Xem mẫu

  1. Sưu Tầm: Đặng Hoành TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN BẠI BINH ĐỐI ĐÁP Đ ời nhà Minh có cậu bé Đới Đại Binh thật thông minh khác thường. Năm lên tám tuổi, Đới Đại Binh vào học thầy giáo muốn thử tài đối đáp của cậu học trò nhỏ này xem sao. Thầy giáo chỉ cái ghế của mình hàng ngày ngồi dạy học trò, mặt ghế có bọc một miếng da hổ, nói: - Miếng da hổ bọc ghế thầy giáo. Đới Đại Binh đối lại ngay: - Bút lông thỏ viết bằng trạng nguyên. Thầy giáo khen hay lắm. Năm mười ba tuổi, Đới Đại Binh đã lên thành phố thi đỗ cử nhân. Một hôm, có một ông quan đến nhà chơi với bố, Đới Đại Binh đang chơi ngoài sân, vị quan này cho rằng cậu bé kia chỉ đang học sơ học là cùng. Lúc vui chuyện, vị quan gọi Đới Đại Binh vào ứng đối cho vui, nhưng trong lòng vị quan nghĩ, cậu bé này làm gì có thể đối được. Vị quan ra vế đối: - Trăng tròn. Đới Đại Binh đối lại ngay: - Gió méo. Vị quan vặn lại: - Gió sao lại méo được? Đới Đại Binh cười, giải thích: - Gió không méo thì làm sao chui được qua khe, luồn được qua ngách. Vị quan vuốt râu, cười hiền hậu, khen: - Giỏi lắm! Vị quan này rất thích các thần đồng, các người thông minh, cơ trí. Vui chuyện, vị quan này ra tiếp vế đối: www.vuilen.com 68
  2. Sưu Tầm: Đặng Hoành TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN - Phượng hót. Đới Đại Binh đối ngay tức khắc: - Trâu múa. Vị quan phản đối: - Trâu múa thế nào được? Đới Đại Bình giải thích: - Lời cổ nhân nói: “Bách thú tề vũ” (Các loài muông thú cùng nhau nhảy múa) có nghĩa là tất cả muôn thú cùng nhau nhảy múa, vậy thì trâu chẵng phải là một trong số muông thú đó sao. Vị quan này hết ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác, càng ngạc nhiên hơn khi biết cậu bé Đới Đại Binh này không những đã học qua tú tài mà còn đã thi đỗ cử nhân kia. TIM VIỆC MÀ LÀM C ó một người rất thích được người khác khen mình, chỉ chơi và đối xử tử tế với ai khen mình. Một ông thầy xem tướng biết điều này, chủ động đến nhà và xem tướng cho người kia. Thầy xem tướng hết lời khen và nói tốt cho người kia, nào là khôi ngô tuấn tú, nào là học cao biết rộng, nào là hậu vận cực kỳ. Cuối cùng, thầy xem tướng nói: - Anh có đôi mắt hiếm có trên đời này, chỉ có tôi mới nhìn thấy sự diệu kỳ trong đôi mắt ấy. Người kia được thầy xem tướng nói cho bao điều tốt đẹp trong lòng vui lắm, nhất định mời thầy xem tướng ở lại dăm ba hôm để anh ta được cơm rượu hầu thầy, Trước khi thầy xem tướng ra về, người kia còn biếu nhiều quà cáp. Trước khi bước chân ra cửa, thầy xem tướng ngoái lại nói với người kia một câu cuối cùng: - Anh nên tìm công việc mà làm chứ không thể trông nhờ vào đôi mắt được đâu! www.vuilen.com 69
  3. Sưu Tầm: Đặng Hoành TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN MỜI KHÁCH ĂN CÁ M ột người thiết kế món cá để mời khách. Cá được chế biến xong xuôi, nấu chín rồi, chủ chọn ra những con to, miếng to, để lại cho mình ăn sau, còn lại thì gắp lên, múc lên mời khách. Chẳng may, trong khi xào nấu, mắt con cá to long ra, lẫn vào đám cá nhỏ, chủ không để ý cho nên múc cả lên bát mời khách. Một người khách, trong lúc ăn cá thấy có mấy cái mắt cá to hơn những cái mắt trong những con cá mọi người đang ăn. Người khách này đùa vui: - Cá nhà bác rất ngon, em muốn bác để cho một ít cá giống mang về nuôi. Chủ nhà khiêm tốn nói: - Bác quá khen chứ mấy con cá nhỏ nhà tôi đáng gì mà giống với má! Người khách gắp một cái mắt cá to, giơ lên cho mọi người nhìn thấy và nói: - Cá nhỏ nhưng mắt nó to, bác ạ! SÁU NGHÌN, TÁM NGHÌN M ột vị công thần nọ, triều đình cử đi thống quản quân đội, ông ta nhận lệnh nghiêm chỉnh. Triều đình giao cho vị công thần này tám nghìn binh sĩ để huấn luyện. Nhận lệnh và nhận quân xong, vị công thần này chỉ huy quân sĩ hành quân đến địa điểm đồn trú và huấn luyện. Trên đường đi, vì công thần này bớt lại hai nghìn binh sĩ, giao cho một vị quan nhỏ, dẫn về quê mình để làm nhà cho mình. Trong quân đội lúc bấy giờ cũng đã có hoạt động ca hát, thơ, kịch giúp vui cho binh sĩ bớt căng thẳng mệt nhọc sau những ngày luyện tập. Có hai người làm việc ca hát, đọc thơ cho binh sĩ nghe, biết việc quan công thần bớt hai nghìn quân về làm nhà riêng cho mình, họ sáng tác hai câu thơ. Người thứ nhất đọc: “Tám nghìn binh sĩ xuất quân” Người thứ hai đọc nối vào: “Sáu nghìn có mặt ở trong doanh phòng?” www.vuilen.com 70
  4. Sưu Tầm: Đặng Hoành TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN Binh sĩ nghe như vậy, nhao nhao phản đối. Hai người làm thơ phải giải thích: - Các anh không biết chứ, triều đình giao cho tám nghìn, nhưng mất hai nghìn về quê làm nhà cho trưởng quan, cho nên chỉ có sáu nghìn ở tại doanh phòng thôi! SỢ NÓNG Đ ang giữa mùa đông tháng giá, có một anh chàng nhà nghèo đến nổi không có bộ quần áo ấm để mặc đi ăn cổ ở nhà người, họ hàng. Anh này nghĩ ra một cách chữa thẹn, bằng cách cầm theo một cái quạt giấy, thỉnh thoảng phe phẩy chiếu lệ. Mọi người thấy thế, ngạc nhiên, anh này nói: - Thời sinh ra tôi có bệnh sợ nóng, cho nên quanh năm từ thời đều phải dùng quạt, nếu không, tôi sẽ nóng không chịu nổi. Chủ nhà biết anh này chữa thẹn, cho nên tối hôm đó bố trí cho anh ta ngủ ở phòng đầu nhà lộng gió, phía trước có ao nước, chăn chiếu chỉ đơn giản mỏng manh. Đến nửa đem, gió bấc thổi ào ào rét cắt da cắt thịt, tuy rằng đã vơ tất cả những gì có thể đắp vào thân, nhưng chẳng ăn thua gì với cái rét quái ác này. Anh này rét run, tìm sang các phòng khác xem may ra có gì đắp thêm. Nhưng vì lạ địa hình, vì rét run lẩy bẩy, vì trời tối như bưng, anh này chẳng may xẩy chân ngã xuống ao nưức lạnh như cắt ruột. Nhà chủ nghe thấy tiếng lỏm bỏm dưới ao, vội cầm đèn ra xem sao. Anh này bí rét đến mức hai hàm răng gần như cứng lại, vậy mà cũng cố gắng nói được: - Tôi sợ nóng quá cho nên giữa mùa đông mà vẫn phải tắm đêm đấy mà! XEM HOA BỊ ỐM M ột nhà nọ, may mắn làm sao mà chỉ trong thời gian ngắn, sự giàu có đến thật tự nhiên, dân gian nói: “Phú quý sinh lễ nghĩa” quả không sai. Nhà này mới năm nào cơm không đủ no, áo vá nhiều mảnh, cần nhà gần như là cái lều vịt, vậy mà bây giờ tiền của có nhiều, nhà cửa khang trang và chơi cây hoa, cây cảnh. Một buổi sáng, người chồng ra tiền sảnh ngắm hoa, hít thở hương thơm hoa tươi. Bỗng nhiên người này gọi vợ: www.vuilen.com 71
  5. Sưu Tầm: Đặng Hoành TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN - Mình ơi, tôi lại ốm nặng rồi, mau đi mời thầy thuốc về khám chữa kịp thời! Người vợ ngạc nhiên vì cả đêm nằm ngủ bên nhau, có thấy anh ấy đau ốm gì đâu. Bệnh gì mà đột ngột vậy, người vợ hỏi: - Bệnh tình ra sao, nói em nghe nào Người chồng rên hử hự, nói: - Sáng nay, tội ra ngắm hoa, khi đến chỗ bụi hoa Tường Vi thì mấy giọt sương đêm qua đọng trên đó rơi xuống người tôi, tôi rùng mình một cái và lên cơn sốt thế này đây? Ngườl vợ rõ nguồn cơn, nói: - Mấy năm trước, vợ chồng mình lặn lội trong rừng kiếm củi, kiếm rau ăn, bị mưa cả buổi, ướt như chuột lột mà cũng chả ốm đau gì. Bây giờ, mấy giọt sương trên hoa Tường Vi rơi vào người mà lên cơn sốt. Sao bây giờ bệnh tật nó lạ lùng quá vậy, chưa chắc có thầy thuốc nào chữa. được không! . THI GAN C ó hai cha con nhà nọ cực kì gan lì, việc lớn việc nhỏ đều hiếu thắng, không chịu thua ai. Một hôm, cha mời khách đến nhà uống rượu, bảo con vào phố mua thịt. Mua thịt xong, trên đường về nhà, người con gặp một người đi ngược chiều. Hai người gặp nhau giữa khoảng hẹp của cổng thành, chẳng chịu nhường đường cho ai. Hai người đều thi gan, đứng đối diện với nhau như vậy khá lâu mà chẳng ai chịu nhường đường. Người cha ở nhà chờ con thấy lâu quá nên vào thành tìm con. Khi đến cổng thành, người cha thấy người con đang đứng thi gan với một người khác, hiểu ngay diễn biến của sự việc. Người cha lách mình qua người đứng thi gan với con mình rồi nói với con: - Con mang thịt về xào nấu tiếp khách thay cha, cha sẽ ở đây thi gan với hắn! www.vuilen.com 72
  6. Sưu Tầm: Đặng Hoành TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN QUAN MỚI BỔ NHIỆM M ột ông quan, mới được bổ nhiệm về nhậm chức ở một huyện nọ. Vì lạ người, lạ đất, quan mới cần tham khảo ý kiến của các thủ hạ là người địa phương và đã làm việc ở đây lâu năm. Quan mới hỏi một quan cấp dưới: - Ta về đây nhậm chức đứng đầu huyện này, nhưng chưa hiểu mô tê ra sao cả, ông thử góp ý xem ta nên làm ăn thế nào. Vốn có tính tham lam, thích vơ vét kiếm chác, giờ lại được quan trên hỏi ý kiến về “làm ăn”, ông quan cấp dưới nói: - Năm thứ nhất, thật trong sáng. Năm thứ hai hơi lăn tăn. Năm thứ ba tha hồ khua khoắng. Quan mới thở dài chán ngán: - Làm như ông thì ta ăn cháo à! Ta đợi thế nào được mãi đến năm thứ ba! MIẾNG VÕ ẤY KHÓ THẬT M ột nguời bố căn dặn con mình là một võ sinh: - Con nên chú ý học lấy từng miếng của thầy, thầy làm thế nào thì để ý mà làm theo. Người con luôn nhớ lời bố dặn dò, chú ý quan sát và bắt chước làm theo thầy. Một hôm, thầy cho cậu võ sinh này cùng ăn cơm với thầy. Từ bước đi, dáng ngồi, cậu võ sinh đều làm giống như thầy làm. Thầy và một míếng cơm, cận ta cũng và một miếng cơm. Thầy gắp một đũa rau, cậu ta cũng gắp một đũa rau. Thầy húp một thìa canh, cậu ta cũng múc một thìa canh và húp như thầy. Đến khi thầy nghiêng một bên mông để thay đổi thế ngồi, cậu ta cũng làm như vậy. Thầy giáo dạy võ để ý quan sát cậu võ sinh này, thấy như vậy, hơi buồn cười. Thầy giáo không ăn nữa, bỏ đũa xuống, cậu võ sinh cũng bỏ đũa xuống, không ăn nữa. Bỗng thầy giáo mơ mơ đôi mắt rồi hắt xì hơi một cái thật vang, cậu võ sinh cũng mơ mơ đôi mắt, nhưng không tài nào hắt xì hơi được. Đến nước này thì cậu võ sinh thú nhận: - Thưa thầy, miếng võ ấy khó thật! www.vuilen.com 73
  7. Sưu Tầm: Đặng Hoành TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN ĐỒ BẤT TRỊ C him Phượng Hoàng tổ chức lễ sinh nhật, tất cả các loài chim đều đến chúc mứng, thân tình đồng loại, chỉ có Dơi là không đến. Sau lễ sinh nhật, Phượng Hoàng gặp Dơi, hỏi vì lí do gì mà không tới dự. Dơi trả lời: - Tôi có bốn chân và cho con bú, tôi thuộc về hàng thú, tới dự thế nào được! Một thời gian sau, Kỳ Lân làm lễ sinh nhật, tất cả các loại thú đều đến chúc mừng, vui vẻ thoải mái, chỉ có Dơi là vắng mặt. Mấy hôm sau, Kỳ Lân gặp Dơi và hỏi xem vì sao không tời dự lễ sinh nhật của mình. - Mọl người đến đông đủ, chỉ mình anh vắng mặt, sao vậy? Dơi nhấp nhổm đôi cánh, nói: Tôi có cánh, bay trong không khí, tôi thuộc hàng chim, tới dự sao được. Một thời gian sau, Phượng Hoàng và Kỳ Lân gặp nhau, cả hai đêu đem chuyện Dơi không dự lễ slnh nhật của mình kể cho nhau nghe. Cuối cùng Kì Lân và Phượng Hoàng đều chung nhận xét: - Cái giống nửa chim nửa thú ấy đúng là đồ bất trị! ĐÃNG TRÍ M ột người nọ, bị bệnh đãng trí cho nên nói trước quên sau, nhiều khi làm cho người khác bực mình. Một hôm, có một người khách đến thăm người đãng trí này. Sau khi tay bắt, mặt mừng, người đãng trí hỏi: - Ông họ gì nhỉ? Người khách trả lời: - Tôi họ Trương. Nó chuyện được một lát, người đãng trí hỏi: - Ông họ gì nhỉ? www.vuilen.com 74
  8. Sưu Tầm: Đặng Hoành TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN Người khách trả lời: - Tôi họ Trương. Lại cũng chỉ một lát sau, người đãng trí hỏi: - Ông họ gì nhỉ? Người khách phát bực: - Tôi đã nói với ông mấy lần rồi họ Trương, họ Trương. Hỏi han kiểu gì mà quá trời vậy? Thấy khách bực mình, người đãng trí nói xoa dịu: - Ấy ấy, ông Lý ơi, có thế thôi mà cũng cáu à! THƯỢNG VÀNG HẠ CÁM CHẲNG TỪ C ó một người chuyên môn tìm mọi cách để cho mình có lợi, dù chỉ là tí chút. Bạn bè và hàng xóm đều kiềng mặt anh ta, chẳng bao giờ thèm đến nhà anh ta. Ai có cái gì, dù chỉ đi qua cổng nhà anh ta, anh ta cũng bằng mọi cách, lúc thì xin xỏ, lúc thì mượn, lúc thì nhờ, chẳng có thứ gì mà anh ta bỏ qua. Một hôm, có một người mang hòn đá mài dao, đi qua cổng nhà anh ta. Người mang đá mài đã biết tính bẩn thỉu của anh này, cho nên đã kẹp hòn đá mài vào nách ở phía người che khuất. Vậy mà anh này còn gọi lại, hỏi mài nhờ con dao. Người mang đá mài khinh ghét anh này lắm, nhưng cho mài nhờ con dao thì cũng được. Khi mang đá mài vào nhà anh này cho mài nhờ, người mang đá mài thấy ở sân giếng nhà anh này cũng có một hỏn đá mài, hỏi: - Nhà anh cũng có đá mài đây này! Anh này chống chế: - À! hòn đá mài đó chì để mài con dao thái thịt của nhà tôi, còn hòn đá mài của anh là để mài con dao băm rau lợn. www.vuilen.com 75
  9. Sưu Tầm: Đặng Hoành TRUYỆN CƯỜI DÂN GIAN SỢ VỢ M ột anh chàng nọ rất sợ vợ. Lúc vợ còn sống, anh này đã từng bị vợ đánh cho ù tai, đổ đom đóm mắt, lên bờ xuống ruộng. Anh này nhìn vợ mà sợ hãi như gà con thấy diều hâu. Chẳng may, người vợ yêu tinh ấy xấu số chết non. Từ sau khi vợ chết, trong phòng anh này treo tấm ảnh của vợ để thờ cúng theo tục lệ địa phương. Mỗi lần nhìn lên ảnh vợ, anh này vẫn cảm thấy ghê ghê nghĩ đến những trận đòn trước đây bị vợ đánh. Mỗi lần thắp hương cho vợ là một lần anh này run tay, không dám mở to mắt. Vợ chết rồi nhưng nghĩ về chuyện cũ, anh này vẫn căm thù vợ lắm, ngầm hứa sẽ có dịp trả thù cho bỏ hận. Một hôm, anh này đi uống rượu ở nhà bạn về, men bốc làm cho anh này dũng cảm hẳn lên. Nhìn thấy ảnh vợ, máu căm thù sôi sục, quyết phen này trả thù. Khác với những lần trước là khi đến gần ảnh vợ, anh này đi rất chậm và lo lo, lần này, anh này tiến mạnh về phía ảnh vợ. Anh này xắn tay áo, mắt mở trừng trừng, môi bặm lại và hai nắm tay đã ở thế tấn công. Bỗng nhiên, có một luồng gió thổi vào nhà, tấm ảnh vợ động đậy lắc lư. Nhìn thấy thế, anh này liền đổi nét mặt sang cười, buông nắm tay ra và để ở ngang mặt đỡ những cái tát nảy lửa, miệng 1ắp bắp: - Thôi, xin mình bớt giận, tôi chỉ đùa thôi mà! www.vuilen.com 76
nguon tai.lieu . vn