Xem mẫu

  1. View Full Version : Liên Tỏa - Tác giả: Bồ Tùng Linh Chàng thư sinh Dương Vô Uý lập nhà học giữa sánh đồng vắng, bên sông Tứ. Ngoài nhà học là một bãi tha ma đầy những nấm mồ vô chủ. Về đêm, gió lộng vào hàng cây dương vi vu như tiếng nước vỗ vào bờ. Đêm nọ, chàng thắp đèn đọc sách và cảm thấy buồn vì cảnh cô liêu. Chợt chàng nghe văng vẳng tiếng ngâm thơ bên ngoài. Tiếng ngâm vừa dứt rồi lại ngâm tiếp, cái giọng tha thiết làm sao. Cái tiếng ấy nhỏ và êm như tiếng thiếu nữ nên chàng nghi là hồn ma cô nào về trêu ghẹo mình. Sáng hôm sau, chàng đi quanh nhà quan sát kỹ thì không thấy có dấu chân ai để lại, nhưng lại vớ được một giải lụa màu tím nằm trong đám cỏ gai. Chàng liền đem về treo bên cửa sổ. Đêm ấy trời vào canh hai, chàng lại nghe tiếng ngâm thơ như hôm qua. Dương tò mò trèo lên ghế nhìn qua cửa sổ, tiếng ngâm thơ chợt ngừng, chàng nghĩ là chắc có ma rồi nhưng lại nảy ra ý muốn gặp mặt. Đêm sau nữa Dương núp bên tường rào đợi hết canh một, bỗng thấy một thiếu nữ thong thả từ đám cỏ gai đi ra, miệng ngâm nga xem ra còn ảm đạm hơn những đêm trước. Chàng hắng giọng, cô gái chợt biến mất trong đám cỏ gai. Đêm sau nữa, Dương lại phục sẵn im lặng chờ đón. Đợi nàng bước ra và ngâm vừa dứt hai câu thơ cũ, chàng ngâm tiếp liền hai câu nữa cho trọn bài tứ tuyệt: Lòng riêng oán hận không ai biết. Cơn lạnh se lòng bóng nguyệt soi. Ngâm rồi đợi mãi không thấy gì chàng đành trở vào nhà. Chưa kịp tắt đèn đi ngủ thì chàng thấy thiếu nữ từ ngoài bước vào, thẹn thùng lên tiếng: Thiếp bấy lâu không dám ra mặt vì e gặp kẻ phàm phu tục tử, không ngờ chàng là người phong nhã. Dương vui vẻ mời nàng ngồi rồi ôm choàng lấy, chàng có cảm giác người nàng
  2. ẻo lả như bông hoa. Chàng bèn hỏi thăm quê quán thì nàng đáp: Thiếp ở Lũng Tây, theo cha trôi dạt đến đây. Hai mươi năm trước thiếp mười bảy tuổi và đã chết vì bạo bệnh, xác vẫn chôn ở bãi cỏ gai lạnh lẽo. Hai câu thơ thiếp đọc là tâm sự của một nỗi lòng u uất. Thiếp định làm trọn bài nhưng mới được hai câu thì chàng đã nối theo thành bài, thiếp xin cảm tạ. Dương ôm nàng một lát thì cảm thấy động tình, bèn đòi chuyện trăng hoa, nàng cự tuyệt: Thiếp là ma chứ chẳng phải người trần, ăn nằm với chàng là giết chàng đấy. Nhưng thiếp làm sao nỡ hại chàng? Dương nghe xuôi tai, không đòi hỏi gì nữa, chỉ ôm nàng trong lòng mà đùa giỡn. Chàng nhìn đôi hài thêu rất đẹp của nàng, thấy thiếu một giải lụa buộc bèn hỏi, nàng đáp: Hôm nọ lúc chạy trốn thiếp đã đánh rơi mất một bên giải lụa. Dương cười: Để ta đền cho nàng! Chàng bước đến cửa sổ, tháo dải lụa hôm trước vớ được đưa cho nàng. Cô gái buộc hài xong, xem thấy cuốn sách chàng đang để trên bàn học, chợt nàng nhìn thấy tập "Liêu xương cung từ" liền ngậm ngùi nói: Khi xưa lúc còn sống thiếp rất thích đọc cuốn này. Giờ thấy đây thật mơ màng như trong mộng. Rồi nàng bàn chuyện văn chương, từ đấy Dương mới biết nàng cũng giỏi tài thi phú, thông tuệ uyên thâm. Suốt đêm đó đôi trai gái hàn huyên bên nhau và đã xem như bạn quí. Từ đó, đêm nào nàng cũng đến và cẩn thận dặn Dương: Ngày càng bé thiếp vốn rất nhát gan, mong chàng giấu kín chuyện này. Nếu người khác biết chuyện sẽ đàm tiếu, thiếp không chịu nổi đâu. Rồi hai người đằm thắm bên nhau còn hơn cả vợ chồng thật. Dương thường nhờ nàng sao chép văn bài sách vở, chữ nàng rồng bay phượng múa, trông rất tươi sáng. Nàng lại rất yêu thơ, tự đóng chép thành tập một trăm bài để ngâm nga giải sầu.
  3. Nàng bảo chàng mua đàn tì bà, sắm bàn cờ để cùng nhau tiêu khiển hằng đêm. Chỉ đến lúc ánh bình minh vừa ló dạng nàng mới vội mở cửa đi mất. Sáng nọ, lúc Dương còn say giấc nồng bù lại việc thức ban đêm thì người bạn học Tiết Sinh đến chơi. Tiết ngạc nhiên vì nhà có bàn cờ và đàn tì bà - những thứ mà xưa nay Dương không biết chơi. Tò mò giở chồng sách, thấy toàn nét chữ lạ. Tiết lấy làm ngờ vực, đợi Dương tỉnh dậy để vặn hỏi. Dương luống cuống bảo rằng chỉ là vật đi mượn. Tiết giở tập thơ ra đến dòng lạc khoản: "Ngày... tháng... Liên Toả viết" liền cười nói: À, bạn dối tôi làm chi? Rõ ràng đây là tên của con gái chứ nào phải của ai? Dương càng luống cuống hơn, nhưng nhớ lời nàng dặn nên không dám nói thật. Tiết đùa dai bỏ tập thơ vào túi đòi mang đi, Dương hoảng quá kéo lại và đành nói thật. Tiết yêu cầu được gặp giai nhân. Dương càng chối, Tiết càng ép, cuối cùng bí quá Dương đành nhận lời. Đêm ấy Dương gặp người tình, chàng nói thật ý muốn của Tiết thì nàng giận dỗi: Thiếp đã dặn kỹ mà chàng còn lộ chuyện! Dương năn nỉ và bảo rằng vì tình thế bắt buộc nhưng nàng vẫn giận: Duyên thiếp với chàng đến đây là dứt. Dương tìm mọi lời để trấn an nhưng nàng vẫn lo lắng lắm: Để thiếp tạm lánh đi vậy. Hôm sau Tiết đến gặp mặt. Dương nói là việc không thành. Tiết càng ngờ bạn thoái thác. Chàng đợi chiều đến rồi rủ thêm hai bạn học nữa kéo tới nhà Dương. Họ cố ý bày tiệc tượu và dằng dai không chịu về. Dương bực lắm nhưng không biết nói sao cho phải. Đêm ấy không có gì, đêm sau họ lại đến nữa. Liên tiếp vài đêm như thế thì Liên Toả xuất hiện. Nghe có tiếng ngâm thơ não nùng bên ngoài mà không thấy người đâu, bạn Dương vốn là người can đảm, anh nhặt hòn đá ném về phía có tiếng ngâm, quát lớn: Thơ thẩn mà chi, có gan chường mặt ra xem thử! Tiếng ngâm liền ngưng bặt. Dương giận lắm, tìm cách nói lời dè bỉu để đuổi các bạn về.
