Xem mẫu

  1. Trưởng nhóm: Để thành công khi làm việc nhóm (2) Trong quá trình giải quyết xung đột khi làm việc nhóm, nếu trưởng nhóm nắm bắt được tâm lý và phong cách làm việc của các thành viên trong nhóm, đó sẽ là cơ sở cho các bước xử lý tiếp theo. Hiểu về phong cách làm việc của các thành viên sẽ giúp cho trưởng nhóm trong việc phân công, phát huy thế mạnh của mỗi thành viên theo từng vị trí, công việc và tình huống thích hợp. Phong cách làm việc của các thành viên trong nhóm Hiểu những kiểu người cơ bản, trưởng nhóm có thể tận dụng thế mạnh của các thành viên, phát huy được khả năng cũng như giao nhiệm vụ đúng trọng tâm cho họ. Dưới đây là tổng quan về phong cách làm việc của 5 kiểu thành viên, được mô tả ngắn như sau: Thành viên cần mẫn: Những thành viên này làm việc và nhận trách nhiệm nghiêm túc. Họ muốn tham gia đóng góp, trở thành một phần của nhóm, làm
  2. việc thành công và hiệu quả. Tuy nhiên, những thành viên này cần được bạn xác định tốt những mục tiêu, quy tắc và phương pháp rõ ràng, cũng như cần được bảo đảm quyền lợi mà họ đang đi theo. Thành viên có tính cởi mở, hướng ngoại: Những thành viên này cần môi trường hòa đồng để làm việc tốt và họ cần tự do để tạo quan hệ với đồng nghiệp, với sếp, với khách hàng… Cạnh tranh gay gắt và xung đột dễ làm những thành viên này bối rối, nhưng họ sẽ nhanh chóng phát triển ở môi trường tích cực và năng động. Thành viên có tính thực tế, hướng nội: Những thành viên này chỉ bị thuyết phục bởi những lý do thực tế và hợp lý. Họ rất xuất sắc khi làm việc với các số liệu, các cuộc nghiên cứu, các dự án độc lập có tính phân tích… Họ sẽ phát huy khả năng trong việc thiết kế, hiểu những hệ thống và chiến lược phức tạp. Lập luận là khả năng quan trọng của những thành viên này, nhưng họ có điểm yếu là hơi thiếu nhạy cảm, ít hòa đồng…
  3. Thành viên có óc sáng tạo: Những nhân viên này được chú ý bởi sức khỏe, kỹ năng và sự sáng tạo. Yêu cầu của họ là tự do sử dụng kỹ năng và khả năng, khi “sếp” tỏ ra quá độc đoán, họ cảm thấy bức bối và không thực hiện tốt chức năng của mình. Những người này thích tinh thần làm việc nhóm có tính cạnh tranh (nhưng vẫn gắn bó). Họ là người năng động nhưng lại kém kiên nhẫn với những nhiệm vụ kéo dài hoặc bị quản lý quá kỹ. Thành viên làm tốt được nhiều công việc: Do sự ham học hỏi, lập luận sắc bén và khả năng quản trị, họ làm tốt được nhiều công việc hơn nhiều người khác. Những người này xử lý mọi việc quyết đoán và có trách nhiệm… Khả năng quan sát tổng quan khiến họ luôn giữ vai trò dẫn dắt trong nhóm và thúc đẩy nhóm tự thể hiện. Tuy nhiên, họ có thể làm cho các thành viên trong nhóm không hài lòng vì lúc nào cũng muốn đốc thúc người khác làm việc để hoàn thành công việc. Và có thể họ cũng tỏ vẻ kiêu ngạo, tự phụ và quá khó hiểu, họ thiếu kiên nhẫn nếu những người trong nhóm quan tâm đến các vấn đề mà họ cho là không cần thiết, không liên quan và không rõ ràng… * Hiểu được phong cách làm việc của các thành viên sẽ giúp cho trưởng nhóm trong việc phân công, phát huy thế mạnh của mỗi thành viên theo từng vị trí, công việc và tình huống thích hợp. Ngoài ra, hiểu được tâm lý của người tham gia cuộc xung đột, trưởng nhóm sẽ dễ dàng có được phương sách điều hòa thích hợp nhằm giải quyết chúng. (Xem thêm: Nắm bắt tâm lý các thành viên trong nhóm)
  4. Chúc bạn thành công
nguon tai.lieu . vn