Xem mẫu

TRẦN ĐỨC THẢO - CUỘC ĐỜI
VÀ SỰ NGHIỆP TRIẾT HỌC
NGUYỄN ĐÌNH TƯỜNG*

Giáo sư Trần Đức Thảo sinh tại xã Song
Tháp, huyện Từ Sơn, tỉnh Bắc Ninh trong
một gia đình viên chức nhỏ. Đỗ tú tài vào
loại xuất sắc, ông vào học Trường Luật tại
Hà Nội 1 năm; sau đó sang Pháp chuẩn bị
dự thi vào Trường Cao Đẳng Sư phạm phố
d’Ulm. Đây là trường nổi tiếng của nền
giáo dục Đại học Pháp, mà người Việt
Nam du học thời kỳ ấy không mấy người
được vào học. Năm 1939, Trần Đức Thảo
thi đỗ cao vào trường này. Ba năm sau, ông
thi tốt nghiệp đạt thủ khoa, nhận bằng Cử
nhân với đề tài Phương pháp hiện tượng
học của Husserl. *
Năm 1942 - 1943, Trần Đức Thảo học
và đạt bằng Thạc sĩ Triết học loại hạng
nhất, lúc đó ông mới 26 tuổi. Trong thời kỳ
này, một số tờ báo ở Pháp và Đông Dương
đã đăng thông tin này và coi đó là sự kiện
nổi bật về một tài năng thiên phú. Năm
1943 – 1944, Trần Đức Thảo đăng ký viết
luận án tiến sĩ với đề tài Phương pháp hiện
tượng học Husserl tại Trường Sư phạm
phố d’Ulm.
Trước năm 1944, nước Pháp và nhiều
nước khác ở Châu Âu chịu sự thống trị của
phát xít Đức. Lúc này ảnh hưởng của triết
học Đức, đặc biệt là triết học I.Kant, Hegel
và Husserl, đối với giới triết học phương
Tây nói chung và triết học Pháp nói riêng
vẫn còn rất lớn. Thông qua việc nghiên cứu
những đại biểu này, người ta mong muốn
*

Phó giáo sư, tiến sỹ, Viện Triết học.

giải quyết cuộc khủng hoảng về mặt đời
sống tinh thần, cũng như khôi phục những
giá trị tự do, dân chủ… của người phương
Tây. Người hướng dẫn Trần Đức Thảo đọc
triết học Husserl là Giáo sư Jean Cavaillés
cũng tham gia kháng chiến chống phát xít.
Tất cả những sự kiện chính trị, xã hội, văn
hoá, khoa học trong thời kỳ này đã ảnh
hưởng sâu sắc đến tư tưởng, lập trường và
chọn hướng đi sau này của nhà triết học
Việt Nam trẻ tuổi Trần Đức Thảo.
Sau khi nước Pháp giải phóng năm
1944, Trần Đức Thảo được cử làm báo cáo
viên chính trị tại Đại hội Kiều bào Đông
Dương ở nước này. Trong Đại hội này, ông
đã trình bày cương lĩnh thiết lập nền dân
chủ ở Đông Dương. Cũng tại đây, Trần
Đức Thảo đã được bầu là Uỷ viên của
Tổng Liên đoàn người Đông Dương ở
Pháp và phụ trách nghiên cứu những vấn
đề chính trị.
Chiến tranh thế giới lần thứ 2 kết thúc,
Cách mạng Tháng Tám thành công, Trần
Đức Thảo tham gia tích cực vào các hoạt
động yêu nước nhằm ủng hộ Việt Minh và
Chính phủ Hồ Chí Minh. Với tinh thần yêu
nước đó, tháng 10/1945, ông và 50 kiều
bào ở Pháp bị nhà cầm quyền bắt giam về
các tội gọi là “vi phạm an ninh Nhà nước”.
Sau khi ra tù, đầu năm 1946, vì những hoạt
động yêu nước và tư tưởng chống lại chính
sách xâm lược thuộc địa của thực dân
Pháp, Trần Đức Thảo đã bị Giáo sư Emille
Bréhier từ chối hướng dẫn luận án tiến sĩ.

Trần Đức Thảo - Cuộc đời và sự nghiệp…

Nhưng vị giáo sư này cũng phải thốt lên về
con người không cùng quan điểm: “Ôi,
một con người tuyệt diệu, hãy chào anh ta
bằng ngả mũ và cúi đầu”. Tuy nhiên,
những gì Trần Đức Thảo đã chứng kiến
trong các lĩnh vực chính trị, xã hội, khoa
học, văn hoá vào những năm tháng học tập,
nghiên cứu và hoạt động thực tiễn tại Pháp,
đặc biệt là 3 tháng nằm trong tù giam đã
khiến ông thấm thía nhiều điều, trong đó
phải kể đến hướng đi quyết định số phận
của mình sau này.

77

và trở thành chuyên viên Cao cấp của Nhà
xuất bản này.

Cuối năm 1951, Trần Đức Thảo trở về
Việt Nam theo con đường từ Paris London - Praha - Moskva - Bắc Kinh, rồi
đến Tân Trào, bỏ lại sau lưng một nước
Pháp với thủ đô Paris tráng lệ với bao
nhiêu kỷ niệm, hoài bão, ước mơ, với một
tương lai sáng lạn, hứa hẹn cho một tài
năng triết học đang bừng sáng.

Sơ lược qua quá trình học tập, nghiên
cứu, cũng như qua những mốc hoạt động
thực tiễn trong những năm tháng ở Pháp và
sau này ở Việt Nam, chúng ta có thể thấy
được nguyên do đã làm cho nhà triết học
trẻ tuổi Trần Đức Thảo thay đổi hướng
nghiên cứu triết học của mình, từ chủ nghĩa
duy tâm đến chủ nghĩa hiện sinh và trở về
với chủ nghĩa Mác - Lênin, nguyên do
Trần Đức Thảo đã từ bỏ cuộc sống ở một
đất nước văn minh, giàu có, hứa hẹn một
tương lai sáng lạn cho tài năng triết học trẻ
như ông đâm chồi nảy lộc để trở về quê
hương Việt Nam trong những tháng năm
vô cùng khó khăn không chỉ về mặt kinh
tế, mà còn cho cả hướng phát triển trong
lĩnh vực khoa học, văn hoá, đặc biệt là
ngành triết học.

Trong những năm tháng chiến tranh
gian khổ ở Việt Nam, Trần Đức Thảo công
tác trong ngành giáo dục. Ông trở thành
Giáo sư Đại học ở chiến khu và làm việc
tại Văn phòng Tổng Bí thư, dịch các tác
phẩm của đồng chí Trường Chinh ra tiếng
Pháp. Sau ngày hoà bình lập lại, ông được
cử làm Ủy viên Ban Sử - Địa - Văn, (tiền
thân của Viện Hàn lâm khoa học xã hội
Việt Nam ngày nay), Phó Giám đốc
Trường Đại học Sư phạm Văn Khoa, rồi
làm Chủ nhiệm khoa Sử và trở thành Giáo
sư lịch sử triết học của Trường Đại học
Tổng hợp Hà Nội. Trong thời kỳ 1958 1973, Trần Đức Thảo đã tập trung nghiên
cứu những tác phẩm kinh điển của chủ
nghĩa Mác - Lênin và tham gia dịch các tác
phẩm đó cho Nhà xuất bản Sự thật (nay là
Nhà xuất bản Chính trị quốc gia - Sự thật)

Có thể cắt nghĩa trước hết, đó là lòng
yêu quê hương, đất nước nồng nàn, là sự
căm ghét chính sách xâm lược thuộc địa
của thực dân Pháp trào dâng trong ý thức
và tâm hồn của chàng trí thức trẻ Trần Đức
Thảo. Đó còn là tư tưởng yêu tự do, độc
lập, dân chủ đã sớm nẩy nở trong nhà triết
học tưởng chừng như chỉ biết đến một thứ
triết học mà thôi. Hơn nữa, trong những
năm tháng suy tư, đắm mình vào dòng triết
học trừu tượng, tư biện kiểu Hegel,
Husserl… Trần Đức Thảo đã kịp nhận thấy
những hạn chế, ngõ cụt của các học thuyết
này khi vận dụng vào cuộc sống thực tiễn
đang thay đổi từng ngày. Phải chăng từ đó
đã hướng ông đến với chủ nghĩa Mác Lênin với phép biện chứng duy vật sống
động và chủ nghĩa duy vật lịch sử mà nhà
triết học trẻ tuổi mong muốn dâng hiến
cuộc đời của mình sau này?

78

Có thể nói, Trần Đức Thảo là nhà triết
học Việt Nam đầu tiên sớm nghiên cứu
triết học phương Tây một cách khá đầy đủ,
hệ thống và sâu sắc.
Sự nghiệp sáng tạo của Trần Đức Thảo
để lại không nhiều tác phẩm. Nhưng thông
qua những đứa con tinh thần mà ông có
được, chúng ta phần nào nhận biết sự tư
duy thông minh, kiến thức uyên bác và tư
chất triết học bẩm sinh của ông.
Từ khi tốt nghiệp Cử nhân triết học
đến thời kỳ học và đạt bằng Thạc sĩ, cũng
như nghiên cứu sinh tại Trường Sư phạm
phố d’Ulm, Trần Đức Thảo đã là một
chuyên gia nghiên cứu về Husserl (nhà
triết học Đức, người sáng lập Hiện tượng
học - một trường phái triết học nổi tiếng
ở thế kỷ XX).
Tháng 10/1945, Trần Đức Thảo bị nhà
cầm quyền thực dân Pháp bắt giam vì tư
tưởng chống lại chính sách thực dân. Trong
3 tháng ở tù, Trần Đức Thảo đã dành thời
gian rỗi này để kiểm tra lại nhận thức của
mình về Hiện tượng học. Theo lời tự thuật
của ông, chính hoàn cảnh khách quan khi
ông bị tù đày, cùng với sự đối kháng mạnh
mẽ giữa dân tộc thuộc địa và chủ nghĩa đế
quốc, đã hướng ông đến con đường của
chủ nghĩa Mác - Lênin. Kết quả của sự
định hướng này là tác phẩm Hiện tượng
học và Chủ nghĩa duy vật biện chứng (xuất
bản năm 1951).
Tháng 9/1948, Trần Đức Thảo đã cho
đăng bài báo về “Hiện tượng học của tinh
thần và nội dung hiện thực của nó” trên
Tạp chí Les Temps Modernes của Pháp.
Theo ông, bài báo đó đã giúp ông giải
thoát khỏi quan điểm duy tâm của
Husserl và là cái cầu nối đưa ông đi từ

Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam - 4/2013

Hiện tượng học Hegel đến với chủ nghĩa
duy vật biện chứng.
Một trong những sự kiện đáng chú ý
nhất về sự nghiệp sáng tạo của Trần Đức
Thảo, đó là 5 cuộc đối thoại có ghi tốc ký
của ông với Jean-Paul Sartre (triết gia hiện
sinh lừng danh của nước Pháp) về chủ
nghĩa Mác và chủ nghĩa hiện sinh. Theo
J.P.Sartre, chủ nghĩa Mác chỉ có ảnh
hưởng trong một chừng mực nào đó đối
với những vấn đề xã hội, còn chủ nghĩa
hiện sinh mới có giá trị về mặt triết học.
Tuy nhiên, Trần Đức Thảo cho rằng,
J.P.Sartre không thấy được giá trị của chủ
nghĩa Mác về mặt chính trị và lịch sử - xã
hội. Hơn nữa, ông ta cũng không hiểu nó
một cách nghiêm túc. Theo dư luận chung,
kết thúc cuộc đối thoại này ưu thế nghiêng
về Trần Đức Thảo. Theo ông, những cuộc
đối thoại ấy đã dứt điểm sự đoạn tuyệt của
ông với chủ nghĩa hiện sinh. Tác phẩm
“Hiện tượng học và chủ nghĩa duy vật biện
chứng” của Trần Đức Thảo được Nhà xuất
bản Minh Tâm phát hành tháng 8/1951.
Tác phẩm này đã đánh dấu sự chuyển biến
của ông từ Hiện tượng học đến chủ nghĩa
duy vật biện chứng. Với sự khiêm tốn của
mình, Trần Đức Thảo cho rằng, ông mới
chỉ đạt tới ngưỡng cửa của chủ nghĩa Mác.
Tuy nhiên, có thể nói, tác phẩm triết học
đầu tiên xuất hiện tại nước ngoài của nhà
triết học trẻ tuổi Trần Đức Thảo đã tạo nên
sự kiện lớn trong giới triết học Pháp lúc
bấy giờ. Theo Bernard và Dorothee
Rousset viết trong Từ điển các nhà triết
học được Nhà xuất bản Đại học Pháp in
năm 1984, thì cuốn sách này của Trần Đức
Thảo là “một tác phẩm gây “sửng sốt” mà
tính táo bạo trong cách nhìn và sự sáng tỏ
trong cách diễn đạt đã nhanh chóng được
coi là “kinh điển”… Cuốn sách đóng vai

Trần Đức Thảo - Cuộc đời và sự nghiệp…

trò quan trọng trong việc đào luyện nhiều
nhà triết học trẻ”. Đặc biệt đối với Trần
Đức Thảo thì ít nhất những quan điểm
được khẳng định rõ ràng trên phương diện
triết học ở trong tác phẩm này đủ đưa ông
đến quyết định trở về Việt Nam. Hơn nữa,
đây là dịp để Trần Đức Thảo gắn cuộc
sống với triết học, thực hiện về mặt lí luận
trong cuốn sách của ông.
Cuối năm 1951, Trần Đức Thảo trở về
Việt Nam. Trong giai đoạn từ năm 1955
đến 1958, ông là Giáo sư giảng dạy lịch sử
triết học. Năm 1995, những bài giảng này
của ông được tập hợp lại thành cuốn Lịch
sử tư tưởng trước Mác.
Từ năm 1958 đến 1961, Trần Đức Thảo
tập trung nghiên cứu những tác phẩm kinh
điển của chủ nghĩa Mác - Lênin.
Từ 1961 đến 1973, ông tham gia dịch
các tác phẩm của C. Mác và Ph. Ăngghen
cho Nhà xuất bản Sự thật.
Đối với báo chí Pháp, Trần Đức Thảo
không chỉ là một cộng tác viên khá quen
thuộc, mà còn là cây bút sắc sảo. Năm
1965, ông đã cho công bố bài “Hạt nhân
duy lý của phép biện chứng Hegel” đăng
trên Tạp chí La Pensée (Tư tưởng). Năm
1984, cũng trên Tạp chí này, ông cho đăng
bài “Phép biện chứng lôgic trong sự hình
thành của Tư bản”. Những bài này được
bạn đọc ở nước ngoài hoan nghênh và
khen ngợi.
Năm 1973, Trần Đức Thảo đã cho ra đời
cuốn sách thứ hai cũng có giá trị lý luận
cao về phương diện triết học là “Khảo cứu
về nguồn gốc ngôn ngữ và nguồn gốc ý
thức” do Nhà xuất bản Khoa học xã hội
Paris ấn hành. Qua tác phẩm này, ông
nghiên cứu nguồn gốc của ý thức và ngôn

79

ngữ để khẳng định luận điểm quan trọng
của C. Mác về vai trò của ngôn ngữ và lao
động xã hội đối với sự hình thành ý thức,
về quan hệ sản xuất; hơn nữa là về sự phản
bác lại quan điểm phủ định bản chất con
người nói chung. Như vậy, qua cuốn sách
này, Trần Đức Thảo đã thực hiện được một
bước chuyển từ chủ nghĩa duy vật biện
chứng đến chủ nghĩa duy vật lịch sử. Phải
nói rằng, ảnh hưởng của cuốn sách này
trong giới nghiên cứu triết học cũng khá
lớn. Ngoài Pháp, một số nhà xuất bản ở các
nước khác đã cho dịch và in lại bằng tiếng
nước họ. Ngoài ra, 4 trường đại học ở
Pháp, Mỹ và Canada đã đưa vào giới thiệu
trong các câu lạc bộ học thuật.
Năm 1988, Trần Đức Thảo cho xuất bản
tác phẩm “Vấn đề con người và chủ nghĩa
lý luận không có con người”. Đây là cuốn
sách triết học đầu tiên nói về con người
được xuất bản ở Việt Nam và là cuốn sách
thứ hai được ông viết bằng tiếng Việt sau
cuốn Triết lý đi về đâu? được ra mắt năm
1950. Cuốn sách này cũng đã gây được sự
quan tâm đặc biệt trong giới nghiên cứu
khoa học xã hội và nhân văn bởi một tư
duy sâu sắc, nghiêm túc về những vấn đề lí
luận có quan hệ đến sự lập luận, lí giải các
hiện tượng xã hội trong một giai đoạn lịch
sử mới. Trong cuốn sách, bằng lập luận
khoa học, ông đã đề cao con người và dành
cho nó một vị trí xứng đáng là trung tâm
của xã hội. Đồng thời, ông đã phê phán
mạnh mẽ “Chủ nghĩa lí luận không có con
người”, bác bỏ quan điểm phủ định con
người theo nghĩa chung và “quá trình
không có chủ thể”. Hơn nữa, ông phê phán
kịch liệt những khuynh hướng theo chủ
nghĩa xã hội không tưởng, chủ nghĩa xã hội
cơ hội, vị kỷ cá nhân, vị kỷ dân tộc… Từ
đó, ông cho rằng, chỉ có chủ nghĩa xã hội

80

khoa học của C. Mác và Ph. Ăngghen mới
nhằm giải phóng toàn diện con người.
Ngoài ra cuốn sách này được Trần Đức
Thảo viết ra nhằm để phản bác lại những ai
muốn kết hợp chủ nghĩa Mác với chủ
nghĩa cấu trúc và trên cơ sở đó, ông khẳng
định đổi mới là yêu cầu cấp thiết của cách
mạng, là phương sách cơ bản để thực hiện
một cách có hiệu quả Nghị quyết của Đại
hội Đảng khoá VI. Ở đây đã thể hiện tư
tưởng biện chứng và tầm suy nghĩ mang
tính chiến lược của ông về định hướng cho
sự phát triển xã hội Việt Nam; đồng thời,
ông mong muốn bảo vệ sự thuần nhất của
triết học Mác - Lênin.
Cuốn Lịch sử tư tưởng trước Mác của
Giáo sư Trần Đức Thảo được Nhà xuất bản
Khoa học xã hội xuất bản năm 1995. Cuốn
sách này là tập bài giảng của ông tại
Trường Đại học Sư phạm Văn Khoa và
Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội trong
những năm 1955 - 1958. Trong thời kỳ
này, các trường đại học ở nước ta, về
ngành khoa học xã hội và nhân văn, cơ bản
vẫn chưa có giáo trình lịch sử triết học. Vì
vậy, cuốn sách của ông ra đời có một ý
nghĩa lí luận hết sức to lớn đối với việc
nghiên cứu lịch sử triết học nói chung và
lịch sử triết học phương Tây trước Mác nói
riêng. Trong cuốn sách, Trần Đức Thảo đã
lần lượt trình bày và phân tích tư tưởng
triết học Hy Lạp cổ đại, tư tưởng Trung
Hoa cổ đại, Tư tưởng Trung cổ, văn hoá
Phục hưng và cải tổ tôn giáo, triết học Tây
Âu thế kỷ XVII - XVIII và triết học Cổ
điển Đức với một tư duy sắc sảo và kiến
thức uyên bác.
Bản thảo cuối cùng mà Giáo sư Trần
Đức Thảo đang hoàn thành tại Paris là
“Lôgic của thực tại sống động”. Trong tác

Tạp chí Khoa học xã hội Việt Nam - 4/2013

phẩm này ông đã đứng trên lập trường của
chủ nghĩa Mác-Lênin và tư duy đổi mới để
phân tích và luận giải tính tất yếu của mọi
sự kiện thay đổi một cách nhanh chóng và
bất ngờ của hiện thực sống động. Tất cả sự
phân tích này đã thể hiện một tư duy sâu
sắc và đầy chất trí tuệ. Năm 1992, ông
sang Pháp trị bệnh và lấy thêm tư liệu cho
công trình mà ông đang thực hiện, nhưng
cuốn sách chưa ra đời thì ông lâm bệnh
nặng và vĩnh viễn ra đi vào ngày
14/4/1993, để lại phía sau những tư tưởng
đang ấp ủ, những công trình dang dở và
một sự nghiệp nghiên cứu triết học lớn lao.
Có thể nói rằng, quá trình nghiên cứu
triết học của Giáo sư Trần Đức Thảo là đi
từ Hiện tượng luận của Husserl sang chủ
nghĩa Hiện sinh, rồi đến chủ nghĩa duy vật
biện chứng và cuối cùng đạt tới chủ nghĩa
duy vật lịch sử. Ông đã từ khuynh hướng
triết học nổi tiếng của thế kỷ XX để đi sâu
nghiên cứu triết học Mác - Lênin và đã
phát hiện những cơ sở lí luận để giải thích
mọi hiện tượng, phương pháp tiếp cận chân
lí và vận dụng vào cuộc sống. Không nghi
ngờ gì nữa, Giáo sư Trần Đức Thảo là nhà
triết học đã tìm hiểu một cách sâu sắc triết
học Mác- Lênin và hơn thế nữa ông còn là
người ủng hộ và trung thành với triết học
đó. Những tác phẩm của ông được đăng
trên các tạp chí triết học của Pháp và được
dịch ra các tiếng như Đức, Tây Ban Nha,
Anh, Hungari, Nhật Bản… và được tiếp
nhận ở một số trường đại học trên thế giới.
Trong lời giới thiệu cuốn “Nghiên cứu
nguồn gốc của ý thức và ngôn ngữ” của
ông, Nhà xuất bản Khoa học xã hội Paris
viết rằng, tư tưởng của triết gia Trần Đức
Thảo đã ghi dấu ấn quan trọng đến tinh
thần của cả thế hệ tri thức sinh viên Pháp
những năm 1950. Không phải ngẫu nhiên

nguon tai.lieu . vn