  4. Khi còn lại một mình, Dương nhớ Liên Toả điên cuồng, chỉ mong nàng đến nhưng vẫn biệt tăm. Hai hôm sau nàng mới trở lại, khóc lóc: Bạn chàng hung dữ quá nên thiếp sợ lắm. Dương chưa kịp xin lỗi nàng đã quay ra: Thiếp đã nói duyên ta đã dứt. Xin vĩnh biệt. Dương đưa tay níu áo nhưng nàng đã biến mất. Hơn cả tháng vẫn không thấy nàng quay lại. Dương đâm ra nhớ nhung hết sức, quên ăn biếng ngủ và chẳng mấy chốc gầy xộc cả người. Chàng nghĩ hết cách mà không thể nào gặp được người yêu. Một đêm buồn quá, Dương mua rượu uống một mình, đang tan nát cõi lòng thì Dương bỗng thấy nàng xuất hiện. Chàng mừng cuống, vội míu vào: Em tha thứ cho anh rồi, phải không? Liên Toả im lặng ngồi khóc tấm tức. Dương cứ vặn hỏi mãi, nàng ngập ngừng một lúc rồi lên tiếng: Trước thiếp giận chàng mà ra đi, nay gặp chuyện nguy cấp nên đến cầu xin chàng, nhưng hổ thẹn lắm, chẳng biết có nên nói ra không? Dương an ủi và nằn nì mãi nàng mới nói tiếp: Có một thằng hung bạo từ xa đến. Hắn nài ép em làm hầu thiếp. Nhưng dù sao em cũng là con nhà có học, đời nào chịu ép thân làm lẽ cho kẻ thất phu, nhưng cô thế một mình, em lấy gì mà chống cự? Nếu chàng coi em như bạn, xin chàng lo liệu giùm. Dương nghe chuyện lấy làm giận, chàng muốn giết ngay kẻ vũ phu, nhưng sợ người với ma làm sao mà can thiệp được. Nhưng nàng bảo: Đêm mai chàng cứ ngủ sớm. Thiếp sẽ nhờ chàng trong mộng, thế là sẽ giúp được thiếp. Chiều hôm sau, Dương uống liền mấy chén rượu để ngà say rồi lên giường đánh một giấc thật sớm. Dương thấy nàng đến và đưa một con dao rồi dẫn chàng đi. Hai người vào một
  5. ngôi nhà, còn đang chuyện vãn thì ngoài cửa có tiếng đập rầm rầm. Nàng tái mặt: Kẻ thất phu đến đấy! Dương chạy ra cửa, nhìn thấy một người mũ đỏ áo xanh, mặt mày râu ria trông rất dữ tợn. Dương quát đuổi hắn đi, hắn cũng chửi lại, lời lẽ tỏ ra xấc xược. Dương giận lắm xông tới định đánh, hắn liền vác mấy cục đá to ném vào người Dương. Dương bị trúng thương, cánh tay tê liệt không cầm nổi dao nữa. Giữa lúc ấy, chàng nhìn thấy từ xa một người bạn đang cầm sẵn cung tên. Chàng kêu bạn, Vương Sinh chạy đến giương cung bắn liền mấy phát trúng kẻ hung ác. Hắn ngã xuống chết liền. Dương mừng rỡ đón Vương Sinh vào. Vương hỏi vì sao đến đây. Dương kể sự thật. Vương mừng vì nghĩ rằng đã có dịp chuộc lỗi ném đá Liên Toả trước đây. Trên bàn có con dao nhỏ rất đẹp với cái bao nạm ngọc, rút ra lưỡi dao sáng như nước. Vương tấm tắc khen và ngắm nghía ra chiều rất thích. Sau đó Vương xin cáo từ. Dương cũng từ giã người yêu, ra về. Vừa đến cổng nhà thì chàng vấp ngã. Khi tỉnh dậy chàng nghe tiếng gà hàng xóm đang gáy vang chào ngày mới. Sáng ra Dương xem kỹ chỗ tay đau thì thấy sưng đỏ. Trưa ấy Vương Sinh tạt qua kể cho Dương nghe chuyện giấc mộng. Dương hỏi: Anh bắn mấy mũi tên nhớ không? Vương hỏi sao Dương biết chuyện bắn tên. Dương liền đưa cánh tay bị thương và nói rõ sự việc. Vương ấm ức tiếc thầm vì chỉ thấy mặt Liên Toả trong giấc mộng chớ chưa rõ mặt thực ra sao. Nhớ lại cũng có chút công cứu nàng, Vương nài bạn cho gặp Liên Toả. Đêm ấy, nàng đến cám ơn Dương. Dương nói công lao ấy là nhờ Vương Sinh, nhân dịp chàng xin nàng cho Vương diện kiến. Nàng bảo: Người đã cứu thiếp, lẽ nào dám từ chối. Nhưng chỉ sợ tính anh chàng gan góc
  6. quá, ngại rằng thiếp khiếp đảm thôi. Rồi nàng nói tiếp: Xem ra Vương Sinh rất thích con dao của em. Đó là kỷ vật của cha em cho, em mang theo xuống đáy mồ. Nay tặng lại cho Vương Sinh để anh ấy thấy dao như gặp được người rồi. Vương được con dao quý mừng lắm, không nói đến chuyện xin gặp nữa. Từ đó, tình nàng với Dương càng quyến luyến hơn. Một đêm, nàng thẹn thùa nói với Dương: Lâu nay được chàng yêu quý, được cho thụ hoạt tinh của chàng, và nhờ ăn cơm của người sống nên mớ xương tàn dưới mộ có thể sống dậy được rồi. Nếu có chút tinh huyết của người sống nữa thì em sẽ hồi sinh. Dương mừng rỡ vuốt ve nàng: Ta có tiếc gì, nếu nàng muốn? Nàng bảo: Thiếp đã tiếp thụ tinh huyết của chàng thì chàng phải ốm liệt hai mươi ngày mới tỉnh. Chẳng biết chàng dám ưng không? Rồi hai người quấn quít nhau như vợ chồng mới. Gần sáng nàng mặc áo ra đi: Thiếp cần vài giọt máu tươi của chàng, chàng ưng chứ? Dương vớ con dao, liền cắt cánh tay mình cho chảy máu. Nàng nằm ngửa trên giường bảo Dương nhỏ máu ấy vào giữa rốn. Sau đó nàng nói: Thiếp sẽ không đến nữa. Chàng nhớ kỹ, một trăm ngày sau đến mộ thiếp, hễ thấy con chim xanh hót trên ngọn cây thì chàng đào huyệt lên ngay nhé. Dương gật đầu. Bước ra cửa nàng còn dặn: Chàng nhớ kỹ, đừng sớm và cũng đừng muộn hơn, kẻo hỏng việc. Rồi cô gái ra đi. Sau đó Dương quả nhiên lâm bệnh nặng, bụng cứ trương phình lên tưởng gần
  7. chết. Thầy thuốc cho uống thuốc xổ, sau đó chàng túa ra chất gì đen quánh từ trong bụng, và hai mươi ngày sau chàng khỏi bệnh. Đợi đúng một trăm ngày chàng dẫn gia nhân ra mộ nàng mang theo cuốc xẻng. Trời sắp tối mới thấy một con chim xanh đáp xuống ngọn cây líu lo hót vang. Dương hô lớn: Đến giờ đào mộ. Gia nhân xúm lại ra sức đào. Quan tài đã mục nát, từ từ lộ ra xác cô gái còn tươi không khác gì người sống. Sờ vào xác vẫn còn ấm, chàng liền bọc lấy khiêng về đặt nằm trên giường. Khi đêm xuống nàng bắt đầu thở được nhè nhẹ. Dương đổ sữa cho nàng uống. Nửa đêm ấy nàng tỉnh dậy. Hai người lại sống bên nhau, tình nghĩa mặn nồng. Lúc âu yếm nhau, nàng thường mơ màng bảo Dương: Hai mươi năm trôi qua, dưới nấm mồ ấy, thiếp thấy giống như một giấc mộng dài. Tác giả: Bồ Tùng Linh vBulletin v3.6.1, Copyright ©2000-2008, Jelsoft Enterprises Ltd. Vina Forums > Kho Tàng Truyện > Truyện Ma > BÁO OÁN PDA View Full Version : BÁO OÁN tieu__phivu 06-29-2005, 12:10 AM Vợ, họ Doãn, độc dữ khác thường, chồng hơi làm điều chi trái ý, là vác gậy đập liền. Ông cụ thân sinh Dương, ngoài 60 tuổi và góa vợ đã lâu, họ Doãn coi cha chồng như tôi tớ. Dương cùng em là Vạn-Chung thường lén đem cơm bánh cho ông cụ ăn mà không dám cho vợ hay. Tội nghiệp ông cụ lọm khọm rách rưới quá, anh em không cho khách khứa thấy mặt, sợ bị chê cười Vạn-Thạch 40 tuổi chưa có con trai, cưới vợ bé là Vương thị, mà tối ngày không dám nói năng với nhau nửa lời Hai anh em lên quận đợi thi hạch, thấy một thiếu niên ăn mặc nhã nhặn, bắt chuyện để làm vừa lòng, hỏi thăm tánh danh, thiếu niên tự giới thiệu là Giới- Phủ họ Mã. Từ đó kết giao càng ngày càng thân mật, thăm hương thề quyết làm anh em, rồi từ biệt.
  8. Chừng nửa năm sau, Mã bổng dắt đồng bộc đến nhà Dương, vừa gặp lúc Dương lão ngồi ngoài cổng phơi nắng bắt rận; Mã tưởng đứa ở liền nói tên họ, nhờ vô thưa với chủ nhân. Có người bảo cho Mã biết đó là cụ thân sinh ra hai anh em Dương, khiến Mã kinh ngạc. Anh em để đầu trần ra đón. Mã vô nhà khách, Mã xin ra mắt cụ ông, Vạn-Thạch nói trớ là cụ se mình, rồi nắm tay mời ngồi hết chuyện nọ qua chuyện kia, chẳng dè gần tối. Vạn-Thạch thường nói để dọn cơm ra ăn, nhưng lâu lắm, vẫn chưa thấy cơm bưng rạ Anh em thay phiên nhau chạy ra chạy vô, mấy lần, mới có thằng ở gầy nhom xách hồ rượu ra, uống giây lát đã hết nhẵn. Ngồi đợi giây lâu, Vạn-Thạch chay đi thúc hối kêu gọi, đổ cả mồ hôi trán, lại thấy thằng gầy còm bưng cơm ra, cơm gạo lức và đồ ăn rất xoàng, chả có món gì ngon lành. Ăn xong, Vạn-Thạch vội vã đi, Vạn-Chung thì ôm chăn gối ra nằm ngủ với khách. Mã ngỏ lời phiền trách: - Hôm trước tôi nghĩ anh em nhà ông cao nghĩa nên cùng đính ước anh em. Nay được trông thấy cụ già nhà ta thật tình chẳng được phụng dưỡng no ấm, khiến người đi đường thấy thế cũng xấu hổ giùm. Vạn-Chung nhỏ lệ và nói: - Tình riêng chất chứa trong tâm, thật khó nói ra lời. Nhà tôi không may, gặp người chị dâu ác độc mà anh tôi thì hèn nhát yếu đuối, bị vợ dày vò hết sức. Tôi với anh, nếu không phải có cái tình ăn thề kết nghĩa với nhau, thì sự xấu trong gia đình tôi như thế quyết nhiên không thể nói thiệt. Mã nghe chuyện sửng sốt than thở giây lâu rồi nói: - Ban đầu ta định sáng sớm mai thì đi, nhưng nay nghe được chuyện lạ này, chả lẽ không mục kích một lần xem sao. Vậy có gian nhà nào bỏ không, xin cho tôi ở tạm, mặc kệ tôi tự nấu ăn lấy Vạn-Chung làm y theo lời, dọn riêng một căn nhà cho thầy trò Mã ở. Ðêm khuya lấy trộm lúa gạo rau cỏ, đem tới tiếp tế cho Mã, hồi hộp chỉ lo chị dâu hay được thì khốn. Mã hiểu ý, hết sức chối từ, lại mời Dương lão đến ăn ngủ với mình, rồi tự ra ngoài chợ mua các thứ vải lụa về may quần áo cho cụ mặc, vứt hết đồ cũ rách rưới. Cha con anh em thấy Mã xử tử tế quá, đều cảm động tới khóc. Vạn-Chung có thằng con trai tên là Hỷ-nhi, mới bảy tuổi, đêm nào cũng quấn quýt nằm ngủ với ông nội. Mã vuốt ve nó và nói: - Thằng bé này phước thọ hơn cha nó nhiều, duy có lúc trẻ phải vất vả thôi
  9. Doãn thị thấy ông cụ được no ấm thì nổi giận, kiếm chuyện mắng chưởi, bảo Mã khi không can dự vào việc nhà người ta. Ban đầu, những lời chì tiếng bấc còn ở trong chốn buồng riêng, dần dà bay tới gần chỗ Mã ở; anh em họ Dương hỗ thẹn toát mồ hôi, nhưng không sao bịt được miệng mụ đừng nói. Mã làm lơ, như tuồng chẳng hay biết chuyện chi Người vợ bé Vương thị có mang được năm tháng, mụ mới hay lột áo nàng ra đánh đập thảm hại xong rồi gọi Vạn-Thạch đến, bắt quỳ xuống mặc quần áo đàn bà, lại vác gậy rượt đánh chồng chạy ra tới ngoài đường cái Giữa lúc ấy Mã ở ngoài đường, cho nên Vạn-Thạch xấu hổ không dám thò mặt ra, nhưng bị mụi đuổi tới sau lưng, đành phải chạy tuốt ra ngoài mà trốn. Mụ theo ra, khoanh tay dậm cẳng, chửi rủa vang trời, hai bên xóm giềng đổ ra xem đầy đường chật ngõ. Mã trỏ vào mặt mụ và thét: - Bước đi ! Bước đi ! Mụ lập tức day mình trở vô, dường như bị ma quỷ rượt đuổi, đến nỗi tuột cả giày vớ, vải quấn cẳng rơi ra lòng thòng trên lộ, chạy cẳng trơn mà về, sắc mặt xám ngắt như gà mới cắt tiết, một lúc lâu mới hoàn hồn. Con hầu đem giày vớ khác cho mụ mang xong, đấm ngực khóc rống, gia nhân đều sợ, chả ai dám hỏi han an ủi gì cả Trong khi đó, Mã lôi Vạn-Thạch về căn nhà mình ở riêng, cởi y phục đàn bà ra cho, thế mà Vạn-Thạch cự nự không chịu, chỉ sợ khăn yếm tuột ra; Mã phải lấy sức mạnh mới cởi ra được. Chàng đứng ngồi run rẩy không yên, vì sợ mụ bắt lỗi sao chưa được cho phép, đã vội cởi ra. Mãi sau dò biết vợ đã nín khóc rồi, bấy giờ mới dám mò về, len lén đi tới trước mặt, mụ không nói một tiếng gì, vội vã đứng dậy, đi vô buồng nằm ngủ Bấy giờ chàng mới định thần yên tâm, nói riêng với em, cho Mã là người lạ. Nội nhà cũng lấy thế làm kỳ, tụ họp xầm xì với nhau, hơi lọt đến tai mụ, làm mụ càng thêm tức giận, đánh đập nô tì khắp lượt. Lại kêu đến người vợ bé, nhưng nàng bị đánh đêm hôm trước còn đau nặng quá, chổi dậy không đặng. Mụ cho là giả đò, đến tận giường nằm mà đánh nàng tới băng huyết trụy thai mới thôi ! Ðứng trước những việc tàn nhẫn như thế, Vạn-Thạch vừa thừa lúc vắng người, than khóc với Mã Mã kiếm lời an ủi, rồi gọi tiểu đồng dọn cơm tử tế cho chàng ăn, mãi đến canh hai còn cầm giữ không cho chàng về Mụ ở buồng riêng, giận chồng không về, đã toan di kêu rao, mắng chửi cả chồng lẫn Mã cho đã nư giận, bỗng nghe có tiếng gõ cửa, liền bảo con thị nữ chạy ra mở, không dè cửa mở toanh, một người khổng lồ dữ dội bước vào, bóng che
  10. khắp nhà, mặt mày như quỷ. Kế mấy người nữa theo chân vô, tay đều cầm dao búa ghê sợ. Mụ hoảng hồn mất vía, toan la lên, người khổng lồ đâm dao ngay cổ họng và nói : - Hễ la thì giết chết lập tức. Mụ năn nỉ đem vàng lụa ra chuộc mạng, nhưng người khổng lồ gạt đi: - Tao là sứ giả âm ty, không thèm tiền bạc của mày, chỉ cốt lấy trái tim của con đàn bà ác độc mà thôi Nghe nói, mụ càng sợ hãi, lạy lục giập trán dưới đất. Người khổng lồ rút dao găm, vạch trước ngực mụ và kể ra từng tội lỗi: - Như tội này có đáng giết không ? Nói ra như mỗi tội vạch một khía. Phàm những việc làm độc ác của mụ thuở nay đều vạch gần hết, vết dao khía vào da thịt, có tới mấy chục. Sau cùng lại hạch tội nửa - Người vợ bé của chồng sinh ra thằng con trai, cũng là nòi giống nhà mi, sao mi nỡ đánh tới trụy thai, việc này không thể tha thứ được. Nói đoạn, sai mấy người tùy tùng nắm chặt lấy tay mụ, để mổ bụng con đàn bà ác độc xem ruột gan ra sao. Mụ cúi đầu van lạy, thề xin ăn năn chừa lỗi. Chợt nghe cửa giữa mở đóng, và có tiếng nói thinh không: - Dương Vạn Thạch đã tới kia. Con ác phụ đã nói chừa lỗi, vậy hãy để cái mạng nó đó Mấy người liền bỏ đi tản lạc. Giây phút chàng vô, thấy vợ cởi trần bị trói, trước ngực có vết dao ngang dọc, không thể đếm hết. Chàng cởi trói và hỏi nguyên do, lấy làm kinh hãi, nhưng trong bụng hơi nghi là do Mã làm ra. Hôm sau thuật chuyện cho Mã nghe, Mã cũng tỏ vẻ sợ hãi Từ đó mụ bớt làm sai, luôn mấy tháng không dám thốt ra nửa lời hung dữ. Mã nghe rất mừng bảo Vạn-Thạch: - Giờ tôi nói thiệt với anh, phải kín miệng nhé! Hôm nọ tôi thi thố cái thuật cỏn con để làm cho chị biết sợ mà sửa lại tánh nết. Nay anh chị được hoà thuận rồi, tôi tạm xin từ giã Mã nói xong, thầy trò ra đi
  11. Ðêm nào như đêm nấy, mụ cố giữ Vạn-Thạch ngủ chung, hết sức vui vẻ chiều chuộng. Thuở giờ chàng chưa từng được biết thú vị ấy, nay mới được hưởng, đến nỗi đứng ngồi đều thấy bồn chồn. Một đêm, mụ chợt nhớ lại người khổng lồ mà còn run sợ; chàng muốn nịnh vợ hơi ló mòi giả mạo cho vợ yên tâm. Bất đồ mụ bắt được thóp ấy, liền vùng chổi dậy, o bế gạn hỏi, chàng tự biết đã nói lỡ lời, không giấu được nửa, bèn nói thật đầu đuôi. Mụ nổi giận lôi đình, mắng chửi rầm rĩ. Bây giờ tới phiên chàng sợ hãi run người tái mặt, quỳ xuống bên giường mà chịu trận Mụ không thèm ngó tới. Chàng van lơn tha thiết mãi đến canh ba, mụ mới thèm nói: - Giờ muốn được tao xá tội cho, thì phải lấy dao vạch ngực may y như con số tao đã phải chịu, có vậy cái hận này mới tiêu được cho Tức thời mụ đứng phắt lên, chạy vô bếp lấy con dao phay ra. Chàng sợ quá chạy trốn, mụ rượt theo, làm vang động cả nhà, đến nổi chó sủa gà kêu, gia nhơn cùng thức dậy một lượt. Vạn-Chung thấy thế, động lòng thương anh, bất giác nổi dóa, lượm cục đá ném vào chị dâu, trúng giữa đầu mụ ngã xuống chết tốt. Vạn-chung nói: - Ta chết cha anh được sống là ta hả lòng. Nói rồi nhảy tuốt xuống giếng, người ta vớt lên thì đã ngụp nước tắt thở rồi Giây lát mụ hồi tĩnh, nghe tin Vạn-chung đã chết, cơn giận cũng nguôi Sau khi chôn cất xong, vợ góa của Vạn-chung thương xót đứa con, thề ở vậy thờ chồng., nhứt định không cải giá. Mụ thấy em dâu như thế, chẳng an ủi khuyến khích thì chớ, lại còn mắng nhiếc hàng ngày không cho ăn cơm, bắt ép nàng đi lấy chồng cho khuất mắt. Nàng đi rồi, để lại đứa con mồ côi, sớm tối bị bác gái đánh đập khổ sở. Mỗi bửa gia nhơn ăn no nê rồi, mụ mới thí cho nó cơm dư canh cặn. Trải nửa năm thằng bé gầy nhom chỉ còn da bọc lấy xương, thở chẳng ra hơi Một hôm thình lình Mã đến. Vạn-thạch căn dặn người nhà chớ nói cho mụ hay Mã trông thấy ông cụ lại rách rưới lam lũ như hồi nào, trong lòng sửng sốt tức tối, lại nghe chuyện Vạn-chung chết oan mà thương, đấm chân đấm ngực gào thét rất bi thảm Thằng bé thấy Mã đến, chạy lại quấn quýt vồn vã, kệu gọi Mã thúc luôn miệng. Thoạt tiên Mã không biết là thằng bé nào, chừng nhìn kỹ mới nhận ra, kinh ngạc và nói:
  12. - Trời đất ơi! tại sao cháu tiều tụy đến nỗi này Ông cụ tỉ tê, thuật rõ sự tình. Mã phát phẫn, bảo Vạn-thạch: - Lúc trước tôi vẫn nghĩ anh chẳng phải loài người, nay quả đúng như thế. Anh em hai người chỉ có một đứa bé này nối dõi tông đường, thế mà đành tâm giết nó chết đi lần hồi như vầy đây, là nghĩa thế nào ? Vạn-thạch chẳng nói được câu gì, chỉ ngồi cúi đầu cụp tai mà khóc rấm rức Chàng ngồi tiếp Mã một lát, thì mụ đã hay tin có Mã đến rồi. Tuy mụ chẳng dám thò mặt ra đuổi khách, nhưng gọi réo chồng phải vô, bạt tai chàng tối tăm mặt mày, bắt phải tuyệt Mã đi. Chàng nuốt lệ trở ra, những dấu vết tát tai còn in đỏ trên mặt. Mã giận quá nói: - Anh không làm oai với chị được, nhưng lại chẳng tống cổ đi được ư ? Mụ đánh cha giết em như thế mà anh còn nhịn. Ðâu phải là giống người nữa chớ ? Chàng nghe, thở dài, có vẻ động lòng. Mã lại khích thêm: - Nếu tống cổ mụ không chịu đi, thì anh phải lấy sức mạnh đuổi đi cho bằng được. Dù phải giết phức cũng đừng thèm sợ. Tôi có đôi ba bạn thiết đều giữ chức lớn ở kinh đô, tất họ sẽ hợp lực cứu anh, nhất định vô sự Chàng gật đầu, hung hăn chạy vào trong nhà vừa đụng đầu mụ, mụ thét hỏi định làm gì mà sắc mặt hầm hừ thế. Chàng luống cuống và thất sắc chống tay xuống đất nói: - Chú Mã xúi tôi đuổi mình đi Mụ nổi dóa, ngảnh lại tìm dao hay gậy để đánh chồng. Vạn-thạch sợ, vội vàng chạy ra với Mã. Mã phỉ nhổ nói: - Anh thật là người hư hỏng, không dạy bảo được nửa rồi Nói đoạn, mở tráp lấy ra gói thuốc bột đem hòa với nước, trao cho Vạn-thạch uống - Thuốc này là thuốc trượng phu tái tạo đây. Trước kia sở dĩ tôi chưa muốn dùng, vì cớ nó có thể hại người. Nay cực chẳng đã, phải cho anh dùng thử xem sao Chàng uống thuốc ấy vô giây lát, nghe phẫn khí nổi lên phừng phừng, như có lửa bốc cháy trong ruột gan, ma không sao nhịn được nữa. Tức tốc chạy vào buồng vợ, gầm hét như sấm. Mụ chưa kịp hỏi gì, chàng đã co giò đá phốc một cái, mụ
