Xem mẫu

  1. ƯƠI Scaphium macropodum (Miq.) Beumée ex K. Heyne, 1927 Tên đồng nghĩa: Caryophyllum macropodum Miq., 1860; Sterculia lychnophora Hance, 1876; Firmiana lychnophora (Hance) K. Schum., 1897; Scaphium lychnophorum (Hance) Pierre, 1889 Ưoi bay, lười ươi, thạch, bạng đại hải, hương đào, lù noi, sam rang, Tên khác: som vang, đười ươi, đại đông quả, an nam tử Họ: Trôm - Sterculiaceae Tên thương phẩm: Malva nut (Anh) Hình thái Cây gỗ lớn, cao 20-25 m hoặc hơn, vỏ dày, nhiều sợi, cành non có cạnh và có lông m àu hung. Lá to và dày, mọc so le, tập trung ở đầu cành, xẻ 5 thuỳ ở cây con, đơn nguyên ở cây trưởng thành, dài 15-40 cm, rộng 7-22 cm, gốc lá tròn, đỉnh nhọn, hai mặt nhẵn, mặt trên xanh lục, mặt dưới màu nâu bạc; cuống lá dài 10-30 cm, to và mập. Hoa nhỏ mọc thành chuỳ ở đầu cành trước khi cây ra lá. Quả nang 1-5 đại cao 10-15 cm, phần giáp cuống phình rộng, thon dần về đỉnh. Vỏ quả mỏng, mặt ngoài khi chín màu đỏ, mở ra như một cánh để phát tán hạt đi xa, mặt trong trắng bạc. Hạt hình bầu dục, hoặc thuô n, dài 2,5 –3,5cm, rộng 1,2-2,5 cm; vỏ hạt màu đỏ nhạt, nhẵn nheo, dính ở gốc quả. Các thông tin khác về thực vật Ở Việt Nam, chi Scaphium chỉ có một loài Ươi - Scaphium macropodum (Miq.) Beumée mọc hoang tại các tỉnh từ Trị Thiên - Huế trở ex K. Heyne vào. Hiện có ít thông tin về loài này. 1. Cành lá; 2. Cụm quả Phân bố Việt Nam: Mọc rải rác tại các tỉnh Thừa Thiên - Huế (A Lưới, Phú Lộc), Quảng Nam (Hiên, Giàng, Phước Sơn, Trà My), Quảng Ngãi (Trà Bồng), Bình Định (Vĩnh Thanh, Tây Sơn), Phú Yên, Bình Thuận, Khánh Hoà, Tây Ninh, Đồng Nai (Tân Phú, Vĩnh An), Kon Tum (Đăk Glâ y, Đăk Long, Đăk Tô, Kon Plông, Sa Thày), Gia Lai (An Khê, Chư Pah, Chư Prông), Đăk Lăk (Đăk Mil), Đăk Nông, Lâm Đồng (Bảo Lộc, Đa Hoài), Kiên Giang (Phú Quốc). Thế giới: Lào, Campuchia, Thái Lan, Malaysia, Indonesia; nhập trồng ở Xishuangbana, Jinghong tỉnh Vân Nam, Trung Quốc (1970).
  2. Đặc điểm sinh học Ở Việt Nam cây ươi mọc hoang rải rác trong các rừng ẩm nhiệt đới thường xanh trên độ cao không quá 1.000 m, nơi đất dày, màu mỡ và ẩm. Cây ra hoa vào tháng 3 và quả chín vào tháng 6 - 8. Ươi là cây gỗ cao, mọc thẳng, gỗ mềm dễ gãy, vì vậy để thu hạt thường phải chặt cây, hoặc nhặt các hạt rụng dưới gốc... Quá trình ra hoa và đậu quả phụ thuộc rất lớn vào nhiệt độ môi trường. Nhiệt độ thấp vào giai đoạn cây sắp ra hoa làm giảm mạnh số lượng hoa và quả trên mỗi cây, trong khi chế độ chiếu sáng ít có tác động tới các quá trình này. Cây ươi sai quả theo chu kỳ, khoảng 3-4 năm cây cho năng suất cao một lần. Cây tái sinh dễ dàng bằng hạt và chồi. Vào mùa quả chín, hạt ươi rụng xuống đất, hút nước và nẩy mầm sau khoảng 1 tháng. Hiện chưa xác định tuổi ra quả của cây trong tự nhiên. Công dụng Bộ phận dùng : Hạt khô để chế thạch ươi. Phân bố ươi ở Việt Nam Thành phần hoá học : Hạt ươi gồm nhân chiếm 35% và vỏ chiếm 65%. Trong nhân có chất béo (2,98%), tinh bột, sterculin và bassorin. Vỏ hạt chứa 1% chất béo, 59% bassorin, polysacchyrid, và tanin. Ngoài ra còn có các đường galactose, pentose và arabinosse. Công dụng : Thạch ươi là loại nước giải khát mát bổ, có khả năng sinh tân dịch, thanh phế nhiệt, thanh trường thông tiện, có tác dụng chữa các chứng ho khan, đau họng, nhức răng, đau mắt đỏ, lao thương thổ huyết, đại tiện ra máu, mụn nhọt do nhiệt. Kỹ thuật nhân giống, gây trồng Nhân giống : Cây ươi có thể nhân giống cả hữu tính và sinh dưỡng. Nhân giống bằng hạt: Hạt ươi dễ nẩy mầm, nhưng do vỏ hạt chứa nhiều polysaccharids và phồng to khi gặp nước nên dễ bị thối hoặc bị côn trùng, động vật đất làm hỏng. Hạt ươi sau khi thu có thể gieo ngay hoặc phơi khô sau đó mới gieo. Thời vụ gieo hạt thường vào đầu đến giữa mùa mưa. Tỷ lệ nẩy mầm từ hạt cao, đạt trên 90%. Trong giai đoạn cây giống, cần che nắng (khoảng 50%), tỷ lệ cây con sống sót rất thấp nếu không che nắng. Chuyển cây ra vườn trồng vào đầu mùa mưa năm sau. Trong tự nhiên, cây ươi nẩy mầm từ hạt khá phổ biến, có thể thu nhặt cây con về trồng vào mùa mưa.
  3. Nhân giống sinh dưỡng: Chiết cành hiện được coi là phương pháp nhân giống hiệu quả nhất đối với cây ươi. Cành chiết dễ dàng ra rễ cả khi xử lý chất kích thích hoặc không. Thời gian thích hợp để chiết cành vào trước mùa mưa hàng năm. Sau một tháng kể từ khi xuất hiện rễ trong bầu đất cành chiết đã có bộ rễ phát triển tốt đạt tới 96,3%. Khi chuyển cành chiết ra vườn ươm hoặc vườn trồng, giai đoạn đầu cần che nắng cho cây, khoảng 50% cường độ ánh sáng. Tới nay, nhân giống cây ươi bằng phương pháp giâm cành chưa thành công, kể cả khi sử dụng các chất kích thích ra rễ. Kỹ thuật gây trồng : Kỹ thuật gây trồng: Đất trồng ươi cần chọn loại đất tốt, thoát nước. Khoảng cách giữa các cây 6 x 7 mét. Cây ươi trồng từ hạt có tỷ lệ sống trung bình 75%, tốc độ sinh trưởng chiều cao trong 3 năm đầu đạt 1 m/năm. Sau khi trồng 7 năm cây ươi có thể cho quả vụ đầu. Trong những năm đầu, cây ươi rất cần được che nắng, có thể trồng xen cây ươi dưới tán các cây gỗ khác. Ở một số nước (Trung Quốc, Indonesia, Malaysia) đã trồng ươi với diện tích tương đối lớn và cho hiệu quả kinh tế cao. Các thí nghiệm trồng xen c ây ươi với các cây kinh tế khác hiện vẫn chưa thu được kết quả thuyết phục. Để khắc phục tình trạng cây quá cao, không thuận lợi cho thu hoạch. Tại Vân Nam, Trung Quốc các nhà khoa học đã dùng biện pháp ghép chồi bên và ức chế sinh trưởng để tạo ra các cây ươi lùn có chiều cao 3-5 m, cành bên dài không quá 1 m. Với phương pháp này, 5 năm sau khi trồng, cây ươi ra hoa lứa đầu tiên, năng suất quả cao và dễ thu hạt. Khai thác, chế biến và bảo quản Sản phẩm sử dụng trong thực phẩm của cây ươi là hạt. Do cây cao và dễ gẫy, hiện chưa có phương pháp thu hái thật hiệu quả. Tuy nhiên để tránh phải chặt cây khi khai thác hạt, người ta thường dọn sạch xung quanh cây vào mùa quả chín, dùng sào dài có móc để kéo hoặc rung cho quả, hạt rụng xuống để thu gom. Vỏ hạt có hàm lượng polysaccharids cao và hút nước mạnh, vì vậy vào mùa hạt chín phải thu hạt kịp thời, nếu để chậm gặp mưa hạt sẽ hút nước trương phồng và thối. Bảo quản sản phẩm: Hạt ươi sau khi thu hoạch được làm sạch tạp chất, phơi hoặc sấy khô tới độ ẩm 13%. Do khả