Xem mẫu

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN ĐỂ NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY-HỌC VÀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC TRONG CÁC TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM PGS.TS Phạm Xuân Hậu, CN.Phạm Văn Danh Viện Nghiên cứu Giáo dục - ĐHSP TP.HCM TÓM TẮT Ứng dụng CNTT vào dạy-học và nghiên cứu khoa học là một xu thế tất yếu của thời đại. Chính vì vậy, các nhà nghiên cứu CNTT không ngừng xây dựng, thiết kế phần mềm dạy học để phục vụ việc dạy-học và nghiên cứu các môn khoa học. Tuy nhiên, tùy theo điều kiện dạy học, nội dung từng bài học, đối tượng nghiên cứu cụ thể mà chúng ta có phương pháp ứng dụng CNTT với các mức độ và hình thức khác nhau sao cho khoa học và hiệu quả. Báo cáo cũng đề cập tới việc sử dụng công nghệ thông tin-viễn thông trong đào tạo, hình thành những phương thức đào tạo mới đang phát triển trên thế giới cũng như tại Việt Nam hiện nay như một nhấn mạnh sự cần thiết bồi dưỡng kiến thức công nghệ cho giáo viên để có đủ khả năng tham gia các hoạt động giáo dục điện tử trong tương lai gần, góp phần phát triển giáo dục Việt Nam đáp ứng nhu cầu đào tạo nhân lực cho nền kinh tế tri thức như chỉ thị 58-CT/TW của Bộ Chính Trị đã khẳng định : " ...Đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong công tác giáo dục và đào tạo ớ các cấp học, bậc học, ngành học. Phát triển các hình thức đào tạo từ xa phục vụ cho nhu cầu học tập của toàn xã hội" I. Công nghệ thông tin với Giáo dục Việt Nam Từ thập niên 90 của thế kỉ trước, vấn đề ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy học là một chủ đề lớn được UNESCO chính thức đưa ra thành chương trình hành động trước ngưỡng cửa của thế kỉ XXI. Ngoài ra, UNESCO còn dự báo: công nghệ thông tin sẽ làm thay đổi nền giáo dục một cách cơ bản vào đầu thế kỉ XXI. 1 You created this PDF from an application that is not licensed to print to novaPDF printer (http://www.novapdf.com) Trước tình hình công nghệ thông tin với giáo dục trên thế giới như vậy, Đảng Cộng sản Việt Nam trong Nghị quyết TW2, khóa VIII đã nhấn mạnh: "Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục - đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện vào quá trình dạy và học, bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu của học sinh, nhất là sinh viên đại học. Phát triển mạnh phong trào tự học, tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp trong toàn dân, nhất là thanh niên" Bên cạnh đó, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng đã có Chỉ thị 29/CT-Bộ GD&ĐT về "Tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng công nghệ thông tin trong ngành GD - ĐT giai đoạn 2001 - 2005" và Chỉ thị 55/2008/CT-BGD&ĐT của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc tăng cường giảng dạy, đào tạo và ứng dụng CNTT trong giáo dục giai đoạn 2008-2012 và chọn năm học 2008-2009 được chọn là "Năm học đẩy mạnh ứng dụng CNTT", tạo bước đột phá về ứng dụng CNTT trong giáo dục và tạo tiền đề ứng dụng và phát triển CNTT trong những năm tiếp theo. Cần phải nhận thức rằng ứng dụng công nghệ thông tin vào dạy-học và nghiên cứu là một tất yếu khách quan không chỉ đối với ngành giáo dục mà còn là huấn luyện kỹ thuật, chuyển giao công nghệ trong các ngành sản xuất, kinh doanh. Ngày xưa, ông cha ta chủ yếu học tập theo lối văn chương cử tử. Nội dung học tập và nghiên cứu thu hẹp trong phạm vi tư tưởng, triết lí, nhân sinh quan...chưa có dạy-học và nghiên cứu các môn khoa học tư nhiên. Phương pháp dạy học một chiều; Người học hoàn toàn thụ động, lấy phương thức học thuộc lòng hoặc phải theo lời thầy là chính. Thầy được coi là người có hiểu biết toàn diện còn trò được coi là người không biết gì, cần tìm tới thầy để được rèn giũa dưới sự chỉ bảo của thầy. Do vậy trong quá trình dạy-học, người thầy giảng giải nhiều, thời gian học tập dài (thập niên đăng hỏa - 10 năm đèn sách), số lượng tri thức chiếm lĩnh trong qúa trình học tập hạn chế. Tính độc lập sáng tạo của người học không được thể hiện trong quá trình học. Ngày nay, với sự bùng nổ thông tin, con người càng phải học tập nhiều môn khoa học mới, với khối lượng thông tin khổng lồ. Vai trò của người thầy cần phải thay đổi; Thầy làm nhiệm vụ hướng dẫn, người học tự đi tìm và lĩnh hội tri thức. Như vậy người dạy và người học phải biết sử dụng một số phương tiện khác để hỗ trợ. Trong đó sử dụng công nghệ thông tin để thực hiện tất cả các nội 2 You created this PDF from an application that is not licensed to print to novaPDF printer (http://www.novapdf.com) dung, các thao tác của quá trình dạy và học, sẽ giúp người thầy nâng cao khả năng sử dụng phương pháp mới, học trò chủ động tìm tòi, phát huy sáng kiến trong học tập. II. Ứng dụng Công nghệ thông tin vào nghiên cứu và dạy-học các môn khoa học giáo dục II.1 Ứng dụng vào dạy-học a) Ứng dụng công nghệ thông tin vào biên soạn giáo trình điện tử Giáo trình điện tử là phiên bản điện tử của giáo trình giấy và có thể xem trên màn hình của máy tính. Giáo trình điện tử là sự tích hợp các công nghệ phần mềm dạy học (như công nghệ WEB, công nghệ đa phương tiện để thể hiện các tính năng mô phỏng, tương tác, tích hợp hình ảnh (tĩnh, động), có khả năng thể hiện và truyền tải tri thức nhanh chóng và hiệu quả hơn bài giảng điện tử. Nếu bài giảng điện tử cần thầy dạy để giúp người học chủ động học, thì giáo trình điện tử phải có chức năng thay người thầy khuyến khích và giúp người học có khả năng chủ động học và đặt câu hỏi nhờ trợ giúp. Giáo trình điện tử có thể lưu trữ trên các đĩa CD-ROM hoặc trên một kho tài nguyên học tập trên mạng, người học có thể sử dụng học tập bất cứ khi nào, bất cứ ở đâu. Một giáo trình điện tử thường được chia thành hai phần: phần giáo trình và phần tài liệu tham khảo. Phần giáo trình có nhiều bài giảng, mỗi bài giảng có phần nội dung và đặc biệt có sự trình bày của giáo viên (video) hoặc các minh họa để giải thích nội dung quan trọng của bài giảng, sau đó là phần câu hỏi trắc nghiệm và bài tập. Phần tài liệu tham khảo có thể là những tập tin (file) tài liệu đi kèm, hoặc những địa chỉ trang Web có liên quan. Việc phát triển các giáo trình điện tử giống như việc sản xuất các phần mềm đóng gói truyền thống trong công nghệ thông tin gồm các bước: phân tích, thiết kế, sản xuất, cài đặt, phân phối sản phẩm. Qui trình phát triển có thể được tóm tắt như sau: Bước 1: Phát triển ý tưởng về giáo trình. Buớc 2: Phân tích (nhu cầu, nguời dùng, nội dung, môi trường phát triển). Buớc 3: Thiết kế (nội dung, chức năng, khuôn mẫu, thông tin tiếp thị). Bước 4: Sản xuất ( văn bản, hình ảnh (tĩnh, động), âm thanh, lập trình). Bước 5: Cài đặt chương trình, kiểm tra alpha, kiểm tra beta, biên tập lỗi tư liệu. 3 You created this PDF from an application that is not licensed to print to novaPDF printer (http://www.novapdf.com) Bước 6: Xuất bản và phát hành (in ấn, nhân bản, đóng gói, phân phối). Ví dụ : Để thiết kế một bài giảng điện tử, giáo viên cần chuẩn bị: - Nội dung chính :  1. Soạn mục lục, nội dung chi tiết các mục cơ bản, rồi nhóm lại thành các mục lớn hơn (theo kinh nghiệm hoặc theo đề cương được ấn định).  2. Soạn câu hỏi trắc nghiệm cho các mục cơ bản (đánh giá tương tác và đánh giá hiểu bài).  3. Soạn các bài tập thực hành, bài tập trắc nghiệm cho từng phần hoặc toàn bài. - Nội dung minh họa:  4. Âm thanh : nhạc nền, nhạc cho từng mục, giọng thuyết trình, giọng giới thiệu.  5. Ảnh : Ảnh nền, ảnh minh họa.  6. Video : Phim minh họa, phim mô phỏng thực nghiệm. Sau đó giáo viên sử dụng 6 bước trên để thực hiện một bài giảng điện tử hoàn chỉnh. Về nguyên tắc, để xây dựng một giáo trình điện tử cần nhiều chuyên viên trong các lĩnh vực khác nhau tham gia thực hiện như: quản lý dự án, chuyên gia nội dung, thiết kế thẩm mỹ, thiết kế thông tin, lập trình viên, quay phim, xử lý âm thanh, xử lý dữ liệu, kiểm định sản phẩm. Hiện nay để mở rộng việc phổ cập kiến thức về tin học cho giáo viên, TT CNDH đã và đang thực hiện một số giáo trình điện tử để phục vụ cho công việc đào tạo tại trung tâm. Giáo trình điện tử này giúp các học viên củng cố kiến thức đã học tại TT CNDH, và giúp giáo viên ở xa không có thời gian tham gia khóa học, hoặc không tham dự đều khóa học. b) Ứng dụng công nghệ thông tin vào trình bày bài giảng Trong quá trình trình bày bài giảng, chúng ta tùy theo từng nội dung bài học cụ thể mà ứng dụng công nghệ thông tin với những mức độ và hình thức khác nhau. Nhìn chung, chúng ta có thể trình bày bài giảng bằng máy vi tính (trình diễn show slide: text, âm thanh, hình ảnh, video clip...); dùng đèn chiếu, micro-loa, tia chiếu lazer... 4 You created this PDF from an application that is not licensed to print to novaPDF printer (http://www.novapdf.com) Hiện nay, các trường đại học phần lớn đều đã trang bị phòng học multimedia, thư viện điện tử (máy tính có nối mạng), hệ thống mạng nội bộ, v.v.., giảng viên có thể đưa tài liệu của mình lên mạng (nội bộ) để sinh viên tìm đọc, trao đổi, thảo luận. c) Ứng dụng công nghệ thông tin vào thi kiểm tra Ngoài hình thức thi viết (luận) như trước đây đã từng thực hiện ra, chúng ta có thể bổ sung thêm hình thức thi trắc nghiệm bằng cách soạn hệ thống đề thi trắc nghiệm với phần mềm theo cấu trúc sau đây : + Họat động Giáo viên + Hoạt động của Học viên Trong một đề thi, nếu chúng ta kết hợp cả đề thi tự luận và đề thi trắc nghiệm thì càng có thể đánh giá một cách khách quan bài làm của người học, tiết kiệm thời gian đánh giá kết quả, người dạy dành thời gian đó vào việc nghiên cứu. 5 You created this PDF from an application that is not licensed to print to novaPDF printer (http://www.novapdf.com) ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn