Xem mẫu

  1. Trẻ em và chứng rối loạn ăn uống - Phần cuối Ai cũng cần thức ăn và nước uống để duy trì sự sống, đặc biệt là trẻ em. Thế nhưng các "mầm non" ngày nay ngày càng có những biểu hiện tiêu cực đối với thực phẩm, có bé luôn đòi những món ăn có hàm Ảnh chỉ mang tính lượng chất béo cao, có bé minh họa (Inmagine) tỏ ra ngán ngẩm trước mọi thứ, có bé còn cố gắng để nôn ra sau mỗi khi ăn... Tất cả những hành động đó đều có ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của bé; thậm chí nếu xảy ra trong một khoảng thời gian dài còn có thể dẫn tới
  2. tử vong. Nguyên nhân của chứng rối loạn ăn uống? Sự thật là không có một nguyên nhân duy nhất nào đối với chứng rối loạn ăn uống. Hầu hết trẻ em mắc chứng biếng ăn thường có biểu hiện khi bước vào độ tuổi từ 11 đến 17 (thậm chí từ lúc lên 7), và có rất nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng ấy. Nhiều trường hợp trong số này cảm thấy không hài lòng về bản thân và nổ lực tìm mọi cách để thay đổi vẻ ngoài của mình. Một số cảm thấy trầm cảm, căng thẳng và cảm thấy không kiểm soát được cuộc sống của mình nên tìm đến cảm giác kiểm soát với các món chúng ăn (hay không ăn). Các cô bé lại thích có được vóc dáng mảnh mai như người mẫu hoặc những ngôi sao truyền hình mà hằng ngày vẫn thường nhìn thấy trên TV. Một số bé có cảm giác như người khác luôn dõi theo mọi thay đổi trên cơ thể chúng, vậy nên phải nhịn ăn để có một
  3. thân hình “hoàn hảo”. Cũng có một vài trẻ chơi thể thao và nghĩ rằng mình phải gầy hơn thì mới thắng được. Tình trạng rối loạn ăn uống cũng xảy ra ở các bé trai khi chúng bị áp lực về cân nặng từ bạn bè. Thông thường, những cậu bé này đang tham gia vào những môn thể thao có phân chia các hạng cân, hoặc đang tham gia vào cuộc cạnh tranh về hình thể với những cậu nhóc cùng trang lứa. Chẳng hạn, trong lớp tập võ hay lớp tập thể hình, các cậu bé thường ao ước có được một thân hình thật hoàn hảo và không ngại tìm mọi cách để đạt được ước nguyện của mình. Gia đình cũng có thể là nguyên nhân gây ra tình trạng rối loạn ăn uống ở trẻ em. Trẻ chịu ảnh hưởng rất lớn từ những người thân của mình. Nếu có một thành viên nào đó trong gia đình bạn thực hiện chế độ ăn kiêng để có được thân hình mảnh mai thì rất có thể đứa con nhỏ của bạn cũng sẽ bắt chước. Ngoài ra, thái độ của phụ huynh cũng là một nguyên nhân
  4. không nhỏ gây ra tình trạng rối loạn ăn uống của trẻ. Những phụ huynh hay phàn nàn về cân nặng của chính họ hoặc thường xuyên đề cập đến hình thức của con cũng có thể là nguyên nhân khiến bọn trẻ bị rối loạn ăn uống. Làm thế nào để điều trị chứng rối loạn ăn uống? Nếu bạn phát hiện ra một đứa trẻ đang có dấu hiệu của chứng biếng ăn hay háu ăn, hãy báo ngay với bố mẹ hay người bảo trợ của bé để có sự can thiệp kịp thời. Đồng thời, nếu một người nào đó trong gia đình bạn thường xuyên bỏ bữa, ám ảnh về cân nặng và “rùng mình” với tất cả các thức ăn thì bạn cũng nên lưu ý, bởi nhiều khả năng họ đã bị rối loạn ăn uống (cụ thể là biếng ăn). Đối với những người háu ăn, bạn có thể nhận thấy họ mua rất nhiều thức ăn và luôn tỏ ra ăn uống thật nhiệt tình nhưng rồi sau đó lại lén lút nôn ra.
  5. Bạn không thể giúp con mình theo kiểu bạn vẫn thường giúp bé vượt qua bệnh cảm lạnh. Thế nhưng, điều đó không có nghĩa là bạn hoàn toàn bế tắc trước chứng rối loạn ăn uống của con mình. Sự thật là những đứa trẻ bị rối loạn ăn Bố mẹ hãy giúp bé lấy uống thường chịu tác động rất lại nụ cười tươi tắn lớn từ những người xung nhé (Ảnh: Inmagine) quanh, những người thường xuyên tiếp xúc với chúng như gia đình, bạn bè. Vậy nên đừng bỏ mặc bé, bởi bé chỉ có thể hồi phục khi có được sự quan tâm và động viên từ những người xung quanh. Đừng ép trẻ ăn hay đòi hỏi trẻ phải tuân theo chế độ dinh dưỡng mà bạn đề ra mà hãy định hướng cho trẻ những quan điểm đúng đắn về sức khỏe và vẻ đẹp. Nếu mọi người đều cùng nhau nhận xét trẻ bị béo, trẻ sẽ bị ám ảnh bởi điều đó. Ngược lại, nếu mọi người
  6. cùng tán thành rằng cân nặng của trẻ là hợp lý, là đẹp thì trẻ cũng sẽ tin vào điều đó và tự tháo gỡ áp lực cho mình. Với trẻ đã bị rối loạn ăn uống, điều quan trọng là bạn phải phát hiện và giúp đỡ bé càng sớm càng tốt. Hãy đưa bé đến chuyên gia dinh dưỡng hoặc bác sĩ để nhận được lời khuyên hợp lý; và về phía gia đình, bạn nên chuẩn bị những bữa ăn bổ dưỡng và những giờ ăn thật thoải mái để bé có thể dần dần khắc phục tình trạng của mình.
nguon tai.lieu . vn