Xem mẫu

  1. TV và bé Lui thời gian khoảng 10 năm, Hà Nội và một số thành phố lớn còn thịnh hành đầu máy dùng băng Video. Không rõ bắt nguồn từ đâu, các cửa hàng bán băng thời đó có băng chương trình bán rất chạy mà lại hầu như chẳng phải đầu tư dàn dựng - tên băng cũng rất giản dị - Quảng cáo! Từ ngày ấy tới nay, theo một người có thâm niên trong nghề kinh doanh băng đĩa tiết lộ, chương trình quảng cáo - tích cóp tất cả những mẩu quảng cáo phát trên các chương trình truyền hình Việt Nam - duy trì khá ổn định “lượng phát hành”. Khán giả trung thành của chương trình quảng cáo góp nhặt ấy là các em bé độ tuổi ăn bột. Các ông bố bà mẹ trẻ, người nọ truyền kinh nghiệm cho người kia, rất vui lòng móc túi tiền mua cái chương trình đó với hy vọng giúp con ăn ngon miệng.
  2. Tấm lý của bé đối với TV Quan sát rộng ra một chút bạn dễ dàng nhận thấy rằng TV là người bạn rất đáng yêu và rất trung thành của các thiên thần tí hon. Đồng thời, TV là trợ thủ rất đắc lực cho các ông bố bà mẹ cần kìm chân con để rảnh tay làm việc nhà. Dường như cũng nắm bắt được thị hiếu đó nên hiện thời có đài truyền hình cable của Việt Nam bố trí riêng 03 kênh chuyên phát phim hoạt hình. Một em bé 05 tuổi, tâm sự rất dễ thương: “Cháu thích TV lắm. Lúc nào cháu cần, TV đều biết nói, biết hát. TV cho cháu xem nhiều thứ vui lắm”. Mẹ của bé hoàn toàn hoàn toàn yên tâm trước tình yêu TV của bé
  3. bởi TV giúp chị giữ chân bé trong nhiều giờ. Thú vị hơn, TV dạy bé biết nhiều thứ mới lạ. Ảnh hưởng của TV Chỉ có điều, sau một thời gian dài, mẹ của em bé nọ chợt cảm nhận rằng nếu không ngồi trước màn hình TV, bé có biểu hiện lơ đễnh và ít nói. Bật TV lên, bé lại bắt đầu linh hoạt. Vậy, ta cứ tạm mặc nhiên công nhận TV là người bạn luôn tin cậy và vui chuyện của bé. Nhưng người bạn dù tốt với thiện chí nhất thì vẫn có nguy cơ làm hỏng mọi chuyện. TV đủ khả năng cám dỗ bé quên mọi việc khác, thậm chí quên cả giờ đi học. Nghiêm trọng hơn, TV sẽ trở thành một nhân vật ganh ghét, nó không để cơ hội cho bé nói chuyện hoặc dành thời gian rảnh rỗi giao du với người khác.
  4. Tóm lại, giống như mọi mối quan hệ lành mạnh chỉ tồn tại bền vững qua sự cân bằng và hiểu biết, bạn cần kiểm soát thời lượng con trẻ ngồi trước màn hình TV để tránh những hậu quả đáng tiếc. Một bác sĩ chuyên khoa nhi rút ra kết luận rằng khi trẻ em chưa đầy 2 tuổi, đông đảo cha mẹ đã có xu hướng dựa vào TV để dạy dỗ con cái. Đơn giản thôi, cha mẹ thuần tuý tin tưởng vào khả năng giáo dục của TV bởi thấy em bé ngồi rất yên trong khoảng thời gian dài trước màn hình! Nhưng theo bác sĩ, cha mẹ tuyệt đối không nên phó mặt cho TV “trò chuyện” với bé. Để đạt được mục tiêu giáo dục, tối thiểu cha mẹ cần phải chọn những chương trình phù hợp với độ tuổi của con mình và sẽ bổ ích hơn nếu như cha mẹ cùng xem và dẫn dắt cho con. Mặt khác, sẽ rất nguy hiểm nếu như TV trở thành người đồng hành không thể thiếu hàng ngày của bé, khi đó TV có thể gây hậu quả tiêu cực đối với quá trình phát triển của bé.
  5. Xem TV quá nhiều, bé dần dần đánh mất kỹ năng giao tiếp và quan hệ xã hội bởi TV hoàn toàn mang tính tiếp cận đơn phương. Theo bác sĩ khoa nhi, TV rút ngắn thời gian tập trung trí tuệ của bé bởi nó có tác động tới bộ não. Từ đó, xuất hiện chu kỳ đầy tác hại - hễ dừng xem TV, bé đánh mất phương hướng quan tâm suy nghĩ của mình. Tệ hại hơn, bé có thể chậm nói hoặc biểu đạt theo ngôn ngữ riêng giống như trẻ câm điếc. Tình huống này rất dễ gặp ở những em bé được cha mẹ cho tiếp xúc với TV quá sớm, từ khoảng 5-6 tháng tuổi, và gắn TV với những sinh hoạt hàng ngày, tắm hoặc ăn uống, của bé. Để tránh những tác động tiêu cực của TV đối với con trẻ, các bác sĩ khoa nhi có một số gợi ý sau: - Không cho trẻ dưới 24 tháng tuổi xem TV. - Trẻ ở tuổi mẫu giáo chỉ được xem TV tối đa 30 phút. - Trẻ học tiểu học chỉ được xem TV tối đa 60 phút. - Cha mẹ nên xem TV cùng con.
  6. - Khuyến khích trẻ tăng thời gian giao tiếp với bạn cùng lứa và tham gia những hoạt động khác. - Cân bằng giữa thời lượng xem TV của con trẻ với các sinh hoạt hàng ngày. - Chỉ cho trẻ xem những chương trình TV phù hợp lứa tuổi. Bạn hãy cố gắng để TV trở thành người đồng hành thực thụ của bé chứ không phải là một màn hình tứ giác phát ánh sáng hút hồn bé. Tâm Nga (mevabe.net)
nguon tai.lieu . vn