Xem mẫu

  1. VAI TRÒ CHỌC HÚT DẪN LƯU Ổ ÁP XE PHỔI BẰNG KIM TRONG ĐIỀU TRỊ ÁP XE PHỔI VÀ KÉN KHÍ PHẾ QUẢN ÁP XE HÓA TÓM TẮT Mục tiêu: đánh giá vai trò chọc hút dẫn lưu ổ áp xe phổi xuyên thành ngực bằng kim trong điều trị áp xe phổi hoặc kén khí phế quản áp xe hóa có đường kính > 4 – 6 c m nằm cạnh thành ngực, và không cải thiện với điều trị nội khoa bảo tồn sau 3 – 7 ngày trở lên. Phương pháp nghiên cứu: Thực nghiệm can thiệp điều trị lâm sàng Kết quả: Từ 06/2003 đến 06/2006, có 34 bệnh nhân (30 nam và 4 nữ) gồm 21 trường hợp áp xe phổi và 13 trường hợp kén khí áp xe hóa. Tuổi trung bình là 48,1 (từ 34 – 65 tuổi). 100% trường hợp sang thương ổ áp xe ở một bên phổi; bên phải nhiều hơn bên trái (64,71% so với 35,29%); thùy dưới nhiều hơn thùy trên (85,29% so với 14,71%); và 67,65% trường hợp ổ áp xe có kích thước < 8 cm. 26 trường hợp (76,47%) do vi trùng kỵ khí gây nên (Pseudomonas aeruginosa, Serratia spp., Acinetobacter spp., Enterobacter spp.). Tất cả các trường hợp chọc hút dẫn lưu ổ áp xe phổi bằng kim đều thành công (100%) với thời gian điều trị hết ổ áp xe trung bình
  2. 12,83 ngày, (từ 7 – 20 ngày). Các biến chứng bao gồm 7 trường hợp đau ngực nơi chọc hút (20,59%), 2 tràn khí màng phổi lượng ít (5,88%), 1 tràn khí dưới da (2,94%), 2 sốc vagal (5,88%), và không có trường hợp nào ho ra máu hoặc tử vong. Kết luận: Chọc hút dẫn lưu ổ áp xe phổi xuyên thành ngực bằng kim là một phương pháp điều trị xâm nhập có hiệu quả điều trị cao, tương đối an toàn, dễ thực hiện, và biến chứng thấp. ABSTRACT Objective: to evaluate the role of percutaneous needle lung drainage aspiration in treating lung abscesses or abscessed bronchial sacs, > 4 – 6 cm in diameter, next to chest wall, and poor response to internal medicine after 3 – 7 days. Method: Clinical experimental study. Results: From 06/2003 to 06/2006, there were 34 cases (30 male and 4 female patients) included 21 lung abscesses and 13 abscessed bronchial sacs. Their average age was 48,1 (range, 34 to 65). 100% abscess lesion on chest x-rays were at unilateral lung; right side more than left one (64,71% vesus 35,29%); lower lobe more than upper one (85,29% vesus 14,71%); and 67,65% of cases of abscess diameter were under 8 cm. 26 cases
  3. (76,47%) were caused by anaerobic bacteria (Pseudomonas aeruginosa, Serratia spp., Acinetobacter spp., Enterobacter spp.). All of them were successfully performed by percutaneous needle lung drainage aspiration in 12,83 day average interval (7 – 20 days). Complications included 7 cases of site chest pain (20,59%), 2 small pneumothorax (5,88%), 1 percutaneous emphysema (2,94%), 2 vasovagal reaction (5,88%), and no cases of haemoptysis or death. Conclusion: Percutaneous needle lung drainage aspiration was a invasive therapy which was high effective, relatively safe, easy to perform and its complications were low. ĐẶT VẤN ĐỀ Áp xe phổi thường là hậu quả do hít phải các vi trùng vùng hầu họng do rối loạn cơ chế nuốt, nhưng có thể là hậu quả của nghẽn tắc nội phế quản, nhiễm trùng các nang khí hoặc bóng khí, thuyên tắc phổi nhiễm trùng, hoặc nhiễm trùng lan rộng từ những ổ nhiễm trùng lân cận vùng thành ngực, viêm tủy xương cột sống. Áp xe phổi là tình trạng nung mủ cấp tính, hoại tử nhu mô phổi gây ra do tạp trùng, không phải do lao. Dạng áp xe phổi khác với dạng kén khí phế quản áp xe hóa là tình trạng kén khí phế quản bị nhiễm trùng, áp xe hóa mà không có hoại tử nhu mô phổi. Chẩn đoán đầu tiên thường bằng hình ảnh ổ áp xe trên X-quang phổi, đối với áp xe phổi đó là
  4. hình đám mờ có hoại tử trung tâm, có mực nước hơi nằm cao trong vùng hoại tử, thành vỏ ổ áp xe dày; đối với dạng kén khí phế quản áp xe hóa có hình ảnh X-quang đặc trưng, thành vỏ kén mỏng, trong kén có mực hơi nước. CT scan giúp chẩn đoán những trường hợp nghi ngờ áp xe phổi, xác định vị trí ổ áp xe, và có thể giúp phân biệt với áp xe phổi do mủ màng phổi qua lỗ dò phế quản màng phổi. Điều trị chính của áp xe phổi và kén khí phế quản áp xe hóa là điều trị kháng sinh theo kháng sinh đồ, nhưng hầu hết các trường hợp là do vi trùng kỵ khí, kết hợp vật lý trị liệu dẫn lưu tư thế. Điều trị nội khoa bảo tồn (kháng sinh phổ rộng, kháng viêm, tập vật lý trị liệu dẫn lưu tư thế,...)là chủ yếu với tỉ lệ thành công 80 – 90%(1,2,11,12,15). Tuy nhiên, đối với những bệnh nhân thất bại với điều trị nội khoa, đặc biệt là những ổ áp xe có đường kính > 4 – 6 cm, là những trường hợp vẫn còn dấu hiệu nhiễm trùng mặc dù đã điều trị kháng sinh thích hợp, hình ảnh ổ áp xe vẫn còn trên X-quang phổi, hoặc có biến chứng như tràn mủ màng phổi, thì cần thiết phải kết hợp những biện pháp điều trị can thiệp xâm nhập hơn như chọc hút bằng kim hoặc dẫn lưu ổ áp xe phổi xuyên thành ngực qua da bằng catheter(5,7,8,10,14,18,20,21). Qua tham khảo tài liệu trong y văn, một số nghiên cứu của các tác giả nước ngoài đã cho thấy tỉ lệ của dẫn lưu ổ áp xe phổi xuyên thành ngực qua da bằng kim hoặc bằng catheter là gần 100% nếu chọn lựa bệnh nhân cẩn thận và tránh được nguy cơ phẫu thuật là 84%. Đồng thời, thời gian trung
  5. bình để điều trị hết áp xe là 10 – 15 ngày. Trong khi, tại Việt nam, chưa có tài liệu nghiên cứu nào đề cập về vấn đề này, nên chúng tôi tiến hành đánh giá vai trò điều trị chọc hút dẫn lưu ổ áp xe phổi xuyên thành ngực bằng kim phối hợp trong điều trị áp xe phổi hoặc kén khí phế quản áp xe hóa có đường kính > 4 – 6 cm nằm cạnh thành ngực không cải thiện với điều trị nội khoa bảo tồn sau 3 – 7 ngày trở lên. ĐỐI TƯỢNG - PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Loại hình nghiên cứu Thực nghiệm can thiệp điều trị lâm sàng Đối tượng nghiên cứu Tất cả các trường hợp bệnh nhân áp xe phổi hoặc kén khí phế quản áp xe hóa có đường kính > 4 – 6 cm nằm cạnh thành ngực không cải thiện với điều trị nội khoa bảo tồn sau 3 – 7 ngày trở lên đều được đưa vào nghiên cứu từ 6/2003 đến 6/2006 tại bệnh viện Phạm Ngọc Thạch. Tiêu chuẩn chọn bệnh Những trường hợp áp xe phổi hoặc kén khí phế quản áp xe hóa nằm cạnh thành ngực không cải thiện với điều trị nội khoa bảo tồn sau 3 – 7 ngày trở lên khi có các biểu hiện triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng như sau:
  6. - Còn dấu hiệu nhiễm trùng: sốt cao, vẻ mặt nhiễm trùng, môi khô, lưỡi dơ, mệt mỏi, ... - Triệu chứng hô hấp: vẫn còn ho nhiều, khạc đàm hôi, đau ngực, khó thở. - X-quang phổi thẳng và nghiêng và/hoặc CT scan ngực: hình ảnh ổ áp xe phổi hoặc hoặc kén khí áp xe hóa có đường kính > 4 – 6 c m nằm cạnh thành ngực không thay đổi hoặc tăng lên so với trước khi điều trị hoặc xuất hiện hình ảnh tràn mủ màng phổi - Bạch cầu đa nhân trung tính tăng cao và không giảm so với trước khi điều trị. * Tiêu chuẩn loại trừ - Bệnh nhân không đồng ý và/hoặc không hợp tác thực hiện thủ thuật. - Giải phẫu học thành ngực không cho phép xác định vị trí chọc hút ổ áp xe phổi xuyên thành ngực bằng kim thích hợp. - Rối loạn đông máu, suy gan cấp, suy thận cấp, suy tim nặng, nhồi máu cơ tim cấp... * Tiêu chuẩn xác định điều trị ổ áp xe phổi và kén khí áp xe hóa thành công khi cải thiện về:
  7. - Lâm sàng: tổng trạng khá hơn, hết sốt, hết ho đàm hôi, hết đau ngực, hết khó thở - Cận lâm sàng: Số lượng bạch cầu giảm dần và trở về giới hạn bình thường. Trên X-quang phổi, hình ảnh ổ áp xe giảm dần và hết hẳn. Phương pháp nghiên cứu Chuẩn bị dụng cụ - Dụng cụ sát khuẩn vị trí vùng da để chọc hút mủ hoặc dẫn lưu ổ áp xe phổi xuyên thành ngực qua da (kìm, bông gòn, gạc vô khuẩn, khăn mổ có lỗ, dung dịch sát trùng: cồn và/hoặc iodine). Lidocain 1% hoặc 2% dùng cho gây tê tại chỗ được chứa trong ống tiêm gắn với kim nòng nhỏ số 20 – 22 (20 – 22 gauge). - Kim chọc hút hoặc catheter có nòng số 16 – 19 (16 – 19 gauge), dài khoảng 9 – 10 cm, thường dùng kim chọc hút số 18 (18 gauge). Ống tiêm cỡ 20 – 50 ml dùng để gắn trực tiếp với kim chọc hút hoặc gián tiếp qua ống nối chạc ba có khóa điều chỉnh. Các ống nghiệm, lọ (bằng thủy tinh hoặc bằng nhựa) dùng đựng các mẫu thử làm xét nghiệm. Máy hút áp lực âm và một ống dây nối với máy hút để hút loại bỏ mủ ra khỏi khoang ổ áp xe phổi.
  8. Chuẩn bị bệnh nhân - Bệnh nhân được khai thác tiền căn, bệnh sử cẩn thận, đặc biệt các bệnh lý rối loạn đông máu, sử dụng các thuốc kháng đông và phản ứng với các thuốc gây tê. Khám lâm sàng (nhìn, sờ, gõ, nghe) kết hợp với phân tích hình ảnh trên X-quang phổi thẳng và nghiêng sẽ giúp xác định vị trí ổ áp xe phổi. Trong những trường hợp nghi ngờ áp xe phổi, CT scan ngực giúp xác định vị trí ổ áp xe phổi. Ngoài ra, siêu âm ngực cũng là phương tiện chẩn đoán có ích sẽ giúp xác định hướng vị trí chọc hút mủ ổ áp xe phổi xuyên thành ngực một cách chính xác. Tiến hành làm đầy đủ các xét nghiệm tiền phẫu như công thức máu, thời gian chảy máu, đông máu (TS-TC), thời gian prothrombin, ion đồ máu, chức năng gan, chức năng thận... - Giải thích cho bệnh nhân, thân nhân rõ ràng về tình trạng bệnh tật và phương pháp tiến hành thực hiện thủ thuật. Bệnh nhân, thân nhân hiểu, hợp tác và đồng ý làm cam kết để thủ thuật viên tiến hành thủ thuật. - Tiền mê (atropine: 0,25 – 0,5 mg tiêm dưới da và diazepam: 5 – 10 mg uống). Các bước tiến hành chọc hút dẫn lưu ổ áp xe phổi xuyên thành ngực bằng kim
  9. Tùy vào vị trí ổ áp xe mà bệnh nhân được hướng dẫn những tư thế để chọc hút dẫn lưu ổ áp xe thích hợp. Đánh dấu vị trí chọc hút mủ hoặc đặt catheter dẫn lưu. Sát trùng da tại chỗ và lan rộng ra xung quanh . Trải khăn mổ có lỗ. - Gây tê tại chỗ bằng cách dùng ống tiêm gắn kim có nòng số 22 (22 gauge) tiêm 2 – 4 ml lidocain 1% – 2 % theo từng lớp giải phẫu, thứ tự từ ngoài da vào trong cho đến màng phổi với hướng mũi kim thẳng góc với thành ngực, ngay vùng dưới của khoảng gian s ườn, đi sát bờ trên xương sườn dưới; cứ mỗi 1 – 2 mm tiêm 0,1 – 0,2 ml lidocain. - Chọc hút mủ ổ áp xe xuyên thành ngực bằng kim : rút ống tiêm và kim gây tê ra, dùng ống tiêm 20 – 50 ml gắn trực tiếp với kim chọc hút có nòng số 18 (có thể dùng kim có nòng số 16 – 19) hoặc gắn gián tiếp qua ống nối chạc ba. Chọc kim thẳng góc với thành ngực tại vị trí chọc dò một cách từ từ xuyên qua thành ngực vào ổ áp xe theo hướng đã được gây tê. Hút lấy mủ ổ áp xe vào trong ống tiêm. Tùy theo yêu cầu chẩn đoán bệnh mà lượng mủ lấy ra làm mẫu thử xét nghiệm có thể từ 20 – 50 ml hoặc nhiều hơn. Đồng thời, tiến hành chọc hút điều trị bằng cách hút tháo loại bỏ mủ trong ổ áp xe cho đến khi hết mủ. Có thể gắn kim chọc hút với máy hút áp lực âm khoảng – 20 cm H2O, giúp nhanh chóng loại bỏ mủ trong khoang ổ áp xe.
  10. Theo dõi sau chọc hút dẫn lưu ổ áp xe phổi xuyên thành ngực bằng kim Theo dõi dấu hiệu sinh tồn (tri giác, mạch, huyết áp, nhịp thở, nhiệt độ) và các dấu hiệu của biến chứng sớm (đau ngực, khó thở, chảy máu...) ngay sau khi thực hiện thủ thuật và trong vòng 4 – 24 giờ. Đồng thời chụp X-quang phổi thẳng và siêu âm ngực kiểm tra đánh giá lượng mủ trong ổ áp xe sau mỗi 48 – 72 giờ sau thủ thuật cho đến khi xác định không còn mủ trong ổ áp xe hoặc số lượng mủ quá ít không thể chọc hút được. Thống kê và xử lý số liệu Dùng phần mềm EXCEL 2003, STATA phiên bản 6.0 để nhập, quản lý và xử lý số liệu. Các biến số được phân tích bằng các test thống kê thích hợp, giá trị P < 0,05 được đánh giá là có ý nghĩa thống kê. Các mối liên quan được xem xét bằng chỉ số nguy cơ tương đối (RR: Relative Risk) với độ tin cậy 95%. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Trong thời gian nghiên cứu từ 06/2003 đến 06/2006, có 34 bệnh nhân gồm 21 trường hợp áp xe phổi (61,77%) và 13 trường hợp kén khí áp xe hóa (38,23%) có đường kính > 4 – 6 cm nằm cạnh thành ngực không cải thiện với
  11. điều trị nội khoa bảo tồn sau 3 – 7 ngày trở lên đều được chọc hút dẫn lưu ổ áp xe phổi xuyên thành ngực bằng kim. Đặc điểm dịch tễ học Trong 34 trường hợp, có 30 trường hợp (88,24%) nam giới, 4 trường hợp (11,76%) nữ giới. Tuổi lớn nhất là 65 và tuổi nhỏ nhất là 34. Tuổi trung bình là 48,1. Về nơi cư ngụ, có 7 trường hợp (20,59%) ở thành phố Hồ Chí Minh, 27 trường hợp (79,41%) ở các tỉnh khác. Về thói quen hút thuốc lá, 4 trường hợp (11,76%) không hút thuốc, 13 trường hợp (38,24%) hút thuốc lá từ 1 – 20 gói/năm, và 17 trường hợp (50%) hút trên 20 gói/năm. Bảng 1: Phân bố lứa tuổi Lứa Số tr.hợp (%) tuổi < 40 6 (17,65%) tuổi 41 – 24 (70,59%) 60 tuổi > 60 4 (11,76%)
  12. tuổi Bảng 2: Tiền căn bệnh lý phổi Tiền căn Số tr.hợp (%) bệnh lý phổi Lao phổi 9 (26,47%) cũ Bệnh 14 (41,18%) phổi tắc nghẽn mạn tính Không 11 (32,35%) có bệnh lý phổi Triệu chứng lâm sàng và cận lâm sàng: Bảng 3: Thời gian khởi bệnh Thời Số tr.hợp (%) gian khởi bệnh
  13. < 1/2 21 (61,77%) tháng 1/2 – 1 11 (32,35%) tháng > 1 2 (5,88%) tháng Bảng 4: Triệu chứng lâm sàng lúc nhập viện Triệu Số tr.hợp chứng lâm sàng (%) Sốt nhiễm 34 (100%) trùng khạc Ho 30 (88,23%) đàm mủ hôi khạc Ho 3 (8,82%) đàm vướng máu Khó thở 13 (38,23%)
  14. Đau ngực 19 (55,88%) Mệt mỏi, 29 (85,29%) chán ăn, sụt cân Bảng 5: Các dạng sang thương trên X-quang phổi Các dạng Số tr.hợp (%) sang thương Hình ảnh ổ 21 (61,77%) áp xe Kén khí áp 13 (38,23%) xe hóa Xơ mô kẽ 23 (67,65%) phổi phế Khí 14 (41,18%) thũng dịch Tràn 9 (26,47%) màng phổi
  15. Bảng 6: Vị trí và kích thước ổ áp xe trên X-quang phổi Số tr.hợp (%) Bên 12 trái (35,29%) Bên 22 Vị trí phải (64,71%) ổ áp xe Thùy 5 trên (14,71%) Thùy 29 dưới (85,29%) < 8 23 Kích cm (67,65%) thước ổ áp > 8 11 xe cm (32,35%) Bảng 7: Kết quả cấy vi trùng học trong mủ ổ áp xe
  16. Kết quả Số tr.hợp (%) Staphylococcus 2 aureus (5,88%) Klebsiella 3 pneumonia (8,82%) Pseudomonas 10 aeruginosa (29,41%) Serratia spp. 7 (20,59%) Acinetobacter 6 spp. (17,65%) Enterobacter 3 spp. (8,82%) Am tính 3 (8,82%) Bảng 8: Số lần chọc hút dẫn lưu ổ áp xe bằng kim để điều trị
  17. Số Số lần tr.hợp chọc hút ổ áp xe (%) 2 lần 18 (52,94%) 3 lần 13 (38,24%) 4 lần 3 (8,82%) * Có 13 trường hợp (38,23%) cần phối hợp thêm siêu âm và CT scan ngực hướng dẫn vị trí chọc hút dẫn lưu ổ áp xe. Bảng 9: Thời gian điều trị thành công áp xe phổi và kén khí áp xe hóa sau chọc hút dẫn lưu ổ áp xe bằng kim Thời gian Số tr.hợp (%) điều trị 7 – 10 9 (26,47%) ngày 11 – 15 15 (44,12%) ngày 16 – 21 8 (23,53%)
  18. ngày > 21 ngày 2 (5,88%) * Thời gian điều trị trung bình là 12,83 ngày Bảng 10: Biến chứng của chọc hút dẫn lưu ổ áp xe bằng kim Biến chứng Số tr.hợp (%) Đau ngực nơi 7 chọc hút (20,59%) Tràn khí 2 (5,88%) màng phổi lượng ít Tràn khí dưới 1 (2,94%) da Sốc vagal 2 (5,88%) Ho ra máu 0 (0%) Tử vong 0 (0%) BÀN LUẬN
  19. Trong nghiên cứu của chúng tôi, tất cả 34 trường hợp đều không cải thiện với điều trị nội khoa bảo tồn sau 3 – 7 ngày trở lên, trong đó áp xe phổi chiếm tỉ lệ nhiều hơn kén khí áp xe hóa (21 trường hợp so với 13 trường hợp) và các trường hợp này có đường kính ổ áp xe > 4 – 6 cm nằm cạnh thành ngực. Điều này cũng phù hợp với y văn(1,4,5,7,11,12,20,21), các áp xe phổi có thành dày, đường kính > 6 cm thì thường điều trị nội khoa không có kết quả. Về dịch tễ học Trong 34 trường hợp, nam giới gặp nhiều hơn nữ giới (88,24% so với 11,76%). Tuổi trung bình là 48,1 (giới hạn từ 34 – 65), với lứa tuổi mắc bệnh nhiều nhất là 40 – 60 tuổi (70,59%). Số trường hợp hút thuốc lá chiếm tỉ lệ nhiều hơn không hút thuốc lá (88,24% so với 11,76%). Theo nghiên cứu của Grinan N.P (5), cũng ghi nhận là nam (75%) gặp nhiều hơn nữ (25%), thường gặp lứa tuổi từ 30 – 60. Về biểu hiện lâm sàng và cận lâm sàng, Hơn phân nửa các trường hợp có thời gian khởi bệnh dưới 1/2 tháng (chiếm tỉ lệ 61,77%) và nhập viện vì các biểu hiện sau như sốt nhiễm trùng (100%), ho khạc đàm mủ hôi (88,23%), khó thở (38,23%), đau ngực (55,88%), và có 3 trường hợp ho khạc đàm vướng máu (8,82%). Phần lớn các trường hợp
  20. mệt mỏi, chán ăn, sút cân (85,29%). So với các tác giả khác(1,3,4,6,11,12,15,16) cũng ghi nhận các biểu hiện triệu chứng của áp xe phổi tương tự như trong nghiên cứu của chúng tôi. Tất cả các trường hợp đều được chẩn đoán xác định bằng chụp X- quang phổi thẳng sau-trước qui ước và X-quang phổi nghiêng. 100% trường hợp sang thương ổ áp xe ở một bên phổi; bên phải nhiều hơn bên trái (64,71% so với 35,29%); thùy dưới nhiều hơn thùy trên (85,29% so với 14,71%); và 67,65% trường hợp ổ áp xe có kích thước < 8 cm. Nghiên cứu của chúng tôi cũng phù hợp trong y văn(1,2,4,6,9,11,12,13,15,16,17,18), khoảng 60 – 80% trường hợp các ổ áp xe phổi thường khu trú bên phải và ở thùy dưới. Các dạng sang thương ổ áp xe trên X-quang phổi, chúng tôi gặp hai dạng: dạng áp xe phổi (hình đám mờ có hoại tử trung tâm, có mực nước hơi nằm cao trong vùng hoại tử, thành vỏ ổ áp xe dày) và dạng kén khí phế quản áp xe hóa (thành vỏ kén mỏng, trong kén có mực hơi nước). Ngoài ra, có 9 trường hợp có hình ảnh tràn dịch màng phổi, có thể là biểu hiện của ổ áp xe phổi hoặc kén khí phế quản vỡ vào khoang màng phổi hoặc phản ứng viêm màng phổi cạnh ổ áp xe phổi. Hình ảnh màng phổi kèm theo cũng được ghi nhận trong các y văn(1,4,6,9,13,17,19). Mặt khác, một số trường hợp có các sang
nguon tai.lieu . vn