Xem mẫu

  1. Sưu Tầm: Đặng Hoành TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN CHỊU LÉP VẾ M ột hôm, chuột đồng và ong vò vẽ gặp nhau. Cả hai đều thật lòng muốn kết nghĩa anh em. Sau khi bàn bạc thỏa thuận, cả hai đều thống nhất mời anh học trò tú tài làm chứng giám. Vì nể và cũng vì bất đắc dĩ, cậu tú tài nhận lời. Khi vào làm lễ kết nghĩa, chuột và ong đều tranh nhau ngồi ở bàng đầu. Cậu tú tài không tranh nổi ghế đầu và ghế hai cho nên chấp nhận ngồi ghế ba. Người nào dự lễ và cả người qua đường thấy sắp xếp ngôi thứ lạ kỳ như vậy, hỏi cậu tú tài: - Tại sao cậu đường đường chính chính là một nho sinh tú tài mà phải ngồi sau ong và chuột? Cậu tú tài thở dài mà đáp: - Hai chúng nó ghê gớm hơn tôi, một đứa đào được hang sâu ở bờ ruộng, một đứa châm nọc đốt chết người, còn tôi chỉ biết cạo giấy. Kém tài nên phải ngồi sau! XEM TƯỚNG M ột người làm nghề xem tướng, trước đây được nhiều người khen và tin về độ chính xác, nhưng gần đây thì chẳng ai tin nữa. Người bạn của người xem tướng hỏi: - Không hiểu vì sao mà món nghề của anh dạo này kém thế, tướng số sai toét cả? Người xem tướng trả lời: - Sở dĩ như vậy là vì đối tượng để tôi xem tướng, bây giờ thay đổi về tướng mạo! Người bạn không hiểu: - Anh nói thế nào, thay đổi tướng mạo? Người xem tướng: www.vuilen.com 32
  2. Sưu Tầm: Đặng Hoành TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN - Vâng, thay đổi tướng mạo. Này nhé, trước đây người nào đầu to, mặt chứ điền, lời nói ngay thẳng thì là người phú quý. Còn bây giờ, người nào đầu bé cho dễ chui cửa sau, lời nói lắt léo, lật lọng thì sẽ chóng phất. TÔI MUỒN LÀM BỐ ÔNG C ó một ông nhà giàu, có tiền của cho vay. Ông nhà giàu cho vay rất nặng lãi, lãi mẹ đẻ lãi con lãi cháu, nhiều người cả đời không trả nổi được. Thấy tình hình nợ càng ngày càng nhiều mà con nợ chưa có cam kết gì để mình yên tâm ông nhà giàu gọi tất cả con nợ đến, bắt họ phải cam kết thực hiện để trả nợ. Con nợ đến rất đông, ai nấy đều mặt bủn da vàng, quần áo rách, cũ. Ông nhà giàu nói: - Nghe đây, các người vay mượn của tôi khá nhiều rồi mà chưa có cam kết gì cụ thể để trả nợ. Nay tôi gọi các người đến, yêu cầu các người phải cam kết bằng tiền của hoặc bằng việc làm, có thời gian hẳn hoi để trả nợ cho tôi. Con nợ nhìn nhau, buồn bã và chán ngán. Một người đàn ông có khuôn mặt dài, tóc để rậm, nói: - Thưa ông chủ, quả thật nhà tôi không thể nào làm lụng có đủ để trả nợ cho ông. Hôm nay ông gọi đến bắt cam kết trả nợ, tôi xin cam kết suốt đời làm con ngựa để ông cưỡi đi chơi! Ông nhà giàu nhìn người có khuôn mặt dài nói: - Được rồi, ta chấp nhận! Một bà có nước da ngăm đen, có cái vai gù u lên, đưa mắt nhìn xung quanh một lượt rồi nói: - Thưa ông chủ, cảnh mẹ góa con côi như nhà tôi, không nói thì ông cũng biết chẳng bao giờ có thể trả hết nợ cho ông. Ông bắt chúng tôi phải cam kết trả nợ, tôi xin cam kết suốt đời làm con trâu để kéo cày trả nợ. Ông nhà giàu chú ý nhìn cái vai gù của bà kia, khẽ gật đầu nói: - Được, mụ phải kéo cày cho ta! Một người đàn ông ngồi cạnh bà vai gù, nói: www.vuilen.com 33
  3. Sưu Tầm: Đặng Hoành TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN - Để có cơ hội trả nợ cho ông, tôi cam đoan làm bố ông! Ông nhà giàu trợn mắt, xẵng giọng: - Bố láo! Tại sao ông muốn làm bố tôi để trả nợ? Người đàn ông kia thong thả nói rành rọt: - Rất nhiều người giàu có là nhờ bố mẹ để lại cho. Tôi muốn làm bố ông để suốt đời kinh doanh, thu vén tiền của để lại cho ông, đó là tiền của tôi trả nợ cho ông. Ông thấy tôi nói có đúng không nào! Mọi người cười vang, ông nhà giàu tái mặt. CHỮ “CÁT” N gày mùng một Tết, một nguời tiến hành xuất hành năm mới. Trước khi bước ra cửa, người tự nói với mình: - Hôm nay là ngày đầu năm, việc xuất hành của ta sẽ có nhiều cái may mắn, vạn sự như ý. Thuận tay, người ấy viết chữa “Cát” trên mặt bàn rồi xuất hành. Nhưng, thật rủi ro, người ấy đi chúc tết mấy nhà rồi mà chủ nhà toàn chỉ cảm ơn và chúc tết lại, chứ không nhà nào mời uống nước hoặc uống rượu. Vừa đói lại vừa khát, người ấy quay về nhà, nhìn lên mặt bàn thì thấy cái chữ mình viết trước lúc ra đi, bây giờ thành hai chữ “khẩu” và “cạn” (chữ “cát” nếu nhìn ngược thì thành ra hai chữ “khẩu” và “cạn”). Nhìn mãi mà vẫn thấy hai chữ ấy, người ấy sinh ra nghi ngờ cả trí nhớ của mình. Người vợ thấy chồng đi chúc tết về, nét mặt kém vui và cứ như là người thẩn thờ, hỏi: - Nãm mới xuất hành may mắn chứ, mình? Ngày đầu năm nên kiêng tránh bực tức, người ấy hơi nở nụ cười với vợ: - Thì ra trước khi xuất hành, tôi viết hai chữ “khẩu” và “cạn”, thảo nào bây giờ miệng đang khát đắng lên đây này. Ngừời vợ nghe nói thế, lại chỗ cál bàn nhìn chữ xem sao. Người vợ đứng đối diện với chồng nên nhìn chữ “cát” thuận, rõ ràng là chữ “cát”. Người Vợ nói: www.vuilen.com 34
  4. Sưu Tầm: Đặng Hoành TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN - Chữ “cát” thật mình ạ! Người chồng hơi xẳng giọng: - Cát gì mà cát, cát khát khô họng đây này? BỚT ĐƯỢC NỬA TIỀN M ột người khách muốn đi thuyền từ Lữ Lương đến Bành Môn. Khi đến bên Lữ Lương, người khách hỏi chủ thuyền: - Tử Lữ Lương đến Bành Môn hết bao nhiêu Chủ thuyền nói: - Một người, không mang hành lí nặng quá năm cân thì hết một trăm đồng tiền đồng. Người khách suy nghĩ một lát rồi móc túi đưa cho chủ thuyền năm mươi đồng tiền đồng. Chủ thuyền bực tức nói: - Sao lại thế này? Người khách gãi gãi đầu, nói: - Tôi biết nửa tiền vì tôi không ngồi thuyền mà đi trên bờ cùng kéo thuyền với ông từ Lữ Lượng đếa Bành Môn! GIẶT QUẦN ÁO SINH RA ỐM M ột ông tú tài nọ, chữ nghĩa văn chương thì nhiều, duy chỉ có một bộ quần áo dài, cho nên mọi người gọi ông bằng cái tên đùa vui mà cũng là thật: “Tú tài nhất bộ”. Nhà ông tú tài nghèo quá, được một điểm là ông tú tài sạch sẽ, dù chỉ có