Xem mẫu

Bản tin khoa học TRIẾT LÝ GIÁO DỤC KHỔNG TỬ VÀ SỰ TƢƠNG THÍCH ĐỐI VỚI QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG CON NGƢỜI MỚI Ở NƢỚC TA – ThS. Trần Thị Thanh Tâm – ThS. Nguyễn Thị Tâm Bộ môn Lý luận chính trị rong xã hội hiện đại, giáo dục trở thành vấn đề tồn vong của một quốc gia. Đảng và Nhà nước ta luôn ý thức rất rõ về tầm quan trọng của giáo dục nhà trường nói riêng và giáo dục đào tạo nói chung. Văn kiện đại hội Đảng lần thứ X viết: “Giáo dục và đào tạo cùng với khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu, là nền tảng và động lực thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước”. Mặt khác, với xu thế ngày càng “phẳng” của thế giới, việc tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại không còn là điều quá xa vời mà đã trở thành một tất yếu lịch sử. Xu hướng “mở” để “phẳng” tạo điều kiện cho sự hội nhập nhanh chóng những luồng tư tưởng khác nhau của thế giới, song cũng là thách thức của sự lựa chọn, sàng lọc, gạn đục khơi trong cho phù hợp với tình hình của đất nước. Nền giáo dục Việt Nam phải tiếp cận được với những nền giáo dục trên thế giới ở nhiều phương diện khác nhau và lẽ dĩ nhiên không được bỏ qua những tinh túy được tích lũy trong kinh nghiệm giáo dục của nhân loại, và triết lý giáo dục của Khổng Tử là một minh chứng. 1. Triết lý giáo dục của Khổng Tử a. Vai trò của giáo dục Đối với Khổng Tử vai trò quan trọng bậc nhất của giáo dục là cải tạo nhân tính. Chính vì vậy trong thuyết trung hòa, trung dung của mình, Khổng Tử đã chủ trương dùng “đức trị” để cai trị xã hội. Qua đó, ông đề cao công việc giáo hóa, xem đó là phương cách tốt nhất để bình ổn xã hội, và tiến tới xây dựng một xã hội thái bình thịnh trị. Khổng Tử cho rằng: “Tính tương cận, tập tương viễn” [1, tr.284] tức bản tính con người khi sinh ra là giống nhau không có sự khác biệt về phương diện này dù con người đó được sinh ra ở đâu hay tầng lớp nào trong xã hội, sự khác biệt về tính cách, nhân phẩm và trình độ của mỗi con người chỉ xảy ra khi những con người đó tham gia vào đời sống của xã hội với những ảnh hưởng từ môi trường sống, và điều quan trọng là do giáo dục mà mỗi người được hưởng tạo nên. Vì thế, chủ trương của Khổng Tử cần giáo dục cho con người các đức tính như “nhân, lễ, nghĩa, trí, tín, dũng” thì con người đó mới trở thành con người 1 Bản tin khoa học - Số 24 (Quý IV, 2013) có ích cho xã hội. Trong phần mở đầu sách Trung dung có viết: “Tu đạo chi vi giáo - giáo dục là tu sửa cái đạo làm người” [3, tr. 256]. Sách Đại học cũng viết: “Đại học chi đạo tại minh minh đức -Cái học làm người lớn ở chỗ làm rạng cái đức sáng” [3, tr. 256]. “Tu đạo” và “minh đức” là mục đích tối cao của giáo dục trong việc cải tạo nhân tính. Theo Khổng Tử việc cải tạo nhân tính không dừng lại ở việc mở mang tri thức, giải thích vũ trụ mà còn phải mở mang cả trí, tình lẫn ý, cốt sao dạy người hoàn thành đạo lý. Với ông, bất cứ một cá nhân nào dù có thiên tài lỗi lạc đến đâu mà không có giáo dục uốn nắn thì cũng không thể thành một nhân cách hoàn toàn được. Chính vì vậy ông đã dạy cho Trò Do về sáu điều che lấp rằng: “Muốn nhân mà không học, cái đó che thành ra ngu; Muốn trí mà không học, cái che ấy là đãng; Muốn tín mà không học, cái che ấy là giặc; Muốn thẳng mà không học, cái che ấy là vội cấp; Muốn dũng mà không học, cái che ấy là loạn; Muốn cương mà không học, cái che ấy là cuồng” [3, tr. 257-258] Bên cạnh đó, khi bàn ở phương diện dân tộc, Khổng Tử cũng rất đề cao vai trò của giáo dục, một dân tộc yếu là một dân tộc có nền giáo dục kém, theo ông giáo dục, phát triển trí đức là chìa khóa để phát triển kinh tế, đồng thời phát triển kinh tế là cơ sở cho phát triển giáo dục và dân trí. Nhờ giáo dục mà con người biết đến những đức tính của các bậc thánh nhân, quân tử qua đó mà trật tự xã hội được xác lập, bởi theo ông một xã hội hỗn loạn là do người dân không được giáo dục những đức tính trên. Như vậy, khi bàn về giáo dục, Khổng Tử không chỉ dừng lại ở quan điểm giáo dục hình thành nên nhân cách của một con người, mà nó còn quyết định đến vận mệnh của một dân tộc, đúng như lời Hồ Chủ Tịch đã dạy: “Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu”. Con người lý tưởng mà Khổng Tử hướng đến trong quan điểm về giáo dục của mình: người quân tử, theo ông đây phải là lớp người có đầy đủ năng lực và phẩm chất đạo đức, phải có hướng ra làm quan để giúp Vua cai trị đất nước, giáo hóa dân chúng, ổn định xã hội và đây phải là nơi mà người dân hướng đến để tìm sự công bằng. Tuy nhiên, quan điểm của Khổng Tử không phải là hướng đến một nền giáo dục đại đồng mà ông chỉ chú trọng đến một lớp người trong xã hội chứ không phải là tất cả. Đây cũng là điểm tạo nên mâu thuẫn trong quan điểm của ông, khi vừa chủ trương “hữu giáo vô loại”, mở rộng giáo dục, bình dân hóa giáo dục. Mặt khác, từ lập trường giai cấp, ông lại cho rằng: “chỉ có thượng trí và kẻ hạ ngu là không thay đổi - duy thượng trí dữ hạ ngu bất di” [1, tr. 285]. Khổng Tử chủ trương dạy về đạo đức của Thánh hiền và lục nghệ, không chủ trương dạy những điều thần bí, chiến tranh, bạo lực: “chuyên tâm nghiên cứu những điều cực đoan thì có hại - Công hồ dị đoan, tứ hại giã dĩ” [1, tr. 46]. b. Mục đích giáo dục Trong các tác phẩm của mình, đặc biệt là trong Luận ngữ, Khổng Tử đã chỉ ra ba mục đích chính của giáo dục là: Thứ nhất, học dĩ chí dụng. Nghĩa là, học là để ứng dụng cho có ích với đời, với quốc gia xã hội chứ không phải là học để làm quan, để được hưởng bổng lộc. Học để biết phân định phải trái, thực hư, điều gì thấy còn nghi ngờ, còn khuyết thì đừng nói; điều gì thấy ít kinh nghiệm, còn có điều khuyết đãi thì không nên làm; cẩn thận trong lời nói, trong việc làm thì ít lỗi, ít ăn năn. Học phải có gì ích dụng nếu không thì học cũng chẳng để làm gì. Khổng Tử dạy rằng: “Tụng thi tam bách, thụ chi dĩ chính bất đạt, sứ ư tứ phương, bất năng chuyên đối, tuy đa việc hề dĩ vi” [3, tr. 258]. Thứ hai, học để hoàn thành nhân cách, học là phải học cho mình, vì mình chứ không vì ai khác. Giáo dục chú trọng vào việc dưỡng thành nhân cách để mà ứng dụng với đời. Do đó, trong chương trình giáo dục của Khổng Tử có 4 điều cốt yếu: văn, hành, trung, tín. Trong đó để có thể học văn chương thì trước hết 2 phải hoàn thành ba phương diện về nhân sinh hành vi “Đệ tử nhập tắc hiếu, xuất tắc đễ, cẩn nhi tín, phiếm ái chúng nhi thân nhân. Hành hữu dư lực, tắc