Xem mẫu

  1. Trình bày những chuẩn mực đạo đức cơ bản của con người Việt Nam theo tư tưởng Hồ Chí Minh và những nguyên tắc xây dựng đạo đức cách mạng Trả Lời: * Trung với nước hiếu với dân: - Đây là hạt nhân cơ bản bản nhất trong tư tưởng đạo đức HCM. Đó là phẩm chất hàng đầu, quan trọng nhất, bao trùm nhất. + Theo HCM, "Trung" là trung với nước,với Đảng, với lý tưởng CM còn " hiếu" không chỉ hạn hẹp như quan niệm đạo đức truyền thống, mà bao hàm một nội dung sâu rộng hơn. + Trung với nước là trung thành với sự nghiệp dựng nước và giữ nước. Nước ở đây là nước của dân, còn dân là chủ nhân của đất nước. + Với HCM, Hiếu với dân có nghĩa là bao nhiêu quyền hạn là của dân, bao nhiêu lợi ích đều vì dân, bao nhiêu lực lượng đều ở nơi dân... + Tư tưởng hiếu với dân không còn dừng kại ở chỗ thương dân với tính chất là đối tượng cần phải dạy dỗ ban ơn, mà là đối tượng phải phục vụ hết lòng. - Có thể nói rằng từ " trung với vua hiếu với cha mẹ" chuyển thành " trung với nước, hiếu với dân" là một sự đảo lộ trong quan niệm đạo đức truyền thống. - Trung với nước, hiếu với dân suốt đời phấn đấu hy sinh vì độc lập tự do của tổ quốc, vì CNXH nhiệm vụ nào cũng phải hoàn thành, khó khăn nào cũng vượt qua, kẻ thù nào cũng đánh thắng. * Yêu thương con người: - Đây là một trong những phẩm chất đạo đức cao đẹp nhất. Phẩm chất đó là sự kế thừa truyền thóng nhân nghĩa của dân tộc, kết hợp với chủ nghĩa nhân đạo công sản, tinh thần nhân văn của nhân loại, cùng với sự thể nghiệm của HCM qua hoạt động CM thực tiễn. - Tình yêu thương đó là một tình cảm rộng lớn, trước hết giành cho những người cùng khổ, những người lao động bị áp bức bóc lột không phân biệt màu da, sắc tộc...
  2. - Xuất phát điểm tình yêu thương con người ở HCM vừa sâu xa vừa rất cụ thể và gần gũi. - Điểm nổi bật trong tình yêu thương con người của HCM đó là thương yêu nhân dân. - HCM là hiện thân của lối sống tình nghĩa. Đề cao tình yêu thương con người, đông thời, Người truyền cho con người sức mạnh, tạo điều kiện cho họ phát triển toàn diện cá nhân, Người tìm mọi cách nâng con người lên với một tình cảm rộng lượng bao dung. * Cân, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư: - Đây là nét đặc trưng của đạo đức CM theo quan điểm HCM, một phẩm chất đạo đức trung tâm, gắn liềm với hoạt động hằng ngày của mỗi người. + Người coi cần, kiệm, liêm, chính, là bố dức tính chủ yếu của con người, nhất là đíi với cán bộ đảng viên. Nó có quan hệ mật thiết với nhau như bốn mùa của trời, 4 phương của đất, thiếu một mùa thì không thành trời, thiếu một phương thì không thành đất, thiếu một đức thf không thành người. + Cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư có quan hệ mật thiết với nhau. Cần, kiệm, liêm, chính sẽ dẫn đến chí công vô tư; ngược lại chí công vô tư, một lòng một dạ vì những việc ích quốc lợi dânthì nhất định sẽ thực hiện được cầ, kiêm, liêm chính. Và có chí công vô tư thì mới nêu cao được chủ nghĩa tập thể, quét sạch được chủ nghĩa cá nhân. - Có thể nói rằng: cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư là cái cầm để làm việc, làm người, làm cán bộ. - Bồi dưỡng phẩm chất này sẽ làm cho con người vững vàng trước mọi thử thách. * Tinh thần quốc tế trong sáng: - Đây là phẩm chất đạo đức, là yêu cầu đạo đức nhằm vào mối quan hệ rộng lớn, vượt qua khuôn khổ quốc gía dân tộc. - Đó là tinh thần " tứ hải giai huynh đệ" mà người đã tiếp thu được của nho giáo và đã cải biến bằng mệnh đề " bốn phương vô sản đều là anh em". - Đó là tinh thần đoàn kết của nhân dân VN với các dân tộc bị áp bức với nhân dân lao động các nước, với những người tiến bộnhằm mục tiêu lớn của thời đại là hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ và tiến bộ xã hội, là hợp tác và hữu nghị với tất cả các nước, các dân tộc. - Theo HCM, tinh thần quốc tế trong sáng là tinh thần " giúp bạn là tự giúp mình", nó hoàn toàn xa lạ với chủ nghĩa sô- vanh hay chủ nghĩa dân tộc hẹp hòi.
  3. - Đường lối chính trị của đảng lãnh đạo là định hướng đúng đắn cho việc bồi dưỡng tinh thần quốc tế trong sáng ở mỗi người. Ngoài những chuẩn mực đạo dức trên theo quan điểm của HCM, con người còn cần có những đức tính quý báu khác như: tinh thần yêu lao động, nỗ lực học tập, cầu tiến bộ, ...
nguon tai.lieu . vn