Xem mẫu

  1. 1 VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT I/ KHÁI NIỆM VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT 1. Khái niệm Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành theo trình tự, thủ tục luật định, trong đó có chứa đựng các quy tắc xử sự chung được nhà nước bảo đảm thực hiện và được áp dụng nhiều lần trong thực tế đời sống. 2. Đặc điểm Theo khái niệm trên thì văn bản quy phạm pháp luật có bốn đặc điểm: - Thứ nhất: Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành và bảo đảm thực hiện; - Thứ hai: Văn bản quy phạm pháp luật có chứa đựng các quy tắc xử sự chung (quy phạm pháp luật). Những văn bản có ý nghĩa pháp lý nhưng không chứa đựng các quy tắc xử sự chung thì không phải là văn bản quy phạm pháp luật ví dụ: lời kêu gọi, lời hiệu triệu, thông báo…; - Thứ ba: Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng nhiều lần trong đời sống xã hội trong mọi trường hợp khi có sự kiện pháp lý xảy ra, nghĩa là hiệu l ực c ủa nó không chấm dứt dù đã được áp dụng nhiều lần trừ khi bị chấm dứt hiệu lực. Những văn bản cá biệt hoặc văn bản áp dụng pháp luật chỉ được áp dụng một lần ví dụ: bản án quyết định của toà án, quyết định bổ nhiệm, miễn nhiệm...; - Thứ tư: Tên gọi, nội dung, trình tự ban hành văn bản quy phạm pháp luật được pháp luật quy định cụ thể, chặt chẽ. II/ CÁC LOẠI VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT Căn cứ vào trình tự ban hành và giá trị pháp lý, các văn bản quy phạm pháp luật được chia thành hai loại là văn bản luật và văn bản dưới luật. 1. Văn bản luật Văn bản luật là văn bản quy phạm pháp luật do Quốc hội, cơ quan quyền lực cao nhất của nhà nước ban hành. Văn bản luật bao gồm: Hiến pháp, Luật - Bộ luật, Nghị quyết của Quốc hội: a. Hiến pháp: quy định về những vấn đề cơ bản nhất của Nhà nước như hình thức, bản chất, chế độ chính trị, chế độ kinh tế, văn hoá, xã hội, quyền và nghĩa vụ cơ bản của công dân, hệ thống tổ chức, nguyên tắc hoạt động và thẩm quyền của các cơ quan nhà nước. Từ năm 1945 đến nay, Nhà nước ta đã ban hành 4 bản Hiến pháp: Hiến pháp 1946, Hiến pháp 1959, Hiến pháp 1980, Hiến pháp 1992. - Hiến pháp năm 1946 là bản hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa được Quốc hội thông qua vào ngày 09 tháng 11 năm 1946. Hiến pháp năm 1946 bao gồm 7 chương và 70 điều. Đây là một bản hiến văn hết sức ngắn gọn, súc tích. Trong đó PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG: VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
  2. 2 có những điều chỉ dài một dòng. Điều 12 được viết như sau: "Quyền tư hữu tài sản của công dân Việt Nam được bảo đảm". - Hiến pháp năm 1959 gồm 10 chương và 112 điều, được Quốc hội thông qua ngày 20/10/1959 trong giai đoạn mới của cách mạng cần sửa đổi bản Hiến pháp năm 1946 cho thích hợp với “tình hình và nhiệm vụ mới". Giai đoạn mới của cách mạng được nhắc đến là giai đoạn kháng chiến chống Đế quốc Mỹ, miền Bắc xây dựng phục hồi kinh tế, miền Nam tiếp tục đấu tranh chống Đế quốc Mỹ và tay sai. - Hiến pháp năm 1980 gồm 9 chương 147 điều được ban hành trong hoàn cảnh cả nước bước vào thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam cần có một bản Hiến pháp thể chế hóa đường lối của Đ ảng cộng s ản Vi ệt Nam trong giai đoạn mới. Kế thừa và phát triển Hiến pháp năm 1946 và Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp này tổng kết và xác định những thành quả đấu tranh cách mạng của nhân dân Việt Nam trong nửa thế kỷ qua, thể hiện ý chí và nguyện vọng của nhân dân Việt Nam, bảo đảm bước phát triển rực rỡ của xã hội Việt Nam trong thời gian tới. - Từ năm 1986 đến nay, công cuộc đổi mới toàn diện đất nước do Đ ại hội l ần thứ VI của Đảng cộng sản Việt Nam đề xướng đã đạt được những thành tựu bước đầu rất quan trọng. Quốc hội quyết định sửa đổi Hiến pháp năm 1980 để đáp ứng yêu cầu của tình hình và nhiệm vụ mới. Hiến pháp 1992 được thông qua ngày 15/4/1992 và được bổ sung vào ngày 25 tháng 12 năm 2001 gồm 12 chương, 147 điều. Đến tháng 12/2001 Hiến pháp được sửa đổi và bổ sung một số điều. b. Luật - Bộ luật của Quốc hội quy định các vấn đề cơ bản thuộc lĩnh vực kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh, tài chính, tiền tệ, ngân sách, thuế, dân tộc, tôn giáo, văn hoá, giáo dục, y tế, khoa học, công nghệ, môi trường, đối ngoại, tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, chế độ công vụ, cán bộ, công chức, quyền và nghĩa vụ của công dân. Ví dụ: Bộ luật Dân sự, Bộ luật Hình sự, Luật Đất đai, Luật Hôn nhân và Gia đình… c. Nghị quyết của Quốc hội ban hành để quyết định nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, dự toán ngân sách nhà nước và phân bổ ngân sách trung ương; điều chỉnh ngân sách nhà nước; phê chuẩn, quyết toán ngân sách nhà nước; quy định chế độ làm việc c ủa Quốc hội; Uỷ ban thường vụ Quốc hội; Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, Đoàn đại biểu Quốc hội, đại biểu Quốc hội; phê chuẩn điều ước quốc tế và quyết định các vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Quốc hội. 2. Văn bản dưới luật Văn bản dưới luật là những văn bản quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước ban hành theo trình tự, thủ tục và hình thức được pháp luật quy đ ịnh. Những văn bản này có hiệu lực pháp lý thấp hơn các văn bản luật vì vậy khi ban hành văn bản dưới luật phải phù hợp với văn bản luật. Giá trị pháp lý của từng loại văn bản dưới luật tuỳ thuộc vào thẩm quyền của cơ quan ban hành. Theo Hiến pháp 1992, văn bản dưới luật gồm có các loại sau: - Pháp lệnh do Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành quy định về những vấn đ ề được Quốc hội giao, sau một thời gian thực hiện trình Quốc hội xem xét, quyết định ban hành luật. Đây là văn bản dưới luật có giá trị pháp lý cao nhất. PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG: VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
  3. 3 - Nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội ban hành để: + Giải thích Hiến pháp, luật, pháp lệnh; + Hướng dẫn hoạt động của Hội đồng nhân dân; + Quyết định tuyên bố tình trạng chiến tranh, tổng động viên hoặc động viên c ục bộ; + Ban bố tình trạng khẩn cấp trong cả nước hoặc ở từng địa phương và quyết định những vấn đề khác thuộc thẩm quyền của Uỷ ban thường vụ Quốc hội. - Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước được ban hành để thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn của Chủ tịch nước do hiến pháp, luật, nghị quyết của quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của uỷ ban thường vụ Quốc hội quy định. - Nghị định của Chính phủ; quyết định, chỉ thị của Thủ tướng chính phủ + Nghị định của chính phủ được ban hành quy định về các vấn đề Thứ nhất: Quy định chi tiết thi hành luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, lệnh, quyết định của Chủ tịch nước; Thứ hai: Quy định các biện pháp cụ thể để thực hiện các chính sách quản lý nhà nước về kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh…các vấn đề thuộc thẩm quyền của Chính phủ; Thứ ba: Quy định nhiệm vụ, quyền hạn, tổ chức bộ máy của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các cơ quan khác thuộc thẩm quyền của Chính phủ; Thứ tư: Quy định về những vấn đề cần thiết nhưng chưa đủ điều kiện xây dựng thành luật hoặc pháp lệnh để đáp ứng yêu cầu quản lý của Chính phủ. + Quyết định của Thủ tướng Chính phủ ban hành để quy định các vấn đề sau: Thứ nhất: Biện pháp lãnh đạo, điều hành hoạt động của Chính phủ và hệ thống hành chính nhà nước từ trung ương đến cơ sở; chế độ làm việc với các thành viên Chính phủ, Chủ tịch UBND tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương và các vấn đ ề khác thuộc thẩm quyền của Thủ tướng Chính phủ; Thứ hai: Biện pháp chỉ đạo, phối hợp hoạt động của các thành viên Chính phủ, kiểm tra hoạt động của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban nhân dân các cấp trong việc thực hiện chủ trương, chính sách, pháp luật của nhà nước. + Quyết định, chỉ thị, thông tư của bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang bộ; + Quyết định của Tỏng kiểm toán nhà nước; + Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao. + Thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao. + Nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội hoặc giữa Chính phủ với cơ quan trung ương của tổ chức chính trị - xã hội. PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG: VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
  4. 4 + Thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; giữa các Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ. + Nghị quyết của Hội đồng nhân dân các cấp; + Quyết định, chỉ thị của Uỷ ban nhân dân các cấp; THẨM QUYỀN BAN HÀNH VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT Cơ quan ban hành Văn bản STT Quốc hội Hiến pháp, luật – Bộ luật, nghị quyết 1 Uỷ ban thường vụ Quốc hội Pháp lệnh, nghị quyết 2 Chủ tịch nước Lệnh, quyết định 3 Chính phủ Nghị Định 4 Thủ tướng chính phủ Quyết định 5 Bộ trưởng, thủ trưởng cơ quan ngang Bộ Thông tư 6 Hội đồng Thẩm phán toà án nhân dân TC Nghị Quyết 7 Chánh án TAND TC, Viện trưởng VKSND TC Thông tư 8 Giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền, Thông tư liên tịch 10 giữa các cơ quan nhà nước có thẩm quyền với Tổ chức chính trị - xã hội Tổng kiểm toán nhà nước Quyết định 11 Hội đồng nhân dân Nghị Quyết 12 Uỷ ban nhân dân Quyết định, chỉ thị 13 III/ HIỆU LỰC CỦA VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật được hiểu là phạm vi không gian, thời gian và đối tượng mà văn bản quy phạm pháp luật tác động tới. Hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật được thể hiện trên ba mặt: theo thời gian, theo không gian và theo đối tượng tác động. 1. Hiệu lực về thời gian PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG: VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
  5. 5 Hiệu lực về thời gian của văn bản quy phạm pháp luật được xác định từ thời điểm phát sinh cho đến khi chấm dứt sự tác động của văn bản đó. - Thời điểm phát sinh hiệu lực của văn bản được xác định theo một trong những cách sau: + Thời điểm phát sinh hiệu lực được ghi rõ trong văn bản; + Thời điểm phát sinh không được ghi rõ trong văn bản: Đối với văn bản luật, thời điểm phát sinh hiệu lực được tính từ khi chúng đ ược công bố chính thức; Đối với văn bản dưới luật: thời điểm phát sinh hiệu lực thường đ ược tính từ ngày ban hành hoặc từ thời điểm mà cơ quan hữu quan nhận được văn bản đó; Các trường hợp khác, thời điểm phát sinh hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật tính từ ngày được công bố trên các phương tiện thông tin đại chúng của Nhà nước. Cụ thể thời điểm phát sinh hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật được quy định trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (Điều 78). Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật được quy định trong văn bản nhưng không sớm hơn bốn mươi lăm ngày, kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành. Trường h ợp văn bản quy phạm pháp luật quy định các biện pháp thi hành trong tình trạng khẩn cấp, văn bản được ban hành để kịp thời đáp ứng yêu cầu phòng, ch ống thiên tai, dịch bệnh thì có thể có hiệu lực kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành nhưng phải được đăng ngay trên Trang thông tin điện tử của cơ quan ban hành và phải được đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng; đăng Công báo nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam (sau đây gọi chung là Công báo) ch ậm nh ất sau hai ngày làm việc, kể từ ngày công bố hoặc ký ban hành. - Thời điểm chấm dứt của văn bản quy phạm pháp luật được xác định theo hai cách: + Nếu trong văn bản đã ghi rõ thời hạn hiệu lực thì đến thời điểm đã được xác định đó, văn bản sẽ chấm dứt hiệu lực của mình. + Đối với các văn bản không xác định rõ thời điểm chấm dứt hiệu l ực thì nó ch ỉ chấm dứt hiệu lực toàn bộ hay một phần khi có một văn bản mới thay thế nó, hoặc có một số quy phạm mới được ban hành để thay thế một bộ phận của quy phạm của nó. Theo quy định của pháp luật hiện hành thì văn bản quy phạm pháp luật sẽ hết hiệu lực trong những trường hợp sau: + Hết thời hạn hiệu lực được quy định trong văn bản; + Được thay thế bằng văn bản mới của cơ quan nhà nước đã ban hành ra văn bản đó; PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG: VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
  6. 6 + Bị hủy bỏ, bãi bỏ bằng một văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; + Không còn đối tượng điều chỉnh; + Văn bản quy định chi tiết, văn bản hướng dẫn thi hành hết hiệu lực đồng thời với văn bản đó trừ trường hợp được giữ lại toàn bộ hoặc một phần vì phù hợp với văn bản quy phạm pháp luật mới. + Quy định về trách nhiệm pháp lý đối với hành vì mà vào thời điềm thực hiện hành vi đó pháp luật không quy định trách nhiệm pháp lý; + Quy định trách nhiệm pháp lý nặng hơn hoặc hình phạt nặng hơn 2. Hiệu lực về không gian Hiệu lực về không gian của văn bản quy phạm pháp luật là giới hạn tác động theo không gian của văn bản quy phạm pháp luật được xác định theo lãnh thổ quốc gia, một vùng hay một địa phương nhất định. Văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực trên một phạm vi lãnh thổ rộng hay hẹp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như thẩm quyền của cơ quan ban hành ra nó, tính chất, mục đích và nội dung được thể hiện cụ thể trong văn bản đó. Hiệu lực về không gian của văn bản quy phạm pháp luật được xác định theo hai cách cơ bản: - Hiệu lực về không gian được ghi rõ trong văn bản thì chúng sẽ phát huy hi ệu l ực trong phạm vi đã được xác định đó; - Hiệu lực về không gian không ghi rõ trong văn bản thì phải dựa vào thẩm quyền và nội dung các quy phạm trong văn bản để xác định hiệu lực. Nhìn chung, văn bản quy phạm pháp luật của các cơ quan nhà nước trung ương có hiệu lực trong phạm vi cả nước trừ trường hợp văn bản có quy định khác hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác. 3. Hiệu lực về đối tượng áp dụng Đối tượng tác động của văn bản quy phạm pháp luật bao gồm: cá nhân, tổ chức và những mối quan hệ mà văn bản đó cần phát huy hiệu lực. Thông thường, các văn bản pháp luật tác động đến tất cả các đối tượng nằm trong lãnh thổ mà văn bản quy phạm pháp luật đó có hiệu lực về thời gian và không gian. Trong một số trường hợp nhất định, pháp luật Việt Nam còn có hiệu lực đối với người nước ngoài, người không quốc tịch trừ trường hợp pháp luật của Việt Nam hoặc điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam kí kết hoặc tham gia có quy định khác. Các văn bản quy phạm pháp luật thường xác định rõ đối tượng tác động, song trong một số trường hợp nhất định đối tượng tác động không được ghi rõ trong văn bản vì vậy, cần liên hệ với hiệu lực về thời gian, không gian để xem xét, đồng thời lưu ý các văn bản có liên quan. 4. Ngưng hiệu lực và hiệu lực hồi tố của văn bản quy phạm pháp luật PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG: VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
  7. 7 - Văn bản quy phạm pháp luật có thể ngưng hiệu lực khi nó bị đình chỉ thi hành cho đến khi có quyết định xử lý của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Văn bản bị ngưng hiệu lực có thể sẽ tiếp tục có hiệu lực sau thời gian bị đình chỉ thi hành hoặc sẽ hết hiệu lực khi nó bị huỷ bỏ. Thời điểm ngưng hiệu lực, tiếp tục có hiệu lực của văn bản hoặc hết hiệu lực của văn bản phải được quy định rõ trong quyết định đình chỉ việc thi hành, quyết đ ịnh x ử lý văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền. Quyết định đình chỉ việc thi hành, quyết định xử lý văn bản quy phạm pháp luật phải được đăng Công báo, đưa tin trên các phương tiện thông tin đại chúng. - Hiệu lực hồi tố là hiệu lực trở về trước của văn bản quy phạm pháp luật. Theo nguyên tắc chung, văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực từ thời điểm ban hành không có hiệu lực trở về trước. Chỉ trong những trường hợp thật cần thiết, văn bản quy phạm pháp luật mới được quy định hiệu lực trở về trước. Hiệu lực hồi tố không được áp dụng trong các trường hợp sau: + Quy định trách nhiệm pháp lý mới đối với hành vi mà vào thời điểm thực hiện hành vi đó pháp luật không quy định trách nhiệm pháp lý; + Quy định trách nhiệm pháp lý nặng hơn. IV/ KIỂM TRA, GIÁM SÁT VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT Văn bản quy phạm pháp luật sau khi ban hành được cơ quan nhà nước có th ẩm quyền giám sát và kiểm tra theo quy định của pháp luật nhằm mục đích phát hiện những nội dung sai trái hoặc không còn phù hợp để kịp thời đình chỉ việc thi hành, sửa đổi, bổ sung, huỷ bỏ, bãi bỏ một phần hoặc toàn bộ văn bản, đồng thời xác định trách nhiệm của cơ quan cá nhân đã ban hành văn bản sai trái. Nội dung kiểm tra, giám sát gồm: 1. Sự phù hợp của văn bản với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội và văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước cấp trên; 2. Sự phù hợp của hình thức văn bản và nội dung của văn bản; 3. Sự phù hợp của nội dung văn bản và thẩm quyền của cơ quan ban hành văn bản; 4. Sự thống nhất giữa văn bản quy phạm pháp luật hiện hành với văn bản quy phạm pháp luật mới được ban hành của cùng một cơ quan. PHÁP LUẬT ĐẠI CƯƠNG: VĂN BẢN QUY PHẠM PHÁP LUẬT
nguon tai.lieu . vn