Xem mẫu

Tuần 8,9 : Tuần 8: ngày25,26/10/2016 lớp 3B, 3A, 3SC Tuần 9: ngày 1,2/11/2016 lớp 3B, 3A,3SC CHỦ ĐỀ 4: CHÂN DUNG BIỂU CẢM Số tiết dạy: 2 Tiết I. Mục tiêu. ­ Bước đầu làm quen với cách vẽ tranh chân dung biểu cảm. ­ Vẽ được chân dung biểu cảm theo cảm nhận cá nhân. ­ Giới thiệu và nhận xét nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn. II. Phương pháp và hình thức tổ chức. ­ Phương pháp: Vận dụng quy trình vẽ biểu cảm. ­ Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. III. Đồ dùng và phương tiện. ­ GV: Sách mĩ thuật 3, hình minh họa phù hợp với chủ đề…. ­ HS: Bút chì, giấy vẽ, bút màu, ….. IV. Các hoạt động day­ học chủ yếu. * Ổn định tổ chức * Khởi động: Cho HS quan sát hình ảnh khuôn mặt với biểu cảm khác nhau. Yêu cầu HS nhận xét từng khuôn mặt. GV giới thiệu nội dung chủ đề. Tiết 1 1. Hoạt động 1: Tìm hiểu ­ Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm: + Yêu cầu HS quan sát hình 4.1 và trả lời: Cảm xúc của em như thế nào khi quan sát hai bức tranh? Cách vẽ hai bức tranh giống nhau không? ­ Cho HS quan sát thêm tranh chân dung 4.2 để HS hiểu hơn về tranh chân dung biểu cảm. ­ GV tóm tắt: + Tranh chân dung biểu cảm khác với tranh chân dung thường vẽ ở đường nét, màu sắc. + Tranh chân dung biểu cảm được thể hiện bằng hình thức quan sát, vẽ không nhìn giấy để ghi lại cảm nhận của người vẽ về đặc điểm của người được vẽ. ­ Yêu cầu HS đọc ghi nhớ. 2. Hoạt động 2: Cách thực hiện. 2.1. Trải nghiệm không nhìn giấy. ­ GV vẽ mẫu để HS quan sát. ­ Yêu cầu HS từng cặp ngồi xoay đối diện nhau. Tập trung quan sát khuôn mặt bạn, vẽ không nhìn bảng con. Mắt quan sát đến đâu, tay đưa đến đó, không nhấc bút khỏi giấy. ­ Đặt câu hỏi cho HS: 1 + Em vẽ chân dung bạn như thế nào? + Em có cảm nhận thế nào khi vẽ không nhìn giấy? + Em làm gì để hình cân đối? ­ Gợi ý HS cách quan sát các bộ phận trên khuôn mặt để vẽ được hình cân đối. 2.2. Cách thể hiện đương nét và màu sắc của tranh chân dung biểu cảm. ­ Cho HS quan sát một số tranh chân dung biểu cảm vừa vẽ để trả lời câu hỏi: + Hình vẽ cân đối giấy không? + Sauk hi them các đường nét vào chân dung em có nhận xét gì? + Em đoán xem thái độ người trong tranh đang thể hiện cảm xúc gì? + Sau khi thêm các nét cảm xúc nhân vật có xõ ràng hơn không? ­ Yêu cầu HS quan sát hình 4.5. SGK để tìm hiểu nét vẽ biểu cảm trong tranh. ­ Cho HS quan sát hình 4.7 SGK để HS nhận biết cách vẽ màu tranh chân dung biểu cảm. ­ GV tóm tắt: Cần nhấn mạnh các nét vẽ để thể hiện rõ cảm xúc của nhân vật. Màu sắc trong tranh biểu cảm được vẽ thoải mái ­ Yêu cầu HS đọc ghi nhớ. Tiết 2 3. Hoạt động 3: Thực hành. ­ Yêu cầu HS ngồi xoay mặt đối diện nhau. ­ Tập trung quan sát khuôn mặt của nhau và vẽ không nhìn vào giấy. ­ Vẽ thêm nét và vẽ màu theo ý thích. 4. Hoạt động 4: Tổ chức trưng bày và giới thiệu và đánh giá sản phẩm. ­ Hướng dẫn học sinh trưng bày sản phẩm. ­ Gợi ý các học sinh khác tham gia đặt câu hỏi để khắc sâu kiến thức và phát triển kĩ năng thuyết trình tư đánh giá, cùng chia sẻ, trình bày cảm xúc, học tập lẫn nhau. + Cảm nhận của em khi tham gia vẽ tranh chân dung biểu cảm? + Em thích tranh của mình không? + Tính cách nhân vật trong tranh thế nào? + Cảm nhận của em khi được bạn vẽ tranh chân dung biểu cảm? ­ GV yêu cầu HS tự đánh giá, nhận xét. GV chốt: Đánh giá giờ học , tuyên dương HS tích cực, khuyến khích HS chưa hoàn thành bài. * Vận dụng – sáng tạo. Làm khung tranh để tặng bạn. * Dặn dò: Xem trước chủ đề 5: Tạo hình tự do và trang trí bằng nét. ***************************************** 2 Tuần 10,11: Tuần 10: ngày8,9/11/2016 lớp 3B, 3A, 3SC Tuần 11: ngày 15,16/11/2016 lớp 3B, 3A,3SC CHỦ ĐỀ 5: TẠO HÌNH TỰ DO VÀ TRANG TRÍ BẰNG NÉT Số tiết dạy: 2 Tiết I. Mục tiêu. ­ Biết cách tạo hình theo chủ đề tự chọn. ­ Tạo hình được các sp trang trí theo ý thích bằng màu vẽ, đất nặn hoặc các chất liệu khác. ­ Phát triển được khả năng thể hiện hình ảnh thông qua trí tưởng tượng. ­ Giới thiệu nhận xét và nêu được cảm nhận về sản phẩm của mình, của bạn. II. Phương pháp và hình thức tổ chức. ­ Phương pháp: Vận dụng quy trình vẽ cùng nhau. ­ Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. III. Đồ dùng và phương tiện. ­ GV: Sách mĩ thuật 3, hình minh họa phù hợp với chủ đề…. ­ HS: Bút chì, giấy vẽ, bút màu, ….. IV. Các hoạt động day­ học chủ yếu. * Ổn định tổ chức * Khởi động: Tổ chức cho HS chơi trò chơi vẽ nhanh hình yêu thích vào giấy và tren lên bảng theo nhóm đồ vât, con vật, nhà, cây, hoa…Từ đó GV giới thiệu chủ đề mới. Tiết 1 1. Hoạt động 1: Tìm hiểu ­ YC HS nêu tên các đồ vật, sự vật mà minhg yêu thích. ­ Tổ chức cho HS hoạt động theo nhóm: + Yêu cầu HS quan sát hình 5.1, 5.2 và trả lời: Trong tranh có những hình ảnh nào? Em thích nhất hình ảnh nào? Hình dáng, đường nét, màu sắc? Ngoài những hình ảnh trong tranh ra em có biết hình ảnh nòa khác không? Chúng có hình dáng màu sắc như thế nào? 3 Em tháy các bạn tạo hình được các sp nào? Các sp đó được trang trí như thế nào? Các sp đó được tạo ra từ các chất liệu gì? ­ GV tóm tắt: Cây cối, con vật, đồ vật … trong cuộc sống quanh ta có vẻ đẹp đa dang phong phú. CHúng ta có thể tạo hình và trang trí chúng bằng nhiều hình thức khác nhau như vẽ, xé dán, nặn… ­ Yêu cầu HS đọc ghi nhớ. 2. Hoạt động 2: Cách thực hiện. ­ GV nêu câu hỏi để Hs tìm hiểu cách thể hiện. + Theo em để tạo ra các sản phẩm đó ta làm thế nào? + Chúng ta có cần phải chỉnh sửa, thêm bớt chi tiết nào không? + Em sẽ lựa chọn hình ảnh gì, cách tạo hình và trang trí như thế nào? ­ Cho HS quan sát hình 5.3 SGK và giới thiệu để HS hiểu một số cách tạo hình và trang trí bằng nét. * Vẽ: + B1 Vẽ nét tạo hình dáng. + B2 Vẽ màu các chi tiết. + B3 Vẽ trang trí hoàn thiện. * Cắt: + B1 Chuẩn bị giấy + B2 cắt hình. + B3 Vẽ trang trí . ­GV tóm lại: Muốn tạo hình tự do và trang trí bằng nét để tạo thành sp chúng ta cần thực hiện: + Vẽ nét tạo dáng các sp + Phối hợp các nét to, nhỏ, đậm nhạt bằng những màu sắc khác nhau để rang trí. + Bổ sung thêm các đường nét khác cho sp thêm sinh động. Tiết 2 3. Hoạt động 3: Thực hành. ­ YC HS quan sát hình 5.5 SGK để tham khảo một số sp của các bạn HS để làm bài của mình. ­ HS hoạt động các nhân. Vẽ, cắt dán, xé dán một sp mà em yêu thích bằng cách sủ dụng cách tạo hình tực do và trang trí bằng đường nét. 4. Hoạt động 4: Tổ chức trưng bày và giới thiệu và đánh giá sản phẩm. ­ Hướng dẫn học sinh trưng bày sản phẩm. ­ Gợi ý các học sinh khác tham gia đặt câu hỏi để khắc sâu kiến thức và phát triển kĩ năng thuyết trình tự đánh giá, cùng chia sẻ, trình bày cảm xúc, học tập lẫn nhau. + Cảm nhận của em khi tham gia vẽ tranh? + Em thích tranh của mình không? + Tranh của em vẽ nhũng hình ảnh gì, em đã sử dụng đường nét, màu sắc nào? + Em thích bức tranh nào nhất? vì sao? 4 ­ GV yêu cầu HS tự đánh giá, nhận xét. GV chốt: Đánh giá giờ học , tuyên dương HS tích cực, khuyến khích HS chưa hoàn thành bài. * Vận dụng – sáng tạo. Làm khung tranh để tặng bạn. * Dặn dò: Xem trước chủ đề 6: Bốn mùa. ***************************************** Tuần 12,13,14: Tuần 12: ngày22,23/11/2016 lớp 3B, 3A, 3SC Tuần 13: ngày 29,30/11/2016 lớp 3B, 3A,3SC Tuần 14: ngày 6,7/12/2016 lớp 3B, 3A,3SC CHỦ ĐỀ 6: BỐN MÙA Số tiết dạy: 3 Tiết I. Mục tiêu. ­ Nêu được những đặc điểm nổi bật của các mùa trong năm (xuân hạ, thu, đông). ­ Bước đầu biết sử dụng màu nóng, lạnh và vẽ được bức tranh các mùa trong năm. ­ Giới thiệu và nhận xét nêu được cảm nhận về sản phẩm của nhóm mình, nhóm bạn. II. Phương pháp và hình thức tổ chức. ­ Phương pháp: + Sử dụng quy trình vẽ cùng nhau và sáng tác câu chuyện. + Tiếp cận chủ đề. ­ Hình thức tổ chức: Hoạt động cá nhân, hoạt động nhóm. III. Đồ dùng và phương tiện. ­ GV: 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn