Xem mẫu

  1. Tư tưởng về Đảng cầm quyền trong Di chúc của Chủ tịch Hồ Chí  Minh. Tác giả : Th.s Nguyễn Thị Chiên ­ Gv Khoa Triết ­ CNXHKH File đính kèm: Không có Đảng cầm quyền là một vấn đề hết sức hệ trọng của cách mạng. Bởi  lẽ, theo Hồ Chí Minh cách mệnh “ trước hết phải có Đảng cách mệnh,  để trong thì vận động và tổ chức dân chúng, ngoài thì liên lạc với dân  tộc bị áp bức và vô sản giai cấp mọi nơi. Đảng có vững cách mệnh  mới thành công, cũng như người cầm lái có vững thuyền mới chạy.  Đảng muốn vững thì phải có chủ nghĩa làm cốt…Đảng mà không có  chủ nghĩa cũng như người không có trí khôn, tàu không có bàn chỉ  nam.” ( Hồ Chí Minh Toàn tập, Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia, Hà  Nội 1995,  tập2, tr267­268 ).  Chính vì lẽ đó, qua quá trình ra đi tìm  đường cứu nước, Nguyễn  Ái Quốc­  Hồ Chí  Minh  đã tiếp cận được  chân lý của thời đại – đó là ngọn cờ tư tưởng của Chủ nghĩa Mác –  Lênin và Người đã đưa ánh sáng đó trở về Việt Nam, quyết tâm lãnh  đạo cách mạng Việt Nam theo ngọn cờ tư tưởng ấy. Bởi theo Người “  bây  giờ  học thuyết nhiều,  chủ nghĩa nhiều,  nhưng  chủ nghĩa  chân  chính   nhất,   chắc  chắn   nhất,  cách   mệnh   nhất  là  chủ  nghĩa   Lênin”.  Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời là sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa  Chủ nghĩa Mác  – Lênin,  phong  trào công nhân và phong  trào yêu  nước   Việt   Nam.   Ngay   từ   khi   ra   đời,   dưới   ánh   sáng   tư   tưởng   Mác­  Lênin, Đảng Cộng sản Việt Nam đã giành được quyền lãnh đạo cách  mạng Việt Nam, trở thành nhân tố chủ yếu đưa cách mạng Việt Nam  đi   từ   thắng   lợi   này   đến   thắng   lợi   khác. Sở dĩ Đảng có vinh dự giữ trọng trách to lớn đó là bởi mục đích của  Đảng không có gì khác là “ lãnh đạo quần chúng lao khổ làm giai cấp  tranh đấu để tiêu trừ tư bản đế quốc chủ nghĩa, làm cho thực hiện xã 
  2. hội cộng sản” ( Sđd tập 3, tr5). Vì vậy, “ Đảng không phải là một tổ  chức để làm quan phát tài. Nó phải làm tròn nhiệm vụ giải phóng dân  tộc, làm cho tổ quốc giàu mạnh, đồng bào sung sướng” ( Sđd, tập 5,  tr 249) và “ Đảng ta chỉ có một điều là phục vụ Tổ quốc, phục vụ  nhân dân, phục vụ xã hội chủ nghĩa và cộng sản chủ nghĩa. Ngoài ra,  không còn có lợi ích nào khác”. Do đó Đảng được “dân tin, dân phục,  dân   yêu”. Để hoàn  thành  được sứ mệnh  cao  cả đó, Đảng phải có được sức  mạnh tương ứng. Như chúng ta biết, Đảng Cộng sản Việt Nam ra đời  ở một nước nông nghiệp lạc hậu, trong bão táp của cuộc đấu tranh  của giai cấp công nhân và của cả dân tộc, nên sức mạnh của Đảng  không phải là sức mạnh của tiềm lực quân sự hùng mạnh hay tiềm  năng kinh tế giàu có mà sức mạnh của Đảng lúc này chỉ có thể là sức  mạnh ý chí, tinh thần – sức mạnh của khối đại đoàn kết toàn dân tộc.  Hồ Chí minh chỉ rõ: “Cái sức mạnh vô địch mà ta có thể thắng quân  địch giành độc lập thống nhất là sự đoàn kết”, “ Bất kỳ khó khăn gì,  bất kỳ công việc to mấy ta đoàn kết đều làm được hết cả”, “ Đoàn kết  là sức mạnh,  là then  chốt  của thành  công”.  Vì vậy,  Đảng  phải  trở  thành trung tâm của khối đại đoàn kết để đoàn kết dân tộc, đoàn kết  giai   cấp,   đoàn   kết   quốc   tế. Trong Sách lược vắn tắt của Đảng Hồ chí Minh chỉ rõ: “Đảng là đội  tiên phong của giai cấp vô sản, phải thu phục cho được đại bộ phận  giai cấp mình, phải làm cho giai cấp mình lãnh đạo được dân chúng”. Để hiện  thực  hóa  tư tưởng đó, làm cho nó  có sức mạnh  vật chất,  thành lực lượng vật chất có tổ chức – Mặt trận dân tộc thống nhất  được thành lập và Đảng Cộng sản vừa là thành viên của Mặt trận dân  tộc thống nhất, vừa là lực lượng lãnh đạo Mặt trận, xây dựng khối đại  đoàn kết toàn dân ngày càng vững chắc. Quyền lãnh đạo Mặt trận  không phải Đảng tự phong cho mình, mà là được nhân dân tự giác  thừa   nhận.   Điều   này   đã   được   Hồ   Chí   Minh   phân   tích   rất   cặn   kẽ:  “Đảng   không   thể   đòi   hỏi   Mặt   trận   thừa   nhận   quyền   lãnh   đạo   của 
  3. mình, mà phải tỏ ra là một bộ phận trung thành nhất, hoạt động nhất  và chân thực nhất. Chỉ trong đấu tranh và công tác hàng ngày, khi  quần chúng rộng rãi thừa nhận chính sách đúng đắn và năng lực lãnh  đạo của Đảng, thì Đảng mới giành được địa vị lãnh đạo” (Sđd, Tập 3,  tr.138). Thực tế cho thấy Đảng đã xác định được chính sách Mặt trận đúng  đắn nên đã phát huy được truyền thống đoàn kết và yêu nước rất vẻ  vang của dân tộc ta và Đảng cũng đã thể hiện được năng lực lãnh  đạo trong thực tế. Hồ Chí Minh căn dặn cán bộ, đảng viên về công  tác   Mặt   trận:   “Phải   thành   thực   lắng   nghe   ý   kiến   của   người   ngoài  Đảng. Cán bộ và đảng viên không được tự cao tự đại, cho mình là tài  giỏi hơn mọi người,trái lại phải học hỏi điều hay, điều tốt ở mọi người” Muốn lãnh đạo Mặt trận, lãnh đạo xây dựng khối đoàn kết toàn dân,  Đảng phải thực sự đoàn kết nhất trí. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “ Đảng ta là  một Đảng lãnh đạo. Tất cả cán bộ và đảng viên dù ở cương vị khác  nhau, cũng đều phải đoàn kết nhất trí để làm tròn nhiệm vụ của Đảng  giao   cho”   (   Sđd,   Tập   11   tr154) Không chỉ dừng lại ở việc xây dựng và phát huy sức mạnh bên trong  của đoàn kết bằng việc xây dựng khối đoàn kết trong Đảng, đoàn kết  toàn dân mà còn phải tranh thủ và huy động sức mạnh bên ngoài của  đoàn kết bằng chính sách đại đoàn kết dân tộc phải gắn liền với đoàn  kết quốc tế. Nghĩa là, Đảng phải biết cách giải quyết các vấn đề dân  tộc theo giá trị và chuẩn mực nhân loại; cách mạng Việt Nam chỉ có  thể giành thắng lợi khi đoàn kết chặt chẽ với phong trào cách mạng  thế giới. Vì vậy, Hồ Chí Minh trong suốt quá trình ra đi tìm đường cứu  nước đã hướng về nhân loại và tìm thấy “hình của nước” trong tấm  gương nhân loại. Nhờ vậy Người được nhân loại yêu mến, khâm phục,  giúp   đỡ.   Như vậy là từ đại đoàn kết dân tộc phải đi đến đại đoàn kết quốc tế;  đại đoàn kết dân tộc phải là cơ sở cho việc thực hiện đại đoàn két  quốc tế. Đó là bài học của đại đoàn kết vì thế, nó là bài học của đại 
  4. thành   công. Trước lúc đi xa, Hồ Chí Minh đã căn dặn Đảng ta và nhân dân ta  rằng: “Nhờ đoàn kết chặt chẽ, một lòng một dạ phục vụ giai cấp, phục  vụ nhân dân, phục vụ Tổ quốc, cho nên ngay từ ngày thành lập đến  nay Đảng ta đã đoàn kết, tổ chức và lãnh đạo nhân dân ta hăng hái  đấu tranh tiến từ thắng lợi này đến thắng lợi khác”. Do đó, “phải giữ  gìn sự đoàn  kết nhất  trí của Đảng như  giữ gìn con ngươi của mắt  mình”. Khi đã trở thành Đảng cầm quyền – lãnh đạo chính quyền, Đảng có  thêm   sức   mạnh   vật   chất   nữa   đó   là   nhà   nước.   Về   vấn   đề   này,   ngay   từ   năm   1925   trong   tác   phẩm   “Đường   Kách  mệnh” khi đề cập đến mô hình nhà nước trong tương lai và nhiệm vụ  của nó, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết: “Đảng Cộng sản cầm quyền, tổ  chức ra Chính phủ công ­ nông ­ binh, phát đất cho dân cày, giao  công xưởng cho thợ thuyền… ra sức tổ chức kinh tế mới để thực hành  thế giới đại đồng”(Sđd tập 6 tr162). Đến trước khi vĩnh biệt đồng bào,  đồng chí, Chủ tịch Hồ Chí Minh còn căn dặn: “Đảng ta là một Đảng  cầm quyền. Mỗi đảng viên và cán bộ phải thực sự thấm nhuần đạo  đức cách mạng, thực sự cần kiệm, liêm, chính, chí công vô tư. Phải  giữ gìn Đảng ta thật trong sạch, phải xứng đáng là người lãnh đạo, là  người đầy tớ thật trung thành của nhân dân” (Di chúc). Chủ tịch Hồ  Chí Minh thường nhắc nhở các tổ chức đảng và đảng viên: Đảng cầm  quyền chứ không phải đảng trị, mọi cán bộ đảng viên của Đảng phải  biết tôn trọng nhà nước dân chủ nhân dân, gương mẫu chấp hành  Hiến   pháp   và   pháp   luật   của   nhà   nước.   Nhà nước ta được thành lập sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945 là  nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Việt Nam và ở Đông Nam  Châu Á, dựa trên nền tảng công nông do giai cấp công nhân lãnh  đạo. Bản Hiến  pháp  năm 1946  ở nước ta ra đời là mốc son quan  trọng   đánh   dấu   quá   trình   bắt   đầu   xây   dựng   một   nhà   nước   pháp  quyền.   Đó   là   nhà   nước   của   dân,   do   dân   và   vì   dân.
  5. Ngày nay, lịch sử cách mạng Việt Nam đã đổi thay song vai trò lãnh  đạo cách mạng của Đảng vẫn không hề thay đổi. Trong xu thế mới  của đất nước và thời đại đặt ra cho vai trò lãnh đạo của Đảng những  nhiệm vụ mới. Đó là lãnh đạo nhân dân Việt Nam thực hiện thành  công   sự   nghiệp   đổi   mới   đưa   đất   nước   vững   bước   trên   con   đường  XHCN trong điều kiện nền kinh tế thị trường, mở cửa. Đây vừa là điều  kiện thuận lợi nhưng cũng đầy khó khăn thách thức đối với sự lãnh  đạo của Đảng. Hơn lúc nào hết những lời dặn dò của Người về Đảng  Cộng sản cầm quyền cần phải được phát huy. Trước hết, đó là chủ  nghĩa yêu nước, là tinh thần dân tộc, Đảng phải là Đảng của một giai  cấp biết “tự mình trở thành dân tộc”. Nghĩa là biết đặt lợi ích của toàn  dân tộc lên trên hết, biết xây dựng một xã hội dân chủ, pháp quyền.  Đồng thời  Đảng phải thực hiện nhiệm vụ quốc tế cao cả, phải hướng  về nhân loại, giải quyết các vấn đề của dân tộc theo giá trị và chuẩn  mực nhân loại và phải cùng với cộng đồng quốc tế giải quyết những  vấn đề chung của nhân loại. Thực hiện lời dặn dò của Người, Đảng  đã không  ngừng  đổi mới và hoàn  thiện phương  thức lãnh  đạo của  Đảng, nâng cao vai trò lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng, phát  huy hiệu lực, hiệu quả quản lý của nhà nước, tích cực, chủ động sáng  tạo của Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể nhân dân. Đảng không làm  thay  các   cơ  quan   nhà  nước,  bảo  đảm  hoạt   động  trong   khuôn   khổ  Hiến pháp và pháp luật của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa  Việt Nam. Thực hiện chính sách ngoại giao rộng mở, đa dạng hóa, đa  phương hóa với phương châm: Việt Nam sẵn sàng là bạn và là đối tác  tin   cậy   của   tất   cả   các   nước. Điều quan trọng nữa, Đảng lãnh đạo trong giai đoạn hiện nay là phải  ra sức xây  dựng và củng cố khối đại đoàn  kết. Muốn  vậy, cán bộ  Đảng và nhà nước phải là hạt nhân của khối đại đoàn kết đó, phải có  “tâm”, có “tầm”, có “trí”, phải nêu gương sáng về đức hy sinh “lo trước  thiên hạ, vui sau thiên hạ”, cần, kiệm, liêm, chính, chí công, vô tư. Chỉ  như thế Đảng mới xứng là “đạo đức”, là “văn minh” như kỳ vọng của 
  6. Bác và sự tin yêu của nhân dân ./.gytfgg Xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh, "là đạo đức, là văn minh" trong giai đoạn hiện nay ́ ́ 08 Thang Sau 2010 10:12:00 GMT+7 Đó cũng chính là chủ đề của đợt học tập trong cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" trong năm 2010. Để chuẩn bị cho đợt học tập này, Ban Tuyên giáo trung ương cũng đã đánh giá, tổng hợp về tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh, "là đạo đức, là văn minh". Theo đó, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong công tác xây dựng Đảng hiện nay cần tập trung vào một số nội dung, công việc chính. Đất nước ta đang đứng trước thời cơ lớn và thách thức lớn của sự phát triển. Để lãnh đạo đất nước trong điều kiện mới, Đảng ta phải tiếp tục tự đổi mới, tự chỉnh đốn, nâng cao được năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu, nắm bắt thời cơ, chấp nhận và vượt qua thách thức, nguy cơ, nâng cao tầm trí tuệ. Đối mới mỗi cán bộ, đảng viên, mỗi tổ chức đảng, cấp uỷ đảng phải quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng, chung tay xây dựng Đảng ta thực sự trong sạch, vững mạnh, "là đạo đức, là văn minh". Đó cũng chính là chủ đề của đợt học tập trong cuộc vận động "Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh" trong năm 2010. Để chuẩn bị cho đợt học tập này, Ban Tuyên giáo trung ương cũng đã đánh giá, tổng hợp về tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh, "là đạo đức, là văn minh". Theo đó, việc học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh trong công tác xây dựng Đảng hiện nay cần tập trung vào một số nội dung, công việc chính.
  7. Đầu tiên đó phải là nâng cao phẩm chất trí tuệ của Đảng, xây dựng, hoàn thiện đường lối đổi mới, đề ra các chủ trương, giải pháp phù hợp cho giai đoạn phát triển mới. Bởi lẽ Đảng ta là Đảng cầm quyền. Năng lực cầm quyền của Đảng là sự tổng hòa trình độ, khả năng, bản lĩnh chính trị để giải quyết các yêu cầu, nhiệm vụ do tình hình đất nước và thế giới đặt ra, nhằm lãnh đạo toàn dân thực hiện mục tiêu "Dân giàu, nước mạnh, xx hội công bằng, dân chủ, văn minh". Muốn đề ra đường lối, chủ trương, quyết sách sao cho phù hợp thì Đảng phải nâng cao tầm trí tuệ, nắm chắc yêu cầu thực tiễn, tình hình trong nước và quốc tế để tiếp tục hoàn thiện đường lối đổi mới, đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đưa nước ta trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại. Trong hoạch định đường lối phải tránh bảo thủ, trì trệ, đồng thời phải trách hấp tấp, vội vàng, làm tốt công tác sự báo, chú ý đến những vấn đề mới nảy sinh để kịp thời nghiên cứu, tổng kết, bổ sung, phát triển cương lĩnh, đường lối, chủ trương của Đảng. Việc xây dựng, hoàn thiện đường lối đổi mới phải quát triệt tư tưởng Hồ Chí Minh "Đảng phải có chủ nghĩa làm cốt". ddangr phải kiên định nền tảng tư tưởng là chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, lấy đó làm kim chỉ nam cho hành động, cơ sở quy tụ, xây dựng và phát huy sức mạnh đoàn kết trong Đảng, đoàn kết dân tộc. Đó còn là quan tâm đến công tác xây dựng Đảng, thực sự coi việc xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt ở tất cả các cấp, các ngành. Trong sự nghiệp đổi mới đất nước, sự suy yếu, thoái hoá, biến chất của tổ chức
  8. Đảng, lmà cho vai trò cầm quyền của Đảng bị suy giảm, có thể dẫn đến mất ổn định chính trị- xã hội là một nguy cơ lớn. Chăm lo xây dựng Đảng trong sạch, vững mạnh là điều kiện tối cần thiết và là điều kiện tiên quyết để giữ vững ổn định chính trị - xã hội, phát triển kinh tế, văn hoá theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Toàn Đảng phải quán triệt đầy đủ quan điểm xây dựng Đảng là nhiệm vụ then chốt thể hiện trong việc đẩy mạnh và nâng cao hiệu quả của nghiên cứu lý luận, tổng kết thực tiễn, thu hút và phát huy tiềm năng trí tuệ của toàn dân tộc. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ này thì cần quán triệt tư tưởng Hồ Chí Minh. Đó là xây dựng xã hội mới là công việc "rất to lớn, nặng nề và phức tạp mà cũng là rất vẻ vang. Đây là một cuộc chiến đấu chống lại những gì đã cũ kỹ, hư hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ, tốt tương, Để giành lấy thắng lợi trong cuộc chiến đấu khổng lồ này cần phải động viên toàn dân, tổ chức và giáo dục toàn dân, dựa vào lực lượng vĩ đại của toàn dân". Đồng thời, cần đặc biệt coi trọng xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên. Nhất là trong điều kiện cơ chế kinh tế thị trường và hội nhập quốc tế hiện nay, xây dựng đội ngũ cán bộ, đảng viên có đủ đức và tài, đầy tinh thần trách nhiệm trước Đảng, trước dân tộc, năng động, dám nghĩ, dám làm... không chỉ là sự quan tâm, phát huy sức mạnh của toàn dân tộc, vấn đề có ý nghĩa quyết định đến thành bại của cả sự nghiệp cách mạng. Tính chất then chốt của nhiệm vụ xây dựng Đảng còn thể hiện thông qua việc kiên quyết đấu tranh, khắc phục tình trạng suy thoái về tư tưởng chính trị, đạo đức, lối sống, tham nhũng, lãng phí, quan liêu và các tiêu cực
  9. khác ở trong Đảng và ngoài xã hội. Những tiêu cực trong xã hội đã xâm nhập vào cơ thể Đảng, vào bộ máy Nhà nước, thách thức nghiêm trọng uy tín của Đảng, Nhà nước trong nhân dân, ảnh hưởng đến việc cầm quyền của Đảng, sự tồn vong của chế độ và con đường phát triển của đất nước. Do vậy, toàn Đảng và mỗi tổ chức Đảng, mỗi cán bộ, đảng viên cần có nhận thức đúng đắn tư tưởng, tấm gương Hồ Chí Minh về nhiệm vụ xây dựng Đảng, để tham gia đấu tranh khắc phục tình trạn trên, xây dựng Đảng ta thực sự "là đạo đức, là văn minh". Ban Tuyên giáo trung ương đã xây dựng và đưa ra nội dung thứ 3 học tập và làm theo tư tưởng, tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng ta thật sự trong sạch, vững mạnh, "là đạo đức, là văn minh" trong giai đoạn hiện nay là phải tiếp tục đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng Phương thức lãnh đạo của Đảng có vai trò quan trọngd dể đưa đừng lối, chủ trương của Đảng vào thực tiễn cuộc sống. Đó cũng chính là yêu cầu mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đề ra trong tác phẩm "Sửa đổi lối làm việc". Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh trước hết là đặt trọng tâm đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước. Đường lối xây dựng Nhà nước pháp quyền xã họi chủ nghĩa ở Việt Nam xác định Hiến pháp và pháp luật là quyền lực tối tượng, điều chỉnh mọi quan hệ xã hội. Trong điều kiện đó, việc đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng đối với Nhà nước có vai trò rất quan trọng, thể hiện năng lực cầm quyền của Đảng. Đổi mới phương thức lãnh đạo của Đảng hiện nay phải tăng cường sự
  10. lãnh đạo của Đảng đối với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội. Ngày nay, vai trò của các tỏo chức chính trị - xã hội ngày càng mở rộng. ddangr tiếp thu những ý kiến của các tổ chứ đoàn thể để bổ sung, phảttiển,d diều chỉnh đường lối, chủ trương; để đổi mới phương thức lãnh đạo đối với hệ thống chính trị và toàn xã hội. Để thực hiện nội dung này thì cần quán triệt quan điểm của Chủ tịch Hồ Chí Minh là "Đảng không thể đòi hỏi Mặt trận thừa nhân quyền lãnh đạo của mình, mà phải tỏ ra là một bộ phận trung thành nhất, hoạt động nhất và trung thực nhất. Chỉ trong đấu tranh và công tác hàng ngày, khi quần chúng rộng rãi thừa nhận chính sách đung đắn và năng lực lãnh đạo của Đảng, thì Đảng mới giành được địa vị lãnh đạo Xây dựng và chỉnh đốn Đảng theo tư tưởng Hồ Chí Minh Trong bản Di chúc thiêng liêng, Bác Hồ đã dặn lại toàn Đảng, toàn quân và toàn dân ta những công việc phải làm khi Tổ quốc đã thống nhất, trong đó có nhiệm vụ đổi mới và chỉnh đốn Đảng. Bác viết: ''Công việc trên đây là rất to lớn, nặng nề và phức tạp, và cũng là rất vẻ vang. Đây là một cuộc chiến đấu chống lại những cái gì đã cũ kỹ, hư hỏng, để tạo ra những cái mới mẻ, tốt hơn''. Người còn chỉ rõ: “Theo ý tôi, việc cần phải làm trước tiên là chỉnh đốn lại Đảng, làm cho mỗi đảng viên, mỗi đoàn viên, mỗi chi bộ đều ra sức làm tròn nhiệm vụ Đảng giao phó cho mình, toàn tâm, toàn ý phục vụ nhân dân. Làm được như vậy, thì dù công việc to lớn mấy, khó khăn mấy, chúng ta cũng nhất định thắng lợi”. Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần thứ 6 (khoá VIII) đã đề ra nhiệm vụ: ''Toàn Đảng tiến hành cuộc vận động xây dựng, chỉnh đốn Đảng, thực hiện tự phê bình và phê bình”.
  11. Xây dựng, chỉnh đốn Đảng theo Tư tưởng Hồ Chi Minh trên cả ba mặt tư tưởng, chính trị và tổ chức làm cho Đảng trong sạch, vững mạnh đang là một yêu cầu bức xúc của toàn Đảng, toàn dân ta. Xây dựng, chỉnh đốn Đảng về tư tưởng là làm cho hệ thống lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lê nin, Tư tưởng Hồ Chí Minh thật sự trở thành nền tảng tư tưởng và kim chỉ nam cho hành động của toàn Đảng, toàn dân ta, giữ vững và tăng cường bản chất giai cấp công nhân của Đảng. Tại lớp huấn luyện đảng viên mới của Thành uỷ Hà Nội, ngày 14-5-1966. Bác Hồ nói: ''Để lãnh đạo cách mạng, Đảng phải mạnh. Đảng mạnh là do chi bộ tốt, chi bộ tốt là do các đảng viên đều tốt. Muốn xây dựng chi bộ "bốn tốt'' thì phải bồi dưỡng lập trường vô sản cho đảng viên. Muốn có lập trường vô sản vững chắc thì đảng viên phải có ý thức giai cấp, đồng thời phải có lý luận cách mạng. Không có lý luận về chủ nghĩa xã hội khoa học thì không thể có lập trường giai cấp vững vàng. Xây dựng, chỉnh đốn Đảng về chính trị là kiên định con đường mà Đảng và Bác Hồ đã lựa chọn, giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội. Trong những bài học mà Đại hội VIII của Đảng đã tổng kết sau mười năm đổi mới, bài học về giữ vững mục tiêu độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội được đưa lên hàng đầu. Độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội là bài học xuyên suốt trong lịch sử lãnh đạo cách mạng của Đảng ta. Xây dựng và chỉnh đốn Đảng về tổ chức là tăng cường sức chiến đấu của Đảng từ Trung ương đến cơ sở. Đại hội VIII của Đảng nhận định: ''Tổ chức cơ sở Đảng ở nhiều nơi yếu kém, phương thức lãnh đạo và sinh hoạt lúng túng, có trình trạng vừa kém dân chủ, vừa thiếu kỷ luật, kỷ cương. Một số cán bộ và cấp uỷ chưa tôn trọng và thực hiện nguyên tắc tập trung dân chủ, bệnh quan liêu, độc đoán, cục bộ, địa phương, kèn cựa, địa vị, cá nhân chủ nghĩa rất nặng. Không ít nơi nội bộ mất đoàn kết nghiêm trọng''. Công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng muốn có hiệu quả thiết thực, trước hết, phải gắn liền với phong trào quần chúng và phải dựa vào quần chúng.
