Xem mẫu

  1. Chương 3 Sự hình thành và phát triển tâm lí, ý thức Câu 1. Sự nảy sinh tâm lí về phương diện loài gắn liền với: A. Sinh vật chưa có hệ thần kinh; B. Sinh vật có hệ thần kinh lưới; C. Sinh vật có hệ thần kinh mấu; D. Sinh vật có hệ thần kinh ống. Câu 2. Sự hình thành và phát triển tâm lí về phương diện loài gắn với sự phát triển của động vật về: A. Cấu tạo chức năng của hệ thần kinh. B. Trọng luợng. C. Cấu trúc cơ thể. D. Cả A, B và C. Câu 3. Một động vật có khả năng đáp lại những kích thích ảnh huởng trực tiếp và cả kích thích ảnh huởng gián tiếp đến sự tồn tại của cơ thể thì động vật đó đang ở giai đoạn: A. Tính chịu kích thích. B. Cảm giác. C. Tri giác D. Tư duy Câu 4. Động vật nào bắt đầu xuất hiện tri giác? A. Động vật nguyên sinh. B. Động vật không xương sống. C. Cá. D. Thú. Câu 5. Loài động vật nào trong các động vật sau bắt đầu thời kì kĩ xảo theo quá trình tiến hoá chủng loại? A. Côn trùng. B. Lớp cá. C. Vuợn nguời. D. Loài nguời. Câu 6. Về phuơng diện loài, động vật ở thời kì tri giác thì: A. Không có cảm giác và tư duy. B. Chỉ có tri giác. C. Dự phát triển tâm lí cao nhất là tri giác. D. Có tri giác và tư duy. Câu 7. Tính chịu kích thích là tiêu chuẩn xác định sự nẩy sinh tâm lí về phương diện: A. Cá thể con người; B. Loài người; C. Cả A và B; D. Động vật. Câu 8. Tính chịu kích thích là khả năng đáp lại các tác động của ngoại giới ảnh hưởng: A. Gián tiếp; B. Trực tiếp; C. Cả A và B; 1
  2. D. Không chịu tác động nào cả. Câu 9. Động vật chưa có hệ thần kinh thì có khả năng: A. Tính nhạy cảm; B. Tính chịu kích thích; C. Bắt đầu xuất hiện tri giác; D. Khả năng tư duy bắt đầu xuất hiện. Câu 10. Động vật có hệ thần kinh ống thì có khả năng: A. Tính nhạy cảm; B. Tính chịu kích thích; C. Bắt đầu xuất hiện tri giác; D. Khả năng tư duy bắt đầu xuất hiện. Câu 11. Động vật có hệ thần kinh mấu thì có khả năng: A. Tính nhạy cảm; B. Tính chịu kích thích; C. Bắt đầu xuất hiện tri giác; D. Khả năng tư duy bắt đầu xuất hiện. Câu 12. Động vật có hệ thần kinh với vỏ não phát triển thì có khả năng: A. Tính nhạy cảm; B. Tính chịu kích thích; C. Bắt đầu xuất hiện tri giác; D. Khả năng tư duy bắt đầu xuất hiện. Câu 13. Khả năng nào của động vật là cơ sở của sự nảy sinh phản ánh tâm lí? A. Tính nhạy cảm; B. Tính chịu kích thích; C. Bắt đầu xuất hiện tri giác; D. Khả năng tư duy bắt đầu xuất hiện. Câu 14. Khả năng nào của động vật là mầm mống đầu tiên của hiện tượng tâm lí? A. Tính nhạy cảm; B. Tính chịu kích thích; C. Bắt đầu xuất hiện tri giác; D. Khả năng tư duy bắt đầu xuất hiện. Câu 15. Thời kì cảm giác là thời kì đầu của sự phản ánh tâm lí với đặc trưng là cơ thể có khả năng đáp lại từng kích thích riêng lẻ. Cảm giác bắt đầu xuất hiện ở động vật: A. Có xương sống; B. Không xương sống; C. Chưa có hệ thần kinh; D. Cả A và B. Câu 16. Trong lịch sử tiến hoá, bản năng bắt đầu từ loài côn trùng. Bản năng là: A. Hành vi tự tạo của cá thể; B. Hành vi bẩm sinh; C. Hành vi trí tuệ; D. Cả A, B, C. Câu 17. Theo mức độ phản ánh thì tâm lí của loài người đã trải qua ba thời kì: A. Bản năng – kĩ xảo – trí tuệ; 2
  3. B. Cảm giác – tri giác – tư duy; C. Cảm giác – tri giác – kĩ xảo; D. Cảm giác – kĩ xảo – trí tuệ. Câu 18. Theo nguồn gốc nảy sinh của hành vi thì tâm lí của loài người đã trải qua ba thời kì: A. Bản năng – kĩ xảo – trí tuệ; B. Cảm giác – tri giác – tư duy; C. Cảm giác – tri giác – kĩ xảo; D. Cảm giác – kĩ xảo – trí tuệ. Câu 19. Nguyên nhân của sự phát triển tâm lí về phương diện cá thể là: A. Sự tăng lên về số luợng, mức độ phức tạp của chức năng tâm lí vốn có từ nhỏ theo con đuờng tự phát. B. Do môi truờng sống của cá nhân quy định. C. Sự tác động qua lại giữa di truyền và môi truờng quyết định trực tiếp sự phát triển. D. Sự phát triển của những hoạt động thực tiễn mà cá nhân tiến hành. Câu 20. Sự phát triển tâm lí về phương diện cá thể là quá trình biến đổi liên tục: A. Về số lượng các hiện tượng tâm lí trong đời sống cá thể đó; B. Về chất lượng các hiện tượng tâm lí trong đời sống cá thể đó; C. Từ cấp độ này sang cấp độ khác; D. Cả A, B và C. Câu 21. Sự phát triển tâm lí của con người gắn liền với sự phát triển của: A. Con người; B. Hoạt động của con người; C. Xã hội; D. Cả A và C. Câu 22. Trong tâm lí học hoạt động, khi phân chia các giai đoạn lứa tuổi trong quá trình phát triển cá nhân, ta thường căn cứ vào: A. Các hoạt động mà cá nhân tham gia; B. Những phát triển đột biến tâm lí trong từng thời kì; C. Hoạt động chủ đạo của giai đoạn đó; D. Tuổi đời của cá nhân. Câu 23. Trong các ý dưới đây, ý nào không phải là đặc điểm của hoạt động chủ đạo? A. Hoạt động mà trong đó làm nảy sinh và diễn ra sự phát triển các dạng hoạt động mới; B. Hoạt động mà cá nhân hứng thú và dành nhiều thời gian cho nó trong một giai đoạn phát triển nhất định; C. Hoạt động mà sự phát triển của nó quy định những biến đổi chủ yếu trong tâm lí và nhân cách của cá nhân ở mỗi giai đoạn phát triển nhất định; D. Hoạt động mà trong đó các quá trình, các thuộc tính tâm lí được hình thành hay được tổ chức lại. Câu 24. Hoạt động chủ đạo có tác dụng như thế nào đối với sự hình thành những nét căn bản và đặc trưng cho giai đoạn hoặc thời kì lứa tuổi? A. Quan trọng; B. Quyết định; 3