một bộ nhưng không bao giờ ông mặc bộ đó lâu quá ba ngày. Bà con hàng xóm thỉnh thoảng sang chơi, nhiều lần thấy ông tú tài nằm trên giường, đắp chiếu. Mỗi lần như vậy, vợ con ông tú tài đều nói là ông bị ốm. Điều gây sự tò mò cho những người hàng xóm là ông tú tài thường hay ốm, nhưng chẳng thấy vợ con ông ấy hái lá thuốc để uống hoặc để xông, mả cũng chẳng thấy có cái gì ăn uống chữa bệnh cả. Mãi về sau, mọi người mới rõ, hễ giặt bộ quần áo duy nhất là ông tú tài sinh ra ốm. Nhưng nào có ốm đau gì đâu, www.vuilen.com 35
  5. Sưu Tầm: Đặng Hoành TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN chỉ vì không có bộ khác để mặc vào tlếp khách, cho nên ông tú tài phải nằm đắp chiếu che thân, dặn vợ con nói với những người đến nhà rằng ông ta đang bị ốm. Chuyện đó lan ra, lúc đầu mọi người cười vui, xem tí chế nhạo, nhưng về sau, mọi người rất thương và trân trọng ông tú tài. Một hôm, có một cậu học trò đến nhà ông tú tài, đúng lúc ông đang nằm đắp chiếu. Thấy đứa con trai ông tú tài ở sân, cậu học trò hỏí thăm: - Em ơi, ông tú có nhà không? Con trai ông tú tài nói: - Bố em đang nằm đắp chiếu trong giường. Cậu học trò hơi ngạc nhiên, hỏi lại: - Thế ra bố em đang ốm à? Con trai ông tú tài nghĩ đến chuyện người ta bảo người nào đang khỏe mạnh mà bị người khác gỡ mồm nói ốm là sẽ sinh bệnh mà ốm, nó phát cáu với cậu học sinh: - Anh này chỉ được cái gở mồm! Thế bố anh giặt quần áo rồi vào giường nằm đắp chiếu, anh cũng bảo là ốm à? Cậu học trò ngẩn ngườI một lát lồi nói: - À! ra là vậy... anh xin lỗi! CÃI NHAU M ột hôm, không hiểu duyên cớ từ đâu và nung nấu tự bao giờ mà mắt và lông mày xảy ra một cuộc cãi nhau to. Mắt đỏ mặt tía tai, nói oang oang: - Mày là loại bố láo, không có tinh lại có tướng! Tao đây này, tao nhìn nhận cả thế giới này, tao biết đưực sáng, tối, xanh, đỏ, tím, vàng. Bao nhiêu hình khối, bao nhiêu sắc màu đều do tao nhận biết. Tao mới xứng đáng là con cưng của người. Mày là cái thá đếch gì mà ngạo nghễ ngồi trên đầu tao, lại còn ngoác mồm ra nói phét nữa chứ. Đồ bất tài, đồ vô dụng, đồ láo toét! Lông mày nghiêm nét mặt, nói chậm chắc: www.vuilen.com 36
  6. Sưu Tầm: Đặng Hoành TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN - Tao không nói nhiều, việc ngồi trên hay dưới là do trời sinh ra, may ai nấy được. Tao hỏi mày, bây giờ tao không ngồi trên mày nữa, xuống ngồi dưới mày, thử hỏi cái mặt mày còn ra cái thể thống gì nữa không? Lông mày ngừng một lát rồi nói với giọng đắc thắng: - Suy nghĩ kỹ đi kẻo khi đó lạy van tao lên trên ngồi, tao cũng không chấp nhận đâu nhé! CƯA RA LÀM ĐÔI M ột vị hòa thượng dùng lời nói bịa đặt làm mê muội các thí chủ, hy vọng sẽ đóng góp công đức cho nhà chùa. Hòa thượng nói với thí chủ: - Nếu ông khảng khái đóng góp nhiều tiền của cho nhà chùa thì sau khi chết xuống âm phủ không bị Diêm Vương tra tấn cực hình Thí chủ không tin lời nói đó của hòa thượng, cho nên chẳng ủng hộ đồng nào cả. Hòa thượng buồn bã đi ra. Vài năm sau, cả hòa thượng và ông thí chủ nọ đều từ giã cõi trần, xuống âm phủ làm lính của Diêm Vương. Một hôm, thí chủ thấy vợ hòa thượng mà khi còn sống ở trần gian đã đến nhà mình xin bố thí. Lần gặp này khác hẳn lần gặp trên dương gian. Khi ở dương gian, hòa thượng đạo mạo, tự tin, không lo sợ gì cả. Còn lần gặp ở âm phủ này thì thí chủ thấy hòa thượng bị trói thẳng đơ như một khúc gỗ, mặt mũi tái mét, nước mắt dàn dụa. Đứng bên cạnh hòa thượng là hai tên lính âm phủ, tay lăm lăm cái cưa vừa to vừa sắc, sáng loáng, chuẩn bỉ thi hành công vụ cưa thân xác hòa thượng ra làm đôi. Vừa sợ vừa thương, thí chủ lại gần hòa thượng, hỏi nhỏ: - Nơi dương gian hòa thượng nói khác, xuống âm phủ lại khác thế nghĩa là làm sao, hòa thượng? Hòa thượng nhận ra người quen, run run nói ngắt quãng: - Vì chùa miếu trên dương gian cũ nát, hư hỏng nhiều, ít người làm... hòa thượng như tôi... Vì thế, âm phủ đang thiếu hòa tbượng... Diêm Vương phải cưa đôi tôi ra thành hai để bù vào chỗ thiếu hụt con số! Thí chủ cuời mỉa mai: - Sống trên dương gian, nói dối, chết xuống âm phủ cũng nói dối. Chẳng phải vì thiếu con số đâu mà vì ông dối trá nên bị Diêm Vương hành hình đấy. Tôi đây này, không dối trá có bị tra tấn hành hình như ông đâu! www.vuilen.com 37
  7. Sưu Tầm: Đặng Hoành TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN ÚM BA LA C ó một vi tiên sinh nọ, sau một thời gian học về môn thiên văn và địa lý, tự cho mình là đã giỏi lắm rồi, việc xem âm dương, việc đón phong thủy chẳng có khó khăn gì. Vị tiên sinh này tự phong cho mình là thầy địa lý và nhận làm thầy địa lý cho bất cứ nhà nào, ở gần hoặc ở xa. Một hôm, thầy địa lý nhận lời đến làm thầy cho một gia đình ở vùng xa. Khi đi, thầy địa lý dẫn theo một người giúp việc. Thầy trò khăn gói quả mướp lên đường. Lúc đi qua một quả đồi có cây lúp xúp, thầy địa lý nghe có tiếng: “Đét đa đa”. Vì đường mệt, tai bắt đầu có tiếng ù, âm thanh nghe không chuẩn lắm, thầy địa lý cho rằng tlếng đó giống hệt tiếng mình cầu khẩn làm phép trong các buổi khấn âm dương "Úm ba la''. Thầy địa lý bảo người hầu: - Thôi, thầy trò ta quay về thôi! Người hầu ngạc nhiên: - Dạ, sắp tối rồi ạ! Thầy địa lý trả lời: - Ta biết là sắp tới, nhưng chúng ta đi muộn cho nên gia chủ đã mời thầy địa lý khác đến rồi! Người hầu càng ngạc nhiên: - Làm gì có chuyện ấy ạ! Thầy địa lý bảo: - Này không học cho nên không biết là phải. Nghề thầy địa lí, khi nào cất tiếng "Úm ba la" bắt đầu vào cuộc rồi đấy. Phía trước kia chả đang cất tiếng ''Úm ba la'' đó là gì! Người hầu dỏng tai lên nghe ngóng, vàa lúc đó tiếng "Đét đa đa" vang lên, thầy địa lí nói: - Đấy, nghe rõ chưa? Người hầu vỡ lẽ: - Dạ, đó là tiếng con chim đa đa đấy chứ! Thầy địa lí quả quyết: - Tiếng “Úm ba la” của thầy địa lí về thôi! www.vuilen.com 38
nguon tai.lieu . vn