Xem mẫu

  1. Vừa nhai rau trong miệng, vua vừa thốt lên: - Ngon quá, ngon quá! Nhà Trạng kiếm được cái thứ này ở đâu ra vậy, và tại sao lại gọi nó là đại phong? Quỳnh thưa: - Bẩm, phong là gió, đại là lớn, mà gió lớn thì đổ chùa đấy ạ! Vua ngẩn ra vì ngạc nhiên. Quỳnh giải thích tiếp: - Ðổ chùa thì tượng lo, đọc lái lại là lọ tương. Bẩm, quả thực đó chỉ là một lọ tương rất tầm thường mà trong nhà những người nghèo đều có ạ! Sở dĩ Bệ hạ ăn thấy ngon như thế vì lâu nay toàn thưởng thức những sơn hào hải vị nên bây giờ thấy tương đậu cũng ngon, hơn nữa… vì bệ hạ đang đói cồn cào… Vua đã hiểu ra cái chân lý đơn giản ấy, bèn cười và cám ơn Trạng về bữa ăn ngon miệng rồi lên kiệu trở về. Giống mèo cũng khôn ngoan và lý sự Một hôm trời tối, Tú Xuất vào nghỉ tại một nhà hàng nọ ở bên đường cái quan, ở đó, đã có anh hàng mèo đến trước ngồi chễm chệ trên giường, bên cạnh để đầy lồng nhốt đầy mèo. Tú Xuất đành ngồi giường dưới. Chủ quán thấy vậy nói với anh hàng mèo: - Ðể ông Tú ngồi giường trên, kẻo ông ngồi trên, để cái lồng mèo bất tiện lắm. Người buôn mèo không chịu, lý sự: - Tôi tưởng cái phép ở hàng quán, ai đến trước thì ngồi trên, ai
  2. đến sau ngồi dưới, tôi đã ngồi đây thì cứ ở đây. Tú Xuất nghe nói thế, bèn bảo chủ quán: Cười 24H (24h.com.vn) - Ông bạn nói phải đấy, ông cứ ngồi tự nhiên, vì còn cả lồng mèo nữa mà. Ðêm khuya, thừa lúc người bán mèo ngủ say, Tú Xuất lẻn dậy, khẽ tháo mấy cái que cài miệng lồng. Bao nhiêu mèo đều chui ra hết, con nào con nấy, tự do đi lại, leo trèo khắp nơi, kêu "ngao, ngao" rầm rĩ. Người buôn mèo giật mình thức dậy, vội vã gọi nhà hàng: - Ơi! Ông chủ ơi! Mèo tôi ra hết rồi, ông có mau mau đốt đèn lên giúp tôi bắt chúng nó lại không? Lúc đèn thắp sáng rồi, người buôn mèo thấy con ở mặt đất, con ở giường trên, con giường dưới, có con leo tận xà nhà. Anh ta ngơ ngác kêu: - Mấy con mèo phải gió kia, chúng bay báo hại tao. Tú Xuất ở giường dưới, lúc đó thấy động, cũng thức dậy, trỏ tay vào lũ mèo, nói: - Giống mèo cũng khôn ngoan và lý sự lắm đấy! Chà, con nào ra trước thì được ngồi trên cao, con nào ra sau thì phải ngồi dưới thấp. Người buôn mèo biết là Tú Xuất nói kháy mình, nhưng không dám nói gì, vì còn phải lo tìm bắt lại lũ mèo vừa thoát. Gặp cô hàng mắm tôm chợ Đồng Xuân
  3. Sau khi về nhà cúng giỗ bố xong, Ba Giai khăn áo chỉnh tề ra Hà Nội. Ba Giai vào trọ một nhà hàng cơm nọ. Trong lúc chuyện trò, bà chủ nhà hàng cho biết: - Chẳng giấu gì ông, lẽ ra tôi còn bán hàng ở chợ Ðồng Xuân nữa, nhưng không thể nào chịu được mấy con ả cực kỳ đanh đá chu ngoa, mỗi đứa một phách, nhất là cô ả hàng mắm tôm. Ba Giai ra vẻ anh hùng đáp: - Có gì mà phải sợ, nó đã chu ngoa đanh đá, thì mình phải có cách trị nó, bà hiền quá chứ vào tay tôi thì... Bà chủ quán nguýt một cái trả lời: -Thôi, ông ơi, tôi cũng van ông thôi, du côn ở đây còn kiêng mặt bọn chúng, chứ người như ông, chúng nó coi ra gì. - Bà nói thế, nếu tôi trị được chúng nó thì bà mất gì đây? - Trị chúng nó à? Ông mà trị được thì tôi cho không ông hẳn một phòng để ở, nuôi luôn cơm rượu mãn đời, không bao giờ lấy tiền. - Bà nói chơi hay nói thật? - Tôi nói thật đấy. Nếu không tin tôi thề có trời đất quỷ thần chứng giám. - Thôi, thế thì được, sáng mai, bà sẽ xem tôi sẽ vào cuộc ngay. Ngày mai, vào lúc gần trưa, Ba Giai cởi trần, chỉ mặc một cái quần "vận", không giây lưng, hay dải rút, rồi gài mấy đồng tiền kẽm bên lưng quần, ra đi. Tới ngoài đường, Ba Giai nhặt một miếng lá chuối bên đường, phủi sạch đất, bụi, rồi tới chỗ cô
  4. hàng bán mắm tôm ở cửa nam. - Cô bán cho hai đồng mắm tôm! Cô hàng bảo: - Lấy cái gì mà đựng? Ba Giai chìa miếng lá chuối ra: - Cô đổ vào đây, tôi đùm lại tạm vậy. Cô hàng sơ ý, lại cũng rắn mặt, nên chẳng ngần ngại liền múc ngay mắm tôm đổ vào miếng lá chuối được đặt giữa lòng hai bàn tay ông khách. Xong, ông khách bảo: - Phiền cô lấy hộ tiền, tôi dắt nơi cạp quần đây này. Cô hàng tưởng ông khách quê mùa chất phác, không dè vừa đưa tay vào cạp quần lấy tiền, Ba Giai thót bụng lại, tức thì chiếc quần tụt xuống ngay. Ba Giai la ầm ĩ: - Chết chửa, sao giữa thanh thiên bạch nhật, cô lại cởi quần tôi ra thế này, "của" tôi cũng như "của" người khác, có gì lạ đâu? Cô hàng mắm xấu hổ đỏ mặt, vội kéo quần Ba Giai lên, vặn lại, Ba Giai lại thót bụng, quần lại tụt, kêu lên: - Cô làm gì thế này? Tôi đã bảo "của" tôi cũng như "của" người khác, chẳng có gì lạ mà! Cứ như thế đến mấy lần, sau cô ta phải đổ mắm tôm trở lại, rồi chạy đi lấy nước rửa tay cho Ba Giai để ông tự vặn lấy quần lại, rồi cầm tiền ra đi.
  5. Lúc ấy, các bạn hàng, người mua bán bu lại xem đông, làm cô hàng mắm càng ngượng ngùng, xấu hổ thêm. Sau đó, cô phải nghỉ luôn cả mấy ngày, từ đó cũng bỏ bớt tính chua ngoa, đanh đá. Trưa hôm ấy về, bà chủ hàng cơm nghe người thuật lại, liền thết Ba Giai một bữa thật say. Ba Giai trị "Bà la sát" Một hôm, Ba Giai đến quầy của cô hàng nâu nổi tiếng đanh đá. Ba Giai ra đi không mặc quần, chỉ mặc một cái áo dài rộng thùng thình mượn của ông chủ nhà hàng cơm. Tới chỗ hàng nâu, Ba Giai cứ chọn mấy củ nâu đưa lên đưa xuống, rồi thừa lúc cô hàng ngoảnh đi, Ba Giai ôm bụng ù té chạy. Cô ả giật mình, ngỡ tên ăn cắp nâu, liền ba chân bốn cẳng chạy theo bắt lại, vừa chạy vừa la: - Thằng trời đánh thánh vật, trả nâu cho bà đi, không mày chết bỏ cha bây giờ! Thiên hạ đổ nhào ra xem. Một lúc, Ba Giai bước thủng thẳng. Cô hàng xấn tới nắm được áo. Ba Giai cũng quay lại nắm áo cô hàng. Người ta tưởng sẽ bắt được một vụ ăn cắp nâu. Nhưng khi cô hàng thét: - Trả nâu cho tao, thằng khốn nạn! Ba Giai liền tốc áo dài lên: - Nâu đâu mà trả? Nè đây, "nâu" này của tôi hay của cô? Bà con
  6. làng nước làm chứng cho; "nâu" đây rõ là của tôi, mà con mẹ này nó bảo là của nó, nâu nó đâu phải thứ nâu này! Cô hàng mặt đỏ gay, biết bị xỏ, toan chạy, nhưng Ba Giai đã nắm chặt lấy áo: - Con kia, mày dám vu tao ăn cắp nâu giữa chợ, tao phải đưa mày lên quan cho ra chuyện. Vừa nói, Ba Giai lại vừa kéo áo dài lên, vừa hỏi lặp trở lại: - Mày thấy nâu này của tao hay của mày? Cô hàng biết gặp tay bợm xỏ, lại đuối lý, nên chỉ còn nước hạ thấp giọng xuống để lạy van năn nỉ xin Ba Giai tha lỗi. Ba Giai tha cho và bảo: - Từ nay, mày bỏ cái giọng chu ngoa đanh đá đi, không tao còn trở lại đây nữa, thì mày chớ trách tao là ác. Tội nghiệp cô ả lủi thủi về chỗ, mặt mày xanh nhợt như không còn một giọt máu nào. Đá gà với quan hoạn Bọn quan thị, nơi phủ chúa "Gà" thật không có mà lại cứ hay đá gà. Chúng bỏ ra nhiều tiền, lùng cho được những con gà hay đem về nuôi rồi đem ra đá độ với nhau. Nghe nói Quỳnh chọi gà với sứ Tàu thắng, họ liền mang gà đến nhà Quỳnh, đá thử một vài cựa chơi. Quỳnh vốn ghét bọn quan thị, từ chối nói là không có gà, nhưng họ nhiễu mãi, phải ừ và hẹn đến mai đi bắt gà về chọi. Bên láng giềng có một con gà trống thiến, Quỳnh liền qua mượn mang về. Sáng sớm, mở mắt dậy, đã thấy quan hoạn đem gà lại rồi.
  7. Quỳnh sai bắt gà trống thiến đem ra chọi. Tất nhiên, vừa so cựa được một vài nước, thì gà quan hoạn đá cho gà trống thiến một cựa lăn cổ ra chết ngay còn gà bọn hoạn quan thì vỗ cánh phành phạch lấy uy, gáy vang cả sân nhà. Bọn chúng khoái chí vỗ tay reo: - Thế mà đồn rằng gà của Trạng hay, chọi được gà Tàu, giờ mới biết đồn láo cả! Quỳnh chẳng cãi lại, chỉ ôm gà trống thiến mà rằng: - Các ngài nói phải, trước con gà này đá hay lắm, nhưng từ khi tôi thiến nó đi, thì nó đốn đời ra thế! Rồi ôm gà mà than thở: - Khốn nạn thân mầy, gà ôi! Tao đã bảo phận mày không dái thì chịu trước đi cho thoát đời, lại còn ngứa nghề là gì cho đến nỗi thế này! Thôi mày chết cũng đáng đời, còn ai thường nữa, gà ôi!. Các quan hoạn nghe thế, xấu hổ, ôm gà cút thẳng. Hút chết vì... "đào trường thọ" Trạng Quỳnh rất cậy tài, đùa cả, không từ ai. Một hôm, túc trực trong cung, có người đem dâng vua một mâm đào, gọi là "đào trường thọ". Quỳnh thủng thỉnh lại gần, lấy một quả, ngồi ăn, giữa đông đủ mặt vua quan, mà làm như không thấy ai cả. Vua quở, giao xuống cho các quan nghị tội. Các quan chiếu theo luật "Mạn quân" tâu nghị trảm. Quỳnh quỳ xuống tâu rằng:
  8. - Đình thần nghị tội hạ thần như vậy, thật là đúng luật, không oan, song xin Hoàng thượng rộng dung cho hạ thần được nói vài lời rồi chết cho thỏa ! Vua phán: - Ừ, muốn nói gì cho nói! - Muôn tâu bệ hạ, hạ thần có bụng tham sinh, sợ số chết non thấy quả gọi là quả "Trường thọ" thèm quá, tưởng ăn vào được sống lâu như Bành Tổ, để được thờ nhà vua cho tận trung. - Đáng tội quá còn gì? - Vua cáu. - Không ngờ nuốt chưa khỏi mồm mà chết đã đến cổ! Hạ thần trộm nghĩ nên đặt tên quả ấy là quả "đoản thọ" thì phải hơn, và xin nhà vua trị tội đứa dâng đào để trừ kẻ xu nịnh. Vua nghe Quỳnh tâu phải, bật cười tha tội cho. Phơi sách, phơi bụng Quỳnh có một lão trọc phú. Lão này đã dốt lại thích học làm sang, thỉnh thoảng mò đến nhà Trạng, đòi mượn sách. Tất nhiên lão có mượn được sách về thì cũng biết gì đâu đọc. Quỳnh bực lắm, một bận, thấy lão lấp ló đầu cổng, Quỳnh vội vác ngay chiếc chõng tre ra sân, cởi áo nằm phơi bụng. Lão trọc phú bước vào, thấy lạ, hỏi: - Thầy làm gì thế? Quỳnh đáp:
  9. - À! Có gì đâu! Hôm nay được cái nắng tôi đem phơi sách cho khỏi khô mốc - Sách ở đâu? Quỳnh chỉ vào bụng: - Sách chứa đầy trong này! Biết mình bị đuổi khéo, trọc phú lủi thủi ra về. Bận khác, lão cho người mời Quỳnh đến nhà. Để rửa mối nhục cũ, lão bắt chước, đánh trần, nằm giữa sân đợi khách... Quỳnh vừa bước vào, lão cất giọng con vẹt, bắt chước... - Hôm nay được cái nắng tôi nằm phơi sách cho khỏi mốc Bất ngờ Quỳnh cười toáng, lấy tay vỗ bình bịch vào cái bụng phệ mà nói; - Ruột nhà ông toàn chứa những của ngon chưa tiêu hết phải đem phơi, chứ làm cóc gì có sách mà phơi! Lão trố mắt kinh ngạc: - Sao thầy biết? Quỳnh lại cười toáng lên, lấy tay lắc lắc cái bụng béo ụ ị của lão: - Ông nghe rõ chứ? Bụng ông nó đang kêu "Ong óc" đây này! Tiếng cơm, tiếng gà, tiếng cá, lợn... Chứ có phải tiếng chữ, tiếng sách đâu. Thôi ngồi dậy, mặc áo vào nhà đi.
  10. Lão trọc phú lủi thủi làm theo lời Quỳnh, và ngồi tiếp khách một cách miễn cưỡng. Nghèo quá hóa... đại gia... Anh nọ thiếu nợ anh kia lâu rồi mà không chịu trả. Mỗi lần anh kia đến đòi thì anh nọ cứ kêu túng quá xin khất. Một hôm anh kia lại đến đòi, thấy "con nợ" đang ngồi ăn cơm có con vịt quay nóng hổi, mới hỏi: - Bữa nay ăn sang thế, chắc hẳn trả cho tôi? Anh kia đáp: - Chà! Nói anh thương, kỳ này tôi còn túng thiếu quá, anh làm ơn cho một thời gian nữa. Anh chủ nợ "điên hết cả cái tiết", quát: - Thôi đi! Mắc nợ gì mà cứ hẹn mãi, có tiền cũng không chịu trả cho người ta, bộ muốn ăn cướp hả? Anh nọ nhẹ nhàng: - Thật đấy mà! Ai lại vậy, tôi túng thiếu quá chứ làm gì có chuyện ăn cướp của anh. Anh chủ nợ liền nói: - Hừ! Đấy! Đừng có mà xạo! Ăn nguyên một con vịt quay thế kia mà cứ bảo là không có tiền, còn túngthiếu nữa? Anh mắc nợ thản nhiên trả lời:
  11. - Đúng như vậy! Anh coi đi tôi túng thiếu đến nỗi một con vịt nuôi cũng không nổi nên phải làm thịt ăn, chớ anh bảo còn túng đến cỡ nào nữa? Mở miệng là xui Có anh chàng mở mồm, mở miệng là cứ phát ra những điều gở. Một hôm đi ăn tân gia, vừa đến nơi, anh ta đã đấm cửa thùng thùng hỏi: - Trong nhà chết cả hay sao mà không ai ra mở cửa đón khách? Chủ nhà vội vàng mở cửa, trách: - Tôi xây nhà gần năm sáu chục cây vàng, chưa kịp ăn mừng, sao anh nói năng bậy bạ vậy? Anh ta đáp: - Bác nói sao? Nhà này mà những ngần ấy vàng cơ à? Bán cho tôi mười cây chắc gì tôi mua! Chủ nhà mắng: - Đồ bất hảo! Nhà làm để cho con cho cháu chứ có bán đâu mà anh cho mắc, chê rẻ. Anh ta lại nói: - Bác bán quách đi cho xong, để lâu nó mà sập xuống thì con cháu bác chết hết. Chủ nhà giận quá nên vừa chửi vừa đóng cửa đuổi đi. Trên đường về nhà, anh ta gặp lại bạn cũ đang đi tới nhà quan huyện
  12. để ăn mừng ngài mới sanh được cậu ấm. Anh ta năn nỉ bạn cho đi theo nhà quan ăn tiệc: - Anh hay nói gở lắm, tôi không dám để anh đi theo đâu, nhỡ có chuyện gì, rắc rối cho tôi lắm. Anh thề sống thề chết là chỉ ngồi uống rượu thôi không mở mồm mở miệng cho đến lúc tan cuộc. Bạn cầm lòng không nổi nên đành để anh ta đi theo. Quả đúng như vậy, suốt buổi tiệc mặc cho mọi người cười đùa, chúc tụng ầm ĩ anh ta vẫn cứ ngồi tì tì đánh chén, không hé răng một lời. Tiệc tan mọi người vui vẻ ra về, anh ta đứng dậy đến gần quan mà nói: - Từ nãy giờ tôi không nói một lời nào đấy nhé, nếu mai đây cậu ấm trúng gió mà chết thì đừng có đổ thừa cho tôi. Chỉ có làm cha mới trả hết nợ Một anh lúc còn sống công nợ quá nhiều, lúc chết xuống âm phủ lại bị tra hỏi. Diêm Vương tra sổ thấy chưa hết nợ, mới bắt đầu hóa kiếp làm trâu trở lại dương thế để cày trả nợ. Anh ta liền kêu rằng: - Tạ Diêm Vương! Xin ngài nghe con nói. Làm trâu không thể nào trả được nợ đâu. Trừ khi làm bố chúng nó mới trả hết được ạ. Diêm Vương phán hỏi: - Thế nghĩa là làm sao?
  13. Anh ta thành thật giải bày: - Làm kiếp trâu thì có hạn, còn làm cha chúng thì phải lo lắng cho chúng suốt cuộc đời. Lúc chết có nghìn có vạn tiền vàng cũng để lại cho chúng nó tất tật. Lại còn một nỗi khi chúng nó bóp hầu, nặn họng ăn quỵt của người ta, dân chúng cứ lôi thằng cha chúng nó ra mà chửi. Diêm Vương gật gù: - Ừ có lý đấy, ta sẽ cho ngươi làm cha để chịu tội. Hố to Có một người, suốt ngày lang thang tìm cách lừa dối người khác để kiếm ăn. Một hôm, anh ta lang thang đi qua một nhà đang có đám tang, anh ta mừng thầm: có chỗ kiếm ăn rồi! Anh ta vào nhà đang có đám tang, chẳng chào hỏi ai, chẳng nói chẳng rằng, quỳ bên quan tài rồi khóc. Mọi người không biết anh ta là ai, quan hệ thế nào với người chết. Anh ta vừa khóc vừa nói: - Mọi người không biết chứ, tôi và ông đây là bạn thân lắm đấy. Mới có mấy tháng không gặp lại, vậy mà ông đã ra đi mãi mãi rồi, thật là bất hạnh. May sao, tình cờ tôi có chút việc đi qua đây mới biết tin này, chẳng kịp mua vàng hương, lễ phẩm đến cúng lễ. Lòng thành thương ông, tôi khóc bày tỏ tình bằng hữu với nhau. Người nhà nghe anh ta nói, cảm động lắm, giữ anh ta lại ăn cơm uống rượu no say. Trên đường về nhà, anh ta gặp người bạn nghèo. Người bạn nghèo thấy anh ta no say như vậy, hỏi:
  14. - Người anh em ơi, hôm nay ăn uống ở đâu mà no say vậy? Anh ta kể lại từ đầu đến cuối câu chuyện vừa qua cho anh bạn nghèo nghe. Anh bạn nghèo nảy ra ý cũng làm theo như vậy. Hôm sau, anh ta tìm một nhà có đám ma, làm như anh bạn hôm qua kể, khóc than thảm thiết. Người nhà tang chủ hỏi anh ta về quan hệ với người chết. Anh vừa khóc vừa kể: - Người nằm đó là người thân thiết nhất của đời tôi. Hai chúng tôi đã từng ăn cùng mâm, ngủ cùng nhà, như hình với bóng. Anh ta chưa nói hết lời thì bị người nhà tang chủ đánh cho một trận nên thân. Sau hỏi ra mới biết, người chết là con dâu của gia đình này. Đâu dám làm khổ lây đến ông Một lão nhà giàu, vừa buôn bán, vừa cho vay, bóp nặn từng xu, nhưng lại cứ làm ra vẻ không thích giàu sang. Một hôm, lão ngồi than thở với bạn: - Nhiều của cũng chẳng làm gì! Của càng nhiều càng khổ thân mà thôi. Người bạn mới bảo: - Tôi chỉ thấy thiên hạ mong có của, có ít thì mong được nhiều, có nhiều lại mong nhiều hơn, chứ chứ thấy ai phàn nàn như ông bao giờ. Hay nếu ông thấy khổ quá thì chia bớt cho tôi. Lão nhà giàu vội từ chối:
  15. - Ấy chết! Tôi đâu dám thế! Tôi có của đã lấy làm khổ rồi, đâu dám làm khổ lây đến ông!... Không ăn thì tao cho ông Lý ăn Một nhà nghèo ở cạnh nhà giầu. Anh nhà giàu cứ cậy thế lực lấn dần sang đất vườn nhà của anh nhà nghèo. Anh nhà nghèo bực lắm. Anh ta đến nhờ Lý trưởng nói cho một tiếng rồi sẽ trả ơn. Lý trưởng đến nói với nhà giàu: - Giàu vì ruộng chứ đâu phải vì giàu vì một tí đất, lấn sang vườn nhà nó làm gì. Từ đó nhà giàu thôi không lấn nữa. Anh nhà nghèo đang nuôi con chó choai, hứa lớn lên sẽ thịt giả ơn Lý trưởng. Tháng sau nữa, Lý trưởng lại đến, khen con chó mập rồi nói: - Thịt được rồi đấy. Chủ nhà nói: - Thưa ông, chó già gà non. Chờ nó già thêm tí nữa ăn thịt mới ngon. Cách một tháng nữa, Lý trưởng lại đến giữa lúc đứa bé con chủ nhà bậy ra. Anh chủ nhà hô "ông chó" đến để dọn đi. Nhưng con chó chỉ dòm rồi ngoắt đuôi chứ không ăn. Anh liền mắng chó: - Mi có ăn đi không? Không ăn thì ông cho ông Lý ăn đó! Cá rô nghệ
  16. Trời đại hạn đã lâu. Bà con nông dân ra sức tát nước vào những đám ruộng lúa đang thì con gái. Có một lão nhà giàu không muốn bỏ sức lao động ra, đêm đêm rình mò để tháo trộm xung quanh vào đám ruộng mình. Người ta nói, lão nạt: - Ta đâu thèm tháo nước ruộng của các ngươi. Đấy là mấy hôm trước có mấy con cá rô nghệ vẫy đuôi, nước ở ruộng các ngươi bắn sang ruộng ta đấy chứ. Có trời đất ta thề với các ngươi là chính mắt ta trông thấy như thế. Bà con có ruộng xung quanh nhà lão tức lắm. Họ chờ dịp. Trời vẫn nắng hạn. Một đêm tối trời, lão lại tháo trộm nước. Lúi húi từ ruộng nọ qua ruộng kia, lão tưởng như không có ai ngoài ruộng giữa đêm khuya khoắt này. Nhưng lúc lão ngẩng mặt lên thì một bác nông dân đang sừng sững đứng đó, tay cầm cái nơm, mắt chăm chăm nhìn vào mặt. Lão sợ quá, nhào đầu vào ruộng lúa, lấy tay vọc nước "lách tách" giả tiếng cá rô quẫy. Bác nông dân giơ nơm ra, úp mạnh vào đầu lão : - Bắt được con các rô nghệ đây rồi. Đánh quân ngũ sách Lính huyện đi tuần đêm, bắt được đám đánh tổ tôm. Sáng hôm sau đem lên công đường để tâng công. Quan chưa biết việc gì, cứ bảo nọc ra đánh. Lính cầm roi, hỏi: - Bẩm quan đánh bao nhiêu ạ? Quan đang dở ngủ dở thức mơ màng đến quân bài đánh cho cụ thượng ù lúc gà gáy, bảo:
  17. - Ðánh quân ngũ sách!
nguon tai.lieu . vn