Xem mẫu

  1. Vấn đề giới trong giáo dục đại học Mục đích - Học xong bài học này, bạn sẽ có khả năng: - Phân biệt được sự khác nhau giữa giới và giới tính; - Liệt kê được các biểu hiện của sự không công bằng về giới trong giáo dục đại học; miêu tả được các yếu tố dẫn đến sự bất bình đẳng giới trong giáo dục đại học; và - Nói lên những thực tế tiêu cực của những sinh viên nữ trong các trường đại học điều đã cản trở sự tham gia của họ Khái niệm về giới Giới đã trở thành một từ rất quan trọng trong các cuộc thảo luận về sự phát triển. Khi giáo dục là một phần chính của vấn đề phát triển, điều quan trọng là làm sao để tất cả những người làm công tác giáo dục đều quen với nghĩa của từ “giới”. Có lẽ chúng ta sẽ bắt đầu bằng những nghĩa không đúng của từ giới. Giới không đồng nghĩa với phụ nữ. Giới không đồng nghĩa với giới tính, thậm chí khi đặt nó trái ngược với giới tính thì sẽ hiểu đúng hơn nghĩa của nó. Giới tính là nói đến các thuộc tính hoặc các chức năng sinh vật học của con đực và con cái. Đối với phụ nữ, đặc trưng sinh học là buồng trứng, có vú phát triển đầy đủ, có thai và sinh con, nuôi con bằng vú, v.v. Giới tính là một hiện tượng sinh vật học mà một cá thể có ngay sau khi thụ tinh (do các nhiễm sắc thể X và Y kết hợp), tức là trước khi sinh ra. Kết quả là các đặc tính đực/cái có thể quan sát được và nó không hề thay đổi. Giới là hiện tượng cấu trúc xã hội xảy ra do xã hội gán cho hai giới tính các vai trò và nhiệm vụ, cách cư xử và phong cách khác nhau. Không giống
  2. như giới tính, giới là một đặc trưng mang tính tri giác, bởi thế dễ thay đổi khi nó ảnh hưởng đến cách thức mà mọi người hành động và cư xử với nhau. Đặc điểm sinh vật học của mỗi giới tính xác định các đặc trưng giới tính và các chức năng của các thuộc tính này. Trong khi đó, giới nói đến những người mà đặc điểm và chức năng của họ là do xã hội gán buộc hoặc phân công cho đàn ông hay đàn bà. Ví dụ, xã hội mong muốn đàn ông xốc vác, độc lập, có lý trí, quyết đoán chứ không mong muốn đàn bà như vậy. Thay vào đó, đàn bà được mong muốn dịu dàng, dễ phục tùng, phụ thuộc, bị động, dễ xúc cảm, v.v. Khi một đứa trẻ lớn lên, nó phải hoà nhập để đáp ứng những mong chờ như thế của xã hội. Điều đó nói lên rằng, các cách đối xử nói trên được học và tiếp thu trong khi có cảm tưởng sai lầm rằng chúng được ấn định theo quy luật sinh vật học. Davies (1999) phát biểu như sau: Giới là một cấu trúc xã hội được xác định mang tính văn hoá. Nó dựa trên cơ sở tín ngưỡng và truyền thống của một xã hội nhất định và liên quan đến vai trò, cách ứng xử và những đặc tính mà xã hội gán buộc cho mỗi giới tính. Đó là cách để chúng ta xác định đàn ông hay đàn bà. Tuy nhiên, những điều người ta phân biệt nhằm xác định địa vị của giới tính: đàn ông thì cao cấp còn đàn bà thì thấp kém. Giới được biết nhằm phát huy sự nỗ lực của mỗi người dẫn đến việc phân loại về vai trò, các hoạt động, trách nhiệm, nghề nghiệp nào là phù hợp cho nữ và cho nam. Thật vậy, điều này dẫn đến cái gọi là đặc trưng về giới. Đặc trưng về giới được định nghĩa là sự góp nhặt một cách tầm thường các niềm tin hay các quan điểm về đối xử và các hoạt động được xã hội cho là phù hợp với đàn ông hoặc với đàn bà. Njabili (1999) cho rằng có bốn nguyên nhân về đặc trưng giới là: văn hoá-xã hội;
  3. kinh tế; giáo dục và đào tạo; và môi trường. Nguyên nhân văn hoá-xã hội bắt nguồn từ niềm tin cảm giác cho rằng chỗ của một cô gái là ở trong bếp (cùng với mẹ của em), trong khi cậu con trai phải làm việc ngoài đồng (cùng với người cha). Nguyên nhân kinh tế thì cho rằng đàn ông là những người trụ cột kinh tế trong gia đình. Vì thế, trong hệ thống lao động di trú ở một số nước, ví dụ như Lesotho, Botswana, Namibia, có nhiều phụ nữ ở lại trong nước hơn bởi lẽ đàn ông đã đi làm việc tại các hầm mỏ ở Nam Phi. Xu thế này ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội. Một số nghề nhất định, chẳng hạn nghề cơ khí, được xem là không phù hợp với phụ nữ trong khi các nghề cung ứng thực phẩm hay thư kí lại được coi là không phù hợp với nam giới. Trong thực tế, giới là yếu tố quyết định đối với sự tham gia vào hệ thống giáo dục chính thống như một đặc ân của nam giới. Khoảng cách trong việc tham gia và thành đạt ở tất cả các bậc học là khá lớn do những trông mong vào vai trò của giới và do sự rập khuôn về giới. Bởi vậy bất kỳ nỗ lực nào nhằm đẩy mạnh sự tham gia của phụ nữ vào giáo dục đều phải nhận thức rõ ảnh hưởng của giới đến hoạt động giảng dạy và học tập cũng như đến các chính sách. Bài tập Hãy chuẩn bị một bảng liệt kê những đặc điểm và tính chất có thể được liệt vào loại “giới tính” và một bảng khác cho khái niệm “giới”. Hãy thảo luận bảng này với đồng nghiệp của bạn và cho biết các bạn đồng ý với những thuộc tính nào trong số đó. Sự bất bình đẳng về giới trong giáo dục đại học Có nhiều biểu hiện khác nhau về sự bất bình đẳng về giới trong giáo dục đại học - vốn được coi như một đặc ân của nam giới.
nguon tai.lieu . vn