Xem mẫu

  1. Sưu Tầm: Đặng Hoành TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN CỦ CẢI C ó một nhà nọ đón thầy giáo về làm gia sư để dạy con mình học. Ăn uống hàng ngày, chủ nhà chỉ sắm một món là củ cải cho thầy ăn cơm. Hôm nay món củ cải luộc, ngày mai món củ cải nấu canh, ngày kia món củ cải muối mặn... Thầy giáo là người nho nhã, thâm thúy, chẳng vì miếng ăn mà đòi hỏi bất tiện. Nhưng trong lòng thầy rất bất bình, ngầm chờ đợi có dịp nào đó sẽ vạch mặt sự ti tiện ây ra. Một hôm, chủ nhà nói với thầy giáo: - Ngày mai, tôi làm mâm cơm ăn tươi, mời thầy cùng ăn, nhân tiện đó tôi muôn ra vế đốI với cháu, xem trình độ học tập của cháu ra sao. Thầy giáo cảm ơn và nhận lời. Tối hôm ấy, khi dạy con nhà chủ học bài, thầy bảo trò: - Ngày mai bố mẹ em làm cơm để cả nhà cùng ăn, nhân tiện đó mà ra vế đối kiểm tra em đấy. Em nhớ lời thầy dặn: sau khi bố em ra vế đối, em nhìn thấy thầy gắp thức ăn gì thì đối lại đúng như thế. Học trò thông minh là biết vâng lời thầy, có vâng lời thầy thì mới thông minh! Hôm sau, khi cả nhà đã ngồi vào mâm và bắt đầu ăn cơm, ông chủ nhà nói với con: - Cục vàng cục bạc của bố, nào ăn thịt đi rồi bố ra vế đối cho con đối lại nhé. Bố ra vế đối là “Quả đào” Nhớ lời thầy dặn, cậu học trò nhìn thấy thầy gắp miếng củ cải, liền đối lại ngay: - Con đối lại là “Củ cải”. Ông chủ hỏi thầy: - Có đúng không thầy? Thầy giáo giải thích: . - Hoàn toàn đúng và rất thông minh, củ đối quả, đào ở trên cây là ở phần dương, củ cải ở dưới đất là ở phần âm. Giỏi? Ông chủ cho là có lý, sau đó ra vế đối khác: www.vuilen.com 8
  2. Sưu Tầm: Đặng Hoành TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN - Tơ lụa. Cậu học trò nhìn thấy thầy gắp miếng củ cải liền đốI: - Củ cải Ông chủ phản đối: - Sai toét tòe loe, tơ lụa mà lại đối là củ cải! Thầy giáo thong thả nói: - Đúng chứ không sai đâu ông ạ, này nhé củ cảI già chả có sơ như sợi tơ là gì? Còn củ cải non, khi cắt ra, sờ tay vào thật mịn và mát như lụa, có phải không nào. Ông chủ thấy nói cũng có lý, không cãi được. Lát sau lại ra vế đối: - Cái chuông. Cậu học trò nhln thấy thầy gắp miếng củ cải, đáp ngay: - Củ cải Ông chủ phát bực: - Láo nào, cái chuông lại đi đối với củ cải! Thầy giáo khẽ mỉm cười, nói: - Cũng chẳng sai đâu ông ạ, hình bóng cái chuông chắc mọi người đều biết, cái củ cải hình bầu dục, cắt ngang một nhát thành ra hai miếng chẳng giống hình cái chuông là gì. Ông chủ chẳng biết vặn lại bằng cách nào, đành im lặng ngồi ăn. Lát sau, ông chủ ra vế đối cho con: - Cá mè. Cậu học trò lại nhìn thấy đũa của thầy đang gắp một miếng củ cải, đối lại ngay: - Củ cải . Ông chủ đứng phắt dậy, mặt đỏ gay, nói xẳng giọng www.vuilen.com 9
  3. Sưu Tầm: Đặng Hoành TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN - Học hành thế quái nào mà cái gì cũng củ cải! Quay sang phía thầy giáo, ông chủ hỏi nhẹ - Thầy chỉ dạy con tôi mỗi hai từ “Củ cải” thôi à? Thầy giáo nghiêm nét mặt, nói rõ ràng: - Sở dĩ cái gì cũng củ cải, vì bữa nào cũng chỉ độc củ cải! LỪA NGƯỜI, NGƯỜI LỪA V ùng Trì Hạ có một người họ Trương, rất ít khi nói được điều gì thật thà. Anh Trương đã làm cho nhiều người khổ sở, hỏng việc vì cách nói lửa của mình. Dân chúng cả vùng đã đặt cho anh Trương cái tên lóng: Con Bọ. Một hôm, con Bọ đi ăn cỗ ở làng bên về tối, rượu hơi chếnh choáng, con bọ đi nhầm đường mà không biết chỗ mình đang đứng là ở đâu. Con Bọ nghe thấy tiếng mấy người cười nói gần đó, liền cất tiếng hỏi: - Ai đó, chỉ hộ đường cho tôi với. Một người hỏi lại: - Anh tên là gì, ở đâu? Con Bọ xưng ngay: - Tôi họ Trương, ở vùng Trì Hạ đây. Mấy người kia xì xào: - Có phải Trương Con Bọ không nhỉ. - ĐÚng rồi, giọng Con Bọ đấy? Một người nói to: - Muốn về Trì Hạ thì đi sang bên trái Con Bọ hăm hở đi sang bên trái, được vài bước thì thụt xuống đám ruộng lầy, bùn sâu tớI gần háng. Con Bọ phát hoảng, kêu cứu: - Bị thụt rồi! Cứu tôi với! www.vuilen.com 10
  4. Sưu Tầm: Đặng Hoành TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN Người kia lại nói to: - Tiến lên tí nữa là đến đường đi khô ráu. Con bọ cố gắng nhích lên phía trước, nhưng càng nhích lên thì càng thụt sâu xuống đến ngang ngực rồi. Con Bọ sợ hãi kêu cứu: - Cứu tôi với… Cứu… Mấy người kia cười vang: - Lừa người! Người lừa! NGƯỜI ĐÁNG SỢ HƠN MA C ó một người, vì có hiềm khích với một người khác, vì sợ bị trả thù cho nên lẩn trốn trong rừng sâu làm liều, kiếm hoa quả sinh sống. Cuộc sống như vậy trung gian khổ thiếu thốn, nhưng không phải nơm nớp lo sợ cho mạng sống của mình. Một đêm trăng sáng, người ấy ra ngoài lều ngắm trăng qua màn cành lá cây lưa thưa. Bỗng nhiên người ấy thấy một con ma có hình dáng dị kì, luớt đi lướt lại trên cành cây cao. Người ấy sợ toát mồ hôi hột, vội ôm mặt nằm sấp xuống mặt đất. Con ma hỏi: - Này, anh kia! Tại sao lại phải nằm sấp như vậy mãi, mà không ngồi dậy? Người ấy ấp úng: - Tôi... Tôi sợ ma Con ma nói: - Việc gì mà sợ, tôi ở đây với anh lâu rồi, tôi có làm hại gì anh đâu. Chẳng qua tối nay trăng sáng, tôi đi chơi trăng, anh ra ngắm trăng nên mới gặp nhau, chứ hàng ngày chúng ta vẫn ở bên nhau mà anh không biết đấy chứ. Người kia vừa run vừa nói: - Tôi... Tôi sợ ma! Con ma xuống gần hơn, nói: - Ma không có gì mà phải sợ, con người mới đáng sợ. Đấy, anh xem, làm cho anh phải bỏ vợ lìa con vào nơi rừng sâu nước đục sống khổ sở như thế này có phải là do ma đâu mà là do con người đấy chứ. Người đáng sợ hơn ma! Người kia đỡ sợ hơn, bò dậy vào lều nằm ngủ. www.vuilen.com 11
  5. Sưu Tầm: Đặng Hoành TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN CON BIẾT RỒI C ó một đứa bé, đầu óc đần độn, hay nói những câu gở miệng. Cả nhà đều biết chuyện này cho nên dặn đi dặn lại nhiều lần: - Này, hôm nay là ngày tết, đừng nói gở đấy! - Nhớ nhé, toàn là ngừời lớn cả, đừng nói gở mà phải đòn đấy. Nhưng, chứng nào vẫn tật ấy. Một hôm, nhà chú họ tổ chức đám cưới, bố đứa bé dắt con cùng đi. Trước khi đi, bố đã dặn kỹ càng, con đã gật đầu, nói rất rõ ràng: - Con biết rồi, không được nói gở. Bố xoa đầu con và dắt đi dự tiệc đám cưới. Trước khi ngồi vào mâm cỗ, bố lại dặn con lần nữa: - Nhớ lời bố dặn, không được nói gở đấy? Đứa bé nói thật to: - Con biết rồi, không nói gở, đám cưới chứ có phải là đám ma đâu! TIỀN NÀO CỦA NẤY M ột ông nhà gìau, muốn vẽ một bức chân dung để lưu lại cho hậu thế, kẻo sau này già yếu xấu xí, có vẽ cũng không được đẹp như bây giờ. Sau khi họa sĩ xem xét và mặc cả vẽ bức chân dung kích thước 0,4 x 0.6 thước (hai thước = một mét) với giá mười lăm tiền, ông nhà giàu dứt khoát chỉ trả có ba tiền. Họa sĩ suy nghĩ một lát rồi đồng ý vẽ. Ông nhà giàu ngồi mẫu, quay mặt ra sân, hoạ sũ dựng giá vẽ phía sau lưng ông nhà giàu và cũng quay mặt ra sân mà vẽ. Ông nhà giàu thấy lạ, hơi có ý lo, nhưng lại cho rằng ông hoạ sĩ này cao tay, nhìn phía sau mà vẽ được phía trước. Nay mai, ông nhà giàu sẽ mang bức chân dung mà ra khoe vớI bạn bè và hàng xóm rằng: tiền ông rất rẽ mà tim được người tài nhìn sau vẽ trước. Lòng khấp khởi mừng như vậy, cho nên ông nhà giàu ngồi mẫu tươi như mỗi khi mở cái hòm to tướng đựng tiền ra luôn thấy đầy ắp. www.vuilen.com 12
  6. Sưu Tầm: Đặng Hoành TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN Khoảng nửa tiếng đồng hồ, họa sĩ đã vẽ xong phần lưng và sau gáy ông nhà giàu. Hoạ sĩ đưa bức hoạ cho ông chủ xem và bảo bức họa đã hoàn thành rất mỹ mãn. Ông nhà giàu xem, chỉ thấy lưng và gáy chứ chẳng thấy mặt mũi đâu cả. Ông nhà giàu nói: - Vẽ ảnh là vẻ phía trước, vẽ mặt mũi chứ sao lại vẽ sau lưng? Họa sĩ cầm tiền bỏ túi, cười nhếch mép một cái rồi nói luôn: - Trả tiền công như thế nào thì còn mặt mũi nào để nhìn thấy người khác! TRỨNG VỊT Anh Giáp và anh Ất là hai người quen của nhau nhưng lâu lâu mới gặp. Anh Giáp là người miền núi, quanh năm làm nghề đốn củi, hái măng, săn thú rừng kiếm sống. Anh Ất là người vùng biển, quanh năm đánh bắt tôm cá. Một hôm, hai anh gặp nhau trong quán ăn. Hai anh thống nhất mua món ăn chung là trứng vịt. Hai bát mì sợi và bốn quả trứng vịt được bưng ra. Anh Giáp bóc vỏ quả trứng xong, cắn một miếng, thấy trứng không chấm muối mà tại sao lại mặn , hỏi anh Ất: - Quả trứng của tôi sao lại mặn nhỉ, quả trứng của anh thế nào? Anh Ất trả lời: - Cũng mặn. Anh Giáp nửa như nói với anh Ât, nửa như tự nói với mình: - Quái lạ, trứng vịt không chấm muối mà lại mặn! Anh Ất tỏ ra hiểu biết hơn: - Chả có gì quái lạ cả, đây là những quả trứng của những con vịt ăn ở biển Anh Giáp: - Ờ, ra vậy! Người bồi bàn đi qua nghe được, xen vào: - Thưa hai anh, đó là trứng vịt muối đấy ạ! www.vuilen.com 13
  7. Sưu Tầm: Đặng Hoành TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN VĂN CHUỒNG LỢN C ó một cậu tú tài thích văn chương, nhưng học hành không chăm chỉ, dò đó đã mang vạ vào thân. Trong lúc đi chơi với bạn bè. Cậu tú tài cao hứng nói: - Tớ sẽ làm một bài văn thật hay, nói về ông lý trưởng họ Đường, Bài văn làm xong, cậu tú tài đưa cho bạn bè xem. Thật không may, vì học hành qua quýt nên dùng từ lẩn lộn, tốt hóa là xấu. Con trai lý tưởng họ Đường xem đươc, mang bài văn ấy về cho bố. Lý trưởng họ Đườg phát đơn lên huyện kiện cậu tú tài. Quan huyện gọi cậu tú tài lên: - Mày là người học hành, đã không để tâm học tập cho ra đầu ra đũa, lại còn thường xuyên lêu lổng với mấy đứa hư hỏng. Lý trưởng họ Đường kiện mày là đúng, mày đáng tội lắm. Tao chiếu cố mày còn đang đi học, cho nên ngay bây giờ, tao ra đề văn, nếu mày làm được thì tao tha. Cậu tú tài vui sướng nhận lời. Quan huyện ra đề văn về tả cảnh con sông Cổ Miêu chảy qua phía trước huyện Đường. Cậu tú tài suy nghĩ căng óc, toát mồ hôi mà không làm được. Cậu tú tài thưa: - Thưa quan huyện anh minh, đề văn ấy khó quá, xin ngài ra đề khác. Nếu lần này tôi không làm được thì xin chịu tội phạt ạ. Vửa lúc ấy, một luồng gió thổi qua, mang theo cả mùi thối của cái chuồng lợn bên cạnh huyện đường. Quan huyện sau khi nhăn mũi và khịt khịt khó chịu, nói: - Đấy, cái chuồng lợn Cậu tú tài suy nghì một lát rồi đọc: “Cái chuồng lợn bên cạnh huyện đường mới đẹp làm sao, ai đã qua đây cũng muốn dừng chân ngắm nghía. Mấy con lợn đang nuôi trong chuồng sạch sẽ tạp ăn. Nước của lợn thải ra trong như nước mưa, bã của lợn ị ra chẳng thối tí nào... Tôi đứng ngắm cáí chuồng lợn bên cạnh huyện đường mà không muốn về...”. Quan huyện ngắt lời: - Được rồi, văn chuồng lợn khá lắm, mày sẽ được như ý Lính đâu, giải nó ra chuồng lợn, nhốt ở đấy, bao giờ có lệnh mời tha cho về! Hai người sai dịch, chân quấn xà cạp xanh, đầu đội nón chóp đỏ, hầm hầm đi vào, xốc nách cậu tú tài lôi ra chuồng lợn. www.vuilen.com 14
nguon tai.lieu . vn