Xem mẫu

  1. Tự xoa bóp chữa đau răng Thật hiếm có ai trong đời lại không ít nhất một lần bị hành hạ bởi cơn đau răng. Dân gian có câu: “Thứ nhất đau mắt, thứ nhì nhức răng”, ý muốn nói đến sự khủng khiếp của những cơn đau do bệnh lý của mắt và răng gây nên cho người bệnh. Lẽ đương nhiên, khi đau răng, người ta tất phải tìm đến nha sĩ để khám và xử lý. Nhưng trong một hoàn cảnh nào đó, khi thuốc không có trong tay, thầy chưa có tại chỗ, người ta buộc lòng phải vận dụng các kinh nghiệm dân gian để nhằm làm giảm những cơn đau ở một chừng mực nhất định, trong đó có việc tự day bấm một số huyệt vị. Vậy để đạt được hiệu quả giảm đau như mong muốn, người bệnh cần tiến hành thủ thuật day bấm huyệt như thế nào? Dưới đây, xin giới thiệu một quy trình đơn giản nhất để bạn đọc có thể tham khảo và vận dụng khi cần thiết. Day bấm huyệt hạ quan Dùng hai ngón tay trỏ day bấm đồng thời cả hai huyệt hạ quan trong 2 phút sao cho đạt cảm giác tê tức, căng trướng tại chỗ là được. Vị trí huyệt hạ quan: sờ phía trước tai tìm chỗ hõm xuống, khi ngậm miệng lại thì có hõm, khi há miệng ra thì đóng lại, huyệt nằm ở góc phía trước của mỏm tiếp xương thái dương và lồi cầu xương hàm dưới. Day bấm huyệt giáp xa Dùng ngón tay trỏ day bấm huyệt giáp xa trong 2 phút sao cho đạt cảm giác căng trướng là được. Vị trí huyệt giáp xa: bảo người bệnh cắn chặt răng, lấy huyệt ở chỗ cơ cắn nổi lên cao nhất, khi không cắn răng chỗ đó lõm xuống, ấn vào có cảm giác ê tức, ở trước góc hàm và ở trên bờ dưới xương hàm dưới 1 ngang ngón tay. Day bấm huyệt nhân trung Dùng ngón tay trỏ day bấm huyệt nhân trung trong nửa phút. Vị trí huyệt nhân trung: ở điểm nối 1/3 trên với 2/3 dưới của rãnh nhân trung, giữa đáy rãnh. Day bấm huyệt hợp cốc Dùng ngón tay cái day bấm huyệt hợp cốc trong 2 phút sao cho đạt cảm giác tê tức lan ra phía ngón tay út là được. Vị trí huyệt hợp cốc: ngón tay cái và ngón tay trỏ xòe rộng ra,
  2. lấy nếp gấp giữa đốt 1 và 2 của ngón tay cái bên kia, để vào hố khẩu tay này, đặt áp đầu ngón cái lên mu bàn tay giữa hai xương bàn tay 1 và 2, đầu ngón tay cái ở đâu chỗ đó là huyệt, khi ấn có cảm giác tê tức thấu sang phía ngón tay út. Cũng có thể xác định bằng cách xòe ngón tay cái và ngón tay trỏ như trên, giữa tĩnh mạch ngoài ở mu tay và xương bàn tay 2 có một chỗ lõm xuống, lấy huyệt ở trong chỗ lõm, ngang với chỗ tiếp nối thân với đầu trên xương bàn tay 2. Day bấm huyệt nội đình Dùng ngón tay trỏ hoặc ngón tay cái day bấm huyệt nội đình trong 1 phút. Vị trí huyệt nội đình: ép sát hai đầu ngón chân 2 và 3 vào nhau, huyệt ở đầu kẽ hai ngón chân, phía mu chân, ngang chỗ nối thân với đầu sau xương đốt 1 ngón chân. Day bấm huyệt thủ tam lý Dùng ngón tay cái day bấm huyệt thủ tam lý trong 1 phút sao cho đạt cảm giác tê tức lan xuống bàn tay là được. Vị trí huyệt thủ tam lý: co khuỷu tay vào cánh tay, xác định huyệt khúc trì nằm ở đầu lằn chỉ của nếp gấp khuỷu, huyệt thủ tam lý nằm dưới huyệt khúc trì 2 thốn trên đường nối huyệt vị này với mỏm trâm quay. Để đạt được hiệu quả giảm đau tốt nhất, cần tiến hành thủ thuật đúng phương pháp với một lực tương đối mạnh (đương nhiên là người bệnh phải chịu được), có thể tiến hành vài ba lần, mỗi lần cách nhau chừng vài giờ.
nguon tai.lieu . vn