Xem mẫu

1

TRƯỜNG HỌC PHÁP-VIỆT TRONG THỜI KỲ 1920 - 1945 VÀ SỰ HÌNH THÀNH
TẦNG LỚP NỮ TRÍ THỨC
Trường hợp hai trường nữ trung học Đồng Khánh và Áo Tím
Thái Thị Ngọc Dư, Dominique Rolland, Nguyễn Thị Nhận, Bùi Trân Phượng
Trung tâm Nghiên cứu Giới và Xã hội - Đại học Hoa Sen
& INALCO Paris
Tóm tắt
Bài nghiên cứu đặt trọng tâm vào việc thu thập những lời chứng của các thế hệ cựu nữ sinh
học tại hai trường Áo Tím (ở Sài Gòn) và Đồng Khánh (ở Huế) trong khoảng thời gian từ
1920 đến 1945, nhằm tìm hiểu những hồi ức và suy nghĩ của người học về quá trình trưởng
thành của nữ sinh trong nền giáo dục Pháp – Việt. Tuy trường Pháp – Việt trong bối cảnh của
một thuộc địa có những khiếm khuyết, nhưng với tinh thần gạn đục khơi trong, các cựu nữ
sinh đã tiếp thu những giá trị nhân văn tốt đẹp của nền văn hóa Pháp, bồi đắp thêm tinh thần
dân tộc và đã trưởng thành trong sự giao thoa của hai nền văn hóa Pháp – Việt. Với việc
thành lập hệ thống trường Pháp – Việt, lần đầu tiên nữ giới Việt Nam được chính thức đi học,
thành đạt và tham gia vào các hoạt động trí thức của xã hội. Lòng tự tin của các thế hệ nữ trí
thức đầu tiên này đã được tăng cường với những nhận thức bước đầu về vị trí vai trò quan
trọng của phụ nữ trong xã hội.
Từ khóa: giáo dục trung học, nữ sinh, giai đoạn 1920 – 1945, Pháp ngữ, di sản giáo dục,
rèn luyện tư duy, giao thoa văn hóa.
LỜI CẢM ƠN
Nhóm nghiên cứu xin chân thành cảm ơn chương trình VALOFRASE (Valorisation du
français en Asie du Sud-Est của các tổ chức Pháp ngữ) của các tổ chức Pháp ngữ và trường
Đại học Hoa Sen đã tạo điều kiện về chuyên môn và về tài chánh cho nhóm hoàn thành việc
nghiên cứu đề tài này.
Xin chân thành cảm ơn các cựu nữ sinh hai trường Áo Tím và Đồng Khánh đang sống tại
Thành phố Hồ Chí Minh đã nhiệt tình cung cấp thông tin và chia sẻ những suy nghĩ của mình
về việc học ngày trước trong trường Pháp – Việt.

1

2

NỘI DUNG BÁO CÁO

I.

DẪN NHẬP
Bối cảnh và cách đặt vấn đề

1.

Nền giáo dục thời Pháp thuộc trong nửa đầu thế kỷ 20 đã góp phần đào tạo nên những
thế hệ trí thức Việt Nam sau này đã phục vụ đất nước trong thời kỳ độc lập. Kết hợp tinh thần
yêu nước truyền thống với những giá trị mới của nền giáo dục phương Tây như tư duy độc
lập, sáng tạo, tư duy phản biện, những thế hệ trí thức mới này khát khao tìm độc lập cho đất
nước và xây dựng một nước Việt Nam hiện đại, thoát khỏi mô hình xã hội phong kiến lạc hậu.
Trường học thời thuộc địa đã mở cửa tiếp nhận nữ sinh và trở thành một nhân tố quan
trọng thúc đầy sự phát triển của phụ nữ và tăng cường vị trí, vai trò của phụ nữ trong xã hội
Việt Nam.
Trong hệ thống giáo dục ấy, những tư duy mới mẻ đã được truyền đạt và tiếp thu như
thế nào để góp phần hình thành bản sắc mới của đội ngũ trí thức có khả năng thấu hiểu sự
phức tạp của những thách thức chính trị – xã hội của thời đại?
Từ mô hình giáo dục ấy, có thể rút ra những bài học, kinh nghiệm gì cho: chấn hưng
giáo dục hiện nay, bình đẳng giới, hướng đến mục tiêu phát triển bền vững?
Văn hóa của cộng đồng Pháp ngữ, thông qua tiếng Pháp, làm phong phú thêm tính
chất đa văn hóa, đa ngôn ngữ cho hệ thống giáo dục Việt Nam như thế nào?
2.

Mục tiêu nghiên cứu
Nhằm trả lời những câu hỏi trên, đề án nêu mục tiêu chính là nghiên cứu tình hình giáo
dục nữ sinh thời Pháp thuộc và sự hình thành các thế hệ trí thức, đặc biệt chú trọng giới nữ.
Hai địa bàn chính được chọn: Huế và Sài Gòn với trường nữ Đồng Khánh1 ở Huế và Áo
Tím 2 ở Sài Gòn. Trọng tâm nghiên cứu là những năm học cao đẳng tiểu học 3, tức khoảng 4
năm sau bậc tiểu học. Đề tài không đề cập đến bậc tiểu học vì cho rằng cấp học này chỉ mới là
cấp phổ cập, chưa đủ điều kiện góp phần đào tạo nên những trí thức tương lai.
Để thực hiện mục tiêu chính nêu trên, đề án chú trọng nghiên cứu những khía cạnh sau:
2.1 Hệ thống giáo dục thời Pháp được thiết lập cho các trường trung học: mục tiêu đào
tạo, cách tổ chức nhà trường và hoạt động giáo dục, chương trình học, giáo viên, đào tạo giáo
viên (Việt và Pháp). Đề tài chỉ đề cập một cách khái quát phần này qua hồi ức và nhận định
của người học vì đã có những công trình nghiên cứu quan trọng, đáng chú ý là hai công trình
sau:
BEZANÇON, Pascale, 2002, Une colonisation éducatrice ? L’expérience indochinoise, 1860
2

3
– 1945. L’Hamattan, 474 trang
TRINH Van Thao, 1995, L’Ecole française en Indochine. Editions Karthala, Paris, 321 trang.
2.2

Nền giáo dục nhìn qua mắt người học: học sinh đã học được gì dưới mái trường thời

Pháp? Đây là trọng tâm nghiên cứu, đề tài muốn tìm hiểu và phân tích góc nhìn của người
học. Sự tiếp thu và chuyển hóa kiến thức của người học đã trải qua một quá trình cá thể hóa
và có những chuyển biến qua năm tháng. Quá trình cá thể hóa ấy còn chịu ảnh hưởng của môi
trường gia đình và bối cảnh chính trị – xã hội mà trong đó người học sống và học tập. Việc
mở mang kiến thức có giúp nữ sinh quan tâm nhiều hơn đến hoàn cảnh đất nước, đến mong
ước về tương lai, nghề nghiệp của phụ nữ? Mặt khác, các phong trào yêu nước, phong trào
văn hóa, xã hội thời ấy có là môi trường thuận lợi cho trưởng thành về nhân cách của nữ sinh?
2.3

Nhà trường sau 1945 và hiện nay có thể thừa kế gì từ nhà trường thời Pháp: tinh

thần và phương pháp dạy và học, rèn luyện tư duy, nội dung chương trình, cách tổ chức.
3.

Phương pháp tiếp cận

Đề tài có tính chất liên ngành, nhưng những phương pháp lịch sử vẫn chiếm ưu thế.

-

Trọng tâm là tìm hiểu những khía cạnh khác nhau của nền giáo dục Pháp – Việt qua mắt
người học. Chú trọng các cựu nữ sinh, những người trực tiếp thụ hưởng nền giáo dục ấy. Do
đó, đề án chủ yếu dựa vào các cuộc phỏng vấn cựu nữ sinh, cựu giáo viên và sưu tầm các tài
liệu, hồi ký, tiểu sử nhân vật của các gia đình. Đây là hướng tiếp cận chính, tuy nhiên với qui
mô nhỏ bé của đề tài, nhóm chỉ thực hiện được 12 phỏng vấn sâu cựu nữ sinh Đồng Khánh,
một cựu nữ sinh Marie Curie và 7 cựu nữ sinh trường Áo Tím. Các bà ở Áo Tím thuộc các
khóa từ 1932 đến 1940, còn các bà ở Đồng Khánh thuộc các khóa trễ hơn, từ 1940 đến 1945.
Nhờ đó, nhóm nghiên cứu có điều kiện để so sánh và theo dõi diễn tiến trong khoảng thời
gian 15 năm.
Ngoài ra, đề án còn khai thác các tài liệu khác:
-

Nghiên cứu và phân tích các tài liệu về giáo dục và các trường nữ trước 1945 lưu trữ tại

trung tâm lưu trữ quốc gia số 4 ở Đà Lạt. Chúng tôi đã tham khảo tài liệu tại đây nhưng không
thu thập được tài liệu liên quan đến việc học của nữ sinh. Trung tâm lưu trữ chỉ có các tài liệu
tản mạn về báo cáo hàng quí, số lượng học sinh của một số các trường từ tiểu học đến trung
học.
-

II.

Kế thừa kết quả khảo cứu các đề tài tương cận.

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
1. Trường Pháp – Việt trong những năm 1920 - 1945

3

4
1.1 Hệ thống trường Pháp - Việt và việc đi học của nữ sinh
Giáo dục ở thuộc địa phỏng theo mô hình giáo dục của Pháp. Tại Pháp, Đạo luật Guizot
tháng 6/1833 chỉ mới bắt buộc mỗi xã trên 500 dân phải có một trường tiểu học cho nam sinh.
Phải chờ đến đạo luật Falloux ngày 15/3/1850 mới qui định bắt buộc mỗi xã trên 800 dân phải
có một trường tiểu học cho nữ sinh. Theo Pascale Bezançon 4, đạo luật ngày 28/3/1882, dưới
thời bộ trưởng giáo dục Jules Ferry, là một cuộc cách mạng giáo dục lần thứ hai khi luật này
ban hành giáo dục cưỡng bách cho cả trẻ trai lẫn trẻ gái từ 6 đến 13 tuổi. Jules Ferry ủng hộ
giáo dục trẻ gái và mở nhiều trường cho nữ sinh. Chủ trương này không khỏi gặp sự chống
đối từ nam giới, họ cho rằng nam giới có khả năng trí tuệ hơn nữ giới.
Giáo dục ở Pháp vào nửa sau thế kỷ 19 đã thay đổi sâu sắc, từ đặc điểm chỉ dành cho một
số ít tinh hoa, cho nam sinh và mang tính tôn giáo đã mở rộng sang giáo dục cho đại chúng.
Sự thay đổi này có ảnh hưởng đến quan niệm tổ chức giáo dục ở Đông Dương vào cuối thế kỷ
19, đầu thế kỷ 20.
Hệ thống giáo dục Pháp – Việt 5 ở ba kỳ thừa hưởng những nguyên tắc của các đạo luật
Jules Ferry được thiết lập trong những năm 1881 -1882: miễn phí, bắt buộc và phi tôn giáo /
thế tục. Song song với hệ thống giáo dục Pháp hoàn toàn, hệ thống giáo dục Pháp – Việt được
thiết lập tại Nam Kỳ năm 1879, tại Bắc Kỳ vào năm 1904 và tại Trung Kỳ năm 1906. Vậy là
trường được thiết lập sau thời kỳ thử nghiệm 1878 – 1907, và đi vào giai đoạn theo những
phương châm của trường phái Ferry (1908 – 1918) 6.
Vì các trường ở Đông Dương theo mô hình các trường ở Pháp, nên nữ sinh cũng được đi
học, và có những trường trung học dành cho nữ. Đối với nữ, đây là lần đâu tiên nữ giới được
chính thức đi học, vì trong hệ thống giáo dục cũ, nữ không được đi học và đi thi.
Các trường tiểu học công lập đã được thiết lập ở nhiều địa phương, tuy nhiên các trường
làng chỉ dừng lại ở lớp ba. Vào cuối năm 1869, ở Nam Kỳ đã có 126 trường tiểu học với
4.700 học sinh trên tổng số 1 triệu dân 7. Nam Kỳ là nơi có tỷ lệ học sinh / dân số cao nhất.
Vào thời điểm 1931 – 1932, nghĩa là lúc các nhân chứng trong đề tài nghiên cứu vào học
trung học ở Nam Kỳ, số học sinh tiểu học ở Nam Kỳ đã lên đến 131.985, chiếm 45,1% tổng
số học học sinh tiểu học toàn quốc, nhưng khi lên bậc cao đẳng tiểu học và trung học, tỷ lệ
này chỉ còn 37,7 % với 1.780 học sinh, tỷ lệ ở miền Trung tăng lên 26,4% với 1.245 học sinh
8

.

Phần lớn học sinh, và nhất là nữ sinh thường nghỉ học sau ba năm tiểu học. “Thanh niên làng
tôi, nhất là giới nữ thường chỉ được học hết lớp ba trường làng (cours elementaire). Thông
thường chị em học thêm nữ công may thêu nấu nướng để khi lập gia đình trở thành người nội

4

5
trợ giỏi giang”.9
Như thế mới hiểu niềm tự hào của các nữ sinh được học lên bậc trung học.
Theo Trịnh Văn Thảo thì số nữ sinh đi học ngày càng tăng, dù chỉ chiếm 8% tổng số
học sinh trong những năm 1918 – 1922. Điều này đã xóa tan những nghi ngờ về khả năng học
tập của nữ sinh của một số viên chức Pháp vào cuối thế kỷ 19 10.
Cần lưu ý là ở Pháp nếu tiểu học được mở cho nữ sinh từ năm 1850 thì phải đợi đến
năm 1867 giáo dục trung học cho nữ sinh mới được thiết lập 11. Vậy mà năm 1875 tại Sài Gòn
đã có một trường nữ tư thục được mở ra là trường Sainte Enfance (Hài Đồng), do các nữ tu
dòng Áo Trắng (Sœurs de Saint Paul de Chartres) lập. Trường có nhiều chi nhánh và có cả
bậc tiểu học lẫn trung học.
Với ba trường nữ trung học công lập ở Hà Nội, Huế và Sài Gòn, số nữ sinh bậc cao
đẳng tiểu học (còn gọi là bậc thành chung) đã tăng gấp ba lần từ 105 nữ sinh năm 1921 lên
343 năm 1931, nhưng có đến 4.496 nam sinh, nữ chỉ chiếm 7,6% tổng số học sinh, 70% số nữ
sinh tập trung ở Nam Kỳ.
Chung quanh việc nữ sinh đi học, có hai luồng tư tưởng khác nhau trong các nhà cai trị Pháp:
-

Dumoutier và Muselier cho rằng mất thì giờ và tiền bạc.

-

Luồng tư tưởng tiến bộ thì cho rằng cần giáo dục phụ nữ vì họ thông minh, vì họ sẽ là những
nhà giáo dục cho con cái 12.

1.2

Hệ thống giáo dục Pháp – Việt
Trong hệ thống trường công bậc tiểu học và trung học tại Nam Kỳ và Trung Kỳ, có bốn
loại trường:

-

Trường Pháp: theo chương trình như ở Pháp, học sinh thi tú tài chương trình Pháp thường gọi
là “bac métropole”. Ở Huế không có trường Pháp công lập, chỉ có trường tư là trường
Pellerin.

-

Trường Pháp – Việt tới bậc tú tài.

-

Trường Sư phạm.

-

Trường Kỹ thuật và Mỹ thuật
Ngoài ra còn có các trường tư, cũng có hệ Pháp, Pháp – Việt, phần lớn là trường của
giáo hội Công giáo, trong đó có trường Sainte Enfance đã nêu ở trên.
Trường tiểu học công lập đầu tiên cho nữ là ở Nam Định: học sinh học tiếng Việt và
một ít tiếng Pháp. Việc phát triển trường cho nữ sinh ngày càng được phụ huynh hưởng ứng,
từ đó chính quyền Pháp cũng ủng hộ vì trước tiên là có lợi cho việc phổ biến kiến thức vệ sinh
thông qua sự hiểu biết của nữ giới.

5

nguon tai.lieu . vn