dĩ học văn” [3, tr. 260]. Thứ ba, học là để tìm tòi chân lý. Theo Khổng Tử, học không phải để cầu lợi, tranh đấu vì quyền lợi mà là để tìm chân lý, đạo lý. Mục đích cao nhất của giáo dục là tu sửa đạo lý, giáo dục theo Khổng Tử là hướng đến tu sửa đạo lý. Người quân tử không cần lo đến cơm áo gạo tiền, cốt sao giữ được đạo lý “Triêu văn đạo, tịch tử khả hỷ” [2, tr. 106], ngược lại thì “sĩ chí ư đạo, nhi sỉ ác y, ác thực giả, vị túc sử nghị dã” [2, tr. 107]. c. Phƣơng pháp giáo dục Điều làm cho Khổng Tử trở thành nhà giáo dục kiệt xuất của nhân loại nằm ở hệ thống phương pháp giáo dục chặt chẽ và sâu sắc mà ông đề ra. Giáo dục cần phải có phương pháp và những phương pháp cơ bản mà Khổng Tử đề ra được tập trung chủ yếu trong Luận ngữ, ta có thể khái quát lại như sau: Thứ nhất, trong giáo dục phải đề cao phương pháp đối thoại giữa thầy và trò, người thầy khêu gợi tính sáng tạo của người trò, qua đó hướng cuộc đối thoại đó đến chân lý để học trò nắm lấy, đây là phương pháp khai thác khả năng tư duy của người học và nó hoàn toàn phù hợp với giáo dục thời hiện đại. Ông nói: “Kẻ nào không phát phẫn để tìm hiểu thì ta không mở; không rán tỏ ý kiến thì ta không khai phát cho. Ta vén cho một góc rồi mà không tự suy nghĩ tìm ra ba góc kia thì ta không dạy cho nữa - Bất phẫn, bất khải; bất phỉ, bất phát. Cử nhứt ngung, bất dĩ tam ngung phản, tắc bất phục giã.” [1, tr. 124]. Bên cạch đó, người học phải biết suy nghĩ về điều mình đã học, học một phải biết hai, tức một yêu cầu đặt ra là người học phải tư duy, trăn trở đặt ra những thắc mắc về bài học, có vậy mới đạt đến sự hoàn thiện. Thứ hai, học phải đi đôi với hành, tức người học phải biết vận dụng lý thuyết vào cuộc sống, việc làm của mình, phải đem đạo của thánh hiền vào xã hội chứ không phải kiểu học gạo, nói Bản tin khoa học một đằng làm một nẽo. Ông chỉ ra: “Người quân tử học rộng về thi thư, tự ước thúc bằng lễ, (quy tắc, nghi thức, kỉ luật tinh thần) như vậy có thể không trái với đạo lý - Quân tử bác học ư văn; ước chi dĩ lễ, diệc khả dĩ phất bạn hĩ phù.” [1, tr. 117] Thứ ba, trong giáo dục, cái cốt yếu là hướng dẫn đúng với điều kiện tâm sinh lý của người học chứ không có tính võ đoán. Quá trình giáo dục phải khởi từ tình cảm nẩy nở rồi mới đưa vào khuôn phép, sau đó lại phải điều hòa các mâu thuẫn xung đột ở thâm tâm. “Hứng ư thi, lập ư lễ, thành ư nhạc – Khởi hứng bằng Kinh thi, uốn nắn bằng kỷ luật phép tắc, hoàn thành ở nhạc.” [3, tr. 262] Thứ tư, trong giáo dục, một đức tính cực kỳ cần thiết với người học là sự cần cù, phải không ngừng ôn luyện, trau rồi bài vở, ông luôn nhắc nhỏ học trò không được biếng nhác, phải thường xuyên cố gắng, nỗ lực trong học tập, phải luôn có chí tiến thủ không được ỷ lại, ông thường nhắc rằng: “Ôn lại những điều cũ mà biết được điều mới (hoặc: ôn lại điều mình đã biết mà thêm điều mới) như vậy có thể làm thầy được - Ôn cố nhi tri tân, khả dĩ vi sư hĩ” [1, tr. 44]. Ông cũng cho rằng, người học không được vị kỷ, cố chấp mà phải có thái độ khách quan trong học tập “vô ý, vô tất, vô cố, vô ngã.” [1, tr. 154] 2. Tính tƣơng thích của triết lý giáo dục Khổng Tử trong công cuộc giáo dục đạo đức cho con ngƣời mới ở nƣớc ta Có thể nói sợi chỉ đỏ, điểm sáng xuyên suốt trong toàn bộ nội dung cốt lõi trong giáo dục của Khổng Tử chính là việc xây dựng đạo đức cho con người, ông coi giáo dục đạo đức là nhiệm vụ cơ bản, là cái gốc trong giáo dục con người. Sinh thời Chủ tịch Hồ Chí Minh có dạy: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hội phải có con người xã hội chủ nghĩa”, lời dạy đó chính là kim chỉ nam trong định hướng giáo dục đạo đức con người mới. Đồng thời trên cơ sở kế thừa nội dung giáo dục của Khổng Tử nhằm xây dựng con người mới trong giai đoạn hiện nay ở nước ta cần phải chú trọng trên các nội dung quan trọng như: 3 Bản tin khoa học - Số 24 (Quý IV, 2013) - Lòng nhân ái: lấy chữ nhân cốt lõi của tư tưởng Khổng Tử làm nền tảng để hướng con người đến với sự yêu thương và cảm thông cho nhau bởi một lẽ mặt trái của nền kinh tế thị trường đang dần làm cho con người trở nên vô cảm, thờ ơ với người khác hoặc do thật giả lẫn lộn làm cho tình thương đôi khi đặt nhầm chỗ. Lòng nhân ái cũng là một trong số các giá trị truyền thống của dân tộc Việt Nam từ ngàn xưa. Chính vì lẽ đó, giáo dục lòng nhân ái cho con người càng trở nên cần thiết. Tuy nhiên với tính hiện thời của nó, giáo dục lòng nhân ái cho con người không dừng lại ở tinh thần của Khổng Tử mà cần mở rộng ra, cần có sự đổi mới cho phù hợp với hoàn cảnh mới của đất nước. Lòng nhân ái phải được nâng lên tầm cao mới ngang bằng với chủ nghĩa nhân đạo của chủ nghĩa Mác – Lênin. - Tu thân: Đây là nội dung có tầm quan trọng bậc nhất trong tư tưởng giáo dục của Khổng Tử, đạo đức của con người không vốn dĩ do tính trời sinh dưỡng mà được quyết định bởi chính quá trình tu thân của mỗi người. Mỗi người phải tự nâng cao trình độ nhận thức của mình bằng việc học tập; phải rèn luyện bản thân, sửa mình theo lễ, ứng xử đúng danh phận; phải tự kiểm điểm bản thân hàng ngày, nghiêm khắc xem xét lại việc mình đã làm. Tuy nhiên, kế thừa tư tưởng tu thân của Khổng Tử cần phải có chọn lọc và bổ sung, phát triển cho phù hợp với thời đại. Tu thân với phương châm “ngọc càng mài càng sáng, vàng càng luyện càng trong”, phải tu dưỡng suốt đời không nóng vội hay bỏ dở giữa chừng. Tu thân không dừng lại ở tu dưỡng về mặt đạo đức mà đồng thời phải không ngừng nâng cao tri thức khoa học và rèn luyện thể chất nhằm hướng đến xây dựng con người phát triển toàn diện: trí, đức, thể, mỹ. - Tính tích cực chính trị: với tinh thần nhập thế nên tư tưởng của Khổng Tử đã có ảnh hưởng lớn tới tư tưởng giáo dục của nhiều nước, trong đó có Việt Nam. Tính tích cực chính trị của Khổng Tử được thể hiện trong mục đích của giáo dục: học vì người, học để phò vua, giúp nước, giúp dân. Với mục đích đó, Khổng Tử hướng sự học đến mục đích cao cả là trị nước, cứu đời, cải tạo xã hội. Việc phò vua, giúp nước không chỉ dừng lại ở chỗ phục tùng mệnh lệnh mà còn phải biết chọn minh quân để theo, dám nói và dám can ngăn khi vua làm điều sai quấy. Mười ba năm chu du, truyền bá học thuyết hòng mong tìm được minh quân, lập lại trật tự lễ nghĩa nhà Chu trong thời vương đạo suy vi, bá đạo nổi lên của Khổng Tử dù không như ý muốn nhưng đã để lại cho đời sau một học thuyết đạo đức – chính trị mà cho đến ngày nay vẫn còn nguyên giá