Xem mẫu

1 Trang Hái vµ ®¸p 1. Về Hà nội thăm người nhà, tôi thấy thỉnh thoảng nước máy nhà tôi, gần khu Hai Bà có mùi hăng hắc, xin cho biết đấy là mùi gì và có độc không? N.V. Tân, Yên Bái. Vì không được biết tuổi tác, vậy xin dùng từ “bạn“ để trao đổi, có gì xin lượng thứ. Quí Bạn Tân thân mến, mùi mà bạn cảm thấy khi rửa mặt, có thể là mùi khí clor (Cl2). Các nhà máy nước thường dùng khí clor để khử trùng nước, thường lượng clor dư lại trong nước là 0.2­ 0.3 mg/lít. Quá liều đó có thể gây mùi hắc và nói chung là không tốt. Ở một số nước người ta thay clor bằng khí ozon để khử trùng nước. Ozon không dư lại trong nước. Tuy nhiên cả hai khí clor và ozon phải được sử dụng đúng liều. 2. Khi đọc mạng nói về tạp chất trong nước hay trong không khí, tôi thường gặp một đơn vị đo lạ viết là ppm hay ppb. Xin cho biết đơn vị đó là gì? Có đơn vị đo nào tương đương mà dễ hiểu hơn không? Trần Văn Nhung, Yên Thế, Bắc Giang. Bạn Nhung thân mến, đấy là các đơn vị đo nồng độ, nhất là khi nồng độ thấp, cụ thể là: ppm là một phần triệu (parts per million), ppb là một phần tỷ (parts per billion). Khi dùng quen 2 thì các đơn vị này cũng rất tiện. Có thể lấy thí dụ sau: nếu cho 1 gam muối vào một mét khối nước, thì nồng độ muối là: 1 g/m3. Vì một mét khối nước bằng 1000 kg hay 1 triệu gam, nên có thể viết: 1 g/m3 =1 gam muối/1 triệu gam nước (lượng muối so với lượng nước là 1 phần triệu). Vậy 1 gam (muối)/1 m3 (nước) = 1 ppm và cũng bằng 1 mg (muối)/ 1 lít (nước). Vậy nồng độ các chất trong nước thường viết là 1ppm=1g/m3=1 mg/l. Nồng độ muối trong nước biển khoảng 35 gam (muối)/1 m3 (nước) hay 35 ppm. Tương tự 1 ppm (phần triệu)=1000 ppb (phần tỷ). Tiêu chuẩn nước uống của nước ta quy định nồng độ asen trong nước không lớn hơn 10 ppb hay 0.01 ppm, nói cách khác hàm lượng asen trong một lít nước không được quá 10 g/l hay 0.01 mg/l (mg=1000 g). Trong các tài liệu, người ta viết cả hai cách, hoặc ppm hoặc mg/l. Đôi khi người ta dùng các đơn vị ppm đối với thể tích (phần triệu tính theo thể tích). 3. Qua trang mạng của HCT và nhân câu hỏi của ông N. V. Tân, tôi xin hỏi là liều lượng an toàn khi dùng các khí clor và ozon để khử khuẩn trong nước là bao nhiêu? Trần Văn Bình, Sơn La. 3 Các Tổ chức Y tế, bảo vệ sức khỏe, bảo vệ môi trường trên Thế giới khuyến cáo, liều lượng an toàn khi sử dụng ozon là 0.1 mg/l trong 8 giờ, tức là con người có thể làm việc 8 giờ trong không khí chứa ozon nồng độ thấp 0.1 mg/l (hay 1 gam/mét khối không khí). Nếu nồng độ ozon cao hơn thì thời gian tiếp xúc phải giảm đi. Còn đối với khí clor thở vài hơi trong không khí chứa 1000 mg/lít có thể gây chết người, nồng độ 30­60 ppm gây nhiều triệu chứng bệnh lý nguy hiểm. 4. Tôi đọc báo thấy chất asen nguy hiểm quá, xin cho biết nước ở đâu có asen và nồng độ bao nhiêu là độc? Trần Viết Hồng, Thạch Thất, Hà nội. Quí Bạn Hồng thân mến! Vâng quả thực là đáng ngại vấn đề asen (còn gọi là thạch tín) trong nguồn nước. Theo bản đồ asen do một tổ chức Quốc tế (IGWR) công bố thì vùng đồng bằng sông Hồng và cực Tây Nam Bộ nước ta có hàm lượng asen trong nước là cao (theo thang phân loại 3 mức: cao, trung bình, thấp). Như vậy nước ta và Bangladesh là hai nước Châu Á có hàm lượng asen cao. Các nhà khoa học trong nước và tổ chức UNICEF Việt nam cũng cho biết tình trạng nhiễm asen ở nước ta kể cả khu vực Hà nội là cao. Tổ chức Y tế Thế giới khuyến cáo giới hạn asen trong nước ăn uống không quá 10 micro gam/lit nước, Tiêu chuẩn nước uống của nước ta cũng qui định như vậy. Nước bề mặt dùng để sản xuất nước 4 có lượng asen không quá 50­100 micro gam/lit. Ở Bangladesh: 50 micro gam/lit nước (nước ăn uống). Theo nhiều chuyên gia thì một lượng nhỏ asen có tác dụng khử khuẩn đường ruột. 5. Bạn Trần Viết Hồng hỏi tiếp: Đề nghị cho biết các giải pháp để giảm asen trong nước? Có nhiều giải pháp: Đối với các cơ sở sản xuất nước, cần tăng cường công đoạn lắng, keo tụ và lọc (sử dụng bổ sung các hạt lọc mới như NC, MS…). Trong đó rất quan trọng là tăng cường dàn mưa hoặc sục không khí vào nước, nâng cao lượng oxy hòa tan trong nước, đẩy mạnh sự kết tủa các hợp chất của asen cùng với các hợp chất Fe và Mn. Trong qui mô gia đình, có thể bổ sung vật liệu lọc bằng than hoạt tính. Tốt hơn là dùng máy lọc RO (thẩm thấu ngược). Cũng lưu ý là máy lọc RO loại bỏ cả các ion có ích cho con người. 6. Tôi mua một chiếc máy ozon của HCT để rửa thực phẩm. Vậy ozon trong nhà tôi và lỗ thủng ozon mà đài hay nói tới có gì khác nhau không? Nguyễn Thị Ngọ, Vĩnh Phúc. Tầng ozon là ozon trên cao, cách mặt đất 15­35 cây số (gọi là tầng bình lưu). Ozon đó ngăn không cho một loại ánh sáng “ác” (tia cực tím hay tia UV, gây ung thư da) chiếu xuống mặt 5 đất. Nếu tầng ozon mất đi, con người và sinh vật trên mặt đất sẽ bị nguy hiểm do phơi nhiễm tia cực tím. Một số chất thải công nghiệp đang phá hủy, tạo ra lỗ thủng ozon trên tầng bình lưu. Về bản chất thì ozon trong máy mà Bà mua và ozon trên tầng bình lưu là như nhau. Nhưng chức năng thì khác: ozon tầng bình lưu có nhiệm vụ ngăn tia cực tím. Còn ozôn do máy HCT dùng để diệt khuẩn, phá hủy một số độc tố, khử mùi trong nước và không khí. 7. Đề nghị ông cho biết than hoạt tính khác với than đá, than củi thế nào và công dụng của than hoạt tính, nhất là trong kỹ thuật lọc nước? Bùi văn Minh, Lào Cai. Ông Minh thân mến, một số chất như thân cây tre, vỏ quả dừa, các loại gỗ, vỏ trấu, vỏ lạc…chứa nhiều carbon (C, than). Nếu đốt chúng trong không khí, chúng cháy hết và biến thành khí carbonic CO2. Nếu nung chúng trong môi trường không có oxy (nhiệt phân), chúng không cháy mà biến thành than. Loại than này rất xốp, có vô số mao quản rỗng. Than đá, than củi thông thường không có độ xốp lớn. Diện tích bề mặt của những cấu trúc rỗng đó rất lớn. Diện tích bề mặt của vô vàn các mao quản rỗng trong mỗi gam than hoạt tính loại tốt đạt trên 1000 m2 (bằng diện tích hình chữ nhật 10 m x 100 m), người ta viết là 1000 m2/gam. Các mao quản đó “hút” các chất cặn li ti trong nước làm cho nước sạch hơn. Vì vậy ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn