Xem mẫu

  1. Vai trò của vi sinh vật trong tự nhiên và trong nền kinh tế quốc dân: Trong thiên nhiên, vi sinh vật giữ những mắt xích trọng yếu trong sự chu chuyển liên tục và bất diệt của vật chất. Vi sinh vật còn là những nhân tố quan trọng tham gia vào việc giữ gìn tính bền vững các hệ sinh thái trong tự nhiên. Vi sinh vật tham gia tích cực vào việc phân giải các phế thải nông nghiệp, phế thải đô thị, phế thải công nghiệp, do đó nó có vai trò hết sức quan trọng trong việc bảo vệ môi trường. Vi sinh vật có vai trò quan trọng trong ngành năng lượng. Trong các nguồn năng lượng mà con người hy vọng sẽ khai thác mạnh mẽ trong tương lai có năng
  2. lượng thu được từ sinh khối (biomass) – khối lượng chất sống của sinh vật. Thực vật và một số vi sinh vật có thể tạo ra chất hữu cơ từ CO2 và nước. Hàng năm có khoảng 60 – 70 tỷ tấn gỗ củi được sinh ra trên trái đất. '42ên cạnh việc đun nấu trực tiếp gỗ củi còn có thể sử dụng vi sinh vật và các enzim do chúng sinh ra để chuyển hoá sinh khối thành cồn và dùng cồn làm nhiên liệu (dùng riêng rẽ hay phối trộn với xăng). Vi sinh vật là động lực để vận hành các bể khí sinh học (biogas), trong khí sinh học có 50 – 85% là khí CH4 và 15 – 50% là khí CO2. Từ 1 tấn phân chuồng đưa vào lên men có thể làm sản sinh ra 70 – 73m3 khí sinh học, cho năng lượng tương đương với 45 l xăng.
  3. Vi sinh vật là lực lượng sản xuất trực tiếp của ngành công nghiệp lên men. Do vi sinh vật có các kiểu trao đổi chất phong phú, có khả năng trao đổi chất mạnh mẽ nên tạo ra nhiều sản phẩm trao đổi chất rất khác nhau. Nhiều sản phẩm được sản xuất ở quy mô công nghiệp. Trong công nghiệp tuyển khoáng nhiều vi sinh vật đã được sử dụng để hoà tan các kim loại quý từ quặng nghèo hoặc từ các bãi chứa xỉ quặng. Đối với sản xuất nông nghiệp, vi sinh vật có vai trò rất to lớn: - Vi sinh vật sống trong đất và nước tham gia tích cực vào quá trình phân giải xác hữu cơ, biến chúng thành CO2 và các hợp chất vô cơ dùng làm thức ăn cho cây
  4. trồng. - Các vi sinh vật cố định nitơ biến khí nitơ (N2) trong không khí thành hợp chất nitơ (NH3, NH4 +) cung cấp cho cây trồng. - Vi sinh vật có khả năng phân giải các hợp chất khó tan chứa P, K, S và tạo ra vòng tuần hoàn trong tự nhiên. - Vi sinh vật còn tham gia vào quá trình hình thành mùn trong đất, đây là kho dự trữ thức ăn cho cây trồng và là yếu tố kết dính để tạo ra cấu tượng của đất. Đất 3 có cấu tượng là đất có đủ điều kiện thích hợp về độ ẩm, về không khí, về chất hữu cơ đối với cây trồng.
  5. - Vi sinh vật sản sinh ra nhiều chất hoạt động sinh học (các axit amin, enzim, chất kháng sinh, các độc tố, ...). Các chất này tích luỹ trong vùng rễ cây trồng làm tăng cường sự phát triển của loài cây phù hợp với khu hệ vi sinh vật này và làm hạn chế sự phát triển của loài cây khác. - Vi sinh vật giúp cây trồng tiêu thụ các sản phẩm trao đổi chất do cây tiết ra xung quanh bộ rễ, hạn chế sự đầu độc trở lại đối với cây trồng. - Vi sinh vật còn giúp cho một số vật nuôi như trâu, bò, lợn, gà, tôm, cá, ...đồng hoá các chất dinh dưỡng và thải loại các chất cặn bã trong quá trình sống. Tuy nhiên cũng có không ít các vi sinh vật có hại. Chúng gây bệnh cho
  6. người, cây trồng, cây rừng, gia súc, gia cầm, tôm, cá. Chúng làm hư hỏng lương thực, thực phẩm, nguyên vật liệu, hàng hoá.
nguon tai.lieu . vn