Xem mẫu

  1. CHƯƠNG VI TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ DÂN CHỦ VÀ XÂY DỰNG NHÀ NƯỚC CỦA DÂN, DO DÂN, VÌ DÂN (2 tiết lý thuyết, 1,5 tiết thảo luận) Mục đích: Cung cấp cho sinh viên những nội dung cơ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân. Thứ nhất là quan điểm của Hồ Chí Minh về dân chủ. Ở đây, Người đưa ra quan niệm của mình về dân chủ, các biểu hiện của dân chủ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội và việc thực hành dân chủ trong đời sống xã hội. Trang bị cho sinh viên những quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước của dân, do dân và vì dân. Đó là quan điểm của Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước thể hiện quyền làm chủ của nhân dân, về sự thống nhất giữa bản chất giai cấp công nhân với tính nhân dân và tính dân tộc của nhà nước, về xây dựng nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh mẽ và tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng một nhà nước trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu quả. Giúp sv nhận thức về những giá trị to lớn rút ra từ những quan điểm của Hồ Chí Minh về dân chủ và nhà nước nhằm định hướng cho việc xây dựng, hoàn thiện nền dân chủ, Nhà nước kiểu mới ở Việt Nam. Yêu cầu: Sinh viên cần nắm được những nội dung cỏ bản của tư tưởng Hồ Chí Minh về dân chủ và tính đúng đắn, sáng tạo của Hồ Chí Minh trong quan niệm của Người về nhà nước của dân, do dân và vì dân. Hoạt động của GV và SV Nội dung bài học I. QUAN ĐIỂM CỦA HCM VỀ DÂN CHỦ 1. Quan điểm của Hồ Chí Minh về dân chủ Khát vọng muôn đời của Dân chủ là khát vọng muôn đời của con con người là gì? (đl-td-hp) người. ? Dân chủ là gì? Quan niệm về dân chủ được diễn đạt qua 2 ? Yêu cầu sv xác định mệnh đề: “Dân là chủ” và “Dân làm chủ” quyền và quyền lợi mà Dân là chủ: nói đến vị thế của dân. minh được hưởng Dân làm chủ: đề cập đến năng lực và trách nhiệm của dân. Cả hai đi đôi với nhau, thể hiện vị trí, Thực hành dân chủ cần vai trò, quyền và trách nhiệm của dân. tiến hành trên các mặt kt - 2. Dân chủ trong các lĩnh vực của đời sống xã hội ct - vhxh. Vậy trong các lĩnh - Dân chủ thể hiện ở việc bảo đảm quyền vực này lĩnh vực nào quan con người, quyền công dân, thể hiện trên tất cả các trọng nhất? Vì sao? lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội. Trong đó lĩnh vực chính trị là quan trọng nhất nổi bật nhất và được biểu hiện tập trung trong hoạt động của nhà nước (chế độ chính trị)
  2. - Dân chủ còn biểu hiện ở phương thức tổ chức xã hội: là phải có cấu tạo quyền lực xã hội mà ở đó người dân cả trực tiếp lẫn gián tiếp qua dân chủ đại diện, một hệ thống chính trị do “dân cử ra” và “do dân tổ chức nên” (chính quyền) - Nguồn gốc, lực lượng tạo ra quyền hành là nhân dân. Đó là quan điểm gốc để Người coi cách mạng là sự nghiệp của quần chúng công cuộc đổi mới, xây dựng, kháng chiến kiến quốc là trách nhiệm và công việc của dân. HCM xem dân chủ như lý tưởng phấn đấu của các dân tộc và nó không dừng lại với tư cách như một thiết chế xã hội của một quốc gia mà nó còn có cả ý nghĩa biểu thị mối quan hệ quốc tế hòa bình giữa các dân tộc. 3. Thực hành dân chủ a. Xây dựng và hoàn thiện chế độ DC rộng rãi Ngày 2- 9-1945 Hồ Chí Minh đọc Tuyên Ngôn Độc lập khai sinh ra nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, trong đó có các quyền về dân chủ được gắn liền với đất nước độc lập, tự do, hạnh phúc. - Dân chủ mới được thể hiện và bảo đảm trong đạo luật cơ bản nhất là Hiến pháp (1946, 1959) - Hồ Chí Minh chú trọng đảm bảo quyền lực của các giai cấp, tầng lớp, các cộng đồng dân tộc trong thể chế chính trị: + Đối với giai cấp công nhân + Đối với nông dân + Đối với tầng lớp trí thức + Đặc biệt quan tâm tới vấn đề giải phóng phụ nữ, để phụ nữ bình đẳng với nam giới. + Đề cao vai trò làm chủ đất nước của thanh thiếu niên. b. Xây dựng các tổ chức Đảng, Nhà nước, Mặt trận và các đoàn thể chính trị - xã hội vững mạnh để bảo đảm dân chủ trong xã hội - Đảng trở thành hạt nhân chính trị của toàn xã hội và là nhân tố tiên quyết để bảo đảm tính chất dân chủ của xã hội. Do đó dân chủ trong Đảng trở thành yếu tố quyết định tới trình độ dân chủ của toàn xã hội. - Nhà nước thể hiện chức năng quản lý xã hội của mình qua việc bảo đảm thực thi ý chí của GCCN
  3. và nhân dân lao động đối với sự phát triển của đất nước. Nhà nước thể chế hóa toàn bộ bản chất dân chủ của chế độ - Các tổ chức mặt trận và đoàn thể nhân dân thể hiện quyền làm chủ và tham gia quản lý xã hội. è Tất cả các tổ chức đó đều có một mục tiêu chung là đạt tới trình độ dân chủ cao, dân chủ XHCN đó cũng là động lực cơ bản nhất để các giai cấp, tầng lớp trong xã hội phấn đấu. II. Quan điểm Hồ Chí Minh về xây dựng nhà nước của dân, cho dân, vì dân. 1. Xây dựng nhà nước thể hiện quyền làm chủ Thế nào là nhà nước của của nhân dân dân? a. Nhà nước của dân - Xác lập tất cả mọi quyền lực trong Nhà Nước và trong xã hội đều thuộc về nhân dân. Quan điểm này của HCM được thể hiện trong các bản Hiến pháp (1946, 1959) - Nhân dân lao động làm chủ Nhà nước, có quyền bầu ra các đại biểu… Nhân dân có quyền bãi miễn những đại biểu không xứng đáng với sự tín nhiệm của nhân dân. - Muốn bảo đảm được tính chất nhân dân của Trong nhà nước dân chủ Nhà nước, phải xác định được và thực hiện được thì người cầm quyền phải trách nhiệm của cử tri và đại biểu do cử tri bầu ra. như thế nào? Cử tri và đại biểu cử tri bầu ra phải có mối quan hệ Phải là công bộc của dân, chặt chẽ đây là nhiệm vụ nặng nề - Hồ Chí Minh đã nêu lên quan điểm dân là chủ nhưng rất vẻ vang. Người và dân làm chủ: cán bộ phải gần dân, học Dân là chủ là xác định vị thế của dân. dân, tin dân, lắng nghe dân, Dân làm chủ là xác định quyền, nghĩa vụ của dân. phải nắm vững dân tình, hiểu rõ nhân sinh, nâng cao Bằng thiết chế dân chủ, Nhà nước phải có dân trí…và điều quan trọng trách nhiệm bảo đảm quyền làm chủ của dân, để cho là biết phát huy sức mạnh nhân dân thực thi quyền làm chủ của mình trong hệ của dân.  người cán bộ thống quyền lực của xã hội. Quyền lực của dân được phải có tác phong: “Óc nghĩ, đặt ở vị trí tối thượng (tuân tử, mạnh tử...) mắt thấy, tai nghe, chân đi, Những người lãnh đạo, những đại biểu của miệng nói, tay làm” nhân dân làm đúng chức trách và vị thế của mình, Nhà nước do dân được thể không phải là đứng trên nhân dân, coi khinh nhân dân. hiện ở những vấn đề nào? b. Nhà nước do dân … - Nhà nước do dân lập nên, do dân ủng hộ, dân làm chủ. Nhiệm vụ của những người cách mạng là
  4. - Nhân dân lập ra QH và hội phải làm cho dân hiểu, làm cho dân giác ngộ để nâng đồng nhân dân các cấp. cao được trách nhiệm làm chủ, nâng cao được ý thức - Chức vụ của cán bộ là do trách nhiệm chăm lo xây dựng Nhà nước của mình. dân ủy thác “Việc nước là việc chung, mỗi người đều - Dân có quyền kiểm tra phải có trách nhiệm “ghé vai gánh vác một phần”. giám sát và bãi miễn các đạiQuyền lợi, quyền hạn bao giờ cũng đi đôi với trách biểu. nhiệm, nghĩa vụ. … - Nhân dân có đủ điều kiện, cả về pháp luật và thực tế, để tham gia quản lý Nhà nước. Nhà nước do dân tạo ra và nhân dân tham gia quản lý. c. Nhà nước vì dân Thế nào là nhà nước vì Nhà nước vì dân là một nước lấy lợi ích chính dân? Nhà nước đó lập ra đáng của nhân dân làm mục tiêu, tất cả đều vì lợi ích nhằm mục đích gì? của nhân dân, ngoài ra không có bất cứ một lợi ích nào khác. Mọi đường lối, chính sách đều chỉ dẫn nhằm Là một lãnh đạo tốt thì đưa lại quyền lợi cho dân; việc gì có lợi cho dân dù phải như thế nào? nhỏ cũng cố gắng làm, việc gì có hại cho dân dù nhỏ cũng cố gắng tránh. Dân là gốc của nước. Phải làm Không ngừng nâng cao cho dân có chỗ ở, phải làm cho dân được học hành. ĐSVC, TT cho nhân dân 2. Quan điểm của HCM về sự thống nhất giữa Gv hướng dẫn sv tự tìm hiểu bản chất GCCN với tính ND và tính DT của NN. a. Về bản chất GCCN của Nhà nước Nhà nước Việt Nam mới mang bản chất giai cấp công nhân, vì: Một là, Nhà nước do Đảng Cộng sản lãnh đạo, Hai là, bản chất giai cấp của Nhà nước ta thể hiện ở tính định hướng XHCN của sự phát triển đất nước Ba là, bản chất giai cấp công nhân của nhà nước thể hiện ở nguyên tắc tổ chức, hoạt động cơ bản của nó là nguyên tắc tập trung dân chủ . Gv hướng dẫn sv tự tìm hiểu b. Bản chất GCCN thống nhất với tính nhân dân, tính dân tộc của Nhà nước. - Nhà nước bảo vệ lợi ích của nhân dân, lấy lợi ích của dân tộc làm cơ bản. Bản chất của vấn đề này là ở chỗ. Lợi ích cơ bản của giai cấp công nhân, của nhân dân lao động và của toàn dân tộc là một. - Nhà nước ta không những thể hiện ý chí của giai cấp công nhân mà còn thể hiện ý chí của nhân dân và của toàn dân tộc. 3. Xây dựng Nhà nước có hiệu lực pháp lý mạnh
  5. mẽ a. Xây dựng một Nhà nước hợp pháp, hiến pháp, hợp hiến. Chỉ một ngày sau khi đọc bản tuyên ngôn độc lập, trong phiên họp đầu tiên của Chính phủ lâm thời, Hồ Chí Minh đã đề nghị tổ chức Tổng tuyển cử càng sớm càng tốt để lập Quốc hội rồi từ đó lập ra Chính phủ và các cơ quan, bộ máy chính thức mới của Nhà nước mới. Ngày 2- 3- 1946, Quốc hội khóa I nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa đã họp Phiên đầu tiên lập ra các tổ chức, bộ máy và các chức vụ chính thức của Nhà nước. Hồ Chí Minh được bầu làm Chủ tịch Chính phủ liên hiệp đầu tiên. Đây là Chính phủ có đầy đủ tư cách pháp lý để giải quyết một cách có hiệu quả những vấn đề đối nội và đối ngoại ở nước ta. b. Hoạt động quản lý nhà nước bằng Hiến pháp, pháp luật và chú trọng đưa pháp luật vào cuộc sống Quản lý nhà nước là quản lý bằng bộ máy và bằng nhiều biện pháp khác nhau nhưng quan trong nhất là quản lý bằng hệ thống luật, trong đó quan trong bậc nhất là Hiến pháp - đạo luật cơ bản của nước nhà. - Hồ Chí Minh luôn luôn chăm lo xây dựng một nền tảng chế độ XHCN để đảm bảo quyền làm chủ thật sự của nhân dân. Chú trọng đến vấn đề nâng cao dân trí, phát huy tính tích cực chính trị của nhân dân, chú ý bảo đảm tính nghiêm minh và hiệu lực của chúng. c. Xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức đủ đức và tài Hồ Chí Minh luôn luôn đề cao vị trí, vai trò của đội ngũ cán bộ, công chức. Người coi cán bộ nói Gv hướng dẫn sv tự tìm hiểu chung “là cái gốc của mọi công việc”, “muôn việc thành công hay thất bại đếu do cán bộ tốt hay kém”. Theo Hồ Chí Minh, đó là yêu cầu đối với những người vừa có đức vừa có tài, trong đó đức là gốc; đội ngũ này phải được tổ chức hợp lý có hiệu quả. 4. XD Nhà nước trong sạch, vững mạnh, hoạt động có hiệu quả a. Đề phòng và khắc phục những tiêu cực trong
  6. hoạt động của Nhà nước. - Đặc quyền, đặc lợi. - Tham ô, lãng phí, quan liêu. - Tư túng, chia rẽ, kiêu ngạo. b. Tăng cường tính nghiêm minh của pháp luật đi đôi với đẩy mạnh giáo dục đạo đức cách mạng. Là sinh viên chúng ta cần Hồ Chí Minh yêu cầu: pháp luật phải thẳng phải làm gì để góp phần tay trừng trị những kẻ bất liêm, bất kỳ kẻ ấy ở địa vị xây dựng nhà nước của nào, làm nghề gì. Bên cạnh đó, HCM cũng dùng sức dân, do dân, vì dân? mạnh uy tín của mình để cảm hóa những người có lỗi làm, kéo họ về phía cách mạng, giáo dục những - Có nhận thức dúng đắn về người mắc khuyết điểm để họ tránh phạm pháp bản chất tốt đẹp về nhà nước ta. Chống lại quan điểm sai lầm, xuyên tạc, chống phá nhà nước. - Có thái độ đúng đắn trong việc xác định quyền và nghĩa vụ công dân, tham gia xây dựng nhà nước trong sạch, sáng suốt, vững mạnh. KẾT LUẬN a. Nhà nước phải bảo đảm quyền làm chủ thật sự của nhân dân b. Kiện toàn bộ máy hành chính Nhà nước c. Tăng cường hơn nữa sự lãnh đạo của Đảng, đối với Nhà nước  Bản chất, tính chất của Nhà nước gắn liền với vai trò, trách nhiệm của Đảng cầm quyền, do đó sự trong sạch, vững mạnh của Đảng CSVN là yếu tố quyết định cho thành công của việc xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân, vì dân theo tư tưởng Hồ Chí Minh.
nguon tai.lieu . vn