Xem mẫu

  1. VAI TRÒ CỦA ĐẤU TRANH GIAI CẤP ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN CỦA CÁC XÃ HỘI CÓ GIAI CẤP 1. Khái niệm ĐTGC (đấu tranh giai cấp): ĐTGC là cuộc đấu tranh của một bộ phận nhân này chống lại một bộ phận khác, là cuộc đấu tranh của quần chúng bị tước hết quyền, bị áp bức và lao động chống lại bọn có đặc quyền, đặc lợi, bọn áp bức và ăn bám, là cuộc đấu tranh của những người công nhân làm thuê hay giai cấp vô sản chống lại bọn hữu sản hay giai cấp tư sản. Biểu hiện của đấu tranh giai cấp: - Đấu tranh giai cấp từ sự đối lập về lợi ích giữa các giai cấp, mà sự đối lập này luôn luôn này trong các XH có giai cấp. Nên đấu tranh giai cấp là tất yếu; - Đấu tranh giai cấp là cuộc đấu tranh mang tính XH rộng rãi, nó lôi kéo cả một giai cấp này chống lại một giai cấp khác. 2. Đấu tranh giai cấp là một trong những động lực phát triển của XH có giai cấp: Động lực xét đến cùng thúc đẩy sự phát triển của XH là mâu thuẫn giữa LLSX tiến bộ và QHSX lỗi thời. Tuy nhiên trong XH có giai cấp mâu thuẫn này lại được biểu hiện về mặt XH bằng mâu thuẫn giữa giai cấp bị trị - người đại biểu cho LLSX với giai cấp thống trị - người đại biểu cho QHSX (giai cấp sở hữu TLSX, chi phối việc phân phối sản phẩm), mâu thuẫn này tất yếu làm bùng nổ cac cuộc đấu tranh giai cấp dẫn đến đỉnh cao của nó sẽ là một cuộc cách mạng XH nhằm xóa bỏ hình thái kinh tế XH cũ, thiết lập nên một hình thái kinh tế XH mới. Như vậy trong thời kỳ cách mạng, thì đấu tranh giai cấp chính là động lực thúc đẩy quá trình phát triển thay thế nhau của các hình thái KT-XH từ thấp đến cao. Trong thời bình (QHSX thống nhất, phù hợp với LLSX):
  2. đấu tranh giai cấp cũng là một động lực quan trọng kích thích sự phát triển của các lĩnh vực trong đời sống XH, cụ thể: - Nó kích thích sự phát triển của LLSX, bởi vì nó đòi hỏi giới chủ phải quan tâm đến cải tiến công cụ lao động để nâng cao năng suất lao động XH (cuộc đấu tranh giai cấp của người lao động đầu tiên đòi hỏi về mặt kinh tế => nâng cao năng suất để thỏa mãn đòi hỏi của cuộc đấu tranh giai cấp, thỏa mãn nhu cầu lợi ích kinh tế của mình). - Đấu tranh giai cấp kích thích sự phát triển của lĩnh vực văn hóa tinh thần, tạo ra nhiều giá trị tinh thần khác nhau như: văn học, nghệ thuật... để phản ánh lại các cuộc đấu tranh đó; - Đấu tranh giai cấp góp phần làm hoàn thiện lĩnh vực chính trị XH đem lại nhiều giá trị XH quan trọng, như: tự do, dân chủ, bình đẳng, nhân quyền... (không phải là sự ban phát của giới chủ, mà là sản phẩm của cuộc đấu tranh giai cấp lâu dài); - Thông qua đấu tranh giai cấp mà bản thân các giai cấp không ngừng lớn mạnh làm hình thành nên các tổ chức lãnh đạo giai cấp (công đoàn, nghiệp đoàn, chính đảng... được hình thành, tôi luyện, trưởng thành...). 3. Cuộc đấu tranh giai cấp của giai cấp vô sản: đây là cuộc đấu tranh giai cấp điển hình, cao nhất và cuối cùng trong lịch sử. Sau khi giai cấp vô sản được hình thành thì nó dần dần trở thành một lực lượng chính trị độc lập, đối lập với giai cấp tư sản và bắt đầu tiến hành cuộc đấu tranh chống lại giai cấp tư sản, cuộc đất trành này phát triển dần dần từ tự phát đến tự giác và lần lượt trải qua 3 hình thức đấu tranh cơ bản (chỉ khác nhau về mục tiêu): hình thức đấu tranh kinh tế, hình thức đấu tranh chính trị và hình thức đấu tranh tư tưởng. Mục đích cuối cùng của cuộc đấu tranh này trong XH TBCN là nhằm giành chính quyền nhà nước về tay giai cấp vô sản.Sau khi giành được chính quyền nhà nước, giai cấp vô sản tiến hành công cuộc cải tạo XH cũ, XD XH mới XHCN, đây được gọi là thời kỳ quá độ lên CNXH. Ở thời kỳ này,
  3. cuộc đấu tranh giai cấp vẫn tiếp tục diễn ra một cách gay go, quyết liệt, sở dĩ như vậy bởi vì: - Giai cấp tư sản và các lực lượng phản động tuy đã bị lật đổ nhưng chưa bị tiêu diệt hoàn toàn nên vẫn tìm cách nổi dậy chống lại giai cấp vô sản, chống lại cách mạng; - Nguy cơ làm nảy sinh chủ ngĩa tư bản tiếp tục tồn tại lâu dài (tồn tại trong suốt thời kỳ quá độ), đó chính là nền sản xuất nhỏ, cá thể, tư hữu; - Những tàn dư của văn hóa tư tưởng cũ tiếp tục tồn tại lâu dài; - Các thế lực thù địch từ bên ngoài luôn tìm cách can thiệp vào công việc nội bộ trong nước; 4. Cuộc đấu tranh giai cấp ở nước ta hiện nay: ở nước ta hiện nay cuộc đấu tranh giai cấp vẫn đang diễn ra một cách gay go, quyết liệt với những điều kiện mới, nội dung, hình thức mới. Cuộc đấu tranh này tỏ ra rất phức tạp do không xác định được kẻ thù trực diện. Thực chất của cuộc đấu tranh này là nhằm để thực hiện thắng lợi sự nghiệp CNH-HĐH đất nước, sớm đưa nước ta ra khỏi tình trạng nước nghèo, lạc hậu, chống áp bức bất công, XD công bằng XH. Để thực hiện mục tiêu này thì cần phải tiến hành đấu tranh để khắc phục 4 nguy cơ, thách thức đối với cách mạng nước ta hiện nay (từ ĐH IX, XX): nguy cơ tụt hậu kinh tế, nguy cơ chệch hướng XHCN, nguy cơ tham nhũng, nguy cơ diễn biến hóa bình của CNĐQ.
nguon tai.lieu . vn