Xem mẫu

  1. - Rực rỡ mé đường Tây, kẻ lại người qua, ca tụng sinh phần quan lớn Lại (quan lái lợn). - Vang lừng trong thân Bắc, trên kinh dưới rái, một lòng tôn trọng cụ trong dân (rận trong cu). Phóng sinh Một con chim sẻ bị chim ưng truy bắt, sợ hãi bay loạn, chui vào tay áo của một thầy tu. Thầy tu nắn nắn nó qua tay áo, nói: - A Di Đà Phật, hôm nay đệ tử được xơi thịt đây! Chim sẻ nhắm nghiền hai mắt nằm im. Thầy tu tưởng nó đã chết, vén tay áo xem, chim sẻ thừa cơ bay mất. Thầy tu liền nói: - A Di Đà Phật, ta phóng sinh cho mày đó. oOo Sư cụ: "Làm người không được sát sinh, nếu kiếp này con giết trâu, kiếp sau con phải hóa thành trâu đền tội, kiếp này giết heo thì kiếp sau là heo, giết ruồi giết gián cũng thế!" Đồ đệ: "Chà, hiểu rồi. Nếu con muốn kiếp sau làm người nữa, kiếp này con phải... giết người!" Điếc... cả làng Hai ông bà điếc sanh đặng một đứa con gái cũng điếc, rầu mình vô phước, phần mình già cả chẳng nói làm gì, còn con mình tật nguyền điếc lác biết gởi cho ai để gởi thân
  2. cho nó nhờ? Mà nghĩ lại mình cũng lớn ruộng nhiều trâu thế cũng có khi có rể. Vậy, thấy có một đứa con trai lịch sự cách xa vài làng, năng vô ra tới lui trong làng thì kêu nó mà gả, chẳng ngờ nó cũng điếc. Cưới hỏi xong xạ, nó về ở với cha mẹ vợ, cha biểu đứa con gái nói nó ra coi cày bừa đám ruộng ở bên lề đường. Nó nghe liền vác cày ra cày. Có ông quan đi ngang qua đó, mà là quan kinh mới nhậm đứng lại hỏi thăm nó đường đi vô dinh quan phủ. Nó chẳng lành thì chớ, điếc nghe không rõ, tưởng ông quở nó cày sao cày bậy ruộng ông chăng ; nên vọt miệng mắng: “Ruộng tôi tôi cày, sao ông nói ruộng của ông? Ông này ngang quá ghẹ đi cà!”. Ông quan thấy nó dễ ngươi thì biểu quân rượt đánh nó. Nó đâm đầu chạy về nhà, vợ nó đang ngồi nấu cơm trong bếp, nó đạp cho 2 - 3 đạp chúi vào trong bếp: “Ruộng nào, ở đâu mà mày chỉ bậy cho tao cày làm người ta đánh tao cờ bơ cờ bất, cũng là tại mày lếu”. Con vợ kia nói: “Dữ không? Đợi một phút chờ người ta nấu dọn cho mà ăn không được à, làm gì bất nhơn làm vậy?”. Kế thấy mẹ nó đi chợ leng teng bưng rổ về; con gái ra méc, nói sao chồng độc dữ quá đạp nó làm vậy. Bả thấy bộ nó giận quạu quọ thì ngờ nó nói sao mình đi chợ 5 tiền mà... ăn bánh ăn hàng đi hết đó. May đâu ổng đi tát đìa quảy vịt về, bả liền chạy ra nói: “Tôi ăn bánh ăn hàng ở đâu mà con nó nói thêm nói thừa cho tôi!”. Ông nghe không rõ, tưởng bả nói sao mình bắt cá cho ai, thì mới nói: “Nào tôi có bắt cá cho ai đâu, đặng con nào bỏ vịt con nấy đem về mà nói cho ai? Có chứng lão cày
  3. một đó. Bà ra hỏi lão mà coi!” . Nắm tay bả dắt ra ngoài đồng lại hỏi lão cày: “Chớ lão thấy tôi bắt cá mà cho ai không?” . Chẳng may lão cày cũng lảng tai, tưởng là nói lão có khuấy chơi lấy quần giấu đi chăng (thấy ông đóng khố thì hiểu làm vậy) cho nên mới nói: “Nào! Tôi sớm mai tới giờ cứ cày hoài tôi có qua chi bển mà biết quần ông để đâu mà giấu? Ông già khéo nghi bậy không!” . Nước mắm hâm Một anh nọ có tính sợ vợ vô cùng và ngu hết chỗ nói, bởi thế suốt đời cứ bị ăn hiếp mà không làm sao được. Anh ta biết thế là nhục, mắc cỡ với anh em, song cứ phải cắm cúi phục tùng theo lệnh bà. Một lần, có bạn ở xa tới thăm, anh ta đến năn nỉ với vợ: - Bữa nay tui có khách, vậy mẹ mày để tôi làm chồng một hôm, bao giờ có mặt khách đến thì mẹ mày để cho tôi cự nự la lối gì thì la. Chớ không khách khứa bảo vợ ăn hiếp chồng thì nhục cả. Chị vợ thấy chồng nói thế cũng ưng thuận để đẹp mặt cả đôi và được tiếng với anh em. Anh ta được như ý nên tự tung tự tác quát nạt om sòm, chị vợ không hé răng nửa lời. Bạn bè thấy thế cũng khâm phục. Bữa ăn, mâm cơm được dọn lên một cách ngon lành đầy đủ, tuy thế anh ta vẫn: - Nào, tô canh này sao mẹ nó nấu mặn quá thế này?! - Chao ôi! Món xào gì mà lại thế này?!
  4. - Đĩa thịt làm sao mà nấu như vậy?! Thấy chồng chê bai đủ thứ, chị vợ vẫn vui vẻ lễ phép với chồng. Được nước, anh chồng như chim sổ lồng quên cả phận mình, nên lên mặt quá. Ngó đi ngó lại không còn gì để chê được nữa, khi thấy vợ bưng thêm nước mắm lên, anh ta nhận lấy rồi nói: - Này mẹ nó, sao chén nước mắm này không hâm lên? Nghe nói vậy, mọi người bò lăn ra cười. Chị vợ mắc cỡ không nhịn được cái ngốc của chồng mới bước lại túm tóc anh ta tẩn cho một trận. Mày để cho nó một chút Xưa, có một anh học trò nghèo rất thông minh, thuê một căn nhà ở trọ trong phố. Đối diện với nhà anh là nhà một bà cụ chuyên nghề quay tơ, có một cô con gái út rất nết na thùy mị, chăm việc bếp núc. Bà cụ thường đe bọn thanh niên hàng xóm: - Có già ở đây, bọn bây đừng hòng léng phéng đến con út. Một ngày kia. Lúc bà cụ đang quay tơ, cô út nấu ăn dưới bếp, anh học trò cầm một cái chén nhỏ xíu sang nhà bà cụ: - Thưa bác, hôm nay cháu nấu ăn quên mua nước mắm, bác cho cháu xin một muỗng. Thấy anh học trò ăn nói dễ thương nên bà cụ cũng dễ dãi: - Ừ con cứ xuống bếp nói con út đưa cho. Anh học trò đi xuống bếp, giấu cái chén tỉnh bơ: - Cô út, bác nói cô cho tôi... nắm tay cô một chút.
  5. Cô út sợ quá la toáng lên: - Má ơi! Anh này ảnh kêu... - Thì mày để cho nó một chút. Có mất cái gì đâu! Cô Út đành đứng im cho anh nắm tay. 3 bữa sau, anh học trò lại sang: - Thưa bác, cho con xin một củ hành nhỏ. - Con cứ xuống bếp nói con Út đưa cho. Anh ta lại xuống bếp: - Cô Út, bác nói cô cho tui hun cô một cái. Cô Út la lớn: - Má ơi! Anh này ảnh đòi... - Thì mày cứ để cho nó một chút... Cô Út đành để cho anh ta hun. Cứ thế khi thì hạt tiêu, trái ớt, khi thì muỗng muối, hạt đường, cô Út cứ đành phải “cho một chút...". Một thời gian sau, anh ta đã được ở... rể nhà bà cụ. Xưa, có một anh học trò nghèo rất thông minh, thuê một căn nhà ở trọ trong phố. Đối diện với nhà anh là nhà một bà cụ chuyên nghề quay tơ, có một cô con gái út rất nết na thùy mị, chăm việc bếp núc. Bà cụ thường đe bọn thanh niên hàng xóm: - Có già ở đây, bọn bây đừng hòng léng phéng đến con út. Một ngày kia. Lúc bà cụ đang quay tơ, cô út nấu ăn dưới bếp, anh học trò cầm một cái chén nhỏ xíu sang nhà bà cụ: - Thưa bác, hôm nay cháu nấu ăn quên mua nước mắm, bác cho cháu xin một muỗng.
  6. Thấy anh học trò ăn nói dễ thương nên bà cụ cũng dễ dãi: - Ừ con cứ xuống bếp nói con út đưa cho. Anh học trò đi xuống bếp, giấu cái chén tỉnh bơ: - Cô út, bác nói cô cho tôi... nắm tay cô một chút. Cô út sợ quá la toáng lên: - Má ơi! Anh này ảnh kêu... - Thì mày để cho nó một chút. Có mất cái gì đâu! Cô Út đành đứng im cho anh nắm tay. 3 bữa sau, anh học trò lại sang: - Thưa bác, cho con xin một củ hành nhỏ. - Con cứ xuống bếp nói con Út đưa cho. Anh ta lại xuống bếp: - Cô Út, bác nói cô cho tui hun cô một cái. Cô Út la lớn: - Má ơi! Anh này ảnh đòi... - Thì mày cứ để cho nó một chút... Cô Út đành để cho anh ta hun. Cứ thế khi thì hạt tiêu, trái ớt, khi thì muỗng muối, hạt đường, cô Út cứ đành phải “cho một chút...". Một thời gian sau, anh ta đã được ở... rể nhà bà cụ. Chung Nhi đến kinh, mở một ngôi hàng xem bói. Thế nào lại gặp hai ông bạn đồng hành khi trước vào nhờ xem một quẻ. Ba người gặp nhau vui mừng khôn xiết. Hai người bạn kia liền bảo Chung Nhi gieo cho một quẻ xem phận rồng mây phen này thế nào. Chung Nhi khấn khứa, xem quẻ rồi đoán: - Trong quẻ này Thánh dạy: “Quần long vô chủ” tất kỳ
  7. thi năm nay hoãn. Thì ra mấy hôm trước, có hai vị quan đến xem bói nói chuyện riêng với nhau để lộ ra. Chung Nhi nghe lỏm được nên mới dám đoán già như thế. Hai người bạn, tuy biết tài Chung Nhi nhưng trong lòng thì chưa tin lắm, còn những người xem bói khác thì hoàn toàn bảo lão thầy bói nói láo. Khi sắp đến kỳ thi, quả nhiên có giấy niêm yết báo hoãn. Ai nấy giật mình, cho Chung Nhi là bậc tiên tri. Từ đó tiếng đồn gần xa, khắp kinh kỳ rủ nhau đến xem bói đông nghìn nghịt... Một hôm, quan Thượng thư bộ Binh lạc mất con thiên lý mã. Quan tiếc lắm, vì là con ngựa rất quý. Nghe đồn có thầy bói giỏi, quan sai cho gọi Chung Nhi vào dinh. Nằm trong dinh quan Thượng, được cung phụng đầy đủ mọi thứ, nhưng Chung Nhi lo lắm, ăn không ngon, ngủ không yên giấc, trằn trọc suốt đêm, bụng luôn nghĩ đến chuyện mất ngựa. Bất giác Chung Nhi nhớ đến mấy câu trong “Tam tự kinh” học hồi còn nhỏ, liền ngâm to lên cho khuây khỏa: “Mã ngưu dương, thử lục súc, nhân sở tự...”. Chẳng dè tên lính hầu trong dinh đúng là tên trộm ngựa. Khi mới nghe tin quan Thượng mời Chung Nhi vào, hắn đã lo, nên ngày đêm lai vãng gần đó để nghe ngóng. Đêm hôm ấy, hắn chui xuống gầm giường Chung Nhi nằm, xem động tĩnh ra sao, đương hồi hộp đợi chờ, bỗng nghe thấy Chung Nhi đọc vanh vách nào là “mã” với “tự”. “Mã” là ngựa, còn “tự” thì đúng là tên hắn. Hắn sợ quá, cho là Chung Nhi đã hô đích danh mình rồi, bèn lóp ngóp bò ra khỏi gầm giường, vừa vái vừa kêu, xin khai hết sự thật, nhưng xin Chung Nhi đừng nói rõ tên với quan Thượng. Chung Nhi được thể, thét bảo:
  8. - Ừ, mày lấy trộm ngựa ngày nào, giờ nào, bây giờ giấu ngựa ở đâu? Muốn sống khai ra ngay, không tao hô lên tất cả đến đây thì khó mà cứu vãn đó! Tên ăn trộm khai hết đầu đuôi. Hôm sau, Chung Nhi vào hầu quan Thượng, giả cách khấn khứa gieo quẻ, rồi cứ lời tên kẻ trộm khai mà nói ra vanh vách. Quan cho người đến tận nơi, quả thấy ngựa quý, mừng lắm, thưởng cho Chung Nhi rất nhiều vàng bạc. Từ đó, tiếng tăm Chung Nhi càng lừng lẫy, ai ai cũng gọi chàng là Trạng.. bói!!! Thi ngũ quả Là người cưỡi đầu cưỡi cổ thiên hạ, chúa Trịnh tha hồ bày ra những trò du hí để được chơi bời thỏa thích. Một trong những thú chơi đó là trò thi “mâm ngũ quả” hàng năm vào dịp rằm trung thu. Nhà chúa đặt giải thưởng cho ai có được mâm ngũ quả đẹp nhất, quí nhất, ngon lành nhất và lạ nhất. Các gia đình quyền quí và giàu có trong thành Thăng Long đua nhau sắm những mâm ngũ quả cực kỳ đắt tiền để mong đoạt giải, khoe sang với thiên hạ. Trạng Quỳnh thấy thiên hạ náo nức dự thi, cũng tuyên bố với mọi người: - Năm nay tôi sẽ dự thi cho mà coi! Tôi đã trượt kỳ thi Hội, nhưng nhất định thi ngũ quả thì tôi sẽ chiếm giải, cho thiên hạ lác mắt một phen! Trong khi ai nấy đều kỳ công sắm những thứ trái cây quí nhất trong nước như đào mận Lạng Sơn, hồng Hạc Trì, nhãn lồng Sơn Nam (Hưng Yên), vải thiều Hải Dương,
  9. cam Nghệ An... thì Trạng Quỳnh lại mang thi bằng một bức tranh thiếu nữ khỏa thân. Chúa và bà chính cung cùng xem bức tranh lạ lùng và chất vấn: - Bức tranh này mà trạng dám bảo là mâm ngũ quả ư? Trạng Quỳnh gật gù mỉm cười: - Chúa thượng không nhận ra mâm ngũ quả thật sao? Này nhé: (Chỉ vào đầu thiếu nữ) đây không phải là một trái bưởi đẹp vào bậc nhất hay sao? (Lại chỉ vào đôi mắt) Đây không phải một chùm gồm hai quả nhãn lồng Sơn Nam hay sao? (Lại chỉ vào bộ ngực trần nõn nà) Đây không phải là một cặp đào tơ Lạng Sơn thứ thượng thặng hay sao? (Chỉ vào đôi bàn tay búp măng) Còn đây chẳng phải hai trái phật thủ cực quí hay sao? (Rồi chỉ vào chỗ hấp dẫn nhất mà nhà Chúa nãy giờ cứ nhìn chằm chằm vào đó) Còn đây không phải là một múi mít thơm ngon nhất trần đời hay sao? Vừa nghe trạng giảng giải, nhà chúa vừa say mắt ngắm đủ “ngũ quả” và ngài cứ nuốt nước miếng ừng ực, lòng ngài rạo rực, y như thể ngài bị 5 thứ quả kỳ diệu kia hớp mất hồn vía. Bà chính cung đứng bên cạnh đưa mắt lườm ngài mấy lần, ngài cũng thây kệ. Đoạn ngài phán: - Giá mâm ngũ quả của khanh mà là thật thì ta chấm giải nhất cho khanh, không còn phải đắn đo gì nữa! Quỳnh can ngay: - Ấy, khải chúa thượng! Sở dĩ mâm ngũ quả này được thần chọn dự thi là vì nó không bao giờ tàn úa lạt phai.
  10. Chứ nếu nó là thật thì bất quá chúa thượng chỉ thích nó được 2 ngày là cùng! Chúa chợt nhớ lại những thứ “ngũ quả” mà ngài đã được nếm và nếm rồi thì chán, ngài liền so chúng với người thiếu nữ mơn mởn xuân xanh trong tranh và quả thật ngài cảm thấy nàng thiếu nữ này có sức hấp dẫn hơn hẳn. Nàng nằm phơi tấm thân nõn nường ở đó, nhưng ngay cả chúa nữa cũng không tài nào chiếm đoạt nổi nàng, mà chỉ có thể chiêm ngưỡng bằng mắt để tưởng tượng và mơ ước mà thôi! Chúa cả cười, vỗ đùi kêu lên: - Ta chịu khanh nói chí lý! Chí lý! Ý chúa là ý Trời, năm ấy mâm ngũ quả của Trạng Quỳnh chiếm giải nhất. Bàn dân thiên hạ biết chuyện đều bái phục trí tuệ siêu quần của trạng và lấy làm xấu hổ cho cái đầu óc bã đậu thô thiển của mình. Thi nói khoác Một hôm được nghỉ, bốn quan họp nhau đánh chén, nhân lúc cao hứng liền mở một cuộc thi nói khoác. Quan thứ nhất nói: - Tôi còn nhớ, ngày tôi trọng nhậm ở huyện nọ, tôi được trông thấy một con trâu to lắm, nó liếm một cái hết cả sào mạ! Quan thứ hai nói: - Thế đã lấy gì làm lạ. Tôi còn trông thấy một sợi dây thừng to gấp mười cái cột đình làng này!
  11. Quan thứ nhất biết ông kia nói lỡm mình, bèn chịu thua và giục quan thứ ba lên tiếng: Quan thứ ba nói: - Tôi đã từng thấy một cây cầu dài lắm, đứng đầu này không thể trông thấy đầu kia. Chỉ biết rằng có hai bố con nhà nọ, kẻ ở bên này, người ở bên kia mà chẳng bao giờ gặp nhau được. Lúc ông bố chết, người con nghe tin, vội vã sang đưa đám ma, nhưng khi qua cầu sang đến nơi thì đã đoạn tang được ba năm rồi! Đến lượt quan thứ tư: - Thế kể cũng đã ghê đấy. Nhưng tôi lại còn trông thấy một cái cây cao khủng khiếp lắm! Cứ biết rằng trứng chim ở ngọn cây rơi xuống mới đến nửa chừng, chim đã nở đủ lông đủ cánh và đã bay đi rồi. Quan thứ ba hiểu ý, muốn nói cây dùng để làm cái cầu mình nói, đành chịu thua. Bốn ông quan đắc ý, vỗ đùi cười ha hả. Bỗng có tiếng thét thật to làm các quan giật bắn người: - Đồ nói láo cả! Lính đâu? Trói cả chúng nó lại cho ta! Các quan sợ run cầm cập, ngơ ngác nhìn trước nhìn sau xem ai thì té ra là anh lính hầu. Lúc ấy, quan mới lớn giọng: - Thằng kia, mày định trói ai thế?
  12. - Bẩm quan, con thấy các quan thi nhau nói khoác thì con cũng nói khoác chơi đấy ạ! Quan rẻ thối Có một ông quan huyện thấy cần phải đi hành hạt để xem dân tình trong huyện đối với mình ra sao. Chọn ngày lành tháng tốt quan lên đường.Ðể cho oai, quan bắt dân phi phải khiêng mình bằng một chiếc võng đòn con thật đẹp. Lại thêm một chiếc lọng xanh do một cậu lính vác cho ra vẻ. Ngày ấy là phiên chợ huyện. Quan muốn dạo chợ. Sắp đến đầu chợ, quan nghe trong một nhà bên phố, tiếng chồng bảo vợ: - Bà mày hôm nay không mua thịt chớ thịt rẻ lắm. Một quan phải hai người gánh. Quan thịt rẻ thối như thế không biết đường mà mua. Nói xong anh ta còn đay lại: "Quan rẻ thối". Quan huyện biết lão này chửi xỏ mình, tức quá nhưng không biết trị làm sao được. Thấy lính hầu và dân phu có vẻ đắc ý cười tủm, quan tức quát chạy thẳng, không dạo chợ nữa. Không ăn thì tao cho ông Lý ăn Một nhà nghèo ở cạnh nhà giầu. Anh nhà giàu cứ cậy thế lực lấn dần sang đất vườn nhà của anh nhà nghèo. Anh nhà nghèo bực lắm. Anh ta đến nhờ Lý trưởng nói cho một tiếng rồi sẽ trả ơn. Lý trưởng đến nói với nhà giàu: - Giàu vì ruộng chứ đâu phải vì giàu vì một tí đất, lấn
  13. sang vườn nhà nó làm gì. Từ đó nhà giàu thôi không lấn nữa. Anh nhà nghèo đang nuôi con chó choai, hứa lớn lên sẽ thịt giả ơn Lý trưởng. Tháng sau nữa, Lý trưởng lại đến, khen con chó mập rồi nói: - Thịt được rồi đấy. Chủ nhà nói: - Thưa ông, chó già gà non. Chờ nó già thêm tí nữa ăn thịt mới ngon. Cách một tháng nữa, Lý trưởng lại đến giữa lúc đứa bé con chủ nhà bậy ra. Anh chủ nhà hô "ông chó" đến để dọn đi. Nhưng con chó chỉ dòm rồi ngoắt đuôi chứ không ăn. Anh liền mắng chó: - Mi có ăn đi không? Không ăn thì ông cho ông Lý ăn đó! Nói láo như bò Anh chủ nhà kia hay nói láo, có thằng đày tớ lanh nói đỡ cho ảnh hoài. Bữa kia ảnh nói với người ta rằng : "Tôi bị trận dông lớn quá chừng, đến đỗi cái giếng nó bay cho tới hàng xóm!". Họ nói không có lẽ. Thằng đày tớ cắt nghĩa rằng : "Sự đó là thiệt, bởi cái giếng của chủ tôi có rào chặn một hàng sơ li, hôm đó trận dông nó trốc hàng sơ li qua bên này, nên coi như hình cái giếng bay qua bển". Bữa kia anh ta uống rượu say, khoe tài với anh em bạn
  14. rằng : "Tôi vào trai gái với con vợ thằng khác ấy, rủi nó về, cỏn sợ đem giấu tôi trong thùng ngang; thẳng dở ra, thì thùng không, tôi đã độn về mất". Thằng đày tớ nói rằng :"Sự đó là thiệt, hôm đó tôi có đi theo, thấy thím kia biểu chủ tôi ngồi, lấy thùng úp lại, tôi ngồi ngoài, gần bên lỗ chó, tôi kêu nhỏ, chủ tôi nghe, mang thùng lại dựa vách, chum lỗ chó mà ra. Thằng khác cầm đèn lại dở ra thì thấy thùng trống". Anh ta ỷ có đày tớ nói đỡ cho, ăn quen cứ nói láo hoài. Bữa kia người ta đập được một con chuột cống, lớn bằng con heo con, ai nấy làm lạ xúm lại coi, anh ta lại nói rằng: "Chuột bây lớn mà mấy người lấy làm lạ, bữa hôm tôi đập được con chuột lớn bằng con bò". Họ nói :"Cái đó mới là láo to đa!" Anh ta biểu hỏi thằng đày tớ coi. Thẳng nói rằng : "Láo bực nào tôi còn đỡ đặng, trừ ra có cái láo như bò, tôi đỡ không nổi". Gánh bưởi qua sông Có một anh đã luống tuổi chẳng biết làm gì để kiếm miếng ăn. Cha mẹ mất sớm, anh ta phải sống nhờ vào hai bàn tay vợ. Thấy anh ta lêu lổng, vợ bảo đi buôn. Quảy quang gánh lên vai, ra đến chợ, thấy bưởi nhiều, anh mua một gánh, định mai đem chợ khác bán. Lúc gánh về nhà gặp trời mưa, con suối đầu làng nước dâng lên to. Không biết làm thế nào, anh gánh cả gánh bưởi lội qua. Bao nhiêu bưởi nổi
  15. lềnh bềnh trên mặt nước, trôi hết, chỉ sót lại vài quả. Về đến nhà, vợ hỏi: "Hôm nay mua được gì?" Anh thật thà thuật lại chuyện mua bưởi cho vợ nghe. Chị vợ cười nói: "Ai lại làm như thế, con suối hẹp có một gang, sao anh không đứng bên này vứt sang bên kia thì được việc rồi". Anh chồng nhớ lời. Ít hôm sau, đi chợ, anh mua một gánh trứng vịt. Lúc về trời cũng mưa và nước suối cũng dâng to. Anh lấy từng quả trứng ném sang bên kia suối. Lội sang bờ bên này để nhặt thì trứng đã vỡ hết. Người không sợ súng đạn Tại xóm A có cặp vợ chồng mới cưới. Thời gian trôi qua người vợ mang thai sinh được một trai. Đưa vợ từ nhà hộ sinh về, anh chồng bị vợ mắng một hơi, không hiểu tại sao vợ mình lại nổi giận đến thế. Vợ anh giải thích: - Anh nghĩ coi mỗi lần sinh đẻ tôi phải cực khổ như thế này. Tôi thề từ nay đến già tôi mà... với anh nữa thì súng đạn sẽ bắn tôi! Sáu tháng sau, anh chồng vẫn không dám đụng đến vợ vì sợ vợ mình phải chết do súng đạn. Bỗng một đêm trong lúc ngủ say, anh chồng giật mình vì có người chui vào mùng mình. Anh nạt lớn: - Ai đó? Cô vợ trả lời:
  16. - Em! - Em là ai? - Em là người không sợ súng đạn. Chết là rất sướng Có một ông lão bệnh nặng sắp chết nhưng ông rất sợ. Một người bạn tới thăm, ông liền than thở: - Tôi chắc chết mất. Không biết chết có sướng không? - Dĩ nhiên là sướng rồi. - Sao ông biết? - Nếu sau khi chết mà không sướng, người ta chết sẽ đều trốn về cả chứ. Đàng này chẳng thấy một người chết nào về cả, đủ biết chết là sướng rồi! Ếch đờn vọng cổ Tui có bầy vịt, hễ bum búp lông cánh là lần lượt bị mất sạch trơn. Tức quá, rình mò mấy bữa tui mới biết là bị ếch ăn. Chỗ đuôi đìa, dưới gốc bụi tre có một hang ếch lớn quá cỡ. "Ăn thịt vịt tao thì mày phải đền mạng" - Nghĩ vậy, tui mới lấy sợi dây thép quai thùng dầu uốn thành một lưỡi câu, lấy sáu sợi dây chì bệnh lại làm nhợ, một đầu buộc con vịt xiêm vừa ra ràng, một đầu buộc vào bụi tre. Mặt trời lên độ một con sào. Tôi ngồi rình, thấy một con ếch bà từ trong góc tre lù lù lội ra. Con ếch thấy con vịt,
  17. men lại ngửi ngửi rồi lắc đầu, bỏ đi. Biết nó chê con vịt này còn hôi lông nên chưa chịu ăn. Bữa sau, tui đổi một con vịt mái đang đẻ, mập sà đít. Hừng sáng là tui cũng đến chổ hôm qua ngồi rình. Cũng đến lúc mặt trời lên độ một con sào, con ếch bà đó lại cũng vạch bèo lội ra. Trông thấy con vịt ta mập ú, nó ngó dáo dác, mặt mày hớn hở, gật gật đầu mấy cái. Con ếch khỏa bèo, hớp nước súc miệng sào sạo, phun ra cái phèo rồi chồm tới bên con vịt. Nó nhướng mắt, táp bụp rồi nhai rau ráu, nuốt một cái ực. Như vướng phải lưỡi câu, nó nhợn trở ra. Thấy tình thế không xong, tui vụt đứng dậy la "ếch" một tiếng. Con ếch giật mình nhào ngang, bị lưỡi câu xóc hàm hạ, nó giãy đùng đùng sáu sợi nhợ cây thẳng băng. Nó lúc la lúc lắc cái đầu, sáu sợi dây chì rẽ quạt ra. Hai tay nó quày lia lịa. Sáu sợi dây bật ra những tiếng kêu bỗng trầm "tằng tăng, tủng tẳng" khác nhau. Tui ngồi nghe. Sao có chổ vô sang, ra hò mùi quá! Một hồi phát ngứa miệng, tui ứng thanh theo, ca bậy vài câu vọng cổ chơi... Tứ chứng nan y Xiển làm thuốc. cho nên vua thường vời vào kinh chữa bệnh. Một hôm, vua đang nô đùa cùng bầy cung phi, thì thấy Xiển bước vào. Vua ngạc nhin hỏi có việc gì. Xiển đáp: - Hạ thần nghe nói Hoàng thượng mắc phải bốn bệnh hiểm nghèo mà sách gọi là "tứ chứng nan y", nên vội vàng vào thăm Hoàng thượng. Vua khó chịu nói: - Thiên hạ ác miệng nói càn như vậy, chứ lâu nay Trẫm vẫn khỏe mạnh, có việc gì đâu! À thế "tứ chứng nan y" là những
  18. bệnh gì? Xiển tâu: - Dạ "tứ chứng nan y" họ nói đó là què, mù, câm điếc. Vua nổi giận: - Ðộc ác đến mức ấy là cùng! Trẫm mà biết kẻ nào bịa chuyện phao đồn ra đầu tiên thì Trẫm sẽ cắt lưỡi chứ không tha! Xiển nói: - Hạ thần nghe thiên hạ đồn như vậy. Bây giờ mới biết là sai. Nhưng nghĩ cho kỹ, thì lại thấy là có nguyên do cả đấy ạ! Vua hỏi: - Nguyên do như thế nào? Xiển giả bộ rụt rè: - Xin Hoàng thượng tha tội kẻ hạ thần mới dám nói. Vùa bằng lòng. Xiển nói:
nguon tai.lieu . vn