Xem mẫu

  1. Từ con số không trở thành anh hùng: Những ý tưởng không tưởng làm chuyển biến thế giới (10) Tương lai kĩ thuật số có từ quá khứ lâu rồi Âm thanh kĩ thuật số được phát minh ra vào năm 1937 – hàng thập kỉ trước khi công nghệ sử dụng nó được phát triển. Tương lai kĩ thuật số có từ quá khứ lâu rồi (Ảnh: Steve Horrell/SPL) Mặc dù vào lúc ấy, ông đã không nhận ra nó, nhưng năm 1937, kĩ sư người Anh Alec Reeves đã thiết lập nền tảng cho các mạng viễn thông kĩ thuật số hiện đại.
  2. Van điều khiển (ống chân không) khi ấy đang ở trong thời kì hoàng kim của nó, các máy vi tính kĩ thuật số vẫn còn là tương lai nhiều năm phía trước, và transistor thì một thập niên nữa mới ra đời. Năm 1927, những cuộc gọi điện thoại thương mại xuyên đại dương đã có thể thực hiện bằng các máy điện thoại vô tuyến. Vào đầu những năm 1930, Reeves đã giúp phát triển các radio cao tần có thể mang tải vài cuộc gọi cùng lúc, nhưng những cuộc gọi này chồng chất với nhau, tạo ra một tín hiệu nhiễu khó hiểu. Khi ấy, Reeves nhận ra rằng việc biến đổi những biểu diễn dạng tương tự này của giọng nói thành một chuỗi xung kiểu như điện báo có thể tránh được sự chồng chất rắc rối đó. Ông đã thiết kế các mạch điện để đo cường độ của giọng nói của từng người 8000 lần trong một giây và gán cho cường độ tín hiệu đó là một trong 32 mức. Mỗi mức khi đó được biểu diễn bằng một chuỗi năm chữ số nhị phân. Miễn là máy thu có thể phân biệt chuỗi nhị phân 1 với chuỗi nhị phân 0, thì nó có thể biến đổi chuỗi xung trở lại thành giọng nói. Đó là trên lí thuyết. “Khi ấy, chẳng có công cụ nào có sẵn có thể biến nó thành sản phẩm kinh tế”, ông đã viết như vậy hơn 25 năm sau này. Công ti chủ quản của ông, ITT, đã đăng kí bằng sáng chế điều biến mã xung, nhưng chưa bao giờ kiếm được một xu nào trước khi bằng phát minh đó hết hiệu lực vào thập niên 1950. Reeves là người có tầm nhìn xa trông rộng, ông thường nói: “Nh ững điều tôi nói sắp xảy ra thì thường là đúng, nhưng tôi chưa bao giờ nói đúng chính xác là khi nào cả”. Có lẽ ông nghĩ ông thật sự nhìn thấy tương lai. Ông đã nghiên cứu tâm linh học và tin rằng ông đang cảm nhận các tín hiệu ở dạng mã Morse gửi đến từ những thế giới khác. Các nhà điều hành ITT cuối cùng đã bố trí ông vào chức danh nghiên cứu mạo hiểm tại Phòng thí nghiệm Chuẩn Viễn thông ở Harlow, Essex. Trong vai trò đó, ông đã lập một nhóm để nghiên cứu công nghệ truyền thông bằng laser, và nhiệt tình ủng hộ cho công trình nghiên cứu do Charles Kao lãnh đạo, cái đã mang đến mạng lưới cáp quang mang tải các tín hiệu ánh sáng điều biến mã xung đi khắp thế giới ngày nay.
  3. Từ con số không trở thành anh hùng: Những ý tưởng không tưởng làm chuyển biến thế giới (9) Protein sát thủ Trước khi giành giải thưởng Nobel, Stanley Prusiner bị người ta nhạo báng vì đã đề xuất ra cái ông gọi là prion gây ra chứng bệnh não bọt biển. Khi bằng chứng cho thấy bệnh Creutzfeldt-Jakob rối loạn não kiểu “bọt biển” (CJD), bệnh kuru và scrapie không thể truyền bởi virus hay vi khuẩn, thì nhà thần kinh học Stanley Prusiner đã nêu ra một loại tác nhân lây nhiễm mới lạ: một protein xấu. Đó là một ý tưởng kì quặc đến mức Prusiner bị người ta nhạo báng.
  4. Ảnh: Eye of Science/SPL Prusiner lần đầu nghiên cứu những chứng bệnh này vào năm 1972, sau khi một trong các bệnh nhân của ông tại trường Đại học California, San Francisco, qua đời vì CJD. Một thập niên sau, trên tạp chí Science (số 216, trang 136), ông đề xuất rằng những chứng bệnh này gây ra bởi một “hạt lây nhiễm chứa protein”, hay prion. Ý tưởng đó dựa trên kết quả của các nhà nghiên cứu người Anh. Năm 1967, Tikvah Alper thuộc Đơn vị Xạ trị của Trung tâm Nghiên cứu Y khoa đã chứng minh rằng bất kể cái gì gây ra CJD đều vô hại trước liều lượng bức xạ tử ngoại phá hỏng bất kì chất liệu di truyền nào khác (Nature, số 214, trang 764). Không lâu sau đó, nhà toán học John Stanley Griffith thuộc trường Bedford College ở London đã nghĩ ra một giả thuyết duy-protein cho sự lây bệnh scrapie. Bài báo Nature năm 1967 của ông (số 215, trang 1043) phát biểu rằng không có lí do gì để lo sợ rằng ý tưởng đó “sẽ làm cho toàn bộ cấu trúc lí thuyết của sinh học phân tử đi đến sụp đổ”. Công trình này ít gây chú ý khi nó được công bố. Tuy nhi ên, vào lúc Prusiner nhập cuộc, sự thờ ơ lãnh đạm đã chuyển sang mức chỉ trích. Tháng 12 năm 1986, một trang hồ sơ mỉa mai của Prusine xuất hiện trên tạp chí Discover, mang tiêu đề “Tên gọi của trò chơi là tiếng tăm: nhưng nó có phải là khoa học không?” Nhưng chỉ 11 năm sau đó, ông đã được trao giải thưởng Nobel. Vẫn có những câu hỏi chưa
  5. có lời đáp về mô hình prion, nhưng chẳng ai nghi ngờ rằng công trình nghiên cứu của Prusider sẽ mang lại kiến thức sâu sắc hơn về nguyên nhân gây ra chứng thần kinh phân liệt.
nguon tai.lieu . vn