trị. Quan điểm của Khổng Tử ra đời cách thời đại chúng ta hơn 2500 năm trước, nhưng những tư tưởng về giáo dục của ông vẫn còn giá trị cho nền giáo dục thế giới nói chung và Việt Nam chúng ta nói riêng. Thiết nghĩ, trong điều kiện nước ta hiện nay, chúng ta vẫn loay hoay đi tìm một triết lý giáo dục phù hợp với con người Việt Nam thì những tư tưởng của Khổng Tử về giáo dục đã nêu ở trên không thể bỏ qua. Mặt khác, với hiện thực suy thoái đạo đức đang dần trở thành vấn nạn của dân tộc, trở thành rào cản đối với công cuộc xây dựng đất nước nói chung và xây dựng con người mới nói riêng thì giáo dục buộc phải trở thành mũi nhọn trong công cuộc xây dựng con người mới, trở thành phương thức hữu hiệu để bình ổn và phát triển xã hội. Vì vậy, trên tinh thần tiếp thu có chọn lọc, chúng ta không máy móc áp dụng mà phải khéo léo vận dụng những tư tưởng đó trong thời đại mới của giáo dục hiện đại để nhằm xây dựng nên con người Việt Nam ngày càng hoàn thiện, đáp ứng nhu cầu về nhân lực của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nhằm đưa nước ta sánh vai cùng các cường quốc năm châu như ước nguyện của Chủ tịch Hồ Chí Minh. TÀI LIỆU THAM KHẢO [1]. Khổng Tử (bản dịch Nguyễn Hiến Lê) (1995), Luận ngữ, Nxb Văn học. [2] Khổng Tử (bản dịch Lê Phục Thiện) (1995), Luận ngữ, Nxb Văn học. [3] Nguyễn Đăng Thục (2001), Lịch sử triết học phương Đông, Nxb TP. Hồ Chí Minh. 4 “ Con đƣờng đi lên CHỦ NGHĨA XÃ HỘI – Lựa chọn khoa học của HỒ CHÍ MINH” ThS. Phạm Thị Thùy Dƣơng Bộ môn Lý luận chính trị rong quá trình tìm đường cứu nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nhận thức được xu thế phát triển của thời đại. Từ một thanh niên yêu nước Người đã tiếp cận Chủ nghĩa Mác - Lênin và trở thành người cộng sản, Người đã rút ra một kết luận dứt khoát và chính xác: “Muốn cứu nước giải phóng dân tộc, không còn con đường nào khác con đường cách mạng vô sản”. Đó là con đường cách mạng dân chủ tư sản kiểu mới do giai cấp vô sản với đảng tiên phong của họ lãnh đạo, lật đổ đế quốc, phong kiến và tay sai, giành độc lập dân tộc, thực hiện người cày có ruộng sau đó tiến lên chủ nghĩa xã hội (CNXH) và chủ nghĩa cộng sản. Thực chất, con đường cách mạng vô sản cũng chính là con đường độc lập dân tộc gắn liền với CNXH. Con đường này đã được Đảng ta khẳng định trong cương lĩnh thành lập Đảng: “Làm tư sản dân quyền cách mạng và thổ địa cách mạng để đi tới xã hội cộng sản”[3, tr.314]. Thực tiễn cách mạng Việt Nam trong hơn 80 năm qua chính là bằng chứng sinh động khẳng định sự lựa chọn con đường đi lên CNXH của Hồ Chí Minh là sự lựa chọn khoa học. Hồ Chí Minh đã nắm bắt được quy luật phát triển của xã hội loài người theo học thuyết Mác - Lênin: Cách sản xuất và sức sản xuất phát triển biến đổi kéo theo đó tư tưởng con người cũng biến đổi và xã hội cũng biến đổi, chế độ xã hội cũng phát triển từ công xã nguyên thủy đến tư bản chủ nghĩa. Người khẳng định rằng: “sớm hay muộn tất cả các dân tộc sẽ tiến lên CNXH”, đó là con đường chung của toàn nhân loại. Tuy nhiên, đi lên CNXH không phải dễ dàng, nhanh chóng mà phải trải qua quá trình đấu tranh gay go quyết liệt, lâu dài giữa cái 5 ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn