Xem mẫu

  1. ­ 1 ­       MỤC LỤC Tư duy tích cực, Đặng Phương Kiệt Lời nói đầu, Frederic Labrathe CHƯƠNG I: Suy nghĩ ­ Hạt giống của tâm hồn Suy nghĩ ­ Nhiên liệu cho trí óc CHƯƠNG II:  Suy nghĩ ảnh hưởng đến các mối quan hệ của chúng ta 5 loại suy nghĩ chính Kiểm tra chất lượng của suy nghĩ CHƯƠNG III:  Tâm trí bạn và hoàn cảnh chung quanh Hãy hướng đến trọng điểm CHƯƠNG IV: Tầm quan trọng của các bài tập thư giãn
  2. Một bài tập giúp thay đổi cách cư xử không mong muốn Bài tập giảm stress CHƯƠNG V: Những bước giúp thay đổi phản ứng tiêu cực sang tích cực Chu kỳ của tư duy Sức mạnh và hiệu quả của ý nghĩ Thể hiện khẳng định Khẳng định phẩm chất của bạn Tính cách là số phận Tinh thần của chúng ta ­ Nhận thức và tâm thức CHƯƠNG VI: Chiếc cầu thang của sự tha thứ Từ bỏ Sự tha thứ Kinh nghiệm của những người tham dự khóa học Tư duy tích cực. Tư duy tích cực ­ Đặng Phương Kiệt, Hanoi 9/2001 Tư duy tích cực (TDTC) là cả một vấn đề rộng lớn, nên được tiếp cận theo quan điểm tâm lý học  nhân văn và phương pháp sinh tâm lý xã hội. Có thể góp một vài khía cạnh khái quát như sau: 1. Về mặt sinh học, tư duy cũng như tất cả các hoạt động (activities) của con người đều tiêu hao  năng lượng (energy), đây là dạng năng lượng tâm trí (psychoenergy), cũng phải bắt nguồn từ  năng lượng của vật chất (calorie), nhưng lại có khả năng tái tạo ra năng lượng, nghĩa là TDTC sẽ  hoạt hóa các chức năng sinh lý khác như hệ nội tiết, hệ miễn dịch (tăng sức đề kháng của cơ thể)  và nhất là hoạt hóa các chất dẫn truyền thần kinh (neurotransmitters) như serotonine, dopamine  (gây hưng phấn) hoặc oxytocin (gây khoái cảm tính dục)... Các tác nhân nội tiết, thần kinh này 
  3. đến lượt nó lại hoạt hóa toàn bộ các chức năng khác kể cả các hoạt động cơ bắp và hoạt động  thần kinh trung ương trong đó có hoạt động trí tuệ. Thế là con người trở nên vui hơn, sảng khoái  hơn, yêu đời, tự tin, sáng suốt và dễ dàng dấn thân vào những hành vi tích cực, có lợi cho bản  thân và cho người khác. Trái lại, tư duy tiêu cực chỉ làm tiêu hao năng lượng, gây ức chế các chức  năng sinh lý khác: các chất nội tiết giảm, hệ miễn dịch bị suy giảm (để mặc bệnh nhiễm trùng/ung  thư), các chất dẫn truyền bị ách tắc, dẫn tới làm tê liệt đời sống cảm xúc, trí tuệ, vận động tư duy  tiêu cực (nỗi buồn, thất vọng, hụt hẫng, chán đời, mất lòng tin...) thường tạo ra một cái vòng lẩn  quẩn tai hại, tiêu cực nọ kéo theo tiêu cực kia, cuối cùng dẫn tới trầm nhược (trầm bằng tất cả  cảm xúc bị chìm xuống, nhất là chức năng vận động bị tê liệt) và kết cục bi thảm nhất là tự sát, tự  hủy hoại mình. 2. Về mặt tâm lý, TDTC là một bộ phận (lòng tự tin) giúp cá nhân tự khám phá ra tất cả những  tiềm năng (potential) vô tận vốn ẩn giấu tại những vùng sâu thẳm, kín đáo nhất nơi mọi con  người, nhờ năng lượng được hoạt hóa và được đánh thức (arousal) và làm xuất lộ vô vàn tài năng  đôi khi bất nhận sẽ tạo ra vô vàn của cải cho cả xã hội. Những năng lực, khả năng; tài năng đó ta  thường gọi là nội lực (inner resources) là điều kiện cốt lõi (chứ không phải yếu tố khách quan ­  nhờ vả, ỷ lại, vay mượn, xin xỏ, bỏ dở, ô dù, cầu may...) giúp mọi con người tự vượt lên chính  mình, vượt qua mọi thử thách, tự khẳng định và trở thành một nhân cách tự chủ, tự lập. Ngược lại, tư duy tiêu cực ức chế, tiến tới triệt tiêu mọi ước muốn, nhu cầu, mọi tiềm năng mà  phần lớn không được nhận ra, không dám khám phá... tự đánh mất lòng tự tin, lòng tự trọng, biến  thành một nhân cách đầy mặc cảm tự ti, sợ hãi, dồn nén, dao động, không tự quyết đoán, để chịu  áp lực từ mọi phía, trở thành một nhân cách lệ thuộc, một sinh thể ký sinh, tự đánh mất những  phẩm chất đích thực của một con người. 3. Về mặt xã hội, TDTC là nguồn gốc của sáng tạo của mỗi con người, khả năng sáng tạo của  mọi cá nhân. Nói cách khác, không có sáng tạo của từng cá nhân thì xã hội sẽ chẳng có gì hết,  nói đúng hơn xã hội tuy vẫn tồn tại, vẫn vận hành như nó vốn có, song chỉ là một thứ xã hội  không tiến hóa gì (unesoce'te' non evolwe'e) như đã từng diễn ra ở hầu hết những xã hội có một  thể chế hoặc một xu hướng không tôn trọng, thậm chí triệt tiêu những sáng kiến cá nhân. Mặt  khác, trong một cộng đồng xã hội hoặc trong phạm vi hẹp hơn trong một gia đình ­ những thành  viên có TDTC sẽ tạo ra một môi trường lành mạnh ­ một xã hội đầy tính nhân văn ­ ắt khiến xã  hội đó tự nó tạo ra sức mạnh đầy lực và lấn át những tư duy tiêu cực, mà có thể sẽ không cần tới  một can thiệp nào từ bên ngoài. Suy rộng ra, đó cũng là viễn cảnh (perspective) của cộng đồng  thế giới được cả loài người mong ước trong thiên niên kỷ này. Ngược lại, những tư duy tiêu cực  nếu cứ tồn tại ở đâu đó nếu con người ­ từng cá nhân ­ không loại trừ hoặc hóa giải sẽ có xu  hướng phát triển thành một môi trường bệnh hoạn, làm xói mòn nhiều giá trị, làm cạn kiệt nguồn  tài nguyên năng lượng của loài người. Đặc biệt, tại những nơi mà tư duy tiêu cực chiếm ưu thế trở  thành chính thống như bạo lực, khủng bố, độc tài, dối trá, di man... thì chúng sẽ biến thành nguồn  gốc gây ra không biết bao tai họa và thảm họa. Trong môi trường gia đình, chẳng hạn, tư duy tiêu  cực đã đẻ ra nạn gia trưởng, bạo hành mà những thành viên dễ bị tổn thương nhất là phụ nữ và  trẻ em.
  4. Lời nói đầu Là một thói quen tốt khi chúng ta định khám phá một chủ đề, bắt đầu bằng cách nhìn vào ngữ  cảnh trong đó chủ đề ló dạng cũng như đặt một số câu hỏi căn bản. Những câu hỏi quá hiển  nhiên mà học sinh, người viết, nhà báo, nhà nghiên cứu, nhà phát minh hay nhà quản lý có thể  biết nhưng vẫn đáng để suy gẫm. Ít ra cũng có mục đích mách cho bạn biết nội dung của sách Câu hỏi đánh thức sự hứng thú, sự tò mò của ta, chúng khơi dậy sự tư duy của ta, kích thích trí  thông minh và mở cánh cửa tâm trí để khám phá những chiều khác nhau của cuộc sống và của  chính bản thân ta. Những câu hỏi này nổi tiếng nhờ năm chữ W ­ Why, What, Who, When, Where... mà không  quên có chữ "H" trong tất cả: "H" của từ How. Đúng là "Tôi thà biết vài câu hỏi còn hơn biết tất cả  các câu trả lời". Tại sao? Hầu hết chúng ta nghĩ rằng nếu ta biết tất cả những câu trả lời đúng,  hẳn ta phải thành công và hạnh phúc. Điều này đúng, nhưng chỉ ở chừng mực nào đó. Vâng, để  sống và hoạt động trong đời người ta cần kiến thức, nhưng cũng có rất nhiều tình huống khi mà  "biết câu trả lời đúng" không mấy hiệu quả. Trong các bài toán khi mà chỉ có đúng và sai thì biết  câu trả lời đúng là tốt. Nhưng cuộc sống gần như không như thế. Cuộc sống vốn phức tạp, mơ hồ,  hay thay đổi và có thể có nhiều câu trả lời đúng cho một câu hỏi ­ tất cả tùy thuộc vào việc bạn  tìm kiếm điều gì. Vì vậy chúng ta sẽ bắt đầu quyển sách này bằng cách xem ý kiến của cá nhân ta về thành công:  bởi câu trả lời "đúng" của ta tùy vào việc ta muốn đạt những gì. Và nếu bạn luôn giữ sáu câu hỏi  này với bạn, thì như những người bạn tốt, vẫn có rất ít điều trong cuộc sống mà bạn mãi không  hiểu được. Vì vậy, chúng ta sẽ bắt đầu với "why". Why là nghĩ tích cực một kỹ năng thiết yếu để phát triển.  Tôi hy vọng ­ rõ ràng là từ sự mô tả bối cảnh mà tất cả chúng ta đang sống trong đó, nhưng cũng  còn từ sự hiểu biết của bộ não kỳ diệu của ta và của những quan hệ ta có trong đời sống hàng  ngày. Cuối cùng, ba câu hỏi còn lại trong danh sách có tên "who, whe, where". Này, những câu trả lời  khá rõ ràng, phải không? Thật ra, chúng ta hãy giải quyết chúng bây giờ vì chúng không tốn  nhiều thời gian. Đầu tiên: Who? Ai phải học tư duy tích cực? Nó ứng dụng cho những ai? Câu trả  lời dễ quá phải không? Cho tôi. Cho bạn. Sao cơ chứ? Đúng thế. Ai sẽ học tư duy tích cực nếu  không phải tôi và bạn? Kế tiếp, when và where ­ lúc nào và ở đâu: Tôi phải áp dụng tư duy tích  cực vào bối cảnh nào và lúc nào trong ngày? À, một lần nữa câu trả lời rất đơn giản: Ở đây, ở mọi  nơi mà bạn thấy mình đang đứng và đang sống và chẳng hạn như vào mọi khoảnh khắc trong  cuộc sống của bạn. Chẳng có lý do gì để trì hoãn một công việc đầy hứa hẹn, và khi đến lúc làm  việc gì đó tốt và có lợi, thời gian là bây giờ, địa điểm là ở đây và đúng bạn chính là người để làm  việc ấy. Và đây rồi, chúng ta đã giải quyết xong một nửa các câu hỏi! Và việc này diễn ra trước  khi chúng ta bắt đầu quyển sách này! Chúng ta đang làm rất tốt.
  5. Bây giờ hãy giới thiệu về chủ đề: Ta gọi tư duy tích cực là gì? Định nghĩa nó như thế nào? Bằng  một câu, tư duy tích cực là khả năng suy nghĩ theo một cách cho phép ta chuyển đổi những tình  huống khó khăn thành những thuận lợi của ta. Nhưng tư duy tích cực còn hơn thế nữa vì ta còn  muốn học cách biến khó khăn thành thuận lợi cho người khác. Chúng ta thường được đào tạo  theo cách nghĩ "thắng/thua": trong bất kỳ tình huống nào ở đời, bạn thắng hoặc thua. Điều này  nghĩa là ta thừa nhận suy nghĩ rằng trong một quan hệ bất kỳ nào đó, có kẻ thắng và người thua.  Tuyệt vời cho người chiến thắng; quá tệ cho người thua cuộc. Bằng cách tư duy tích cực, ta muốn  có thể nghĩ theo cách "thắng/thắng": dù gặp nhau lúc nào, tôi muốn đạt được điều gì đó nhưng tôi  cũng muốn bạn đạt được điều gì đó có thể có ích cho cuộc sống của riêng bạn. Chúng ta sống  cùng nhau mà, phải không? Chúng ta san sẻ điều lợi. Điều này có thể nghe như một cái nhìn quá  lý tưởng về thực tại, hay đấy nhưng không mấy hiện thực. Đồng ý với bạn. Tuy vậy hãy bỏ ra chút  ít thời gian để xem xét ý tưởng sau đây: Nếu khi ta giao tiếp với nhau mà bạn có cảm giác bị mất  mát điều gì đó, có thể trong lòng bạn sẽ nảy sinh ý định trả đũa và kết quả là một rắc rối cho tôi.  Bạn có thể nghĩ tìm cách trả thù và tôi thì không thích sống với ý nghĩ rằng tôi có những kẻ thù  đang chực chờ cơ hội để đòi lại những gì họ cho rằng tôi đã giành lấy từ họ. Điều khác nữa là  riêng tôi cũng không thích thua cuộc. Vì vậy tôi giả định rằng bạn cũng như tôi. Cuối cùng, toàn  bộ trò chơi cuộc đời là về sự thay đổi: ngày này bạn thắng, ngày tới bạn thua. Nếu ta chỉ cảm thấy  tốt và hạnh phúc khi thắng thì cuộc sống của ta sẽ khá là bấp bênh. Nền tảng của một thái độ "thắng/thắng" là có thể xem những trở ngại là những bài học cá nhân và  sẵn sàng thay đổi ý kiến của bạn về sự vật. Đây có thể là nền tảng cho sự phát triển một óc sáng  tạo. Nó còn có thể được gọi là sự giao tiếp chân tình. Vậy, tư duy tích cực không phải là chối bỏ  sự tiêu cực và chỉ chấp nhận nhìn thấy những mặt tốt đẹp, thuận lợi, dễ chịu của cuộc sống.  Không. Làm như vậy chẳng khác nào băng qua một con đường đông đúc xe cộ mà lại nhắm mắt.  Thậm chí còn khá nguy hiểm, mang tính phá hoại nữa. Không, tư duy tích cực dựa trên sự quan  sát khách quan về thực tại, nhưng bạn không ở mãi trong thực tại đó: bạn đón nhận và biến nó  thành điều tốt, có lợi, hữu ích; từ thực tại ấy, bạn tạo ra được điều gì đó ­ bạn kiến tạo một thực tại  của riêng bạn. Tư duy tích cực là hưởng lấy những khoảnh khắc tốt đẹp nhất ở mức trọn vẹn và  sáng tạo theo cách là khi gặp thử thách bạn học cách chuyển chúng thành những cơ hội. Nếu  bạn có khả năng chuyển trở ngại thành điều hữu dụng cho cuộc sống của bạn, bạn sẽ thoát khỏi  những trở ngại và rắc rối. Nếu bạn nhìn những rắc rối để tìm ra bài học do rắc rối mang lại, nếu  bạn nhìn chúng một cách chân thành và khiêm tốn, với sự phóng khoáng thì chúng sẽ thôi không  là những rắc rối nữa mà sẽ trở thành những cơ hội lớn lao trước đôi mắt kinh ngạc của bạn. Tôi có  thể nghe bạn thốt lên rằng: "Nhưng bạn mong đợi tìm thấy loại cơ hội nào trong hàng ngàn rắc rối  mà tôi phải đối diện trong từng ngày một trong cuộc sống của tôi?". Rắc rối khiến bạn có kinh  nghiệm. Chúng dạy bạn những kỹ năng vốn sẽ có ích trong tất cả những lĩnh vực trong cuộc sống  của bạn như: kiên nhẫn, quyết tâm, can đảm, bền bỉ... Chúng làm bạn mạnh mẽ, có hiệu quả hơn  và cuối cùng là hạnh phúc hơn. Đây là ý tưởng nằm sau tư duy tích cực: một sự chuyển hướng  đơn giản và có tính biến hóa từ việc xem cuộc đời như một siêu thị lớn mà bạn có thể chọn những  món đồ thành việc hiểu rằng cuộc đời giống một trường học hơn cho sự tăng trưởng của bản thân,  một lĩnh vực mở rộng cho sự bộc lộ một cách sáng tạo những tài năng của cá nhân bạn và của  điều thiện và búp mầm nằm trong tim bạn.
  6. Một câu hỏi khác trước khi chúng ta tiếp tục. Nó không nằm trong danh sách những điều để tôi  hỏi các bạn, nhưng tôi nghĩ đó là một câu hỏi hay: Liệu suy nghĩ một cách tích cực có khó không?  Liệu có thể mang chiều hướng tư duy tích cực trong cuộc sống khi có quá nhiều lý do xác đáng để  mà lo âu, chỉ trích, than phiền hay đổ lỗi? Đối với tôi dường như, nếu bạn muốn gọi đây mới là thử  thách thật sự hay rắc rối chính là ở chỗ chỉ nhớ thực hiện nó; nhớ tư duy tích cực. Tôi thực lòng  nghĩ rằng đây là tất cả những gì tư duy tích cực bao hàm. Nếu bạn thử, ý tôi nói là nếu bạn "dùng"  nó, bạn sẽ thấy nó rất đơn giản và mang lại thành quả nhanh và mãn nguyện. Nó sẽ làm bạn hài  lòng một cách sâu sắc, hạnh phúc hơn, hiệu quả hơn và người khác sẽ đánh giá bạn cao hơn. Ngày nay, có hàng triệu người trên quả địa cầu này từ mọi thành phần, màu da, văn hóa; những  người sống trong đủ mọi hoàn cảnh, từ trong nhà tù và bệnh viện đến các hộ gia đình; người học  nhiều hay học ít, giàu hay nghèo, trẻ em trong trường học, sinh viên đại học, công nhân xí  nghiệp, kỹ sư hay các nhà quản lý trong văn phòng, người già ở nhà,... những người đang ứng  dụng nó vì lợi của chính họ. Vậy, sao bạn lại không nhỉ? Nó dễ hiểu, miễn phí và bạn lại có  những gì cần để thành công với nó: Chính bạn với bộ óc gây kinh ngạc của bạn, tâm trí rộng mở  của bạn háo hức khám phá vẻ đẹp nằm trong trái tim cuộc sống, tấm lòng lành và ý định xứng  đáng muốn hạnh phúc của bạn. Học tư duy tích cực không rối rắm hơn học lái xe gắn máy, lái xe đạp hay tập đi bộ. Ai cũng dùng  được, ở mọi độ tuổi. Và nếu bạn vẫn còn nghĩ, "Việc này khó, vậy thì, nay hãy bỏ qua suy nghĩ  này và chuyển thành cách nghĩ", "Sao lại không?". Đúng, sao lại không? Và khi bạn làm như thế  rồi thì sau đó một lần nữa bạn chuyển sang nghĩ, "Vâng, tôi làm được. Tôi học được!". Ứng dụng  đi. Cứ ứng dụng đi. Và bây giờ các bạn có thể bắt đầu đọc quyển sách này. CHƯƠNG I * Suy nghĩ ­ Hạt giống của tâm hồn * Suy nghĩ ­ Nhiên liệu cho trí óc Suy nghĩ ­ Hạt giống của tâm hồn Bạn nói những gì, làm những gì, cảm thấy những gì ­ tất cả đều có nguồn gốc từ trong tâm trí  bạn, chúng ta bắt đầu bằng một ý nghĩ. Những suy nghĩ của chúng ta giống như những hạt giống, mỗi suy nghĩ tạo ra hoa và quả riêng.  Những suy nghĩ có thể tạo nên một điều gì đó, có thể hủy hoại, có thể mang đến sự yêu thương,  căm ghét, hạnh phúc hay phiền não. Khi chúng ta hiểu và học cách kiểm soát những ý nghĩ của  chúng ta thì chúng ta sẽ có một sự bình an "lớn hơn" của tâm hồn, một hạnh phúc và sự ổn định 
  7. lớn hơn. Suy nghĩ tích cực dạy chúng ta cách hành độnng thay vì phản ứng; nó "hướng dẫn" cuộc  đời ta thay vì để cho hành vi của người khác và của hoàn cảnh hướng dẫn tinh thần của ta. Bạn đã bao giờ dừng lại để quan sát tâm trí của bạn và những loại suy nghĩ mà bạn tạo ra? Người  ta đã tính toán là chúng ta có khoảng 30.000 ­ 50.000 ý nghĩ mỗi ngày. Trí óc chúng ta có một  khả năng rất lớn. Trí óc luôn luôn làm việc thậm chí khi ta ngủ. Như đã đề cập, suy nghĩ chính là  hạt giống cho những hành động và cảm xúc của chúng ta. Bằng cách tạo nên những suy nghĩ  tích cực và "khỏe mạnh", chúng ta đã chạm vào năng lực tích cực của chính chúng ta. "Với mỗi phút giận dữ, bạn đã đánh mất 60 giây hạnh phúc..." (Ralph Waldo Emerson) Suy nghĩ ­ Nhiên liệu cho trí óc Thực phẩm mà chúng ta ăn cung cấp nhiên liệu cho cơ thể chúng ta. Nếu bạn muốn tham dự  cuộc chạy marathon, bạn cần tiêu thụ nhiều chất đạm và những thức ăn giàu năng lượng để có  đủ năng lượng chạy một quãng đường xa như thế. Mặt khác, nếu bạn tiêu thụ thức ăn không tốt cho cơ thể, bạn có thể mắc bệnh bao tử, cảm thấy  lờ đờ và mệt mỏi. Cũng cùng một cách như thế, suy nghĩ cung cấp nhiên liệu cho trí óc. Nếu bạn có những suy nghĩ tiêu cực và không ích lợi gì, chúng sẽ lấy mất năng lượng của trí óc.  Nếu bạn có những suy nghĩ tích cực, chúng sẽ "nạp năng lượng" cho trí óc, làm bạn có đủ năng  lượng và sức mạnh để đối đầu với những thách thức và khó khăn trong cuộc sống hằng ngày. Hình 1
  8. Giống như mô tả trong hình 1, suy nghĩ của chúng ta chính là khởi điểm. Nếu bạn kiểm soát được  suy nghĩ của bạn, bạn có thể kiểm soát cảm giác, lời nói và hành động. Suy nghĩ cũng ảnh hưởng  đến cơ thể của chúng ta. Theo nghiên cứu y khoa, khoảng 70% ­ 90% các chứng bệnh thuộc về thể chất có một nguồn gốc  từ tinh thần. Nói một cách đơn giản, chất lượng của suy nghĩ ảnh hưởng đến chất lượng của sức  khỏe. Điều đó xảy đến cho cơ thể chúng ta khi chúng ta giận dữ hay căng thẳng. Các bắp thịt của  chúng ta căng lên làm hạn chế sự lưu thông máu, tạo nên những điểm áp lực ­ chính chúng gây  đau cho cơ thể. Đau cổ, đau vai, đau đầu thường là kết quả của những suy nghĩ căng thẳng hay  giận dữ. Trái lại, khi ta tạo nên những suy nghĩ tích cực và bình an trong tâm trí, các cơ của cơ thể  được thư giãn, lượng máu oxy nạp vào giảm, huyết áp hạ, tỷ lệ mắc bệnh tim cũng giảm đáng kể. Hiệp hội nghiên cứu về khoa học "Thưởng thức cuộc sống" đã xác nhận mối liên hệ giữa cách mà  chúng ta cảm giác và cách mà cơ thể chúng ta "phản ứng hóa học". Khi những người tham gia  cuộc nghiên cứu có những suy nghĩ tích cực và hạnh phúc, cơ thể sản xuất ra một lượng lớn chất  kháng thể. Một loại kháng thể bảo vệ cơ thể từ những lây nhiễm qua đường hô hấp. Trái lại, khi  họ có những suy nghĩ buồn, tiêu cực, cơ thể họ trả lời bằng cách kềm hãm chức năng miễn dịch.  Những suy nghĩ tích cực như "hạnh phúc" cũng tạo ra những chất giảm đau tự nhiên được xem là  có thể chống lại bệnh ung thư và những ảnh hưởng của "stress". Suy nghĩ tích cực lấp đầy không  gian quanh ta bằng nguồn năng lượng tích cực. Cuộc đời bạn là tổng kết những lựa chọn của bạn, một cách có ý thức cũng như không ý   thức. Nếu bạn có thể kiểm soát được quá trình lựa chọn của mình, bạn cũng có thể kiểm   soát được tất cả mọi lĩnh vực trong cuộc đời bạn. Bạn có thể tìm thấy sự tự do từ việc bạn   chịu trách nhiệm về chính bản thân mình. CHƯƠNG II * Suy nghĩ ảnh hưởng đến các mối quan hệ của chúng ta * 5 loại suy nghĩ chính * Kiểm tra chất lượng của suy nghĩ Suy nghĩ ảnh hưởng đến các mối quan hệ của chúng ta Suy nghĩ tích cực cũng dẫn đến những mối quan hệ hài hòa hơn; trong khi suy nghĩ tiêu cực gây  ra những mâu thuẫn, bất hòa với những người khác. Suy nghĩ tiêu cực về người khác sẽ làm cho  "mức độ khoan dung" của ta xuống thấp và tạo ra sự căng thẳng trong mối quan hệ. Một khi ta  chấp nhận rằng ta có thể ảnh hưởng đối với người khác; nhưng ta không thật sự có thể "kiểm  soát" họ; như thể ta cảm thấy được sự tự do. Tôi không thể kiểm soát người khác nhưng tôi có thể 
  9. học cách kiểm soát phản ứng của tôi với người khác. Có thể họ cư xử tồi, nhưng tôi có quyền  chọn lựa cách trả lời đối với cách cư xử của họ. Điều này có nghĩa là dù đôi khi quanh ta là những  người "tiêu cực" nhưng ta có thể chọn lựa để hành động tích cực. Hầu hết chúng ta trải qua phần lớn thời gian "phản ứng" những hành vi của người khác để rồi thấy  thất vọng, buồn chán và giận dữ khi họ không cư xử trong cái cách mà chúng ta muốn. Nếu bạn  có thể chấp nhận những ý tưởng của họ và tập trung chú ý vào những điểm tốt của họ, bạn sẽ  thấy hạnh phúc hơn khi có họ hiện diện; đồng thời cũng có thể tạo ảnh hưởng tích cực đối với họ.  Bạn chấp nhận rằng bạn là tác giả tạo ra những suy nghĩ của bạn ­ Khi bạn tạo nên những suy  nghĩ hạnh phúc, bình an, tích cực chúng sẽ lan tỏa ra và ảnh hưởng những người chung quanh  bạn. Đây là cách đơn giản mà bạn có thể chia sẻ sự tích cực với người khác ­ giống như một viên  đá ném xuống hồ ­ sẽ làm gợn sóng, sóng sẽ lan ra. Hình 2 Hình 2 chỉ rõ ảnh hưởng của suy nghĩ tiêu cực ­ "Tôi ghét người đồng nghiệp của tôi". Những suy  nghĩ như thế có thể ảnh hưởng mạnh lên đời sống của chúng ta. Hầu hết chúng ta trải qua 8 giờ một ngày nơi làm việc ­ Nếu chúng ta để những suy nghĩ tiêu cực  lấp đầy tâm trí ta; ta sẽ phải trải qua 8 giờ làm việc căng thẳng, không vui. Như thế chính ta mới là người chịu đựng. Nếu bạn thay thế những suy nghĩ tiêu cực bằng suy nghĩ  tích cực (H.3); cuộc sống nơi làm việc của bạn sẽ có nhiều niềm vui hơn. Điều này cũng có hiệu  quả đối với những mối quan hệ cá nhân của chúng ta.
  10. Hình 3 "Cách mà chúng ta nhìn vào những điều bên ngoài thì phụ thuộc vào cách nhìn mọi thứ từ   bên trong chúng ta". (Parks Cousins) 5 loại suy nghĩ chính Chúng ta có 5 loại suy nghĩ chính sau đây: Suy nghĩ tích cực: ­ Suy nghĩ mang lại ích lợi cho chính bản thân và cho những người khác. Đó  là những suy nghĩ về sự chấp nhận, hòa bình, lạc quan, khoan dung... Suy nghĩ tích cực là thấy  một chiếc ly "đầy nửa ly" thay vì "rỗng nửa ly"; nghĩa là thấy cái gì mà bạn có và tập trung vào đó  thay vì cảm thấy thất vọng về những cái mà bạn không có. Suy nghĩ tích cực giúp bạn hạnh phúc  hơn nhiều trong cuộc sống. Suy nghĩ tiêu cực: ­ Những suy nghĩ có hại cho chính bạn và cho những người khác. Đó là  những suy nghĩ thể hiện sự giận dữ, không thể chịu đựng, chỉ trích, phân biệt chủng tộc. Suy nghĩ vô ích: ­ Suy nghĩ về quá khứ hay những thứ vượt qua kiểm soát của bạn: "Tại sao?";  "Giá như"... Suy nghĩ loại này bao gồm cả sự nghi ngờ, hối tiếc, ảo vọng không thực tế, lo lắng về  những việc nhỏ nhặt. Suy nghĩ cần thiết: ­ Những suy nghĩ để lập kế hoạch cho ngày làm việc của bạn; "Tôi cần phải  gặp người này vào thời điểm này, tôi cần phải đi đến nơi này..."
  11. Hướng thượng:  ­ Những suy nghĩ hướng thượng dựa trên nền tảng các giá trị, các phẩm chất  của các nhân hay của vũ trụ như sự bình an, lòng nhân ái, sự hợp tác... Đó là những suy nghĩ đề  cập việc nhận thức được những ý nghĩa sâu sắc của cuộc sống, hay những sự việc diễn ra xung  quanh chúng ta. Những suy nghĩ hướng thượng không chỉ đề cập đến những vấn đề hiện thực  trước mắt mà còn đề cập đến kết quả của các hành động của chúng ta. Các suy nghĩ hướng  thượng giúp chúng ta có tầm nhìn xa. Các suy nghĩ hướng thượng là những suy nghĩ không mang tính ích kỷ, hướng tập trung vì lợi ích  của người khác, hướng đến việc mang lại lợi ích cho người khác. Chúng ta có thể tập trung một  cách có ý thức các suy nghĩ này và làm cho chúng trỗi dậy trong tâm trí chúng ta. Các suy nghĩ  hướng thượng được tích lũy dần dần qua nghiên cứu tâm linh, suy nghĩ về ý nghĩa của sự vật và  quan sát các hành vi của chúng ta. Suy nghĩ hướng thượng mang lại cho chúng ta một cảm giác  tốt đẹp tràn đầy năng lượng. Chúng ta càng tạo được nhiều suy nghĩ hướng thượng chừng nào thì  mọi việc sẽ càng tốt đẹp hơn. Khi ta luôn tích cực trong cuộc sống, ta tạo năng lượng cho chính ta trong khi ấy sự tiêu cực làm   cạn kiệt năng lượng và nội lực của ta. Sự tiêu cực để lại trong ta cảm giác hoàn toàn trống vắng.   Và kết quả của sự trống vắng là đau khổ và lo âu. Khi ta không biết cách suy nghĩ tích cực có thể   dẫn đến trầm cảm và trên thế giới ngày nay ta thấy trầm cảm đang gia tăng ở người trẻ lẫn người   già. Có khi tâm trí trở nên tiêu cực đến độ như đang uống thuốc độc. Khi ai đó suy nghĩ rất tiêu cực,   họ thường gây nên sợ hãi trong chính họ và trong những người chung quanh họ. Chúng ta cần   hỏi chính ta, "Ta thật sự muốn có cảm giác nào?" Phần lớn chúng ta sẽ trả lời rằng ta muốn bình   yên. Khi ta nghĩ những ý tốt lành, lời lẽ của ta sẽ tốt và việc làm của ta sẽ tốt ­ thực tế là mọi việc   đều sẽ tốt. Chăm sóc tốt tâm trí bạn, chú ý đến nó và bạn sẽ trở thành người bạn của chính mình. Bạn có   quyền chọn lựa; trở thành người bạn tốt nhất hay là kẻ thù xấu xa nhất của chính bạn. Cho dù   bạn sống ở đất nước nào, bạn nói ngôn ngữ nào chăng nữa thì mỗi người trong chúng ta là người   bạn hay là kẻ thù của chính ta. (BK. Janki) Kiểm tra chất lượng của suy nghĩ Nếu bạn sở hữu một nhà máy và có một dây chuyền sản xuất, bạn cần phải có một người kiểm  tra chất lượng để kiểm tra tiêu chuẩn sản phẩm. Nếu người kiểm tra chất lượng không chú ý đến  công việc của họ; một số sản phẩm sẽ không đạt tiêu chuẩn ở một khía cạnh nào đó khi xuất  xưởng. Chúng ta phải là "người kiểm tra chất lượng" cho trí óc chúng ta, phải "lọc" những ý nghĩ  đến với tâm trí ta; chỉ chọn, chấp nhận những hành động, những ý nghĩ "có lợi". Chúng ta luôn  suy nghĩ, vì thế phải bảo đảm là "bộ lọc" của chúng ta đang hoạt động để kiểm tra chất lượng của  những ý nghĩ và từ chối bất cứ ý nghĩ nào "không có lợi" hoặc "có hại". Bài tập:
  12. Ngồi một cách thoải mái và thư giãn. Có thể bạn bình tĩnh, cho phép bạn nhớ lại mình bắt đầu  một ngày như thế nào.  Ý nghĩ nào đầu tiên của bạn xuất hiện khi bạn thức dậy vào sáng nay?  Đó là loại suy nghĩ gì?  Nó tích cực, tiêu cực, hay cần thiết...?  Bạn đã có loại suy nghĩ nào khi bạn gặp và tiếp xúc với mọi người trong ngày? Hãy theo dõi chính bạn qua buổi sáng, chiều, tối. Suy nghĩ tích cực chiếm bao nhiêu thời gian của ngày. Hãy ghi chú một cách đơn giản. Nếu bạn  có quá nhiều suy nghĩ tiêu cực trong ngày; hãy suy nghĩ tích cực vào ngày hôm sau. Những suy  nghĩ của chúng ta "được tạo ra" từ những gì xảy ra quanh ta, từ quan điểm của chúng ta, ký ức và  những kinh nghiệm. Bài tập Để kiểm soát những suy nghĩ của bạn, "thủ thuật" sau có thể giúp ích rất nhiều: "SOS" Trong các hoàn cảnh, bạn hãy "Standing back" (đứng phía sau) và bạn có thể nhìn thấy một triển  vọng mới. Bạn "Observe" (quan sát) loại ý nghĩ mà bạn đang tạo ra và nhớ rằng bạn có quyền  chọn lựa cái mà bạn nghĩ. "Steer" (lái) một cách có ý thức tôi tạo ra suy nghĩ theo sự chọn lựa của  tôi. CHƯƠNG III * Tâm trí bạn và hoàn cảnh chung quanh * Hãy hướng đến trọng điểm Tâm trí bạn và hoàn cảnh chung quanh Tâm trí bạn thường được quyết định bởi ngoại cảnh và cách mà người khác đối xử với bạn. Tôi thấy vui khi người khác đối xử tốt với tôi và tôi thấy khó chịu khi họ không tốt với tôi. Hạnh  phúc của bạn có thể phụ thuộc vào ngoại cảnh. Nếu trời mưa tôi thấy buồn, nếu thời tiết tốt tôi  thấy vui. Nói chung, chúng ta không thể nào kiểm soát được ngoại cảnh như: cách mọi người cư  xử với ta, như thời tiết, tình trạng công việc... tất cả luôn có thể thay đổi. Nếu ta phụ thuộc vào  ngoại cảnh, tâm trí của ta cũng biến động theo ngoại cảnh. Thay vào đó hãy tập trung vào phẩm chất bên trong. Nếu ta "định nghĩa" ta bằng những phẩm  chất bên trong, ta sẽ ổn định và ít bị ảnh hưởng "thăng trầm" của ngoại cảnh. Những "vai" mà 
  13. chúng ta "đóng" trong ngày có thể ảnh hưởng đến cá tính của ta. Nếu ta "đóng" một vai nào đó  càng lâu thì ảnh hưởng của nó đối với chúng ta càng lớn. Để đóng những "vai" của ta hiệu quả, ta cần phải nhớ rằng đó là những vai trò mà ta phải thực  hiện chứ không phải là chính ta: Như thế ta có thể sử dụng những phẩm chất tích cực của ta để  thực hiện những vai ấy mà không đánh mất cá tính của ta. Nếu ta "nhận dạng" chính ta qua "vai"  của ta và để cho hạnh phúc của ta phụ thuộc vào "cái vai" ấy thì nếu như "vai kịch" ấy thay đổi bị  đe dọa ta sẽ cảm thấy bị căng thẳng và sợ hãi. Nếu ta nhận dạng qua những vật mà ta có; điều  này sẽ tạo nên nỗi lo sợ sẽ mất chúng hay không hạnh phúc khi người khác có nhiều hơn ta. Ta  cũng sẽ nhìn người khác bằng một tầm nhìn giới hạn tùy thuộc vào vai trò mà họ diễn. Nếu ta  nhận dạng ta qua "cái tôi" bên trong ta và những phẩm chất tích cực bên trong ta; ta có thể duy trì  được sự ổn định lớn hơn ở bên trong ta, thậm chí vào những lúc ngoại cảnh rất bấp bênh. Ta sẽ  thấy người khác qua sự hiểu biết, tầm nhìn rộng hơn và tích cực hơn. Điều này cũng tạo cho ta  một lòng tự trọng sâu sắc và bền vững, thậm chí khi ta bị người khác chỉ trích hay bị hoàn cảnh  thách thức. "Đừng bao giờ để cho ngày hôm qua sử dụng ngày hôm nay của bạn quá nhiều" (Will   Rogers) Hãy hướng đến trọng điểm Trong khi hướng dẫn về Tư duy tích cực cho một nhóm nữ phạm nhân tại một nhà tù ở New  Zealand, một ngày nọ có một nữ phạm nhân nói với tôi rằng: "Đối với cô thì thật dễ dàng khi nói  về sự tích cực vì sau giờ học này, cô có thể lên xe và trở về nhà ­ còn chúng tôi thì phải ở lại đây!"  Tôi đã trả lời rằng tôi cũng đã làm việc với nhiều người được tự do về thể chất, nhưng họ lại là  những người bị mất tự do về tâm trí mình. Họ bị điều khiển bởi suy nghĩ của người khác, họ bị dằn  vặt bởi sự hối tiếc về quá khứ, nỗi lo sợ cho tương lai và cả những điều vượt khỏi tầm kiểm soát  của họ. Nhiều người trong số họ rất giàu có và rất tự do về thể chất nhưng tâm trí họ lại tràn ngập  sự lo lắng và nỗi sợ hãi đến nỗi họ không thể hưởng thụ được những gì mà họ có. Tôi đã gợi ý với  những người phụ nữ này là trong thời gian mà họ không thể thoát khỏi nhà giam về mặt thể chất,  họ hoàn toàn có cơ hội trải nghiệm về khoảng thời gian này của mình. Thay vì phản ứng lại những  gì mình không thể kiểm soát được, bạn hãy tập trung vào những gì mình có thể kiểm soát được,  bạn sẽ thấy sự việc đổi khác. Một số bắt đầu thực hiện và họ đã thay đổi thái độ của mình đối với  các vị quản ngục và cũng như với các bạn tù khác. Một vài tuần sau đó, các vị quản ngục đã  nhận thấy bầu không khí của trại thay đổi hẳn và các nữ phạm nhân cũng đã trở nên tích cực và  hòa nhã hơn rất nhiều. Nhiều người trong số họ đã đạt được những mục tiêu quan trọng cho mình  như hoàn tất các chương trình học đại học, phát triển tài năng nghệ thuật. Họ nhận được sự hỗ trợ  từ các cán bộ trại giam và đã có thể tổ chức nhiều chương trình hoạt động bao gồm cả một cuộc  gặp mặt thảo luận với sự tham gia của Thủ tướng đương nhiệm New Zealand. Thử thách sẽ đến; hoàn cảnh không phải lúc nào cũng như chúng ta mong muốn; mọi người   không phải lúc nào cũng cư xử theo cách mà chúng ta muốn; NHƯNG chúng ta có quyền lựa  
  14. chọn nơi để hướng sự tập trung của mình đến và lựa chọn cách thức chúng ta giải quyết tình   huống. Mike George, một nhà tập huấn quản trị tại Anh nói rằng trong chúng ta không thể kiểm soát  được người khác thì thói quen thường xuyên nhất của người đời lại là cố gắng kiểm soát người  khác ­ về thể chất, cảm xúc hay về tinh thần. Theo ông Mike, khi chúng ta bắt đầu buồn phiền với  người khác thì đó là dấu hiệu của việc chúng ta cố gắng nắm bắt cái mà chúng ta không thể kiểm  soát được. Khi chúng ta biết chấp nhận những gì vượt ngoài tầm của mình và tập trung vào những  gì trong khả năng của mình, chúng ta "bay bổng" tâm trí ta mang ít suy nghĩ hơn. Theo một cuộc khảo sát được tiến hành ở Anh, người ta dành 80% thời gian của họ để nghĩ và nói  về những điều họ không kiểm soát được như quá khứ, lo lắng về tương lai, thời tiết và rất hay nghĩ  về việc người khác đang làm hay không làm gì! Điều gì sẽ xảy ra nếu như bạn cứ mãi lặp lại những suy nghĩ về những điều mình không kiểm soát  được? Những người đã được khảo sát tại Anh đã trả lời rằng khi họ tập trung vào những điều mình không  thể kiểm soát được, họ cảm thấy: Căng thẳng, lo âu, mệt mỏi, buồn rầu và giận dữ. Một điều rõ ràng là khi chúng ta học được cách biết tập trung vào những gì mình có thể kiểm soát   được và những gì có thể thực hiện được chúng ta sẽ trở nên bớt căng thẳng hơn, bình tĩnh hơn,   niềm hạnh phúc và mọi phẩm chất cuộc sống chúng ta sẽ tăng thêm. Tôi đã hỏi rất nhiều người ở Việt Nam rằng sự chú ý của họ đối với những việc không kiểm soát  được là bao nhiêu phần trăm và câu trả lời của họ thường là khoảng từ 70­90%. Hãy nghĩ về hôm nay... ­ Bạn đã nghĩ về những gì? ­ Bao nhiêu phần trăm suy nghĩ của bạn là về những gì không thể kiểm soát được? ­ Bạn đã có bao nhiêu suy nghĩ về quá khứ hay về hành vi của người khác? Ngày nay, tại nhiều quốc gia đang bị thiếu nước, có các chương trình quảng cáo nhắc nhở người  dân không nên để các vòi nước chảy không hay chảy rò rỉ để tránh lãng phí nước. Tập trung suy  nghĩ vào những việc vượt xa tầm kiểm soát của chính mình cũng giống như hình ảnh "các vòi  nước chảy không" ­ toàn bộ năng lượng của chúng ta bị hao phí đến kiệt quệ! Như vậy, hãy tiết  kiệm năng lượng của mình bằng cách kiểm tra "vòi nước" của mình đừng để chảy lãng phí. Tôi nhớ lại cách đây vài năm khi chuẩn bị cho một buổi Hội thảo Tư duy tích cực với một nhóm ở  New Zealand, thành viên tham dự bao gồm cả các cặp vợ chồng trên 70 tuổi và đã chung sống  với nhau hơn 50 năm. Trong suốt giờ thứ hai của buổi Hội thảo, có một người chồng đã phát biểu  ước gì ông có thể tham dự buổi Hội thảo này cách đây 50 năm. Một trong những thành viên tham  dự, một người trẻ tuổi đã hỏi ông ta tại sao như vậy. Ông đã trả lời rằng: "Tôi đã mất 50 năm cố 
  15. gắng thay đổi vợ tôi và bà ấy cũng mất chừng ấy thời gian cố gắng thay đổi tôi, nhưng như bạn  biết đấy không ai trong chúng tôi thành công cả". Tôi đã hỏi một cặp vợ chồng khác rằng họ cảm  thấy như thế nào khi họ cứ cố gắng thay đổi nhau và người chồng đã trả lời ông cảm thấy giận dữ  và nản chí, còn người vợ lại cảm thấy mình thất vọng và bị tổn thương. Những thành viên trẻ tuổi  ngồi lặng một lúc, cố hiểu được những người lớn tuổi đã lãng phí thời gian của mình nhiều như thế  nào khi họ cứ gắng tìm cách thay đổi nhau. Đã có lần Gandhi đặt câu hỏi: "Khi bạn chỉ ngón tay của mình về phía người khác thì có bao  nhiêu ngón chỉ ngược lại về phía bạn?" Một thích giả đã trả lời là "Ba". Hãy nghĩ về điều này, hình ảnh của chính bạn trong suốt một ngày thường, hãy quan sát   bản thân bạn lúc thức dậy, ăn sáng, di chuyển: ngón tay của bạn đã chỉ đi đâu? Bạn có   bận rộn với thế giới bên ngoài, với hành vi của người khác không hay là bạn tập trung vào   phản ứng của bản thân mình trước tình huống. Nếu chỉ nhìn vấn đề trong phạm vi nhỏ hẹp thì chúng ta không nhận biết được nhiều, nhưng nếu  nhìn rộng ra vấn đề sẽ trở nên rất sâu sắc. Chúng ta vẫn thường nhìn vào người khác hơn nhưng  điều đó lại không tốt như nhìn vào chính bản thân ta. Chúng ta vẫn thường nghĩ nhiều về hành động của người khác và những gì diễn ra quanh ta ­  Chúng ta quên mất rằng chúng ta có quyền chọn lựa sẽ tạo ra những suy nghĩ gì trong tâm trí  chúng ta và thế là chúng ta lại bắt đầu đổ lỗi cho những người khác về những gì chúng ta cảm  thấy. "Tôi buồn vì người này đã nói như vậy..., làm như vậy..." Việc này có thể dẫn đến sự căng  thẳng và buồn phiền. Stephen Covey, trong quyển "Seven Habits of Highly Effective People"  (Bảy thói quen của những người có tính ảnh hưởng cao), có nói về hai vòng tròn ảnh hưởng đến  cuộc đời chúng ta. Vòng tròn ảnh hưởng ­ vòng tròn ở trong và Vòng tròn quan tâm ­ là vòng tròn  ngoài. Vòng tròn ảnh hưởng bao gồm các giá trị, quan điểm tư duy... Vòng tròn quan tâm bao  gồm những điều chúng ta không thể kiểm soát được: thời tiết, con người, các vấn đề kinh tế... Khi  chúng ta cố gắng kiểm soát vòng tròn quan tâm thì sẽ tạo áp lực lên vòng tròn ảnh hưởng, chúng  ta sẽ phản ứng lại và điều này tạo nên những năng lực tiêu cực mà chúng ta không thể làm việc  có hiệu quả. Thay vào đó chúng ta tập trung vào vòng tròn ảnh hưởng bằng cách tăng cường các  giá trị của chúng ta, có các thái độ và tư duy tích cực, điều này tạo ra các làn sóng năng lượng  tích cực và những làn sóng này lại tác động lên vòng tròn khái niệm cho chúng ta nhiều sức mạnh  nội tâm để vượt qua những tình huống khó khăn và những thử thách. "Gió có thể thổi nhiều hướng, nhưng hướng đi của chúng ta lại phụ thuộc vào cách chúng   ta căng buồm" Enrique Simo, một nhà văn người Tây Ban Nha đã viết: "Người ta có thể đạt được bất cứ gì mình  muốn nếu chúng ta suy nghĩ về điều đó một cách sâu sắc". Khi chúng ta tập trung vào những gì  vượt ngoài tầm kiểm soát của mình thì những suy nghĩ của chúng ta sẽ trở nên tiêu cực và những  suy nghĩ tiêu cực này sẽ như dòng chảy tuôn qua lời nói, hành động và cả thói quen của bạn rồi  theo thời gian sẽ hình thành nên tính cách của bạn.
  16. Hãy luyện tập từ hôm nay ­ Hãy kiểm tra các cấp độ tư duy của mình và hãy giữ cho tâm trí mình  tập trung đến những điều tích cực và thuộc vào khả năng của mình. 1. Sức mạnh mường tượng Khi thiếu một cái nhìn tích cực, ta thường mường tượng những tình huống khó khăn hết lần này  đến lần khác và thấy mình không làm được những chuyện này. Cách nghĩ này tạo ra nỗi sợ và  kém sức lực vì thế khi ta đối mặt với chuyện "thật", những cảm xúc và nỗi sợ này trỗi dậy và  thường mang lại thất bại như ta mường tượng trước. Thay vì vậy, ta có thể kiểm soát suy nghĩ và  dùng sức mạnh của những mường tượng tích cực để nghĩ một cách mạnh mẽ đến hình ảnh thành  công của ta trong những tình huống đó. Cách tập luyện nà tạo ra những cảm xúc tích cực và tự tin  giúp ta thành công khi đối diện với hiện thực. 2. Tiếng nói trong ta ­ Biến nó thành bạn của ta Tất cả chúng ta đều có tiếng nói này: hãy lắng nghe nó. Chẳng hạn khi bạn đang nghĩ đến việc  sẽ làm hay thử một điều gì mới hay một thử thách, bạn có trong đầu những suy nghĩ gì? "Không  làm được đâu! Có nhớ lần trước cũng đã thử sức một chuyện tương tự và đã thất bại không?" Hay  "Được thôi. Sao lại không thử và cố gắng hết mức?". Tiếng nói trong ta có thể là bạn hay là thù.  Nó được hình thành từ xa xưa và chịu ảnh hưởng rất lớn từ những người gần gũi khi ta trưởng  thành. Bố mẹ, thầy cô và sau này là bạn bè, là những người có ảnh hưởng chủ yếu. Chúng ta lặp  lại trong đầu cả những điều hay và dở mà người khác nói về ta, khi ta lớn lên những lời này tạo  thành cách ta nhận biết về chính ta, và nhận thức này lại là nền tảng cho cách ta suy nghĩ. Và  đáp lại, cách ta nghĩ sẽ quyết định mức độ lòng tin của ta. Khi tôi phụ trách khóa học giải tỏa Stress, có một ông tuổi trung niên là giám đốc một công ty lớn.  Dù giàu có và sở hữu nhiều của cải ông vẫn rất buồn khổ. Ông uống rượu nhiều và điều này đe  dọa hiệu quả việc làm của ông. Nói về tuổi thơ, ông kể rằng cha luôn miệng nói ông không giỏi và  sẽ chẳng làm được việc gì nên thân. Người cha cưng anh ông hơn. Và bây giờ đã lớn, mỗi khi  nhìn vào gương ông tự bảo: "Ngươi không giỏi", "Ta ghét ngươi". Tiếng nói trong ông như một kẻ  thù và ônng đầy căm ghét bản thân. Bàn luận thêm mới vỡ lẽ rằng, bố ông cũng là người sợ và  căm ghét chính bản thân. Hiểu ra như thế, ông đã có thể chuyển hóa tiếng nói trong ông từ thù  thành bạn. Khi giọng nói tiêu cực bắt đầu chê bai chỉ trích, ông chỉ tự bảo "Nào, để xem người  bạn hữu ích của mình nói gì với mình đây?" Ông biến tiếng nói ấy thành chỗ dựa và dần dần có  được tự tin và biết yêu thương bản thân giúp vượt qua được nỗi khổ tâm. Nhiều khi thầy cô là người có những ảnh hưởng tốt hay xấu mạnh mẽ đến sự tự tin của ta: Tôi nhớ  khi 7 tuổi đứng trong đội đồng ca tôi đã rất tự tin, thích thú và hăng hái hát hết sức. Được nửa bài,  cô giáo bước đến chỗ tôi và đưa ngón tay lên môi ra hiệu cho tôi, có hai cách hiểu, một là tôi hát  quá to, hai là hàm ý tôi hát không hay. Ngay lập tức tôi chấp nhận hàm ý thứ hai là thật và sau  này trong nhiều năm trời tôi không bao giờ hát trước mọi người. Trong tôi có một giọng nói "Mi hát  không được". Và tin sao thì thành vậy, như thể có một chiếc lồng trong bụng tôi và giọng hát của  tôi bị nhốt vào đó. Tất cả những gì tôi làm được là phát ra những âm thanh ư ử yếu ớt!
  17. Cho dù hoàn cảnh những năm tháng tuổi thơ của ta khiến ta mạnh mẽ hay yếu đuối chăng nữa  thì giờ đây xây dựng một giọng nói hỗ trợ và tự tin trong lòng là việc trong tay ta. Bước đầu tiên là lắng nghe: ta cần lắng nghe "cuộc tự trò chuyện trong ta". Nếu nhận ra giọng nói  ấy đang chỉ trích hay làm nản chí ta cần quyết tâm chuyển nó thành giọng nói hỗ trợ. Sự quyết tâm rất quan trọng vì chúng ta rất thường có những suy nghĩ là giảm sức chiến đấu  nhưng rồi lại quên đi. Điều này chẳng khác gì mở cửa cho những suy nghĩ kém lực ấy quay trở lại.  Nếu đã quen nghĩ, "Mi sẽ thất bại" hay "Mi không có hy vọng đâu" thì nay ta cần làm cho những  suy nghĩ "Bạn sẽ thành công" hay "Bạn rất quý giá" thành thói quen. 3. Xem những khó khăn là bài học Điều chủ yếu quan trọng để xây dựng một cách nhìn tích cực là khả năng học tập từ những khó  khăn và không để đám mây của một lần thất bại che phủ tương lai hay làm suy giảm niềm tin.  Nếu đã phạm sai lầm, coi như một bài học và tự hỏi "Tôi học được kinh nghiệm gì cho tương lai?".  Một gương điển hình tuyệt vời về khả năng này là Thomas Edison, người đã thử 2000 chất liệu  khác nhau trong quá trình sáng chế bóng đèn tròn. Sau chừng ấy lần "thất bại", phụ tá của ông  than: "Tất cả công sức của ta là vô vọng. Ta chẳng học hỏi được điều gì cả". Edison đáp lại rất tự  tin: "Chúng ta học được rất nhiều và tiến bộ nhiều. Chúng ta nay biết rằng có 2.000 chất liệu  không dùng để chế tạo bóng đèn tròn tốt được". Nhớ: "Điều sợ nhất không phải là thiếu năng lực, mà sợ nhất là mạnh đến không đo lường   được" (Nelson Mandela ­ 1994) Điều này nhắc tôi nhớ đến câu nói của Thaddeus Golas: "Chuyện gì xảy ra không quan trọng bằng cách chúng ta phản ứng với nó như thế nào". "Được khen không mừng, bị chê không buồn khổ, mà tự biết rõ những phẩm chất và thế   mạnh là tính CHƯƠNG IV * Tầm quan trọng của các bài tập thư giãn * Một bài tập giúp thay đổi cách cư xử không mong muốn * Bài tập giảm stress
  18. Tầm quan trọng của các bài tập thư giãn Khi ta dành vài phút để ngồi yên lặng và thư giãn cơ thể ta, tâm trí ta; ta có thể quan sát rõ ràng  hơn những loại tư duy mà ta đã tạo ra trong tâm trí của mình. Khi ta ngồi thư giãn, ta thực hành lúc đó ta tạo nên những suy nghĩ tích cực về sự bình an và  hạnh phúc. Trong tình trạng thư giãn này số nhịp tim đập, huyết áp, tốc độ tư duy và việc tiêu thụ  oxy tất cả đều giảm. Và như vậy, tinh thần của ta được "làm mới" và được nạp thêm năng lượng. Bài tập thư giãn 1: Ta ngồi thoải mái... Ta thư giãn cơ thể ta... Ta hít vào bằng mũi từ từ và thật sâu... và khi ta hít   vào ta cảm thấy chính ta đang mang vào sự bình an và thư giãn... khi thở ra ta xua tan bất cứ sự   căng thẳng nào trong tâm trí và cơ thể ta... Ta cảm thấy cơ thể ta nhẹ nhõm và thư giãn... Tâm trí   ta bình tĩnh... Tự do khỏi bất cứ sự lo lắng nào... Bình an... Giờ đây những suy nghĩ của ta chậm   hơn... Ta nhẹ nhàng mang tâm trí ta trở lại với căn phòng và những cảnh vật xung quanh ta,   nhưng ta vẫn duy trì cảm giác bình an này. Bài tập thư giãn 2: Ta ngồi thoải mái... Ta hít vào thật sâu và xua tan bất cứ sự căng thẳng nào trong cơ thể và tâm   trí ta... Ta nghĩ về đôi bàn chân của ta... Ta thư giãn các cơ trên đôi bàn chân... Hãy cho phép   chúng có được càm giác nhẹ nhàng và thoải mái... Ta nghĩ về đôi chân ta... Ta xua tan bất cứ căng thẳng nào trên đôi chân ta. Ta nghĩ về bao tử   ta... Ta cho phép tất cả các cơ ở đây thư giãn và tĩnh lặng... Ta tập trung vào ngực của ta... Ta cảm thấy chính ta đang thở... Hơi thở ta trở nên tĩnh lặng và dễ   dàng... Với mỗi hơi thở, ta cảm thấy chính ta trở nên bình an và thư giãn hơn... Ta xua tan bất cứ căng thẳng nào trên đôi vai... Ta cũng để cho mặt và đầu thư giãn hoàn toàn...   Ta nghĩ về hai cánh tay... Bây giờ chúng ta trở nên nhẹ nhàng không trọng lượng... Tâm trí ta tĩnh lặng và bình an... Ta tận   hưởng cảm giác thư giãn này. Bài tập thư giãn 3: Ta ngồi thoải mái và thư giãn cơ thể ta... Ta hít vào bằng mũi từ từ và thật sâu và khi ta thở ra   cũng từ từ. Ta xua tan bất cứ sự căng thẳng nào... khi ta ngồi đây ta hình dung những ngôi sao   trên bầu trời về đêm...
  19. Ta nhìn thẳng vào những ngôi sao và ta cảm thấy chính ta được bao quanh bởi một đám mây   bình an... Bất cứ khi nào ta cảm thấy lo lắng và sợ hãi... điều cần làm là nghĩ về những ngôi sao sáng   bình an trên bầu trời đêm và ta nhớ rằng ta cũng là một ngôi sao bình an. Một bài tập giúp thay đổi cách cư xử không mong muốn Ngồi thoải mái và thư giãn cơ thể bạn... hít vào thật sâu và xua tan bất cứ căng thẳng nào trong   tâm trí. Hình dung một tình huống mà bạn thường giận dữ và bị sốc... Quan sát tình huống này và nghĩ xem bạn sẽ phản ứng ra sao... Nghĩ về một phẩm chất mới hay   một cách phản ứng để thay thế cách cư xử không tích cực này... Nghĩ xem bạn muốn phản ứng   như thế nào trong tình huống này. Bây giờ hãy tái diễn lại tình huống này và phản ứng trong cách mà bạn muốn sử dụng phẩm chất   mới này... Kiên quyết sử dụng phẩm chất mới này và cách phản ứng mới này trong cuộc sống   hàng ngày của bạn. "Sự lo lắng không xua tan nỗi buồn của ngày mai mà đang xua đi hạnh phúc của hôm   nay" (Corrie Ten Boom) Bài tập giảm stress Hiện tượng stress trở nên phổ biến trên thế giới và chúng ta cần phát triển những kỹ năng để có  thể duy trì sự kiểm soát đối với cuộc sống của chúng ta. Bài tập 1: Khi sợ điều gì chúng ta vẫn thường nín thở, hoặc thở gấp gáp. Stress cũng tương tự như thế. Nó  có thể dẫn đến nhiều việc như mệt mỏi, nhức đầu, căng cơ bắp... Một cách để giảm stress là tập  thở một cách chính xác. Hãy làm theo những bước sau: 1. Đặt tay lên bụng và hít sâu vào. Khi bạn hít như thế thì bụng bạn sẽ đầy khí và căng lên. 2. Khi bạn thở ra, bụng bạn sẽ co lại, ép vào trong. * Đây là phương pháp thở đúng nhất ­ nếu như khi bạn thở mà bụng bạn co lại và ngực bạn chứa  đầy khí bạn thở nhanh điều đó sẽ làm cho cổ và vai bị mỏi, đầu bị nhức Bài tập 2:
  20. 1. Hít thở thật sâu và hình dung bản thân đang thở trong sự bình an và thư giãn dưới ánh sáng  màu vàng. Cảm nhận những cơ bắp dần dần thư giãn. 2. Khi bạn thở ra, thở ra thật mạnh, lúc đó hãy nghĩ rằng bạn đang loại bỏ dần mọi căng thẳng  trong cơ thể và tâm trí mình dưới ánh sáng xanh đen. Bất cứ khi nào bạn lâm vào tình trạng stress, hãy lập tức thực hành cách thở như trên. Bài tập 3: 1. Viết ra giấy tất cả những điều làm bạn căng thẳng. 2. Chia những điều ấy làm 2 cột. Cột A là những điều bạn có thể kiểm soát được và cột B ngược  lại. 3. Với những gì bạn không kiểm soát được, thực hành việc chấp nhận nó và từ từ loại bỏ nó ra  khỏi đầu óc bạn. Ngồi trong yên lặng và thực hành điều đó. 4. Với những gì bạn có thể kiểm soát, tập trung thời gian của bạn và năng lượng vào nó. Nếu bạn nhớ lại những điều bạn không thể kiểm soát được, hãy tự nhủ rằng bạn không thể kiểm  soát được chúng và một lần nữa hình dung nó đang trôi ra khỏi tâm trí bạn. Bài tập 4: Thường thì căng thẳng bắt đầu từ những việc nhỏ, chúng lớn lên dần theo thời gian và cuối cùng  chúng làm chúng ta cảm thấy nặng nề và bị stress. 1. Khi gặp một tình huống hoặc một vấn đề nào đó, hãy nghĩ rằng: "Tôi có thể học được gì từ  đó?" Hoặc khi bạn cảm thấy mình có lỗi trong một tình huống nào đó, hãy nghĩ rằng: "Tôi phải  làm sao để giải quyết nó tốt hơn trong tương lai?" 2. Tự nhủ bản thân: "Tôi đã học được rồi, bây giờ thì tôi cho nó ra khỏi tâm trí và tôi trở nên tươi  sáng hơn". 3. Nếu trong tương lai bạn lại nhớ đến vấn đề đó thì hãy nhớ rằng bạn đã học nó rồi và hãy để  điều đó ra đi.  cách xuất chúng". (Saskya Pandita; 1182­1282). CHƯƠNG V * Những bước giúp thay đổi phản ứng tiêu cực sang tích cực
nguon tai.lieu . vn