Xem mẫu

Họ và tên: Lê Sỹ Hiếu Chủ đề: ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN VÀ TRUYỀN THÔNG TRONG DẠY HỌC PHÉP DỜI HÌNH VÀ PHÉP ĐỒNG DẠNG TRONG MẶT PHẲNG. Danh mục cụm từ viết tắt Viết tắt Viết đầy đủ CNTT Công nghệ thông tin GV Giáo viên HS Học sinh PMDH Phần mềm dạy học PPDH Phương pháp dạy học MỞ ĐẦU Với quan niệm quá trình học tập không chỉ là quá trình lĩnh hội các kiến thức có sẵn mà là quá trình HS tự khám phá, phát hiện, tìm kiếm kiến thức thông qua sự giúp đỡ, hướng dẫn của GV. CNTT có ý nghĩa vô cùng quan trọng, với tác động của CNTT môi trường dạy học cũng có sự thay đổi, nó tác động mạnh mẽ tới qua trình giảng dạy, đào tạo và học tập dựa trên sự hỗ trợ của các phần mềm ứng dụng, website và hạ tầng CNTT đi kèm. Việc ứng dụng CNTT vào quá trình dạy học sẽ góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy và học tập, CNTT tạo ra môi trường học tập mới mang tính tương tác cao giữa thầy và trò chứ không chỉ đơn thuần là thầy giảng trò nghe hay thầy đọc trò chép. Hơn nữa việc ứng dụng CNTT khuyến khích và tạo điều kiện cho HS chủ động tìm kiếm, lĩnh hội tri thức. CNTT là một trong những phương tiện giúp GV đổi mới PPDH chứ không thể thay đổi cả một quá trình dạy học. Lớp: Phương pháp Toán K22 – ĐHSP Thái Nguyên Họ và tên: Lê Sỹ Hiếu Toán học là một môn khoa học trừu tượng, do đó việc ứng dụng CNTT trong dạy học Toán sẽ giúp bài giảng sinh động hơn, sự tương tác hai chiều luôn được thiết lập, HS sẽ đỡ tốn thời gian vào những việc thủ công không cần thiết, tránh nhầm lẫn, giúp HS phát triển tư duy suy luận logic, óc tưởng tượng toán học và đặc biệt là khả năng tự tìm tòi chiếm lĩnh kiến thức. Trong thực tế khi giảng dạy về phần “ phép dời hình và phép đồng dạng trong mặt phẳng lớp 11”, tôi nhận thấy rằng đây là phần kiến thức rất quan trọng trong việc phát triển tư duy Toán học cho HS như: tư duy logic, tư duy thuật toán, tư duy trừu tượng và trí tưởng tượng quỹ tích,… hơn nữa đây cũng là một chủ đề khó đòi hỏi HS phải tư duy cao và có trí tưởng tưởng suy luận hình học tốt, thực tế cho thấy nội dung phép biến hình và phép đồng dạng đã gây cho HS nhiều khó khăn khi học tập. Ở Việt Nam đã có nhiều nghiên cứu của nhiều tác giả về việc ứng dụng CNTT trong dạy học nói chung và việc sử dụng các phần mềm dạy học trong dạy học môn Toán và phần “ phép dời hình và phép đồng dạng trong mặt phẳng” nói riêng. Tuy nhiên chưa có tác giả nào nghiên cứu đầy đủ về việc sử dụng phần mềm Geogebra trong dạy học phần “ phép dời hình và phép đồng dạng trong mặt phẳng”. PPDH Geogebra đã được nhiều GV và HS của nhiều nước trên thế giới sử dụng và mang lại hiểu quả cao trong quá trình dạy – học hình học nói chung và dạy học bài toán “ phép dời hình và phép đồng dạng trong mặt phẳng” nói riêng. Xuất phát từ những lí do trên, tôi quyết định chọn đề tài cho bài tiểu luận là:” sử dụng phần mềm geogebra trong dạy học nội dung phép dời hình và phép đồng dạng trong mặt phẳng”. Chương I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN. 1.1 Tổng quan về ứng dụng CNTT trong dạy học. 1.1.1 Xu hướng ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường THPT. Thực chất của quá trình ứng dụng CNTT trong dạy học là sử dụng các phương tiện để khuyếch đại, mở rộng khả năng nghe nhìn và trao cho máy các thao tác truyền đạt, xử lý thông tin. Các phương tiện đó được xem như các công cụ lao động trí tuệ mới bao gồm: máy vi tính, video, máy chiếu qua đầu, máy chiếu tinh thể lỏng, máy quay kỹ thuật số, các phần mềm cơ bản: xây dựng thí nghiệm ảo, thí nghiệm mô phỏng, CD­ROM,… đặc biệt là mạng Internet. Trong đó máy vi tính đóng vai trò là trung tâm phối hợp, xử lý mọi hình thức thể hiện và thao tác truyền đạt thông tin. Máy vi tính kết hợp với một số phần mềm tạo Lớp: Phương pháp Toán K22 – ĐHSP Thái Nguyên Họ và tên: Lê Sỹ Hiếu nên một công cụ hỗ trợ có nhiều chức năng to lớn như: có thể tạo nên, lưu giữ, sắp xếp, sửa đổi, hiển thị lại,… một khối lượng thông tin vô cùng lớn một cách nhanh chóng, dễ thực hiện. Do vậy, máy vi tính được xem như là một công cụ dạy học không thể thiếu trong một xã hội hiện đại.. Ngày nay CNTT xâm nhập rất mạnh mẽ vào trường phổ thông, với sự phát triển mạnh mẽ của CNTT, xu hướng dạy học có sự hỗ trợ của máy tính và các thiết bị hỗ trợ như máy chiếu đang đươc rất nhiều GV chú ý và sử dụng. Trong môi trường học tập mang tính cá thể cao, HS theo đuổi những câu hỏi khác nhau, tốc độ làm việc khác nhau, sử dụng các tài liệu khác nhau, tham gia vào các loại hoạt động khác nhau và làm việc trong những nhóm học tập thì người thầy cần thiết và có thể dựa vào CNTT để hoàn thiện và phát triển tài liệu nhằm đáp ứng một cách tốt hơn nhu cầu phân hóa của HS. CNTT cho phép GV sáng tạo tài liệu cho mình, ngày nay có rất nhiều phần mềm mà GV dễ dàng sử dụng như OFFICE, các phần mềm soạn thảo, vẽ hình,… 1.1.2 Xu hướng ứng dụng CNTT trong dạy học môn toán ở trường THPT. Ta biết rằng dạy học theo kiểu truyền thống về cơ bản là quá trình “ truyền tải” thông tin, tri thức từ GV sang HS, GV đóng vai trò chủ động còn HS thì bị thụ động,… Quan điểm đổi mới về giáo dục cho rằng việc học tập xảy ra theo quá trình, tại đó HS đóng vai trò hoạt động tích cực để nhận thức về khái niệm. Đổi mới PPDH nhấn mạnh đến các hoạt động học tập, tăng cường hoạt động nhóm. Toán học là một môn khoa học trừu tượng, do đó việc khai thác và ứng dụng CNTT nói chung, sử dụng phần mềm và máy vi tính trong dạy và học Toán nói riêng có nhiều đặc thù. Ngoài việc giúp HS chiếm lĩnh tri thức thì vấn đề phát triển tư duy suy luận logic, óc tượng tượng sáng tạo và đặc biệt là khả năng tự tìm tòi chiếm lĩnh tri thức là một mục tiêu rất quan trọng. Do có nhiều tính năng, CNTT có thể tạo ra được những thay đổi ưu việt về nội dung và PPDH môn Toán như: Tạo ra môi trường học tập đặc biệt, mô phỏng các hiện tượng, các quá trình, các hệ thống tự nhiên hoặc nhân tạo. HS đóng vai trò chủ động hơn so với phương pháp học cũ ở đó HS chỉ thụ động tiếp nhận thông tin do GV cung cấp. Truy nhập thông tin và tìm kiếm thông tin qua mạng. Nhiều phần mềm có khả năng đặc biệt xử lý được các biểu tượng, vẽ hình, đồ thị, giải phương trình như: Maple, geogebra, cabri, GSP, Graph,…. Khả năng lưu trữ, xử lý, lập báo cáo kết quả các cuộc điều tra,… Lớp: Phương pháp Toán K22 – ĐHSP Thái Nguyên Họ và tên: Lê Sỹ Hiếu Máy tính có thể thiết lập môi trường nhằm tạo điều kiện dễ dàng cho các nhóm học hợp tác. Trang tính số ( Spreadsheet) có rất nhiều ứng dụng trong toán thống kê, lập biểu bảng báo cáo. Một số nguyên tắc khi sử dụng công nghệ thông tin trong dạy học: ­ Chính xác, khoa học. ­ Đáp ứng được mục tiêu tiết dạy. ­ Đảm bảo tính trực quan sinh động. ­ Đảm bảo tính thẩm mỹ, phù hợp với đặc điểm lứa tuổi học sinh. Một số nguyên tắc sử dụng phần mềm dạy học: ­ Nghiên cứu kĩ trọng tâm bài học để xác định rõ nội dung cần sử dụng phần mềm dạy học. ­ Xác định thời điểm thích hợp, độ dài thời gian khi sử dụng phần mềm dạy học. ­ Tìm biện pháp, cách thức thích hợp để tổ chức dạy học, chuẩn bị hệ thống câu hỏi dẫn dắt học sinh thực hành. 1.1.3 Các mức độ ứng dụng CNTT trong dạy học bộ môn Toán: Mức độ 1: GV ứng dựng CNTT chỉ để trình chiếu và minh họa. Phần lớn GV thường chỉ đạt ở cấp độ này, tức GV thường soạn thảo và sử dụng trình chiếu trên máy vi tính nhờ các phần mềm hỗ trợ như Word, Powerpoint,.. họ cũng tích hợp vào bài giảng của mình các hình ảnh hay xây dựng từ các phần mềm dạy học Toán như phần mềm Cabri, Sketchpath,… HS thụ động quan sát những gì GV trình chiếu. Mức độ 2: GV ứng dụng CNTT để minh họa các hoạt động. Ở mức độ này, GV sẽ soạn thảo các hoạt động trên các phần mềm, trình chiếu trước lớp, thao tác trên phần mềm và đặt câu hỏi. Mức độ 3: HS trực tiếp thao tác trên phần mềm trong một tình huống gợi vấn đề. Ở mức độ này GV là người tổ chức các tình huống gợi vấn đề rồi ủy thác cho HS. Khi các bài toán trong tình huống trở thành những vấn đề hay nhiệm vụ của HS, họ sẽ thực hiện các thao tác trong phần mềm để đi tìm câu trả lời hay đưa ra phỏng đoán. 1.1.4 Đặc trưng cơ bản của dạy học ứng dụng CNTT. Việc tổ chức dạy – học với sự hỗ trợ của CNTT nói chung và máy tính điện tử, các phần mềm toán học nói riêng nhằm xây dựng một môi trường dạy – học với một số đặc trưng sau: Tạo ra một môi trường học tập hoàn toàn mới mà trong môi trường này tính chủ động, sáng tạo của học sinh được phát triển tốt nhất. Lớp: Phương pháp Toán K22 – ĐHSP Thái Nguyên Họ và tên: Lê Sỹ Hiếu Người học có điều kiện phát huy khả năng phân tích, suy đoán và xử lý thông tin một cách có hiệu quả. Cung cấp một môi trường cho phép đa dạng hóa mối quan hệ tương tác hai chiều giữa thầy và trò. Tạo ra một môi trường dạy và học linh hoạt, có tính mở. Có thể tích hợp với các phương pháp dạy học khác để đem lại hiệu quả học tập cao nhất. Như vậy có thể nói CNTT chỉ là một công cụ, phương tiện hỗ trợ cho hoạt động dạy – học chứ không phải là một phương pháp dạy học. Nó có thể phục vụ cho các phương pháp dạy học khác như: PPDH dự án, PPDH hợp tác, PPDH khám phá, phát hiện và giải quyết vấn đề,… 1.2 Dạy học phép dời hình và phép đồng dạng trong mặt phẳng. 1.2.1. Phân phối chương trình. Chủ đề phép dời hình và phép đồng dạng trong mặt phẳng nằm trong chương I, SGK hình học 11 với phân phối chương trình như sau: Chương I Phép dời hình và phép đồng dạng trong mặt phẳng ( 14 tiết ) Mục §1. Mở đầu về phép biến hình §2. Phép tịnh tiến và phép dời hình Luyện tập §3.Phép đối xứng trục Luyện tập §4. Phép quay và phép đối xứng tâm Luyện tập §5. Hai hình bằng nhau §6. Phép vị tự Luyện tập §7. Phép đồng dạng Ôn tập chương Kiẻm tra Tiết thứ 1 2 3 4 5 6­7 8 9 10 11 12 13 14 1.2.2 Chuẩn kiến thức kĩ năng. Phép biến hình: Kiến thức: Biết được định nghĩa phép biến hình. Biết được tích của các phép dời hình là một phép dời hình. Nắm được các tính chất của phép dời hình. Kĩ năng: Biết một quy tắc tương ứng là phép biến hình. Dựng được ảnh của một điểm qua phép biến hình đã cho. Bước đầu vận dụng Lớp: Phương pháp Toán K22 – ĐHSP Thái Nguyên ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn