Xem mẫu

  1. Tuc chung chan dem cua nguoi thai Chung chăn đệm - “sú phả” là một nét đẹp có tự ngàn xưa của người Thái Mường Lò (Yên Bái) được tổ chức ở nhà gái sau khi người con trai đã vượt qua được những thử thách của thời kỳ ở rể. Từ đây đôi trai gái yêu nhau được hai gia đình và cộng đồng công nhận là vợ chồn Ngày trước, con trai người Thái phải trải qua một thời gian ở rể kéo dài từ 3 năm trở lên. Đây là một thử thách rất lớn, nếu vượt qua mới được công nhận là con rể và được đón dâu về nhà mình. Trong thời gian ấy, chàng trai không chỉ phải chăm chỉ lao động, đối xử tốt với mọi người bên gia đình vợ tương lai và bà con bản Mường, mà còn phải nhất mực thủy chung và giữ một tình cảm trong sáng, lành mạnh với người mình yêu theo kiểu “nam nữ thụ thụ bất thân”. Chàng trai nào lười nhác hoặc không kiềm chế được lửa lòng, nhẹ thì bị phạt hoặc tăng thời gian ở rể, nặng thì bị đuổi về và bị cộng đồng chê cười. Vào ngày tốt, giờ đẹp, bà mối của bên nhà trai và bà mối của bên nhà gái cùng người đại diện của hai họ trải đệm ở buồng cô gái. Sau đó lấy chiếc áo mới chưa mặc của cô dâu trải lên đệm ngửa hàng cúc lên trên, đặt áo của chàng rể còn mới chưa mặc lên trên áo của cô dâu úp hàng cúc xuống, vắt tay áo như đang ôm nhau rồi đắp chăn lên như hai người đang nằm, bốn người cầm bốn góc màn căng lên. Bà mối của nhà trai hát rằng: “Khỏi cọ ha chớ đảy chớ ngài/ sải chớ đảy chớ đi/ khỏi chẳng đảy dốm mứk má xo lai/ xo tòi lúng tòi ta nái nạ/ xo tòi ta nái phủ chính chặu pò mè ók cuông hướn/ Chí xo phụk phứn quảng lái lẹp bók lua cón nớk…”. Nghĩa là: “Tôi chọn được ngày lành tháng tốt/ chúng tôi mới được sắm lễ trầu cau/ sang bên này chắp tay van lạy/ chìa hai tay xin không/ ngửa hai tay xin lấy/ ngồi xổm rồi quỳ gối lại xin/ xin với bác với ông bên ngoại/ xin cha mẹ đã có công nuôi dưỡng sinh thành/ tôi muốn xin chiếu rộng đỏ thắm hoa sen/ xin chiếu to muôn màu hoa cúc/ xin được trải hai chiếu để trải đệm đôi/ xin cả đệm bông lau/ xin cả chăn lông ngỗng/ xin hai gối để cặp thành đôi/ xin ri - đô che cả gió trời/ xin màn đen bà ngoại mới may/ xin cả áo cô dâu mặc từ thủa bé/ xin áo cô dâu mặc thường ngày/ lấy về nằm đệm đôi diềm đỏ/ nằm bên người chồng yêu quý/ tay trong tay nên vợ nên chồng/ như đôi vịt mãi mãi sống chung/ như đôi gà không bao giờ mất/ thương yêu nhau đến răng long đầu bạc/ được vui vầy bên con cháu đầy nhà”. Trên mâm cơm cúng thường thắp đôi nến để bói nhân duyên. Nếu nến cháy đều, thẳng và hết tức là điềm báo đôi vợ chồng sẽ có cuộc sống hạnh phúc. Còn nếu nến cháy dở dang hoặc đổ… thì đó là điềm báo đôi vợ chồng sẽ phải cố gắng rất nhiều để chiến thắng số phận. Với các cô gái Thái, lúc này cũng đã búi tóc - “tằng cẩu” xong. Búi tóc của bà, của mẹ chồng lựa gom sau mỗi lần chải được bện cùng tóc của cô dâu ngay ngắn trên đỉnh đầu rồi cài trâm bạc. Đấy không chỉ là thông điệp hoa đã có chủ mà còn chuyên chở những ý nghĩa nhân sinh cao đẹp về truyền thống, nghĩa vụ, trách nhiệm của người vợ hiền, dâu thảo. Ngày nay, đám cưới của người Thái Mường Lò đã lược bỏ những hủ tục, trai gái được tự do hôn nhân, song tục “sú phả” vẫn được coi trọng. Mỹ tục ấy ẩn chứa khát vọng một cuộc sống gia đình hạnh phúc từ bao đời được các thế hệ trân trọng, nâng niu, dẫu có mang đôi chút bóng dáng tâm linh nhưng sâu nặng tình người. Nhung phong tuc ky la cua nguoi brau giua dai ngan cao nguyen Khu kinh tế cửa khẩu Quốc tế Bờ Y, huyện Ngọc Hồi (Kon Tum) nằm nơi ngã ba Đông Dương, giữa chốn núi rừng cao nguyên đại ngàn. Vùng đất này đang từng ngày chuyển động, làng Đăk Mế của người Brâu như được khoác lên mình tấm áo mới trong thời kinh tế hội nhập... nhưng hiện nay ở đây vẫn còn tồn tại những phong tục kỳ lạ!. Tục cà răng của người Brâu (hay gọi là Uốt Pưng) Tục cà răng có từ xa xưa, theo lời già làng Thao Nur thì: “Mình đã gần 80 mùa rẫy rồi, từ nhỏ đã thấy người lớn trong làng ngày đêm thi nhau... cà răng, mình cũng bắt chước làm theo”. Theo già, cà răng quả cũng lắm công phu, tốn khá nhiều thời gian và cũng lắm phiền toái. Đêm đêm giữa mênh mang đại ngàn,
  2. sau một ngày lao động trên nương rẫy, người Brâu, nhất là phụ nữ trở về nhà lại dùng lưỡi dao, chặt ra có gờ như lưỡi cưa và cứ thế từ ngày này sang ngày khác nhằm hai hàm răng mà cà. Theo cụ bà Nàng Nang (hơn 90 tuổi), thì ngoài cà theo cách truyền thống, người Brâu còn sử dụng một số nhựa cây trong rừng sâu, đem đốt nóng trên lửa sao cho đến khi có màu đen và đặc sánh, dùng nó để bôi lên những chiếc răng ngắn ngủn ấy, răng càng đen bóng càng thành công. Cụ bà Nàng Nang cho biết khi còn trẻ tuổi, răng của cụ cũng được cà... đẹp lắm, nay thì răng của cụ đã “đi” gần hết. Cụ cười để lộ sót lại vài chiếc còn hiện hữu bởi được cà, trải qua một thời son trẻ... Đến việc căng tai (Tavattơpit) Ban đầu việc căng tai chỉ dành cho những người giàu có trong làng, đó là những nhà có nhiều cồng chiêng, ché rượu cần quý, nhiều trâu bò... họ căng tai càng rộng bao nhiêu thì càng tỏ ra tự hào, hãnh diện bấy nhiêu. Những người này thường dùng lỗ tai này để đeo ngà voi, các vật quý. Rồi về sau, việc căng tai được lan rộng ra cả làng, không chỉ người giàu, mà nghèo như cụ Nàng Nang cũng đâm lỗ, rồi bỏ cây le, lồ ô vào để căng tai. Ngày ngày cứ vuốt ve tai sao cho lỗ càng to, càng tốt. Đến tận ngày hôm nay tai của cụ Nàng Nang có thể bỏ lọt cả bàn tay trẻ con vào mà không hề vướng víu gì. Cả Đăk Mế nhiều cụ bà đã “cao niên” nhưng hình ảnh căng tai của một thời còn đầy “dấu ấn” như cụ: Nàng Gôu, Nàng Bu, Ngàng Mưn, Nàng An... Người Brâu với tục xăm mặt (ChinhKrăcKăng) Ngoài phong tục cà răng, căng tai người Brâu còn thực hiện... xăm mặt. Trên trán cụ Nàng Nang, Nàng Gôu là nét chấm xanh, chấm Cụ bà Nàng Gôu đen. Giữa trán cụ Nàng Nang còn vẽ lên giống như hai lá cờ bắt chéo nhau hình chữ thập. Dưới cằm cụ Gôu được “chấm phá” bởi nhiều đường nét vẽ khá ấn tượng, trông gần như bộ râu quai nón của người đàn ông vậy. Người phụ nữ Brâu còn tự “làm đẹp” cho mình bằng việc đeo vòng, nhìn từ đầu đến chân của các cụ cơ man nào là... vòng: vòng lớn, vòng nhỏ, vòng đỏ, vòng vàng... đủ các màu sắc. Họ có quan niệm càng đeo nhiều vòng thì... càng đẹp, càng “quý phái”, càng được nhiều người đàn ông ngưỡng mộ! Những cụ bà còn nghĩ ra đeo vòng khá độc đáo đó là đeo ở cổ chân, có người gắn vào chân mình đôi lục lạc. Mỗi bước chân di chuyển, lục lạc kêu leng keng rộn rã. Già làng Thao Nur nói với tôi: Làm vậy đi vào trong rừng không sợ bị lạc đường, nếu lỡ đi lạc thì cứ theo tiếng leng keng ấy mà tìm, ra liền...
nguon tai.lieu . vn