  12. Thông qua phong trào quần chúng, Đảng kiểm nghiệm, hoàn chỉnh và cụ thể hoá đường lối chính trị. Và cũng từ phong trào cách mạng của quần chúng, Đảng lựa chọn những người ưu tú kết nạp vào Đảng. Thực tiễn cách mạng cho thấy nơi nào có phong trào quần chúng mạnh mẽ thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ chính trị thì ở đó, tổ chức Đảng được phát triển và củng cố, cán bộ, Đảng viên được rèn luyện và thử thách. Trái lại, công tác xây dựng và chỉnh đốn Đảng làm tốt thì phong trào quần chúng càng lớn mạnh. Quá trình phát triển và lớn mạnh của Đảng gắn liền với sự phát triển của xã hội và sự lớn mạnh của phong trào quần chúng. Phong trào quần chúng là cơ sở, là nguồn sống của Đảng, là mảnh đất tốt, từ đó, Đảng lớn lên không ngừng. Sức mạnh của Đảng và sự thắng lợi của cách mạng bắt nguồn từ chỗ Đảng luôn luôn gắn bó mật thiết với quần chúng nhân dân. Nhân dân ta vốn rất cách mạng, hết mực tin yêu và kính trọng Đảng. Mọi hành động của cán bộ, đảng viên đều có ảnh hưởng đến lợi ích của nhân dân. Vì vậy, quần chúng rất mong muốn và đòi hỏi được góp phần tham gia xây dựng và chỉnh đốn Đảng. Hàng ngày, tiếp xúc với cán bộ, đảng viên, quần chúng hiểu được và đánh giá đúng hoạt động của các tổ chức Đảng, cán bộ và đảng viên. Dựa vào quần chúng và vận động quần chúng tham gia xây dựng và chỉnh đốn Đảng, nhất định sẽ nâng cao được sức chiến đấu của các tổ chức Đảng, củng cố sự liên hệ giữa Đảng và quần chúng, nâng cao uy tín của Đảng. Tham gia xây dựng và chỉnh đốn Đảng, quần chúng đấu tranh loại bỏ dần tệ quan liêu, mệnh lệnh, xa rời quần chúng, tệ cường hào, gia trưởng, tệ tham nhũng, buôn lậu cùng những biểu hiện tiêu cực khác của một số cán bộ, đảng viên, ngăn chặn việc kết nạp những người không đủ tiêu chuẩn vào Đảng và phát hiện những phần tử cơ hội đang thao túng trong một số tổ chức Đảng và bộ máy Nhà nước. Cuộc vận động xây dựng và chỉnh đốn Đảng nhất định sẽ khẳng định vai trò và tác dụng tích cực của quần chúng nhân dân, của Mặt trận và các đoàn thể như
  13. Công đoàn, Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ... Nét đặc sắc trong Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và chỉnh đốn Đảng chính là mối liên hệ máu thịt giữa Đảng và nhân dân. Bác Hồ nói: ''Nhân dân giúp đỡ xây dựng Đảng bằng cách: hiểu rõ Đảng, ủng hộ Đảng, hưởng ứng những lời kêu gọi của Đảng, ra sức cho Đảng rõ tình hình trong nhân dân, đối với công tác của Đảng thì thật thà phê bình và nêu ý kiến của mình''. Để bảo đảm và phát huy kết quả của việc quần chúng tham gia chỉnh đốn Đảng, các cấp uỷ Đảng thực hiện tốt, có nền nếp - không làm chiếu lệ và hình thức - việc tự phê bình của các tổ chức Đảng trước quần chúng và mở rộng chế độ quần chúng phê bình các tổ chức Đảng, cán bộ và đảng viên. Đối với những ý kiến phê bình đúng của quần chúng thì các tổ chức Đảng tiếp thu nghiêm túc và có biện pháp sửa chữa. Đối với những ý kiến không đúng thì phân tích và giải thích đầy đủ với thái độ thực sự “trọng dân” và có ý thức trách nhiệm. Nhấn mạnh vai trò và tác dụng của quần chúng không có nghĩa là coi nhẹ sự hoạt động và sinh hoạt của các tổ chức Đảng và cũng không thể lấy phê bình của quần chúng thay thế cho tự phê bình và phê bình trong Đảng. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng và chỉnh đốn Đảng luôn luôn là một di sản vô giá để làm cho Đảng trong sạch, vững mạnh. Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng ta trong sạch, vững  mạnh Thứ Hai, 20/09/2010 ­ 08:37 LSO­Là người sáng lập, tổ chức, giáo dục, rèn luyện Đảng ta, Chủ  tịch Hồ Chí Minh đặc biệt quan tâm công tác xây dựng Đảng. Để  xây dựng Đảng ta trong sạch vững mạnh, “Là đạo đức, là văn  minh”, Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ ra những nội dung mà Đảng cần  phải làm cho thật tốt là:       Một, Đảng phải lấy chủ nghĩa Mác –Lênin “làm cốt”, tức làm cơ sở lý  luận, làm nền tảng tư tưởng, làm kim chỉ nam cho hành động của  Đảng. Hồ Chí Minh nhẫn mạnh: “Đảng muốn vững mạnh thì phải có  chủ nghĩa làm cốt, trong Đảng ai cũng phải hiểu, ai cũng phải theo  chủ nghĩa ấy. Đảng mà không có chủ nghĩa cũng như người không có 
  14. trí khôn, tầu không có bàn chỉ nam”. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Bây giờ học  thuyết nhiều, chủ nghĩa nhiều, nhưng chủ nghĩa chân chính nhất  chắc chắn nhất, cách mệnh nhất là chủ nghĩa Lênin”. Lấy chủ nghĩa  đó “làm cốt”, suốt quá trình lãnh đạo Đảng ta, Hồ Chí Minh luôn kiên  định lập trường xây dựng Đảng theo chủ nghĩa Mác – Lênin và Người  vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác – Lênin vào hoàn cảnh cụ thể của  Đảng ta, của cách mạng nước ta.       Hai, Đảng phải theo, phải thực hiện tốt các nguyên tắc tổ chức và  sinh hoạt đảng là tập trung dân chủ; tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ  trách; tự phê bình và phê bình; kỷ luật nghiêm, tự giác; đoàn kết,  thống nhất trong Đảng.                                  Hồ Chủ tịch đọc diễn văn tại Đại hội đại biểu toàn quốc lần   thứ 3 (5­9­1960) ­ Ảnh: Tư liệu       Về tập trung dân chủ, Hồ Chí Minh chỉ rõ đây là nguyên tắc quan  trọng nhất trong học thuyết về Đảng cộng sản. Trong nguyên tắc này,  tập trung và dân chủ thống nhất biện chứng với nhau “Tập trung trên 
  15. nền tảng dân chủ”, “dân chủ dưới sự chỉ đạo tập trung”. Theo Hồ Chí  Minh, thực hiện tập trung trong Đảng là thiểu số phục tùng đa số, cấp  dưới phục tùng cấp trên, địa phương phục tùng Trung ương, tất cả  mọi đảng viên phải chấp hành nghiêm chỉnh nghị quyết của tổ chức  Đảng. Về tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách, Hồ Chí Minh chỉ rõ  đây là nguyên tắc lãnh đạo của Đảng. Theo Hồ Chí Minh: “Lãnh đạo  độc đoán, chủ quan. Kết quả là hỏng việc. Phụ trách không do cá  nhân, thì sẽ đi đến cái tệ bừa bãi, lộn xộn, vô chính phủ. Kết quả  cũng là hỏng việc”. Về tự phê bình và phê bình, Hồ Chí Minh coi đó là  quy luật phát triển của Đảng, là vũ khí sắc bén làm cho Đảng ta trong  sạch, vững mạnh. Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Một đảng mà giấu diếm  khuyết điểm của mình là một đảng hỏng. Một đảng có gan thừa nhận  khuyết điểm của mình, vạch rõ những cái đó, vì đâu mà có khuyết  điểm đó, xét rõ hoàn cảnh sinh ra khuyết điểm đó, rồi tìm kiểm mọi  cách để sửa chữa khuyết điểm đó, như thế là một đảng tiến bộ, mạnh  dạn, chắc chắn, chân chính”. Về kỷ luật nghiêm, tự giác, Hồ Chí Minh  coi đây là nguyên tắc làm cho Đảng thực sự là một tổ chức chiến đấu  chặt chẽ, có sức mạnh và Người đòi hỏi “mỗi đảng viên cần phải làm  kiểu mẫu phục tùng kỷ luật, chẳng những kỷ luật của Đảng, mà cả kỷ  luật của các đoàn thể nhân dân và của cơ quan chính quyền cách  mạng”. Về đoàn kết thống nhất trong Đảng, Hồ Chí Minh chỉ rõ đây là  nguyên tắc xây dựng Đảng, là truyền thống cực kỳ quý báu của Đảng  và Người chỉ ra cơ sở của Đoàn kết thống nhất trong Đảng là đường  lối, quan điểm và Điều lệ Đảng, xa rời cơ sở này thì chỉ có thể là sự  đoàn kết thống nhất hình thức, giả hiệu, tạm thời, chứa đựng nguy cơ  phá hoại đoàn kết từ trong. Nhấn mạnh nguyên tắc này, Hồ Chí Minh  căn dặn: “Các đồng chí từ Trung ương đến chi bộ cần phải giữ gìn sự  đoàn kết nhất trí của Đảng như giữ gìn con ngươi của mắt mình”.       Ba, Đảng phải quan tâm xây dựng về mặt đạo đức, phải thường  xuyên tu dưỡng, rèn luyện tư cách đạo đức cho cán bộ, đảng viên xây 
  16. dựng Đảng về mặt đạo đức cách mạng là một nội dung đặc sắc trong  tư tưởng Hồ Chí Minh về Đảng cộng sản việt Nam, là bước phát triển  sáng tạo của Hồ Chí Minh đối với học thuyết của V.I.Lênin về đảng  kiểu mới của giai cấp vô sản. Để Đảng ta thực sự “là đạo đức, là văn  minh”, Hồ Chí Minh chỉ rõ Đảng phải rèn luyện đạo đức cách mạng  cho cán bộ, đảng viên và Người yêu cầu cán bộ, đảng viên: Về phẩm  chất, tư cách phải suốt đời phấn đấu hy sinh cho lý tưởng của Đảng;  tuyệt đối trung thành với Đảng, với sự nghiệp của Đảng; đặt quyền lợi  của Đảng, của Tổ quốc lên trên hết, lên trước hết; có đời tư trong  sáng, là một tấm gương sáng trong cuộc sống để nhân dân tin và noi  theo. Về năng lực phải có trí tuệ minh mẫn, sáng suốt, có trình độ  chuyên môn và nghiệp vụ giỏi, có năng lực lãnh đạo, tổ chức thực  hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và các  đoàn thể nhân dân; phải có mối liên hệ mật thiết với nhân dân; phải  luôn luôn học tập với động cơ “học để làm việc, làm người, làm cán  bộ”, “học để phụng sự đoàn thể, giải cấp và nhân dân, Tổ quốc và  nhân loại”, phải có phong cách tốt, sâu sát, tỉ mỉ, trước hết phải có  tinh thần trách nhiệm cao khi thực hiện nhiệm vụ.       Bốn, Đảng phải tăng cường mối quan hệ với dân. Hồ Chí Minh yêu  cầu Đảng phải thường xuyên lắng nghe ý kiến của nhân dân, hiểu rõ  tâm tư nguyện vọng của nhân dân, kiên quyết khắc phục bệnh quan  liêu trong tổ chức Đảng và trong đảng viên; Đảng phải vừa là người  lãnh đạo, vừa là người đầy tớ thật trung thành của nhân dân; Đảng  phải nêu cao tinh thần trách nhiệm đối với dân; Đảng phải tổ chức và  vận động nhân dân tham gia xây dựng Đảng.       Năm, Đảng phải thường xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn. Chỉ rõ thường  xuyên tự đổi mới, tự chỉnh đốn bản thân Đảng là yêu cầu của sự  nghiệp cách mạng của Đảng, của dân tộc, Hồ Chí Minh nhấn mạnh,  trong điều kiện cách mạng chuyển sang giai đoạn mới càng cần quan 
  17. tam công tác xây dựng Đảng, việc “cần phải làm trước tiên là chỉnh  đốn lại Đảng”. Hồ Chí Minh chỉ ra Đảng phải tự đổi mới, tự chỉnh đốn  trên những nội dung: Tăng cường công tác xây dựng Đảng cả về  chính trị, tư tưởng, tổ chức, phương thức lãnh đạo, đạo đức, lối sống;  luôn luôn chú ý đề phòng và khắc phục những biểu hiện tiêu cực,  thoái hóa, biến chất; thường xuyên giáo dục, rèn luyện đội ngũ cán  bộ, đảng viên toàn tâm, toàn ý phục vụ Tổ quốc, phục vụ cách mạng,  phục vụ nhân dân; vươn lên kịp thời đáp ứng yêu cầu của tình hình và  nhiệm vụ mới do sự biến đổi của tình hình trong nước và tình hình  quốc tế.       Tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng Đảng ta trong sạch, vững mạnh,  “là đạo đức, là văn minh” là di sản cực kỳ quý báu và quan trọng mà  Chủ tịch Hồ Chí Minh để lại cho Đảng ta. Theo tư tưởng Hồ CHí Minh,  ngày nay trong công cuộc đổi mới, trong điều kiện Đảng cầm quyền,  Đảng ta càng quan tâm công tác xây dựng Đảng, đang tiếp tục tự đổi  mới, tự chỉnh đốn làm cho Đảng thật sự trong sạch, vững mạnh, xứng  đáng “là đạo đức, là văn minh”. Xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh Viết bởi tieuhocquangbien.com Thứ bảy, 13 Tháng 3 2010 08:43 Xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh là tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh Chủ tịch Hồ Chí Minh là người sáng lập ra Đảng cộng sản Việt Nam (ĐCSVN). Suốt cả cuộc đời của mình, Hồ Chí Minh luôn luôn kiên định quan điểm và lập trường xây dựng ĐCSVN theo chủ nghĩa Mác - Lênin và rèn luyện ĐCSVN theo hướng đó. Đó là " Đảng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động, nghĩa là những thợ thuyền, dân cày và lao động trí óc kiên quyết nhất, hăng hái nhất, trong sạch nhất, tận tâm, tận lực phụng sự Tổ quốc và nhân dân". Vì vậy muốn xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, theo Người, trước tiên là phải tuân thủ theo các nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng. Đó là nguyên tắc tập trung dân
  18. chủ. Hồ Chí Minh lý giải vấn đề tập trung trong Đảng là : Thiểu số phải phục tùng đa số, cấp dưới phục tùng cấp trên, tất cả đảng viên phải chấp hành vô điều kiện Nghị quyết của Đảng. Bên cạnh đó, Hồ Chí Minh nhấn mạnh phải chú ý thực hành dân chủ rộng rãi trong Đảng. Người nói : “ Phải thật sự mở rộng dân chủ để tất cả đảng viên bày tỏ hết ý kiến của mình...". ở Hồ Chí Minh, nguyên tắc tổ chức và sinh hoạt Đảng là sự thống nhất biện chứng giữa dân chủ và tập trung, tập trung phải trên cơ sở dân chủ và dân chủ phải dưới sự chỉ đạo của tập trung. Có dân chủ trong Đảng mới có dân chủ ở ngoài xã hội song dân chủ không phải là vô chính phủ. Về "nguyên tắc tập thể lãnh đạo, cá nhân phụ trách”, theo quan điểm của Người, chỉ có tập thể lãnh đạo mới huy động được tất cả trí tuệ của đội tiên phong của giai cấp công nhân, nhân dân lao động và của toàn dân tộc, vì " một người dù khôn ngoan tài giỏi đến mấy, dù nhiều kinh nghiệm đến đâu cũng chỉ trông thấy, xem xét được một hoặc nhiều mặt của một vấn đề, không thể trông thấy và xem xét tất cả mọi mặt của một vấn đề. Vì vậy cần phải có nhiều người, nhiều người thì nhiều kinh nghiệm. Người thì thấy rõ mặt này, người thì trông thấy rõ mặt khác của vấn đề đó, góp kinh nghiệm và xem xét của nhiều người thì vấn đề đó được thấy rõ khắp mọi mặt và có thấy rõ khắp mọi mặt thì vấn đề mới giải quyết chu đáo khỏi sai lầm”. Nhưng theo Người, “ tập thể lãnh đạo" mới chỉ là một vế. Người cho rằng : " Tập thể lãnh đạo và cá nhân phụ trách cần phải luôn luôn đi đôi với nhau". Bởi lẽ "... Nếu không có cá nhân phụ trách thì sẽ sinh ra cái tệ người này uỷ cho người kia, người kia uỷ cho người nọ, kết quả là không ai thi hành. Như thế thì việc gì cũng không xong. Tục ngữ có câu " Nhiều sãi không ai đóng cửa chùa" là như thế". Về nguyên tắc tự phê bình và phê bình, theo Hồ Chí Minh đây là vũ khí sắc bén nhất để làm cho Đảng ta trong sạch vững mạnh và là quy luật phát triển của Đảng. Người nhận thức sâu sắc rằng, tuy Đảng ta gồm những người có tài, có đức, phần đông là những người hăng hái nhất, thông minh nhất, yêu nước nhất ..., nhưng " không phải là người người đều tốt, việc việc đều hay”, do vậy trong Đảng phải luôn luôn tự phê bình và phê bình, mà phê bình và tự phê bình " phải ráo riết", " triệt để, thật thà, không nể nang, không thêm bớt". Cách phê bình cũng phải thành thật, giàu lòng nhân ái, khách quan. Thái độ phê bình phải có văn hoá, mang tính chất xây dựng chứ không phải nói xấu nhau. Những người bị phê bình thì phải vui vẻ nhìn nhận để sửa chữa. Được như vậy thì trong Đảng sẽ không có bệnh mà Đảng sẽ khoẻ mạnh vô cùng. Thứ hai là tư cách đảng viên và vấn đề cán bộ. Vấn đề tư cách của người đảng viên, Hồ Chí Minh đề cập thường xuyên trên tất cả các mặt, nhưng bao giờ Người cũng coi đạo đức là gốc của người cộng sản: Đạo đức đó không phải là đạo đức thủ cựu. Nó là đạo đức mới, đạo đức vĩ đại, nó không phải vì danh vọng cá nhân mà vì lợi ích chung của Đảng, của dân tộc, của loài người". Có thể nói cả cuộc đời Hồ Chí Minh là tấm gương sáng ngời về phấn đấu, rèn luyện cho đạo đức của người cộng sản - Đó là cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư; Nhân, nghĩa, trí, dũng, liêm mà bất cứ một người đảng viên nào cũng phải phấn đấu học tập và noi theo. Còn về vấn đề cán bộ, Hồ Chí Minh coi “ cán bộ là cái gốc của mọi công việc", " muôn việc thành công hay thất bại đều do cán bộ tốt hay kém". Yêu cầu của Hồ Chí Minh đối với cán bộ cách mạng là : Có đạo đức cách mạng - Đây là yêu cầu đầu tiên cần phải có của người cán bộ; Có năng lực lãnh đạo, tổ chức thực hiện đường lối chủ
  19. trương của Đảng, có trình độ chuyên môn và nghiệp vụ giỏi; Có mối liên hệ mật thiết với nhân dân; Luôn luôn học hỏi lý luận Mác - Lênin, học tập nâng cao trình độ chuyên môn kỹ thuật. Phải có phong cách công tác tốt, chống bệnh chủ quan, tác phong quan liêu, đại khái... Đồng thời với những quan điểm về cán bộ, Hồ Chí Minh cũng nêu ra những yêu cầu đối với công tác cán bộ. Đó là phải " hiểu và đánh giá đúng cán bộ". Muốn vậy phải có những chuẩn mực phù hợp với từng thời kỳ, từng địa phương, từng lĩnh vực, hoàn toàn công minh, khách quan; Phải " khéo dùng cán bộ", tức là đặt người đúng việc, kết hợp cán bộ trẻ với cán bộ già; Chống chủ nghĩa biệt phái, địa phương cục bộ trong chính sách cán bộ, tránh đầu óc phe phái họ hàng; Phải " chiêu hiền đãi sĩ", " cầu người hiền tài", " có gan cất nhắc cán bộ". Xem xét kỹ trước khi cất nhắc cán bộ, nhưng sau khi đề bạt cần phải kiểm tra giúp đỡ. Thứ ba là tăng cường mối quan hệ giữa Đảng và nhân dân. Hồ Chí Minh nhấn mạnh, sức mạnh của Đảng chính là bắt nguồn từ mối liên hệ máu thịt giữa Đảng và nhân dân. Đảng ở trong dân, dân trong Đảng. Sự nghiệp cách mạng là của dân, do dân và vì dân. Mọi thắng lợi của sự nghiệp cách mạng đều bắt nguồn từ sức mạnh của nhân dân được Đảng dẫn lối chỉ đường. Đảng là người đại diện trung thành và đầy đủ nhất lợi ích sống còn và nguyện vọng chân chính của nhân dân. Đảng lấy phục vụ Tổ quốc, phục vụ nhân dân làm mục đích cao nhất của mình. Hồ Chí Minh cũng là người đã sáng lập và rèn luyện Đoàn TNCS Hồ Chí Minh. Đặc biệt Người luôn quan tâm đến vấn đề xây dựng Đoàn, coi đó là một yếu tố khách quan, một bộ phận quan trọng hàng đầu trong công tác xây dựng Đảng. Người căn dặn: “ Bồi dưỡng thế hệ cách mạng cho đời sau là một việc rất quan trọng và rất cần thiết". Chính vì vậy, "Đảng ta luôn coi trọng công tác thanh niên và vấn đề thanh niên, xác định chăm lo xây dựng tổ chức Đoàn là làm trước một bước việc xây dựng Đảng” như Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh đã nhấn mạnh trong bài phát biểu tại Đại hội Đoàn toàn quốc lần thứ VIII; Nghị quyết 04 về công tác thanh niên của BCH T.Ư Đảng ( khoá VII) cũng đã thể hiện rõ quan điểm của Đảng về việc lãnh đạo công tác thanh niên và vai trò của Đoàn TNCS Hồ Chí Minh trong công tác xây dựng Đảng. Rõ ràng Đoàn tham gia công tác xây dựng Đảng là tất yếu khách quan. Vậy để góp phần tham gia xây dựng ĐCSVN trong sạch vững mạnh trong giai đoạn cách mạng hiện nay, theo tôi Đoàn TNCS Hồ Chí Minh phải làm tốt mấy nhiệm vụ sau : - Tiếp tục truyền bá chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; Tuyên truyền nâng cao nhận thức cho TN và nhân dân về Đảng, tích cực tham gia chống lại những tư tưởng phản động, góp phần xây dựng Đảng về chính trị và tư tưởng. - Xung kích đi đầu thực hiện đường lối, chủ trương chính sách của Đảng; Tổ chức tốt các phong trào hành động cách mạng, tạo ra môi trường tiên tiến cho TN rèn luyện, phấn đấu trở thành đoàn viên và đảng viên ĐCSVN. Đoàn là nguồn trực tiếp tham gia công tác phát triển đảng, giới thiệu đoàn viên ưu tú, giáo dục và rèn luyện đảng viên trẻ, cung cấp cán bộ cho Đảng, góp phần xây dựng Đảng về tổ chức. - Đoàn có trách nhiệm tham mưu cho Đảng về công tác TN, đồng thời tham gia góp ý, xây dựng đường lối, chính sách của Đảng, góp ý phê bình đảng viên và cấp uỷ Đảng... Có như vậy, Đoàn TNCS Hồ Chí Minh mới "tiếp tục khẳng định vai trò hạt nhân chính trị, nòng cốt trong phong trào TN, xứng đáng là trường học của những người cộng sản trẻ tuổi, đội dự bị tin cậy của Đảng Cộng sản Việt Nam” như mong muốn của Tổng
  20. Bí thư Nông Đức Mạnh. ThS. Phạm Mỹ Hạnh
nguon tai.lieu . vn