  4. C. To lớn; D. Nhất định. Câu 25. Tuổi sơ sinh tương ứng với dạng hoạt động chủ đạo nào? A. Hoạt động vui chơi; B. Hoạt động giao lưu cảm xúc trực tiếp với người lớn; C. Hoạt động lao động và hoạt động xã hội; D. Hoạt động học tập. Câu 26. Tuổi mẫu giáo tương ứng với dạng hoạt động chủ đạo nào? A. Hoạt động vui chơi; B. Hoạt động giao lưu cảm xúc trực tiếp với người lớn; C. Hoạt động lao động và hoạt động xã hội; D. Hoạt động học tập. Câu 27. Tuổi nhi đồng tương ứng với dạng hoạt động chủ đạo nào? A. Hoạt động vui chơi; B. Hoạt động giao lưu cảm xúc trực tiếp với người lớn; C. Hoạt động lao động và hoạt động xã hội; D. Hoạt động học tập. Câu 28. Tuổi trưởng thành tương ứng với dạng hoạt động chủ đạo nào? A. Hoạt động vui chơi; B. Hoạt động giao lưu cảm xúc trực tiếp với người lớn; C. Hoạt động lao động và hoạt động xã hội; D. Hoạt động học tập. Câu 29. Một quá trình tác động nào đó tạo ra trong não một hình ảnh tâm lí. Nhờ ngôn ngữ hình ảnh tâm lí đó được phản ánh lại. Quá trình phản ánh cấp 2 như vậy gọi là ý thức. Vì thế có thể gọi ý thức là: A. Nhận thức của nhận thức; B. Phản ánh của phản ánh; C. Hình ảnh của hình ảnh; D. Cả A, B, C. Câu 30. Ý thức là hình thức phản ánh: A. Tâm lí cao nhất; B. Bằng ngôn ngữ; C. Của phản ánh; D. Cả A, B, C. Câu 31. Ý thức có ở: A. Động vật; B. Con người và động vật; C. Con người và động vật bậc cao; D. Con người. Câu 32. Ý thức bao gồm ba thành phần: A. Nhận thức – tình cảm – hành động; B. Nhận thức – thái độ - hành động ý chí; C. Nhận thức – thái độ - năng động; D. Nhận thức – thái độ - tình cảm. 4
  5. Câu 33. Ý thức thể hiện: A. Năng lực nhận thức cao nhất của con người về thế giới; B. Thái độ của con người đối với thế giới; C. Năng lực điều khiển, điều chỉnh hành vi của con người; D. Cả A, B, C. Câu 34. Câu nói của C.Mac và F.Ănghen là đề cập đến thuộc tính cơ bản nào của ý thức: “Ý thức tồn tại đối với tôi là tồn tại một thái độ nào đó đối với sự vật này hay sự vật khác, động vật không biết tỏ thái độ đối với sự vật nào cả…”? A. Năng lực nhận thức cao nhất của con người về thế giới; B. Thái độ của con người đối với thế giới; C. Năng lực điều khiển, điều chỉnh hành vi của con người; D. Cả A, B, C. Câu 35. Các mặt cơ bản tham gia vào trong cấu trúc của ý thức bao gồm: A. Mặt nhận thức; B. Mặt thái độ; C. Mặt năng động; D. Cả A, B và C. Câu 36. Mặt nào trong thành phần cấu trúc của ý thức đem lại cho con người sự hiểu biết bản chất, khái quát về thế giới khách quan? A. Mặt nhận thức cảm tính; B. Mặt nhận thức lí tính; C. Mặt năng động; D. Cả A, B và C. Câu 37. Nội dung nào duới đây không thuộc cấu trúc của ý thức cá nhân? A. Mặt nhận thức của ý thức. B. Mặt thái độ của ý thức. C. Mặt cơ động của ý thức. D. Mặt năng động của ý thức. Câu 38. Nội dung nào duới đây không phải là thuộc tính cơ bản của ý thức? A. Ý thức thể hiện năng lực nhận thức cao nhất của con nguời về thế giới. B. Ý thức thể hiện thái độ của con nguời đối với thế giới. C. Ý thức thể hiện mặt cơ động của con nguời đối với thế giới. D. Ý thức thể hiện năng lực điều khiển, điều chỉnh hành vi cá nhân. Câu 39. Về phuơng diện loài, ý thức con nguời đuợc hình thành nhờ: A. Lao động, ngôn ngữ. B. Tiếp thu nền văn hoá xã hội. C. Tự nhận thức, tự đánh giá, tự giáo dục. D. Cả A, B và C. Câu 40. Nhân tố quyết định tạo nên ý thức con người là: A. Hoạt động; B. Lao động, C. Lao động, ngôn ngữ; D. Cả A và B Câu 41. Nội dung nào duới đây không thể hiện rõ con đuờng hình thành ý thức cá nhân? 5
  6. A. Ý thức đuợc hình thành bằng con đuờng tác động của môi truờng sống đến nhận thức của cá nhân. B. Ý thức đuợc hình thành và biểu hiện trong hoạt động và trong giao tiép với nguời khác, với xã hội. C. Ý thức đuợc hình thành bằng con đuờng tiếp thu nền văn hoá xã hội, ý thức xã hội. D. Ý thức cá nhân đuợc hình thành bằng con đuờng tự nhận thức, tự đánh giá, tự phân tích hành vi của bản thân. Câu 42. Luận điểm nào về sự hình thành và phát triển ý thức được thể hiện trong sự kiện sau: Hành vi ứng xử của bạn đối với tôi là tấm gương soi hành vi ứng xử của tôi đối với bạn? A. Ý thức được hình thành trong hoạt động và thể hiện trong sản phẩm hoạt động; B. Ý thức được hình thành trong giao tiếp với người khác, với xã hội; C. Ý thức được hình thành bằng con đường tiếp thu nền văn hoá xã hội; D. Ý thức được hình thành bằng con đường tự nhận thức, tự đánh giá bản thân. Câu 43. Luận điểm nào về sự hình thành và phát triển ý thức được thể hiện trong sự kiện sau: Sách là người thầy tuyệt vời và dễ tính. Nhờ có sách, ta khám phá ra bao điều bí ẩn, lí thú mà cha ông ta dã cất giấu trong đó? A. Ý thức được hình thành trong hoạt động và thể hiện trong sản phẩm hoạt động; B. Ý thức được hình thành trong giao tiếp với người khác, với xã hội; C. Ý thức được hình thành bằng con đường tiếp thu nền văn hoá xã hội; D. Ý thức được hình thành bằng con đường tự nhận thức, tự đánh giá bản thân. Câu 44. Luận điểm nào về sự hình thành và phát triển ý thức được thể hiện trong sự kiện sau: Khi bắt tay vào sáng tạo Robot, cả nhóm ngày càng thấy rõ sức mạng trí tuệ của mỗi người. Khi con Robot được hoàn thành, nó thực sự là kết tinh mọi sức mạnh trong trí tuệ của cả nhóm? A. Ý thức được hình thành trong hoạt động và thể hiện trong sản phẩm hoạt động; B. Ý thức được hình thành trong giao tiếp với người khác, với xã hội; C. Ý thức được hình thành bằng con đường tiếp thu nền văn hoá xã hội; D. Ý thức được hình thành bằng con đường tự nhận thức, tự đánh giá bản thân. Câu 45. Luận điểm nào về sự hình thành và phát triển ý thức được thể hiện trong sự kiện sau: Ngay từ nhỏ, tôi đã học được từ cha mình, trước khi đi ngủ, đêm nào cũng phải trả lời câu hỏi: Hôm nay mình làm được điều gì? Điều gì chưa làm được? Điều gì tốt? Điều gì chưa tốt? Ngày mai sẽ phải làm được việc gì? A. Ý thức được hình thành trong hoạt động và thể hiện trong sản phẩm hoạt động; B. Ý thức được hình thành trong giao tiếp với người khác, với xã hội; C. Ý thức được hình thành bằng con đường tiếp thu nền văn hoá xã hội; D. Ý thức được hình thành bằng con đường tự nhận thức, tự đánh giá bản thân. Câu 46. Tự ý thức là khả năng: A. Tự nhận thức về bản thân; B. Tự xác định thái độ đối với bản thân; C. Tự điều khiển, điều chỉnh, tự hoàn thiện mình; D. Cả A, B, C. Câu 47. Tự ý thức đuợc hiểu là: A. Khả năng tự giáo dục theo một hình thức lí tuởng. 6
  7. B. Tự nhận thức, tự tỏ thái độ và điều khiển hành vi, hoàn thiện bản thân. C. Tự nhận xét, đánh giá nguời khác theo quan điểm của bản thân. D. Cả A, B và C. Đ Câu 48. Tự ý thức bắt đầu hình thành từ: A. Lúc trẻ một tuổi; B. Lúc trẻ lên ba tuổi; C. Lúc trẻ lên bốn tuổi; D. Lúc trẻ bắt đầu vào lớp 1. Câu 49. Những hiện tượng tâm lí mà ở đó ý thức chưa thực hiện được chức năng của mình gọi là: A. Tiềm thức; B. Tự ý thức; C. Vô thức; D. Vô ý thức. Câu 50. Một học sinh bị cô giáo nhắc nhở nhưng vẫn cố tình đi học muộn, đó là một hành vi: A. Tiềm thức; B. Vô ý thức; C. Tự ý thức; D. Vừa tiềm thức vừa có ý thức; Câu 51. Trong tâm lí học, những quan điểm nào về vô thức là đúng? A. Vô thức không điểu khiển hành vi con nguời. B. Vô thức không phải là đối tuợng nghiên cứu của tâm lí học. C. Vô thức chỉ có ở động vật và quyết định đời sống động vật. D. Vô thức vẫn tham gia chi phối hành vi con nguời. Câu 52. Hành vi nào sau đây là hành vi vô thức? A. Lan mở vở trong giờ kiểm tra vì sợ bị điểm kém. B. Vì quá đau đớn, cô ấy bỏ chạy khỏi nhà và cứ đi, đi mãi mà không biết mình đi đâu. C. Dung rất thuơng mẹ, em thuờng giúp mẹ làm việc nhà sau khi học xong. D. Tâm nhìn thấy đèn đỏ nhưng vẫn cố vuợt qua đuờng. Câu 53. Nội dung nào duới đây không thuộc về cấp độ của ý thức? A. Trong hoạt động và trong giao tiếp hàng ngày, Minh luô n luôn biết rõ mình đang nghĩ gì, có thái độ như thế nào và đang làm gì. B. Hôm nay do uống rượu say, Minh đã nói ra nhiều điều tâm sự mà truớc đây chính Minh còn rất mơ hồ. C. Trong hoạt động và trong giao tiếp hàng ngày, Minh biết rõ mình suy nghĩ và hành động không phải vì lợi ích của mình mà vì lợi ích của gia đình, của tập thể, của cộng đồng. D. Khi làm điều gì Minh cũng phân tích cẩn thận, đến khi hiểu rõ mới bắt tay vào làm. Câu 54. Trong các truờng hợp sau đây, truờng hợp nào là hành vi có ý thức? A. Trong cơn say, Chí Phèo chửi trời, chửi đất, chửi mọi nguời, thậm chí chửi cả người sinh ra hắn. B. Minh có tật cứ khi ngồi suy nghĩ là lại rung đùi. C. Trong cơn tức giận, anh đã tát con mà không hiểu đuợc hậu quả tai hại của nó. 7
  8. D. Cuờng luôn đi học muôn, làm mất điểm thi đua của lớp dù bạn đã nhắc nhở nhiều lần. Câu 55. Sự kiện sau thuộc về cấp độ nào của ý thức: Vân đã cân nhắc kĩ càng, cô quyết định thi vào trường Sư phạm Mẫu giáo? A. Chưa ý thức; B. Ý thức; C. Tự ý thức; D. Ý thức nhóm. Câu 56. Sự kiện sau thuộc về cấp độ nào của ý thức: Thấy đã muộn mà Minh - người trực nhật chưa đến. Vân đã trực nhật thay vì sợ lớp mất điểm thi đua? A. Chưa ý thức; B. Ý thức; C. Tự ý thức; D. Ý thức nhóm. Câu 57. Sự kiện sau thuộc về cấp độ nào của ý thức: Một đứa trẻ sinh ra bình thường, khoẻ mạnh thì ngay sau khi sinh đã nắm được vật nào chạm vào lòng bàn tay nó? A. Chưa ý thức; B. Ý thức; C. Tự ý thức; D. Ý thức nhóm. Câu 58. Sự kiện sau thuộc về cấp độ nào của ý thức: Giang nhận thấy nhược điểm của mình chính là chiều cao cơ thể? A. Chưa ý thức; B. Ý thức; C. Tự ý thức; D. Ý thức nhóm. Câu 59. Một số kĩ xảo, thói quen ở con người do được luyện tập đã thành thục, trở thành: A. Bản năng vô thức; B. Tiền ý thức; C. Tâm thế; D. Tiềm thức. Câu 60. “Đôi mắt của mẹ già và đứa con như đau đáu dõi theo cô, làm cô lao động không biết mệt mỏi…”. Sức mạnh tinh thần đó là do: A. Ý thức; B. Tự ý thức; C. Tiềm thức; D. Ý thức nhóm. Câu 61. Tính đa dạng và sức mạnh của ý thức được tăng lên là do: A. Ý thức thống nhất với hoạt động; B. Ý thức được nẩy sinh, hình thành và phát triển trong hoạt động và giao tiếp; C. Các cấp độ của ý thức luôn tác động lẫn nhau, chuyển hoá và bổ sung cho nhau. D. Cả A và B. Câu 62. Chú ý là hiện tượng tâm lí: 8
  9. A. Tồn tại độc lập; B. Không tồn tại độc lập, vì nó luôn phụ thuộc vào một hoạt động tâm lí khác; C. Không tồn tại độc lập mà luôn đi kèm theo một hoạt động tâm lí khác; D. Không tồn tại độc lập mà luôn đi kèm theo một quá trình tâm lí khác. Câu 63. Chú ý là: A. Quá trình tâm lí; B. Thuộc tính tâm lí; C. Trạng thái tâm lí; D. Cả A, B, C. Câu 64. Chú ý: A. Có đối tượng riêng; B. Không có đối tượng riêng, đối tương của nó chính là đối tượng của một hoạt động tâm lí bất kì; C. Không có đối tượng riêng, đối tương của nó chính là đối tượng của hành động tâm lí mà nó đi “kèm”. D. Không có đối tượng riêng, đối tương của nó chính là đối tượng của hoạt động tâm lí mà nó đi “kèm”. Câu 65. Hiện tượng đãng trí “bác học” là nói lên thuộc tính cơ bản nào của chú ý? A. Sự di chuyển chú ý; B. Sự phân phối chú ý; C. Sự bền vững của chú ý; D. Sức tập trung của chú ý. Câu 66. Hiện tượng phân tán chú ý là một thuộc tính ngược lại với: A. Sự di chuyển chú ý; B. Sự phân phối chú ý; C. Sự bền vững của chú ý; D. Sức tập trung của chú ý. Câu 67. Chú ý không chủ định: A. Phụ thuộc vào nhu cầu, động cơ của chủ thể; B. Phụ thuộc vào đặc điểm của vật kích thích; C. Cả A và B; D. Không phụ thuộc vào đâu cả. Câu 68. Chú ý sau chủ định là: A. Sự kết hợp chú ý có chủ định và chú ý không chủ định; B. Chú ý không chủ định chuyển thành chú ý có chủ định; C. Chú ý có chủ định sau một thời gian dài sẽ tự động chuyển thành; D. Chú ý có chủ định, nhưng không đòi hỏi sự căng thảng của ý chí. Câu 69. Chú ý có chủ định phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố nào duới đây? A. Độ mới lạ của vật kích thích. B. Cường độ của vật kích thích. C. Sự trái nguợc giữa sự vật và bối cảnh xung quanh. D. Ý thức, xu huớng và tình cảm cá nhân. Câu 70. Chú ý không chủ định phụ thuộc nhiều nhất vào: A. Đặc điểm vật kích thích. 9
  10. B. Xu huớng cá nhân. C. Mục đích hoạt động. D. Tình cảm của cá nhân. Câu 71. Đặc điểm nào thuộc về sự phân phối và chú ý? A. Có khả năng di chuyển chú ý từ đối tuợng này sang đối tuợng khác. B. Cùng một lúc chú ý đầy đủ, rõ ràng đến nhiều đối tuợng hoặc nhiều hoạt động. C. Chú ý lâu dài vào đối tuợng. D. Chú ý sâu vào một đối tuợng để phản ánh tốt hơn đối tuợng đó. Câu 72. Đặc điểm chủ yếu để phân biệt chú ý sau chủ định và chú ý có chủ định là: A. Ít căng thẳng nhưng khó duy trì lâu dài. B. Có mục đích, có thể duy trì lâu dài. C. Diễn ra tự nhiên, không chủ định. D. Bắt đầu có mục đích nhưng diễn ra không căng thẳng và có hiệu quả cao. Câu 73. Chú ý có chủ định thể hiện ở sự kiện nào? A. Lớp học ồn ào không nghe cô giáo giảng. Đột nhiên cô giáo giơ một bức tranh khổ to, lập tức cả lớp im lặng; B. Học sinh say sưa nghe giáo viên giảng bài đến mức không ai nhận ra đã hết giờ; C. Có tiếng hô to” Hoan hô, bộ đội đã về”, mọi người nhốn nháo nhìn ra đường; D. Học sinh mật trật tự, giáo viên bắt đầu đặt câu hỏi về nội dung bài học, cả lớp liền trật tự trở lại. Câu 74. Chú ý sau chủ định thể hiện ở sự kiện nào? A. Lớp học ồn ào không nghe cô giáo giảng. Đột nhiên cô giáo giơ một bức tranh khổ to, lập tức cả lớp im lặng; B. Học sinh say sưa nghe giáo viên giảng bài đến mức không ai nhận ra đã hết giờ; C. Có tiếng hô to” Hoan hô, bộ đội đã về”, mọi người nhốn nháo nhìn ra đường; D. Học sinh mật trật tự, giáo viên bắt đầu đặt câu hỏi về nội dung bài học, cả lớp liền trật tự trở lại. Câu 75. Sự kiện sau nói lên thuộc tính nào của chú ý: An mải mê đọc truyện nên không nghe thấy mọi người đang gọi mình? A. Sự di chuyển chú ý; B. Sự phân phối chú ý; C. Sự bền vững của chú ý; D. Sức tập trung của chú ý. Câu 76. Sự kiện sau nói lên thuộc tính nào của chú ý: Vừa học giờ Thể dục xong nên một số học sinh vẫn chưa tập trung vào học Toán ngay được: A. Sự di chuyển chú ý; B. Sự phân phối chú ý; C. Sự bền vững của chú ý; D. Sức tập trung của chú ý. Câu 77. Sự kiện sau nói lên thuộc tính nào của chú ý: Cứ vào phút cuối của giờ học, Nhung lại mệt mỏi không tập trung nghe cô giáo giảng được nữa? A. Sự di chuyển chú ý; B. Sự phân phối chú ý; C. Sự bền vững của chú ý; 10
  11. D. Sức tập trung của chú ý. Câu 78. Sự kiện sau nói lên thuộc tính nào của chú ý: Minh có khả năng vừa vẽ tranh vừa hát mà vẫn nghe và đáp lại những câu pha trò của bạn? A. Sự di chuyển chú ý; B. Sự phân phối chú ý; C. Sự bền vững của chú ý; D. Sức tập trung của chú ý. 11
nguon tai.lieu . vn