Xem mẫu

  1. VÀI ĐI ỂM DU L ỊCH TÂM LINH B Ạ C LIÊU Du l ịch tâm linh là m ột th ực t ếđã có m ặt hàng tr ă m nă m nay trên kh ắp ba mi ề n đất n ướ c. V ậy du l ịch tâm linh là gì? Du l ịch tâm linh có ngh ĩa là du l ịch, th ưở n g ngo ạn phong c ảnh nh ữ ng n ơi linh thiêng mang màu s ắc tín ng ưỡ n g tôn giáo, qua đó con ng ườ i nh ận ra nh ữ ng giá tr ị tinh th ần đạo đức t ốt đẹp . Du l ịch tâm linh khai thác nh ững y ếu t ốv ă n hóa tâm linh trong quá trình di ễn ra các ho ạt độn g du l ịch, d ựa vào nh ững giá tr ị v ă n hóa v ật th ểvà phi v ật th ểg ắn v ới l ịch s ử hình thành nh ận th ức c ủa con ng ườ i v ềth ếgi ới, nh ững giá tr ị v ềđức tin, tôn giáo, tín ng ưỡ n g và nh ững giá tr ị tinh th ần đặc bi ệt khác. M ục đí ch c ủa du l ịch nh ằm m ởmang ki ến th ức v ềthiên nhiên và con ng ườ i n ơi mình đến . Du l ịch còn là m ột li ệu pháp x ả stress r ất hi ệu qu ả. Ngày nay, đời s ống con ng ườ i quá nhi ều t ất b ật, quá nhi ều b ận r ộn lo toan, quá nhi ều c ạnh tranh trên m ọi m ặt đời s ống ... khi ến cho con ng ười luôn ph ải ch ịu nhi ều s ức ép t ừcu ộc s ống. Du l ịch chính là c ứu tinh mang đến cho con ng ườ i nh ững gi ờ phút tho ải mái và s ảng khoái nh ất, t ạm quên nh ững phi ền toái đời th ườ n g để t ận h ưở n g cái đẹp tr ời ban c ủ a cu ộc s ống. C ản ướ c nói chung, B ạc Liêu nói riêng, du l ịch tâm linh c ũ ng đa ng trên đà phát tri ể n. C ụth ểở m ột s ốn ơi nh ưsau: 1. Quán Âm Phật Đài ( Quán Âm Nam Hải, Mẹ Nam Hải) Quán Âm Phật Đài là tên một ngôi chùa thuộc hệ phái Phật giáo Bắc tông, đây là  một công trình văn hóa tâm linh nổi bật nhất  ở  Bạc Liêu. Thánh tượng Bồ  tát Quán   Thế  Âm đã được xây dựng từ năm 1973 do chủ trương của Ban Trị sự Phật giáo tỉnh  hội Bạc Liêu, suốt thời gian xây dựng đã được sự đóng góp nhiệt tình của bà con Phật   tử và các nhà hảo tâm xa gần, nhất là bác sĩ Nguyễn Tú Vinh (Hội trưởng Hội Hồng   Thập Tự thời điểm đó) đã đóng góp một phần công sức rất lớn. Hòa thượng Thích Trí   Đức đứng ra chủ trì việc xây tượng Quán Thế Âm lộ thiên. Thánh tượng cơ bản hoàn 
  2. thành năm 1975, tượng cao 11m (chưa kể chân đế), đứng sừng sững bên bờ biển Đông   thuộc khu vực  ấp Nhà Mát, xã Hiệp Thành (Nay là phường Nhà Mát, thành phố  Bạc   Liêu), mặt xoay ra biển. Lúc mới xây dựng, tượng đài được đặt sát mé biển, khi thủy   triều lên nước biển tràn vào có lúc ngập cả chân đế, nhưng tới nay do sự bồi đắp của   thiên nhiên, vị trí tượng đài đã đặt cách biển gần bốn mét. Tượng tuy đơn giản nhưng   cảnh quan rất hùng vĩ và trang nghiêm dễ gây sự chú ý và ngưỡng mộc cho mọi người,   đã đáp  ứng một nhu cầu tín ngưỡng cho ngư dân ở  đây, nhất là những người thường   đánh bắt xa bờ. Tượng Bồ  tát còn làm thêm nhiệm vụ  “ngọn hải đăng” cho những   người đi biển. Đến năm 1995, ban Đại diện Phật giáo thị  xã Bạc Liêu được chính quyền cho  phép trùng tu chân đế  của tượng. Từ  đó đến nay đồng bào Phật tử  và du khách đến   chiêm bái càng lúc càng đông. Để đáp ứng nhu cầu tham quan du lịch của du khách và   thể hiện chủ trương về bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tỉnh nhà, năm 2004   Ủy Ban Nhân Dân tỉnh Bạc Liêu đã phê duyệt dự  án và cho phép Tỉnh hội Phật giáo   Bạc Liêu xây dựng Quán Âm Phật Đài trên diện tích 250.000 m2 chung quanh vị trí cũ  của tượng đài với nhiều cổng Tam quan cùng với điện Thiên Thủ và Thiên Nhãn, một  số  nhà tạm gồm nhà nghỉ  chư  tăng, nhà xe, nhà phát hành kinh sách, căn tin, nhà vệ  sinh. Du khách đến chiêm bái ngày càng đông (Theo thống kê của Ban Văn hóa Tỉnh   hội Phật giáo Bạc Liêu năm 2008 chỉ mới ba tháng đầu năm mà lượng du khách đã hơn  ba trăm ngàn lượt người). Do đó, năm 2012 Thường trực Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo   Việt Nam tỉnh Bạc Liêu đã cho tiến hành xuống móng thi công công trình Núi Quan   Âm. Dự  án công trình này đã được Nhà nước phê duyệt và Sở  Xây dựng cấp giấy  phép.  Trong năm có 3 kỳ Lễ Vía Bồ Tát, một Lễ hội Quan Âm Nam Hải, Đại Lễ Phật   Đản và nhiều cuộc lễ quan trọng khác được Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam   tỉnh Bạc Liêu tổ  chức. Trong lễ  Vía Bồ  Tát (Vía Bà), diễn ra trong ba ngày 22 – 24,  tháng 03 âm lịch gồm có các hoạt động:
  3. Ngày thứ  nhất (ngày 22 tháng 03 âm lịch): Đại biểu, quan khách tề  tựu; Xe hoa Diễu  hành; Kích cổ  (36 cái trống lớn); Múa rồng, múa lân; Khai mạc lễ hội; Phát biểu của   chính quyền, giáo hội…; Nghi thức lễ hội (Dâng hoa; Nghinh thiên tiếp giá; Nhập tịch  khai chung bảng, Khai kinh, Thượng phan, Chiêu vong, Nghinh thần chủ, Trình lục  cúng). Ngày thứ  hai (ngày 23 tháng 03 âm lịch): Khóa lễ  Lăng Nghiêm, Phật tử  dâng hương,  cầu an, thỉnh thánh, thuyết pháp. Đến 19 giờ hát bội với vở hát Quán Âm Diệu Thiện. Ngày thứ ba (ngày 24 tháng 03 âm lịch): Cầu an, văn nghệ người Hoa, tế an hồn sĩ tử,   phóng liên đăng, chẩn tế, hoàn mãn. Du khách khi đến với Mẹ  Nam Hải Bạc Liêu vừa tham quan chiêm bái thánh  tượng, vừa được tìm hiểu lễ  hội Quán Âm Nam Hải – Một lễ  hội Phật giáo nhưng   mang đậm màu sắc văn hóa truyền thống dân tộc Việt Nam. Bồ Tát Quán Thế Âm tại   Quán Âm Phật Đài Bạc Liêu đã đi vào lòng người và Ngài được đồng bào Phật tử  trong và ngoài nước kính tin ngưỡng mộ. Ngay từ buổi đầu Thường trực Ban Trị  sự  GHPGVN tỉnh đã có dự kiến tôn tạo tại khu vực các công trình mang tính đặc thù của  địa phương, làm sao cho du khách cảm nhận sâu sắc rằng đến với đất Bạc Liêu là về  đất Bồ Tát, sau khi tham khảo ý kiến với Chư Tôn đức Trung ương Giáo hội, các vị đã  đồng tình với dự án xây dựng Núi Quán Âm, dáng núi có biểu tượng Quán Âm Đồng   Tử, nội hàm là Đại điện tái hiện lịch sử Đức Phật Thích Ca thuyết kinh Pháp Hoa, khi  Ngài thuyết đến phẩm Phổ Môn nói về công hạnh của Bồ Tát Quán Thế Âm thì Đức  Quán Thế Âm xuất hiện với Tổng Đà La Ni là 84 vị Bồ Tát ứng thân, mỗi vị có công  hạnh khác nhau và tất cả đều lắng nghe tiếng kêu cứu của chúng sanh mà cứu khổ. Từ  ý nghĩa do đâu mà có Bồ Tát Quán Thế Âm, Phật giáo Bạc Liêu đã lập dự án này cũng  đồng thời thể hiện việc góp phần thực hiện Nghị quyết 02 của Ban Chấp hành Đảng   bộ tỉnh khóa XIV về phát triển du lịch tại Bạc Liêu, đồng thời góp phần phát triển văn  hóa tâm linh cho khu vực, tạo điều kiện chuyển tải đạo đức Phật giáo đến với các   tầng lớp dân cư, nhắc nhở  mọi người chấp hành tốt pháp luật nhà nước, hướng dẫn 
  4. đồng bào Phật tử  thực hiện đúng chánh pháp và tâm thành cống hiến xây dựng quê  hương xứ sở.  Theo hồ sơ thiết kế kỹ thuật với tổng dự toán thi công công trình Núi Quan Âm  trên 100 tỉ đồng.  Nguồn kinh phí được huy động từ sự phát tâm cúng dường của thập  phương bá tánh, các nhà doanh nghiệp và sự trợ duyên của Chư Tôn đức các nơi. Quán Âm Phật Đài xây dựng chưa xong   mà lại có kết quả  khả  quan đến thế,   chắc rằng trong tương lai nơi đây sẽ  trở  thành một điểm du lịch lớn của miền Tây  Nam bộ. Văn hóa tâm linh thật sự là một món ăn cần thiết trong đời sống con người,   nhất là trong du lịch lại là một yếu tố quan trọng trong vấn đề  phục vụ và thu hút du   khách. Quán Âm Nam Hải Bạc Liêu chỉ mới ra đời trong một thời gian ngắn lại ở một   tỉnh lẻ cực Nam, nhưng nói về kết quả ban đầu về số lượng du khách thì cũng có thể  so sánh với Phổ Đà Sơn trong giai đoạn hình thành. Phổ Đà Sơn lúc chưa phát triển thì   cũng chỉ là một hòn núi vô danh trên một đảo nhỏ   ở phía nam Trung Quốc, nhưng từ  khi người ta xây dựng tượng đài Quán Thế Âm thì nơi đây mau chóng chuyển mình từ  một nơi hoang vu không người qua lại chẳng mấy chốc đã trở thành một trong Tứ đại  danh sơn Phật tích của Trung Quốc, một điểm du lịch nổi tiếng khắp năm châu, đã góp   phần với ngành du lịch đem ngoại tệ  về  cho quê hương, làm giàu cho đất nước. Hi   vọng rằng Quán Âm Phật Đài Bạc Liêu trong tương lai sẽ thừa kế thành quả  này để  trở  thành một Phổ  Đà Sơn thứ  hai – một địa chỉ  du lịch tuyệt vời  ở  miền cuối nước   Việt Nam. 2. Nhà thờ Tắc Sậy Nhà thờ Tắc Sậy nằm trên quốc lộ 1A, hiện lạc tại  Ấp 2, Xã Tân Phong, huyện   Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu. Theo hiểu biết của tác giả, địa danh Tắc Sậy Tắt là dòng nước   để đi tắt từ điểm này đến điểm khác để thu ngắn lộ trình. Ở Nam Bộ người ta thường   viết nhầm thành tắc. Tắc Sậy có nghĩa là đường tắt có nhiều cây sậy. Về nhà thờ Tắc Sậy, nhà thờ này có từ lâu đời, nhưng trước đây chỉ là một ngôi  thờ được xây dựng bán kiên cố, nhỏ hẹp và lợp tôn. Để nhà thờ và phần mộ Linh mục  
  5. Trương Bửu Diệp đang an nghỉ trong khuôn viên được tôn nghiêm và khanh trang hơn,   ngày 24 tháng 2 năm 2004, lễ đặt viên đá đầu tiên xây dựng ngôi nhà thờ mới đã được   tổ chức. Sau đó, nhờ sự ủng hộ của giáo dân và khách thập phương, đến nay khu nhà   thờ mới (nay có tên là Thánh đường Tắc Sậy) đã cơ bản hoàn thành trên diện tích rộng  hàng ngàn m². Nhà thờ Tắc Sậy mang một kiến trúc lạ và độc đáo, Nhà thờ chia làm 3 khu, khu   phía bên trái cổng đi vào là nơi yên nghỉ của Cha Trương Bửu Diệp, khu chính giữa có  3 tầng, tầng trệt dành cho khách hành hương nghỉ ngơi, tầng 2 và 3 là nơi dâng Thánh  lễ, tiền sảnh của tầng 2 rất rộng rải, thoáng mát. Còn khu 3 thì dành cho khách hành   hương. Theo như những tín đồ cho biết, ở đây có bức tượng cha Diệp ngồi cầm cuốn   tập và nếu như bạn có ước muốn hay cầu nguyện gì thì cứ ghi lên tập hay nói nhỏ vào  tai Cha thì Cha có thể  sẽ  nghe thấy. Đi sâu vào bên trong thì có quầy lưu niệm bán  sách, ảnh, tài liệu về Cha Diệp cũng như nhà thờ  Tắc Sậy, các bạn sẽ được lấy ảnh   Cha miễn phí với đủ  các size lớn nhỏ. Nơi đặt phần mộ  được kiến trúc như  một tòa  nhà rộng lớn, 3 nóc, nóc chính giữa cao hơn hai nóc phụ có gắn chiếc đồng hồ lớn tạo  nên một điểm nhấn nổi bật cho tòa nhà, một lối kiến trúc khá ấn tượng.  Nhiều bức   tượng gỗ được bày trí theo tinh thần tín ngưỡng Công giáo và các bức tượng ở đây đa   số bằng gỗ đỏ  quý đặc biệt là tượng của 12 vị thánh tông, và đều được những tín đồ  từ nước ngoài gửi về với những đường nét điêu khắc tinh vi càng khiến cho không khí  linh thiêng nơi đây thêm trang trọng. Phanxicô Trương Bửu Diệp (thường được gọi là Cha Diệp) (1897 ­ 1946) là một   Linh mục Công giáo tại Việt Nam, được sinh ra tại ấp Mỹ Lợi, xã Mỹ  Luông, huyện  Chợ Mới, tỉnh An Giang. Thân phụ là ông Micae Trương Văn Đặng (1860 ­ 1935), thân   mẫu là bà Lucia Lê Thị Thanh. Ông được Linh mục Giuse Sớm rửa tội ngày 2 tháng 2   năm 1897 tại họ đạo Cồn Phước và lấy tên Thánh là Phanxicô. Tháng 3 năm 1930, Cha   Diệp về nhận nhiệm sở tại Họ đạo Tắc Sậy. Năm 1945 ­ 1946, chiến tranh loạn lạc   khiến nhiều giáo dân phải di tản. Cha Bề  Trên là Trần Minh Ký  ở  Bạc Liêu và cả 
  6. người Pháp cũng kêu gọi Cha Diệp lánh mặt. Khi nào tình hình yên  ổn thì trở  về  họ  đạo, nhưng ông vẫn một mực từ chối và trả lời: “Tôi sống giữa đoàn chiên và nếu có chết cũng chết giữa đoàn chiên. Tôi không đi đâu   hết ”. Theo tin tức lưu truyền trong bổn đạo, thì ngày 12 tháng 3 năm 1946, Linh mục   Diệp bị bắt cùng với trên 70 người giáo dân tại họ Tắc Sậy. Tất cả bị lùa đi và nhốt   chung tại lẫm lúa kho lúa của ông giáo Sự ở Cây Dừa. Sau đó vài ngày giáo dân đã tìm   thấy xác Cha Diệp dưới một cái ao tại phần đất của ông giáo Sự, với vết chém sau ót  ngang mang tai và thân xác trần trụi, và họ đã đem chôn cất trong phòng Thánh của nhà  thờ Khúc Tréo (nay thuộc xã An Trạch, huyện Ðông Hải, tỉnh Bạc Liêu). Về vấn đề ai   đã bắt và giết ông, theo bảng tóm tắt tiểu sử Cha Trương Bửu Diệp hiện dựng tại nhà   an nghỉ của ông thì ông bị bắt "vì sự tranh chấp giữa các giáo phái". Năm 1969, hài cốt   Linh mục Trương Bửu Diệp được cải táng về  trong khuôn viên nhà thờ  Tắc Sậy.   Ngày 4 tháng 3 năm 2010, hài cốt của ông táng lại được cải táng lần nữa, nhưng chỉ  cách chỗ cũ khoảng hơn chục mét, và cũng ở trong khuôn viên nhà thờ Tắc Sậy. Hàng   năm, nhất là ngày 11 và 12 tháng 3 dương lịch, đông đảo người dân từ  nhiều nơi đến   hành hương và tham quan Thánh đường Tắc Sậy và phần mộ của Cha Diệp. Có tới 70% khách thập phương xuống Giá Rai kính ngưỡng Cha Diệp là người  ngoại đạo hoặc Việt Kiều từ nước ngoài về. Vì sao? Có rất nhiều câu chuyện về Cha   Diệp linh ứng và tiếng vang đồn xa nên lượng khách du lịch đến càng đông, có những   người tin tưởng đến độ cầu nguyện trong nhà thờ, trước mộ của Cha chưa đủ, họ còn  hỏi thăm, tìm đến chiếc ao nhỏ của gia đình ông giáo Sự  ngày xưa để  chiêm ngưỡng  nơi Cha đã bị  sát hại. Nhà thờ  Tắc Sậy là một địa chỉ  hành hương hằng năm được  không ít các tín hữu và cả những người thuộc tôn giáo bạn cùng đổ về đây tề tựu. Đến   đây, mọi người cùng thành tâm khấn nguyện cầu muôn sự bình an. Và đây cũng chính  là điểm đến hành hương hấp dẫn thu hút đông đảo lượng du khách đến với du lịch văn   hóa tâm linh, mang lại cho con người sự tĩnh tâm, thanh thản, gạt bỏ những ưu phiền, 
  7. lo toan thường nhật với mong muốn tạo dựng cho mỗi con người một cuộc s ống yên  vui, tốt lành, bao dung và đầy lòng nhân ái. Nhà thờ Tắc Sậy là một trong những điểm  du lịch nổi tiếng nằm trong tour tuyến của du khách trong và ngoài nước, đây là một   điểm du lịch rất đông khách nước ngoài đến tham quan và chiêm bái. 3. Chùa Xiêm Cán Chùa Xiêm Cán là một ngôi chùa của người Khmer thuộc xã Hiệp Thành, thị  xã  Bạc Liêu, tỉnh Bạc Liêu. Mặc dù chưa phải là ngôi chùa cổ  nhất, nhưng có thể  nói,  chùa Xiêm Cán là một trong những ngôi chùa Khmer được liệt vào hàng lớn nhất, đẹp   nhất và lộng lẫy nhất trong hệ thống chùa Khmer ở Nam Bộ.  Được xây dựng năm 1887, chùa Xiêm Cán mang kiến trúc Angkor của người  Campuchia, thể  hiện  ở  những họa tiết độc đáo nơi mái vòm, tường, các hàng cột và   cầu thang. Đối với chùa Khơ­me, chánh điện thường quay về hướng Đông vì họ  cho   rằng con đường tu hành của Phật đi từ Tây sang Đông.   Bên trong chánh điện (hay còn gọi là sala) của chùa Xiêm Cán đã phản ánh tính   thẩm mỹ rất cao của người Khơ­me với những hoa văn độc đáo. Ở vị trí trung tâm trên  nóc sala trang trí hình ảnh đền Angkor Wat – nơi khởi nguồn của phong cách kiến trúc   Khơ­me. Mỗi hạng mục trong khuôn viên chùa là một công trình kiến trúc đặc sắc, tiêu  biểu cho lối kiến trúc đặc trưng của người Khmer Nam bộ. Trong đó, nổi lên vẻ đẹp   lộng lẫy của gian chính điện, trang nghiêm khoe sắc với trời xanh, nằm ngay trung tâm  của khuôn viên, trên nền cao 1,5m, nhiều bậc cấp và có hành lang bao quanh. Bên trong   chính điện là hai hàng cột cao to nâng đỡ  mái chùa. Mái chùa được cấu trúc thành   nhiều tầng lớp chồng lên nhau, tạo ra khoảng không gian cao vút, hòa với đỉnh nhọn   như  một chóp tháp. Gian chính điện là gian trang trọng nhất và cũng là thiêng liêng   nhất, được đặt một tượng Phật rất to ngự trên cao. Gian chính điện này được trang trí  nhiều hoa văn, họa tiết, những nét điêu khắc, các phù điêu và nhiều bức bích họa hết  sức sinh động, làm cho ngôi chùa vốn dĩ trang nghiêm lại càng trang nghiêm hơn.
  8. Quan sát trên những hàng cột là phù điêu các tiên nữ và những quái vật. Theo triết  lý của người Khmer đó là những thử  thách đối với Phật tử trên bước đường tu thành   chánh quả. Trên mái vòm và cầu thang chùa đều chạm trổ  họa tiết có hình rắn vì họ  quan niệm rằng tấm lòng từ bi hỷ xả của Đức Phật đã thuần hóa được loài vật nguy  hiểm này. Chùa Xiêm Cán mang kiến trúc Angkor của người Campuchia, thể  hiện  ở  những họa tiết độc đáo nơi mái vòm, tường, các hàng cột và cầu thang. Đối với chùa  Khơ­me, chánh điện thường quay về  hướng Đông vì họ  cho rằng con đường tu hành   của Phật đi từ tây sang đông. Người Khmer tu theo thuyết của Phật Thích Ca nhưng theo hướng của Phật giáo   Tiểu Thừa nên trong Chánh điện thờ Phật Thích Ca là chính. Một điều đặc biệt nữa là   xung quanh 4 bức tường của chánh điện bày trí rất nhiều hình vẽ giải thích quá trình tu  hành khổ luyện của Đức Phật từ lúc sinh ra, đến lúc làm Thái tử  cho đến khi vào cõi  Niết bàn. Đối diện chánh điện là cột trụ biểu, là hình tượng của con rắn 5 đầu, dùng   để  thắp nến vào những ngày lễ  ngụ  ý rằng giáo lý Phật pháp sẽ  soi sáng cho nhân  loại, giúp mọi người sống hướng thiện như chính loài rắn đã thiện. Dù cuộc sống còn không ít những lo toan nhưng dân tộc Khmer rất mộ đạo. Không chỉ  gìn giữ  bản sắc văn hóa của dân tộc, họ  còn cố  gắng xây dựng cho những ngôi chùa  ngày càng to lớn và đẹp đẽ hơn. Không chỉ  choáng ngợp bởi vẻ  bề  thế  và lộng lẫy của chùa Xiêm Cán, người  Khmer ở đây còn rất mến khách. Họ thật thà, chân chất, hiền lành và luôn cần cù, sáng  tạo. Qua bao đời người, họ  đã lao động, vun đắp tạo cảm giác thư  thái cho những   người ghé thăm chùa. Vào những dịp lễ  hội lớn như  lễ  Ok Om bok, lễ Chol Chnam   Thmay, lễ  Đôn Ta, không khí chùa thật rộn ràng. Ngày nay, người ta cảm nhận một   sắc thái văn hóa đang phồn thịnh và rất đặc trưng của người Khơ­me đang từng ngày   được gìn giữ, phát huy nhằm làm đẹp hơn, phong phú và đa dạng hơn cho văn hóa   Việt Nam.
  9. 4. Lăng cá Ông Nam Hải Tọa lạc tại  ấp 1, khu vực II, thị trấn Gành Hào (gần ngã tư  đường vào thị  trấn  Gành Hào và đường ra đê biển), Lăng Ông nằm uy nghi giữa một vùng trời biển, là   điểm hẹn tâm linh, nơi gửi gắm niềm tin của bà con ngư dân trong những chuyến khơi   xa. Ngôi miếu này được di dời từ  ngoài vàm sông Gành Hào vào (vàm sông này ngày   nay đã bị sóng đánh lở không còn vết tích). Tại Lăng Ông hiện nay vẫn còn lưu giữ  rất nhiều xương cá Ông. Tuy chưa có   kết quả  khoa học nào thẩm định được độ  tuổi của những chiếc xương này, nhưng  theo những người cao niên ở địa phương thì ít nhất cũng khoảng 100 năm tuổi. Tương truyền rằng, cá Ông là một linh vật hết sức linh thiêng, là “tấm áo choàng” của  Phật Bà Nam Hải, vị thần hộ  mệnh cho thuyền bè đi biển. Khi sóng to gió lớn, nếu   chẳng may tàu thuyền gặp nạn thì cá Ông sẽ xuất hiện để hộ tống thuyền bè gặp nạn   vào chỗ  cạn, an toàn. Và ngược lại, khi cá Ông gặp nạn hoặc “lụy”, xác dạt vào bờ  đều được ngư dân tổ chức an táng và thờ  cúng thật trang trọng. Những ghe tàu, hoặc  ngư dân nào phát hiện Ông lụy đầu tiên sẽ được “đội” tang Ông. Dân hạ bạc tin rằng,  ai gặp cá Ông “lụy” là may mắn. Theo sách Đại Nam Nhất Thống Chí, phần Lục tỉnh Nam Việt có nhấn mạnh   “Duy chỉ có nước Nam từ sông Linh đến Hà Tiên thường có linh ứng, còn ở biển khác  thì không có sự tế  độ  ấy”. Tức nói đến việc cá Ông cứu người ngoài khơi. Điều này  cho thấy, rõ ràng cá Ông là một vị  thần biển riêng  ở  phương Nam. Thực tế  này mãi  đến hôm nay không có gì thay đổi. Năm 2010, ngư  dân thị  trấn Gành Hào đã phát hiện và đưa vào bờ  một “Ông   Nhám” dài 9,7m, nặng khoảng 13 tấn, đã được Viện Hải dương học Nha Trang  ướp   hóa chất bảo quản, xử  lý xác lấy da nhồi bông. Và hiện xác cá Ông được đặt trang   trọng tại Lăng Ông Nam Hải phục vụ  du khách hành hương, chiêm bái. Đến nay, lễ  hội tại các lăng, miếu cá Ông ở Nam bộ cũng như  các lễ hội khác nói chung, phần lễ  nặng hơn phần hội, nhằm thể hiện niềm tin thiêng liêng vào sức mạnh vô hình do cá  
  10. Ông mang lại. Phần lễ  chính rước cá ông sẽ  diễn ra trong ngày mùng 10/3 (âm lịch)  vào dịp Giỗ tổ Hùng Vương. Đoàn sẽ  diễu hành quanh thị  trấn Gành Hào và tiến lên  10 tàu cá lớn trang trí cờ  hoa lộng lẫy, tiến ra biển thỉnh ông. Được biết, lăng thờ  cá   ông tại thị trấn Gành Hào hiện đang sở hữu kỷ lục về bộ da cá voi lớn nhất Việt Nam. Hãy đến với Lăng Ông Nam Hải vào dịp này để có thể hòa mình vào dòng người  hối hả trên những chiếc ghe cào giong thẳng ra cửa biển để rước Ông. Sau đó thưởng   thức những món ăn đặc sản, nhâm nhi vài ly rượu đế và nghe sáu câu vọng cổ hay một  điệu hò kéo lưới ngọt ngào để  thêm gắn bó với con người xứ  biển chân chất, giàu  lòng hiếu khách.
nguon tai.lieu . vn