  13. ngã bắn xa mấy thước. Rồi hai tay hai cục đá làm như quả đấm, cứ thụi mãi vào mụ huỳnh huỵch, không biết là bao nhiêu mà đếm. Mụ bị đấm đá sây sát cả thân thể, nhưng miệng còn mắng chửi lia lịa. Chàng liền rút dao mang bên cạnh sườn ra, mụ vừa chửi vừa nói: - Bộ mày rút dao ra, dám giết tao chết đấy chăng ? Vạn-thạch chẳng nói chẳng rằng, hươi con dao chém vào bắp đùi mụ, đứt phăng một miếng thịt lớn bằng bàn tay rơi xuống mặt đất Chàng toan chém nửa, mụ khóc xin tha tội. Nhưng chàng không nghe, lại chém một dao. Người nhà thấy chàng nổi cơn hung dữ thái quá, vội vàng xúm lại, cố sức lôi ra bên ngoài. Mã chạy tới đón rước, cầm tay an ủi chàng còn cơn giận chưa hết, chỉ lâm le chạy vô tìm vợ để chém nủa, Mã cố ngăn lại mới thôi Một chốc, hơi thuốc tan dần, chàng ngẩn cả người, như giấc chiêm bao mới tỉnh. Mã căn dặn ân cần: - Anh chớ có ngã lòng yếu vía đấy nhé ! Cái đạo làm chồng được phấn chấn lên, quan hệ ở chuyến này đó. Tẩu tẩu khiến anh sợ hãi quá lố như thế, chẳng phải là chuyện đầu hôm sớm mai gì, sự thật do mỗi ngày một tí, dần dà mà có đã lâu lắm rồi. Chẳng khác chi hôm qua anh chết mà ngày nay sống lại, vậy từ đây nên ráng tẩy cũ thay mới, nếu lại chịu lùi bước phen nữa thì hỏng to Rồi tức thời bảo Van-thạch vô trong nhà dò xem. Mụ thấy chàng trở vô, chân tay run rẩy, tim nhảy thùm thụp, kêu gọi thị nữ đỡ mình, toan quỳ xuống lạy lục. Chàng ngăn lại mới thôi. Trở ra thuật chuyện cho Mã hay. Hai cha con thấy gia đình thay đổi như vậy, đều lấy làm vui mừng. Mã muốn đi, cha con cùng năn nỉ lưu lại, nhưng Mã cố từ: - Vừa rồi tôi có việc phải đi Ðông hải, cho nên tiện đường ghé thăm. Giờ tôi phải đi, để bận trở về lại cùng hội hợp Liền hôm đó Mã lên đường. Hơn một tháng, mụ mới bình phục, thờ phượng ông chồng hết sức tử tế, hẳn hoi. Nhưng dần dà thấy chồng chẳng có tài nghệ gì đáng sợ, thế rồi lần hồi đâm ra dễ ngươi, lờn mặt, kế đến chế diễu, rồi tới mắng chửi. Không bao lâu, thói cũ lại hiện xuất nguyên hình. Ông cụ không chịu thấu, dang đêm bỏ nhà trốn đi Hà nam, nhập tịch đạo sĩ. Vạn-thạch biết vậy, nhưng chẳng dám đi tìm cha về Cách trên một năm, Mã đến, trông thấy tình cảnh mà chán, trách móc Vạn-thạch tận từ, rồi gọi Hỷ nhi ra, ẵm ngồi trên mình lừa, gia roi đi thẳng. Từ đó, người làng đều khinh Vạn-thạch, chẳng ai thèm chơi với. Chàng lên tỉnh thi khảo khóa, văn bài dở quá nên bị đánh rớt và bôi tên trong sổ sĩ tử tỉnh nhà
  14. Bốn năm năm sau, nhà chàng phát cháy, tất cả của cải nhà cửa đều hóa ra tro bụi, lại cháy lan cả hàng xóm. Người làng chung đơn lên quận thưa kiện, chàn gbị xử phạt tiền rất nặng. Gia sản còn sót lại chút nào, dần dà tiêu sạch, tới nước không có túp lều mà ở. Mấy làng quanh miền bảo nhau không cho Vạn- thạch ở đậu, không cho thuê nhà. Anh em Doãn thị (bên vợ) cũng giận những việc thất đức mụ làm bấy lâu, cho nên cự tuyệt không chứa cũng không giúp đỡ gì hết. Vạn-thạch bí lối cùng đường đem bán nàng hầu cho một nhà giàu sang, rồi dắt vợ xuống ghe đi Hà nam. Ðến lúc tiền ăn đường sạch trơn, mụ không chịu theo nữa, một hai kiếm chuyện để tự do đi lấy chồng khác. Vừa gặp dịp một người làm nghề mổ heo mới góa vợ, bỏ ra ba trăm quan tiền mua mụ đem đi. Chàng bơ vơ một thân, ăn xin khắp xóm này làng kia lần mò đến xin trước cửa một nhà quan, bị tên gác cửa thét mắng đuổi đi, không cho vô trong. Giây lát một vị quan trẻ từ trong đi ra, chàng phục dưới đất mà khóc. Quan nhìn đi nhìn lại, hỏi qua tên họ, rồi sững sốt nói: - Cơ khổ ! Bác tôi đây mà ! Sao bác nghèo nàn đến thế Vạn-thạch nhìn kỹ, biết là Hỷ nhi, bất giác khóc rống, theo cháu vô trong nhà, thấy nguy nga bóng lộn. Giây lát, ông cụ vịn vai một tiểu đồng tử trong bước ra, cha con đối nhau bi thương tấm tức. Chàng kể rõ tình cảnh điêu đứng cho thân phụ nghe Nguyên khi Mã ẵm Hỷ nhi ra đi, đưa thẳng tới đâỵ Mấy hôm sau lại đi tìm ông cụ đến, cho hai ông cháu ở chung với nhau, rồi rước thầy về dạy Hỷ nhi học. Thằng nhỏ thông minh, mười lăm tuổi đậu hạch, năm sau thi Hương đậu cử nhơn. Mã cưới vợ cho xong xuôi, muốn từ giã đi; ông cháu cùng khóc lóc cầm giữ ở lại. Mã nói: - Tôi không phải người ta đâu. Thật là chồn tiên, các bạn đồng đạo chờ tôi đã lâu, phải để tôi đi mới đặng. Bấy giờ cậu cử Hỷ nhi kể chuyện ấy cho bác nghe, lòng còn cảm động chan chứa. Nhơn dịp nghĩ lại hồi xưa Vương thị (vợ bé của bác Vạn-thạch), cùng chịu đối đãi bạo ngược như mình, động lòng thương hại, bèn cho xe ngựa và người đem tiền bạc theo để chuộc Vương thị về Vương thị về hơn một năm, sinh đứa con trai, nhân đó nhắc nàng lên ngôi vợ cả Còn Doãn thị đi theo người chồng mổ heo được chừng nửa năm, lại giở thói ngang tàng như xưạ Thằng chồng nổi giận, sẵn dao mổ heo, xẻo phăng của mụ một miếng thịt đùi, lại lấy dây trói mụ lại, treo rút lên xà nhà, xong rồi gánh thịt heo ra đi
  15. Mu đau quá kêu la rầm rĩ, lối xóm mới hay. Người ta đến cởi trói và cắt dây, mụ la đang vang dậy làng xóm. Từ đó, hễ thấy mặt anh chàng mổ heo đến thì sợ hãi đến sởn tóc gáy và lạnh buốt xương sống. Chỗ đùi tuy lành, nhưng mà què một cẳng, phải đi khập khễnh, nhưng vẫn sớm hôm phục dịch vất vả, chớ hề dám than van, trễ nãi. Mỗi khi chàng mổ heo say sưa về nhà, là mỗi lần đánh chưởi mụ thậm tệ. Tới đây mụ mới hiểu ra thuở trước mình ác độc với thiên hạ ra sao, giờ mình phải chịu cũng thế Một hôm Dương phu nhân (vợ Hỷ nhi) cùng bác gái Vương thị đi lễ chùa, các cô các bà nông dân ở quanh đó xúm lại chào mừng. Doãn thị cũng ở trong đám đó, nhưng thập thò không bước tới gần. Vương thị hỏi mụ ấy là ai ? Gia nhơn thưa là vợ người bán thịt heo, họ Trương; đồng thời thét bảo mụ phải đến gần cúi đầu làm lễ. Vương thị cười và nói: - Con mẹ này đi theo thằng mổ heo, chắc không thiếu thịt ăn, sao mà ốm gầy đến thế ? Doãn tức và thẹn, về nhà muốn thắt cổ chết phức. Nhưng giây yếu quá không chết. Anh chàng ghét thêm. Hơn năm sau chàng mổ heo qua đời, mụ đi đường gặp Vạn-thạch, đứng nhìn xa xa, nước mắt tuôn như mưa. Vạn-thạch ngại mặt tôi tớ đi bên cạnh, không hỏi gì đến mụ, về nhà bàn với cháu, tính cho mụ trở lại. Cháu nhất định không nghe Mụ bị người làng xóm khinh bỉ quá, hết chỗ nương tựa, theo lũ ăn mày kiếm ăn. Thỉnh thoảng, Vạn-thạch còn hẹn hò gặp mụ trong một ngôi chùa, Hỷ nhi cho thế là nhục, ngầm sai bọn ăn mày bêu xấu, bấy giờ chàng mới chịu tuyệt. Chuyện này về sau ra sao, ta không nghe nói. vBulletin v3.6.1, Copyright ©2000-2008, Jelsoft Enterprises Ltd. Vina Forums > Kho Tàng Truyện > Truyện Ma > Những Bí Ẩn Về Tiền Kiếp, Hậu Kiếp PDA View Full Version : Những Bí Ẩn Về Tiền Kiếp, Hậu Kiếp VietDoll 06-19-2004, 07:36 AM * LỜI GIỚI THIỆU * Con người là một con vật biết suy nghĩ, biết tư duỵ Vì thế, dù bận rộn với bao khó khăn trở ngại trong cuộc sống; dù tin tưởng vào tôn giáo này hay tôn giáo khác, hoặc vô thần đi nữa, con người cũng phải ít nhất một lần trong đời đặc câu hỏi rằng: Tại sao mình lại sinh ra ? Tại sao con người lại đau khổ ? Tại sao trên cõi đời này lại có kẻ giàu người nghèo, và đôi khi sự giàu có không phải là do công lao khó nhọc tạo thành, mà là do do những hành động gian tham, tàn ác tạo nên. Điều khó giải thích hơn nữa là tại sao kẻ ác đôi khi lại được trường thọ,
  16. hạnh phúc, sang giàu, còn người thiện lương, hay giúp đời, cứu người mà thường gặp nạn, khổ đau, nghèo nàn hay yểu mệnh? Lại có kẻ mới chào đời đã mang dị tật, hoặc đui, mù, câm, điếc, bại, liệt, thiếu hụt tay chân v.v... Nguyên nhân nào đã sinh những trường hợp lạ lùng và vô cùng trái ngược như thế ? Nếu loài người được Thượng Đế toàn năng sáng tạo, thì tại sao Ngài lại thản nhiên trước những bất công vô lý ấy ? Tất cả những câu hỏi nêu trên, có lẽ sẽ được lý giải phần nào qua sự tìm hiểu, nghiên cứu và nhận định, soi sáng của các nhà nghiên cứu lỗi lạc về những hiện tượng luân hồi, tái sanh, nghiệp quả. Những nhà nghiên cứu này phần lớn là những khoa học gia, những người được xem như đã mạnh dạn bước qua ngưỡng cửa giới hạn của khoa học thực nghiệm để tiến vào thế giới tâm linh có tánh cách siêu nhiên kỳ diệu... Xin mời các bạn đọc những câu chuyện có thật đưới đây để hiểu rõ thêm về luân hồi, nhân quả, và tiền kiếp... hậu kiếp... Những câu chuyện này được trích từ "Những Bí Ẩn Về Tiền Kiếp Và Hậu Kiếp" của Đoàn Văn Thông biên soạn và nhà sách Nguồn Sống xuất bản. VietDoll 06-19-2004, 07:39 AM BÉ GÁI JIMMY Ở CANADA Jimmy là cháu của bà Emma Michell 82 tuổi sống ở British Columbia. Bà này đã kể lại cho nhà nghiên cứu về sự chết là Jeffrey Iverson câu chuyện dị kỳ có thật sau đây: Một hôm, Jimmy đang ngồi chơi trong nhà thì bỗng nhiên nghe tiếng chuông nhà thờ rung. Bé hỏi bà rằng: Tại sao không có gì mà tự nhiên chuông nhà thờ đổ, thì bà cho biết: Hôm nay có đám ma của một người địa phương đã qua đời. Bé Jimmy bỗng đứng dậy nhìn qua cửa sổ và nói: - Bà biết không? Chính người chết ấy đã thuê người đánh đập con và liệng xác con xuống sông đó! Bà Emma ngạc nhiên về câu nói của đứa cháu gái, nên hỏi: - Tại sao con lại thốt lên những lời kỳ dị ấy. Bé Jimmy ngồi trên ghế rồi nói như phân trần: - Để con kể cho bà nghe về chuyện một người cậu, ông cậu này là người đã bị người ta đánh đập dữ dội đến chết và thân xác ông đã được tìm thấy ở sông Bulkeleỵ Khi người này bị đánh chết và bị liệng xuống sông thì lúc đó con chưa ra đời. Nhưng giờ đây con biết được mọi chuyện là do bởi con chính là người cậu ấy!
  17. Bà Emma nghe Jimmy nói thì vô cùng kinh ngạc và run sợ vì bà nghĩ là cháu bà bị ma nhập. Hơn nữa, quả thật trong gia đình bà có người bị kẻ lạ mặt nào đó đánh chết liệng xác xuống sông và lúc đó, đúng như lời cháu bà nói thì Jimmy chưa chào đời. Điều cần lưu ý là gia đình giòng dõi của bà Emma Michell là một gia đình kiểu mẫu, nghiêm túc ở vùng Bắc Mỹ Châu, họ tin tưởng rằng con người khi chết vẫn có thể lại tái sinh và sự tái sinh ấy thường quay lại trong gia đình dòng họ. VietDoll 06-24-2004, 04:15 AM CÁCH CHỮA BỆNH LIÊN QUA ĐẾN TIỀN KIẾP Theo nhà Vật Lý học P. Drouot thì phần lớn các sự kiện xảy ra ở qua khứ hay tiền kiếp đều có liên hệ mật thiết với hiện tại. Điều thấy rõ nhất trong các bệnh lý thuộc bệnh di truyền hay nan ỵ Những bệnh này, theo P. Drouot thường do kết quả của những hiện tượng nào đó xảy ra từ tiền kiếp. Phương pháp mà nhà Vật Lý học Pháp đang ứng dụng để chữa bệnh thật ra không phải là mục đích tối hậu của ông. Theo ông, có thể chứng minh cho tiền kiếp hay hậu kiếp qua phương pháp chữa bệnh của mình. Phương pháp mà ông đang áp dụng để tìm hiểu tiền kiếp một người nào đó xem ra đơn giản nhưng thật sự là do sự phối hợp của các nghành vật lý học, toán học, điện học, âm học, tâm lý học và cả pháp môn thiền định Yoga nữa... Năm 1989, tạp chí Paris Match của Pháp đã đăng một bài rất dài trình bày về vấn đề trên, trong đó có nêu những trường hợp lạ lùng như sau: 1) Trường hợp nữ ca sĩ Ariane: " Đây là nữ ca sĩ ăn khách của những năm thuộc thập niên 80. Tuy nhiên, cô này lại hay hủy bỏ các chuyến đi lưu diễn một cách bất thường mà lý do là vì đau ở cổ họng và cảm thấy hồi hộp khó tả ở ngực nhất là mỗi khi cô được đám đông khán thính giả vổ tay la ó tán thưởng. Cô đã gặp nhà tâm thần học Dennis Kelsey của Hiệp Hội nghiên cứu và điều trị qua tiền kiếp. Tại đây, cô đã được áp dụng phương pháp đặc biệt giúp ký ức quay về tiền kiếp và với sự trợ giúp của các nhà nghiên cứu, cô đã từ từ thiếp đi vào cơn mê và đã kể lại cuộc đời mình một cách tự nhiên không vấp váp. Theo lời kể của Ariane thì lúc bấy giờ cô sống ở thời đại cách mạng Pháp đang bùng nổ mạnh. Cô cùng một số nhân vật khác bị bắt chuẩn bị lên đầu đài. Khi cô bị dẫn tới gần máy chém, đám đông la ó vỗ tay vang dậy vì họ hân hoan trông thấy cô và những người khác sắp phải đền tội... Giờ đây, ở kiếp tái sinh này, cô là một ca sĩ, nhưng cứ mỗi lần sắp tiếp cận với đám đông hay nghe tiếng la ó ồn ào là y như dây thanh quản trong cổ cô co rút lại rất dữ dội đến choáng váng và cô như muốn ngất xỉu. Điều kỳ lạ là sau cuộc thử nghiệm ấy, cô Ariane như thở phào nhẹ nhõm vì đã giải tỏa tất cả những gì bấy lâu tiềm ẩn trong ký ức mình và cũng từ đó, cô không còn bị đau ở cổ như trước nữa... " Điều đặc biệt là sau khi nguyên nhân bí ẩn gây đau ấy đã được phơi bày rõ ràng thì tôi lại bỗng nhiên
  18. cảm thấy không còn bị đau ở cổ nữa"... Phải chăng đó là sự tự kỷ ám thị từ tiền kiếp nay đã bị xóa tan... 2) Georges là một trường hợp đáng lưu tâm, ông ta là một người khoẻ mạnh nhưng hay cảm thấy bực bội, cáu kỉnh, bất hợp ý. Ông bị chứng khó tiêu một các htrầm trọng. Mỗi lần nuốt thức ăn và sau bữa ăn luôn luôn cảm thấy khó chịu lạ lùng. Vấn đề này kéo dài từ lúc ông còn uống sữa cho đến khi ông vừa 50 tuổi. Qua cuộc thí nghiệm, ông Georges cho biết rằng, cách đây gần 200 năm, ông theo một con tàu cướp biển hoạt động trong vùng Đại Tây Dương. Về sau trogn một chuyến hải hành, tàu bị mắc kẹt trong vùng biển rong dày đặc thrường gọi là biển Sargasses và họ phải chịu cầm chân tại đó trong khi nước uống và thức ăn ngày càng cạn. Kho lương thực được lệnh khóa lại và canh giữ vô cùng nghiêm ngặt. Riêng chìa khóa thì được giao lại cho Georges giữ. Vì cơn đói hoành hành dữ dội đến mê mờ nên sẵn chìa khóa trong tay, Georges đã lén mở kho lương thực và mặc dù chỉ đánh cắp một nắm thức ăn để qua cơn đói, nhưng hành động ấy đã bị bắt gặp và luật biển đã không tha thứ những kẻ phạm tội. Georges bị ném xuống biển, nơi đầy rong như tóc rối không thể nào xoay sở hay bơi lội được. Sau khi những gì tàng ẩn nơi tiềm thức thâm sâu của quá khức được làm sống dậy, sáng tỏ, Georges cảm thấy bao tử mình trở nên thoải mái hơn, cơn đau đè nặng nơi bộ máy tiêu hóa giảm dần và ông thoát khỏi những dư âm ám ảnh trong suốt 200 năm và bắt đầu cảm thấy dễ chịu sau các bữa ăn. VietDoll 06-26-2004, 01:57 AM CẬU BÉ PAULL TRAVEED Câu chuyện có thật này xảy ra trong gia đình Traveed ở nước Pháp. Gia đình bà Traveed rất đau buồn vì sinh con hai lần nhưng lần nào đứa con mới chào đời được vài giờ cũng đều chết cả. Hai vợ chồng rất buồn. Họ ngày đêm cầu nguyện Chúa. May mắn là chưa đầy một năm sau khi đứa con thứ hai qua đời, bà Traveed lại chuyển bụng. Đây là đứa con thứ bạ Cả hai vợ chồng đều hồi hộp. Họ chẳng mong chi con trai hay con gái, con nào cũng được, miễn rằgn đứa bé ra đời mạnh khỏe sống lâu là hai vợ chồng vui sướng rồi. Quả thật trời không phụ lòng họ, đứa con sinh ra lần này trông vui vẻ, khoẻ mạnh. Hai vợ chồng đặt tên cho con là Paul Traveed. Điều kỳ lạ chỉ có bà Traveed để ý theo dõi là trên ngực Paul có cái vết giống cái vết mà đứa con thứ hai của bà lúc chào đời cũng có. Thật ra lúc đó bà có làm một dấu chấm màu xanh như vết chàm lên ngực đứa con đã chết này vì trong thâm tâm bà bà nghĩ rằng đứa con thứ hai này chết đi thì đứa con kế tiếp cũng có thể là nó sẽ lại ra đời. Bà Traveed làm dấu ấn như vậy để xem thử lần sinh thứ ba hài nhi ra đời
  19. có còn mang dấu vết ấy không, nếu không thì điều bà nghĩ không đúng. Giờ đây khi thấy dấu chấm màu xanh hiện rõ trên ngực đứa con thứ ba thì bà Traveed vô cùng lo lắng vội vã gọi chồng và nói: - Anh ơi, xem này, thằng bé này cũng có dấu chấm xanh ở ngực giống cái dấu mà em đã làm lên ngực đứa con bất hạnh thứ hai của mình. Vậy cái dấu chấm này là gì? Có phải là dấu trước đây không? Hay là... Paul chính là đứa con thứ hai của mình? Ngoài ra thằng Paul lại còn có thêm một vết sẹo dài ở bắp đùi mà luc' sinh ra mình đã thấy đó. Người chồng nghe vợ nói thì chạy lại nhìn chăm chăm vào ngực đứa bé. Trên bộ ngực trắng hồng mơn mởn của Paul rõ ràng có một dấu chấm màu xanh. Hai vợ chồng bà Traveed từ đó sống trong lo âu hồi hộp, họ chờ đợi từng giờ từng phút sự ra đi của đứa con. Nhưng thế rồi suốt trong 12 năm dài đằng đẵng, Paul vẫn khoẻ mạnh, ăn ngủ, học hành, đi chơi bình thường như bao đứa trẻ khác. Điều kỳ lạ là mặc dầu còn trẻ con nhưng dáng dấp, cử chỉ, lời nói của Paul lại giống như người lớn. Thỉnh thoảng ngồi trước mặt mọi người trong gia đình, Paull thường phát biểu những câu mà không ai có thể ngờ được rằng ở tuổi nó lại nói được những câu như thế. Một hôm bé Paul hỏi mẹ: - Mẹ à! Bên cạnh cửa ngở vườn nhà mình trước đây có một cây lớn tốt tươi nhưng nay lại không còn. Vậy ai đã chặt nó vậy ? Bà Traveed vô cùng kinh ngạc khi nghe con nói câu đó vì thật sự cái cây mà con bà nhắc đến đã bị chồng bà đốn ngã trước khi Paul ra đời. Tuy vậy bà Traveed cũng lấy làm tò mò, bà hỏi Paull: - Tại sao con lại biết cây này vì lúc ba con đốn ngã nó thì con chưa ra đời mà? Paull nhăn mặt tỏ vẻ bực tức và nói: - Tại sao ba lại đốn cây ấy đi ? Bà Traveed giải thích: - À! là tại vì cây này dễ trở thành chỗ thuận tiện cho kẻ trộm leo vô nhà. Paul dằn từng tiếng rất rõ ràng: - Trong số những kẻ trộm ấy có một đứa bị ba đâm chết mẹ có nhớ vụ đó không? Đứa bị đâm chết ấy tên là Jainqueville. Bà Traveed vừa kinh ngạc vừa lo sợ. Hai tay bà ôm lấy ngực mồm há hốc, bà hỏi Paul dồn dập.
  20. - Này con! Ai đã chỉ vẽ lời nói bậy bạ ấy cho con! Ai ? Nói cho mẹ biết đi... Paul nói như phân bua: - Việc này xảy ra đã lâu rồi má à! Con biết rõ điều này. Không ai kể cho con nghe hết. Con đã biết rõ sự việc là ba đã dùng dao đâm Jainqueville chết gục nơi gốc cây ấy. Jainqueville có một vết sẹo ở đùi. Bà Traveed quá sợ hãi nên dùng tay che miệng con lại và nói: - Thôi đi! Con nói nghe ghê quá! Ai dạy con nói thế? Từ nay con đừng nói bậy nữa nhé! Paul vẫn tiếp tục nói có vẻ hằn học: - Con phải nói; vì đó là sự thật. Con cũng có một vết sẹo ở bắp đùi mà ba má thường thấy đó. Sau đó, Paul đợi người cha đi làm về và cũng nói tất cả những lời mà nó đã nói với mẹ mình. Tự nhiên ông Traveed lo sợ thấy rõ ràng. Ông có cảm tưởng như tên cướp Jainqueville đã nhập vào xác thân Paul để nói chuyện với ông. Từ đó ông ít khi tiếp xúc với đứa con. Trong khi đó Paul thường tỏ ra lầm lì. Thường ngày nó chỉ loay hoay chơi với một con dao nó mua ở đâu đó. Hết mài lại ngắm nghía. Ông thấy con như vậy càng thêm lo sợ. Thế rồi một hôm, Paul từ đâu không biết chạy bay về nhà. Bà Traveed kinh ngạc kêu lên: Paul, gì thế con, có việc gì xảy ra thế? Paul vừa khóc vừa đưa cho mẹ xem tờ giấy nhỏ có viết chữ. Trong thư là lời lẽ của ông Traveed thuê người đầu bếp nơi trường học tìm cách giết Paul để phi tang mọi chuyện. Bà Traveed thấy rõ ràng chữ của chồng mình viết chớ không ai xa lạ. Bà sợ quá nói với Paul: Trời ơi! Sao lại có chuyện xảy ra quá ghê gớm lạ lùng như vậy ? Vậy con cứ ở đây với mẹ, đừng đi đâu cả. Paul vừa khóc vừa nằm xuống chiếc ghế trường kỷ cạnh giường mẹ. Sáng hôm sau, trời còn tinh mơ, bà Traveed tự nhiên choàng tỉnh dậy, bà không thấy Paul đâu. Hoảng hốt, bà xô cửa đi tìm, căn nhà vắng lặng, bà cất tiếng gọi, chỉ có người giúp việc chạy lên. Không nghe tiếng Paul cũng như ông Traveed lên tiếng trả lời. Bà Traveed và người giúp việc liền phá cửa buồng của Paul. Cánh cửa mở tung, một cảnh tượng rùng rợn hiện ra: Ông Traveed và thằng Paul đều nằm chết dưới sàn nhà, máu ra lênh láng. Nơi ngực ông Traveed, con dao mà thằng Paul thường mân mê hằng ngày cắm sâu đến tận cán. Câu chuyện có thật trên đây đã được tờ báo của Pháp tên là Revua des Derx Mondes đăng tải vào năm 1889 và mới đây được tác giả Thiện Nhật lược thuật lại trong một đặc san Phật Đản xuất bản tại Hoa Kỳ.
nguon tai.lieu . vn