Viện Văn học); Phương pháp loại hình học trong văn học dân gian và mối liên hệ với các trường phái thế kỉ XIX, Lê Chí Quế (Tạp chí Văn hoá dân gian, số 3- 1986); Quá trình hoàn thiện lí luận về loại hình học trong khoa văn học dân gian mácxít, Lê Chí Quế (Tạp chí Văn hoá dân gian, số 3-1987); Nghiêncứu cấu trúc và nghiên cứu lịch sử về truyện cổ tích thần kì, Prốp (Tạp chí Văn hoá dân gian, số 3-1989); Cuốn “Những căn rễ lịch sử của truyện cổ tích thần kì” của Prốp và ý nghĩa của nó đối với việc nghiên cứu hiện nay của truyện cổ tích, V.I. Eremina (Tạp chí Văn hoá dân gian, số 1-1991); Lý thuyết hình thái học của V.Ia. Prốp và truyện cổ tích thần kỳ của người Việt (Trần Đức Ngôn, Tạp chí Văn hoá dân gian, số 3-1991); Các trường phái nghiên cứu truyện cổ dân gian trên thế giới, Jan-Ojvind Swahn (Tạp chí Văn học, số 1-1996); Hình thái học truyện cổ tích và “Những căn rễ lịch sử của truyện cổ tích thần kỳ”, Tuyển tập V.Ia. Prốp (Nxb. Văn hoá dân tộc và Tạp chí Văn hoá nghệ thuật, H, 2003-2004)...
  6. Những tác phẩm lý luận của các tác giả nói trên đã có một tác động to lớn giúp các nhà nghiên cứu văn học dân gian Việt Nam nhìn nhận các tác phẩm văn học dân gian từ trạng thái tĩnh sang trạng thái động, từ một chiều tới đa chiều, từ một nghĩa trên văn bản ghi chép đến nhiều nghĩa trong đời sống tồn tại thực của tác phẩm. Đội ngũ các nhà nghiên cứu văn học dân gian trước đây từ một vài tên tuổi như Nguyễn Văn Ngọc, Vũ Ngọc Phan, Nguyễn Đổng Chi… Sau vài chục năm họ đã đông đảo về số lượng, nâng cao về chất lượng và trình độ, trong đó có nhiều người có học hàm, học vị được đào tạo từ nước ngoài (Nga và các nước châu Âu, M ỹ v.v...) và hiện nay được đào tạo chủ yếu ở trong nước. Bằng những phương pháp nghiên cứu mới, cập nhật họ đã có được những công trình, những chuyên luận khoa học đóng góp cho khoa nghiên cứu văn học dân gian, tạo cho chuyên ngành này có được những khởi sắc mới(2). 2. Mối quan hệ giữa văn học dân gian và folklore. Trong những thập niên gần đây, đã diễn ra sự thay đổi mạnh mẽ trong nghiên cứu văn học dân gian nước ta, do có sự mở rộng trong quan niệm về văn học dân gian trong mối quan hệ với văn hoá dân gian, với folklore. Các nhà nghiên cứu và giảng dạy văn học dân gian Việt Nam đã không chỉ đơn thuần tập trung nhìn nhận yếu tố ngôn từ của tác phẩm dân gian mà chú ý tới các yếu tố phi ngôn từ khác, các điều kiện tồn tại, diễn xướng trong đời sống văn hoá của nó, đặt tác phẩm văn học dân gian trong quan hệ với văn hoá dân gian. Hướng tiếp cận các tác phẩm văn hoá dân gian theo folklore học bao gồm các phương diện như ngữ văn dân gian, nghệ thuật dân gian, tri thức dân gian, tín ngưỡng, phong tục và lễ hội. Cách tiếp cận này mang tính tổng thể của văn hoá học. Nhiều công trình lí luận của ngành folklore đã được xuất bản, góp phần làm rõ mục
  7. đích, đối tượng nghiên cứu và nhiệm vụ đặt ra đối với khoa nghiên cứu folklore. Đó là các công trình như: Văn hoá dân gian - những lĩnh vực nghiên cứu (Nhiều tác giả, Viện Văn hoá dân gian, Nxb. Khoa học xã hội, 1989); Văn hoá dân gian - những phương pháp nghiên cứu (Nhiều tác giả, Viện Văn hoá dân gian, Nxb. Khoa học xã hội, 1990); Trên đường tìm hiểu văn hoá dân gian (Đinh Gia Khánh, Nxb. Khoa học xã hội, 1989); Quan niệm về folklore (Ngô Đức Thịnh chủ biên, Nxb. Khoa học xã hội, 1990); Dẫn luận nghiên cứu folklore Việt Nam (Vũ Ngọc Khánh, Sở Giáo dục Thanh hóa xuất bản, 1991); Văn hóa dân gian mấy vấn đề phương pháp luận và nghiên cứu thể loại (Chu Xuân Diên, Nxb. Giáo dục, 2001). Những phương pháp luận nghiên cứu folklore như chức năng luận, cấu trúc luận, phương pháp so sánh, phương pháp tổng hợp v.v.. được đặc biệt chú ý và được giới thiệu bởi những nhà nghiên cứu văn học dân gian thuộc thế hệ được đào tạo ở một số nước như M ỹ, Pháp, Nhật, úc v.v.. Trên Tạp chí Văn học, Tạp chí Văn hoá dân gian đã đăng những bài viết giới thiệu những phương pháp nghiên cứu folklore ở các nước phương Tây và sự ứng dụng các phương pháp đó ở Việt Nam. Đấy là những bài như: Những bước tiến mới của lý luận nghiên cứu văn hoá dân gian trong những năm qua (Nguyễn Thị Huế, Tạp chí Văn học, số 2-1994); Quan niệm mới về folklore và quá trình văn bản hoá ở Hoa Kỳ (Nguyễn Thị Hiền, Tạp chí Văn hoá dân gian, số 4-1999); Một số phương pháp nghiên cứu folklore ở phương Tây (Nguyễn Thị Hiền, Tạp chí Văn hoá dân gian, số 3-2000); Tái định hướng thể loại folklore (Trần Thị An, Tạp chí Nghiên cứu Văn học, số 1-2005) v.v... Trong đó các tác giả đã giới thiệu những phương pháp nghiên cứu folklore như:Phương pháp khôi phục lại lịch sử của anh em Grim; Phương pháp thần thoại Anh thế kỷ XIX của Max Muller; Tiến hoá luận của Edward Taylor, Andrew Lang; Phương pháp lịch sử - địa lý Phần Lan; Phương pháp nghiên cứu folklore theo hệ tư tưởng; Chức
  8. năng luận; Phân tâm học; Cấu trúc luận; Phương pháp tiếp cận folklore theo bối cảnh diễn xướng v.v... Trong khi ra đời khoa nghiên cứu văn hoá dân gian (folklore học) thì khoa nghiên cứu văn học dân gian với qui phạm riêng của mình vẫn tồn tại - văn học dân gian vừa là đối tượng nghiên cứu, giảng dạy ở trường phổ thông, trường Đại học, vừa được nghiên cứu ở các Viện nghiên cứu với tư cách là một thành tố của văn học dân tộc (như ở Viện Văn học) và vừa với tư cách là một thành tố của văn hoá dân gian (như ở Viện Nghiên cứu Văn hoá dân gian, nay là Viện Nghiên cứu Văn hoá)(3). Đó là lý do tồn tại của khoa nghiên cứu văn học dân gian.
nguon tai.lieu . vn