Xem mẫu

  1. Triển khai giảng dạy âm nhạc dân tộc trong nhà trường: Thiếu nhạc cụ lẫn giáo viên Việc giảng dạy âm nhạc dân tộc cho học sinh (HS) sẽlà điều kiện giúp các em tiếp cận nét đẹp các giá trị văn hóa dân tộc, nuôi lớn tình yêu quê hương đất nước, qua đó các em còn phát huy năng khiếu… Tuy nhiên, hiện việc triển khai giảng NGƯT Phạm Thúy Hoan dạy âm nhạc dân tộc trong nhà hướng dẫn các em HS sử trường còn gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là những trường thuộc các huyện dụng đàn tranh ngoại thành. Nhiều trường... nói không với giảng dạy Chị Phạm Thanh Thúy, phụ huynh một HS Trường Tiểu học Cầu Xáng (huyện Hóc Môn) cho biết: “Nhìn thấy các bạn nhỏ chơi đàn tranh trong các chương trình âm nhạc trên ti vi, con gái tôi muốn được học lắm song trường không giảng dạy. Tôi cũng cố gắng tìm nơi dạy đàn tranh ngoài trường nhưng từ nhà đến trung tâm huyện khá xa, học phí lại khá cao, vì thế tôi đành gác lại mong muốn của cháu”. Cùng chung tâm trạng như chị Thúy, nhiều phụ huynh tại xã Tân Hiệp (huyện Hóc Môn) chia sẻ rằng được chơi các nhạc cụ dân tộc, trẻ nhỏ tỏ ra rất thích thú. Những thể loại nhạc cụ, những kiểu dáng khác nhau khiến các em tò mò và ham muốn khám phá. Huyện Hóc Môn có gần 30 trường tiểu học, thế nhưng toàn huyện không có giáo viên (GV) nào biết sử dụng nhạc cụ dân tộc. Vì thế các trường không thể tổ chức giảng dạy, và HS cũng
  2. không được tiếp cận, làm quen trực tiếp với loại hình nhạc cụ này. Khá hơn huyện Hóc Môn, huyện Cần Giờ có đến 45 nhạc cụ dân tộc nhưng lại không có GV nào sử dụng thông thạo. Vì thế nhạc cụ có cũng chỉ để “trưng bày” và HS muốn được học cũng chỉ ngồi chờ... Ông Phan Văn Kèo, Trưởng phòng GD-ĐT huyện Hóc Môn, cho hay: “Giảng dạy âm nhạc dân tộc cần phải có GV, nhạc cụ, phòng dạy nhạc… Thế nhưng hiện nay huyện không có GV biết sử dụng nhạc cụ và nhạc cụ cũng không có nên không thể triển khai giảng dạy được”. Khó khăn này không riêng huyện Hóc Môn hay Cần Giờ gặp phải mà còn là khó khăn chung của một số huyện ngoại thành khác như: Bình Chánh, Nhà Bè, Củ Chi. Toàn huyện Bình Chánh có đến 105 nhạc cụ dân tộc, nhiều nhất là tiêu (51 cây), sáo (49 cây) nhưng số GV biết sử dụng thì chỉ vỏn vẹn có 3 người.
nguon tai.lieu . vn