năng hút nước cao, hạt ươi sau khi phơi sấy cần được bảo quản trong các thiết bị kín hoặc đóng gói trong các bao nilon chống ẩm. Chế biến và sử dụng: Hạt ươi chủ yếu sử dụng để chế biến nước uống dạng thạch (jelly). Cho hạt khô vào nước sôi, vỏ hạt hút nước và trương lên tạo thành dạng keo nhầy (gọi là thạch ươi). Vớt bỏ hạt, bổ sung thêm đường, hương liệu và làm lạnh sẽ được một loại nước giải khát hợp khẩu vị. Thạch ươi có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, chữa các bệnh đường tiêu hoá. Để làm thạch, một cốc nước (250 ml) cần 3-5 hạt khô, có thể cho thêm các loại tinh dầu thơm (nhài, chuối, bạc hà,..) sẽ được nước giải khát có mùi thơm theo sở thích. Trong công nghiệp thực phẩm, thạch ươi là thành phần của một số đồ uống có đường đóng hộp. Giá trị kinh tế, khoa học và bảo tồn Ươi là loại lâm sản có giá trị kinh tế cao và là nguồn thu nhập quan trọng của người dân một số khu vực ở các nước Lào, Indonesia, Malaysia, Thái Lan, Campuchia và Việt Nam. Trung bình một cây trưởng thành cho năng suất 40 kg hạt khô/năm.
  4. Sản lượng thu hái tại Việt Nam có thể đạt mức trung bình 235 tấn hạt khô/năm. Lào là một trong những quốc gia xuất khẩu lớn, năm cao nhất (2001) sản lượng xuất khẩu đạt tới 1.700 tấn. Giá hạt ươi trên thị trường thế giới dao động từ 1,5 đến 2, 0 USD/kg. Ở Việt Nam, hạt ươi trên thị trường nội địa được bán với giá 30.000 – 35.000 đ/kg. Ngoài việc tiêu thụ nội địa ở các nước có sản phẩm, hạt ươi chủ yếu xuất khẩu sang Trung Quốc, một phần sang Pháp, Đài Loan. Nhu cầu thị trường hạt ươi tương đối lớn và ổn định, nhưng nguồn cung cấp không lớn và dao động theo chu kỳ. Giá trị nguồn gen và bảo tồn: ươi là cây có giá trị kinh tế cao, nhưng thường bị chặt hạ khi thu hạt, nên số lượng cá thể có thể bị giảm sút nhanh chóng. Cần có biện pháp cấm chặt câ y khi thu hạt và nghiên cứu biện pháp thu hái bền vững. Tài liệu tham khảo 1. Đỗ Huy Bích và cộng sự, 2003. Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam, tập II. Trang 184. Nxb Y học, Hà Nội; 2. Nguyễn Tiến Bân, 2003. Sterculiaceae Barth. 1830 – Họ Trôm. Danh lục các loài thực vật Việt Nam, tập II (Nguyễn Tiến Bân – Chủ biên). Trang 548. Nxb Nông nghiệp, Hà Nội; 3. Võ Văn Chi, 1999. Từ điển cây thuốc Việt Nam. Trang 685 – 686. Nxb Y học, Hà Nội; 4. Hồ Hỷ, 2005. Ươi bay, một tiềm năng lớn chưa được phát triển ở Thừa Thiên Huế. Bản tin LSNG. Mạng lưới iLSNG Việt Nam. Vol 2 N° 3, tháng 7/2005. Trang 22 – 25; 5. Jenne H. de Beer, 1993. Non-wood foest products in Indochina – Focus: Vietnam. FAO Rome, Fo: Misc/93/5 Working paper D/V 0782, 15; 6. Joost Foppes, 2003. The role of non-timber forest product in co mmunity based natural resources management in Lao PDR. Regional wokshop on co mmunity – Based natural resources management (CBNRM). Bhutan, 4-7 nov.; 7. Li R., Wu J., 2003. Success and problems on introduction of Scaphium lychnophorum at Xishuangbana. Zhong Yao Cai; Aug, 26(8): 545- 6. 8. Wu J., Li R., Li E., 1997. Study on stunted culture of Scanphium lychnophorum. Zhong Yao Cai. Feb., 20(2): 55-6.
nguon tai.lieu . vn