Xem mẫu

  1. Phân hiệu đại học Đà Nẵng tại Kon Tum CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN VỀ QUẢN TRỊ DỰ ÁN I. DỰ ÁN (Project) 1. Định nghĩa (Modifine) - Dự án đầu tư là tế bào cơ bản của hoạt động đầu tư. Đó là một tập hợp các biện pháp có căn cứ khoa học và cơ sở pháp lý được đề xuất về các mặt kỹ thuật, công nghệ, tổ chức sản xuất, tài chính, kinh tế và xã hội để làm cơ sở cho việc quyết định bỏ vốn đầu tư với hiệu quả tài chính đem lại cho doanh nghiệp và hiệu quả kinh tế - xã hội đem lại cho quốc gia và xã hội lớn nhất có thể được. - Theo luật đầu tư năm 2005: “Dự án đầu tư là tập hợp các đề xuất bỏ vốn trung và dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định” - Theo Ngân hàng thế giới (WB): “Dự án là tổng thể các chính sách, hoạt động và chi phí liên quan với nhau được hoạch định nhằm đạt được những mục tiêu nào đó trong một thời gian nhất định” - Dự án đầu tư có thể được xem xét từ nhiều góc độ: + Về mặt hình thức: Dự án đầu tư là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết và có hệ thống các hoạt động và chi phí theo một kế hoạch nhằm đ ạt đ ược những kết quả và thực hiện được những mục tiêu nhất định trong tương lai. + Xét trên góc độ quản lý: Dự án đầu tư là một công cụ quản lý việc sử dụng vốn, vật tư lao động, để tạo ra các kết quả tài chính, kinh tế xã hội trong một thời gian dài. + Xét trên góc độ kế hoạch hoá: dự án đầu tư là một công cụ thể hiện kế hoạch chi tiết của một công cuộc đầu tư sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế xã hội, làm tiền đề cho các quyết định đầu tư và tài trợ. Xét góc độ này dự án đầu tư là một hoạt động kinh tế riêng biệt nhỏ nhất trong công tác kế hoạch hoá nền kinh tế nói chung (một đơn vị sản xuất kinh doanh cùng một thời kỳ có thể thực hiện nhiều dự án). + Xét về mặt nội dung: Dự án đầu tư là tổng thể các hoạt động và chi phí cần thiết, được bố trí theo một kế hoạch chặt chẽ với lịch thời gian và địa điểm xác định để tạo mới, mở rộng hoặc cải tạo những cơ sở vật chất nhất định nhằm thực hiện những mục tiêu nhất định trong tương lai. -1-
  2. Phân hiệu đại học Đà Nẵng tại Kon Tum 2. Các đặc tính cơ bản của dự án - Dự án có mục đích, kết quả rõ ràng Tất cả các dự án thành công đều phải có kết quả được xác định rõ ràng như một toà nhà chung cư, một hệ thống mạng cơ quan, một hệ thống mạng cáp truy ền hình…Mỗi dự án bao gồm tập hợp các nhiệm vụ cần thực hiện, mỗi nhiệm vụ cụ thể này khi thực hiện sẽ thu được kết quả độc lập và tập hợp các kết quả đó tạo thành kết quả chung của dự án. Các kết quả này có thể theo dõi, đánh giá bằng hệ thống các tiêu chí rõ ràng. Nói cách khác, dự án bao gồm nhiều hợp phần khác nhau được quản lý, thực hiện trên cơ sở đảm bảo thống nhất các chỉ tiêu về thời gian, nguồn lực (chi phí) và chất lượng. Để đảm bảo cho mọi công cuộc đầu tư được tiến hành thuận lợi, đạt được mục tiêu mong muốn, đem lại hiệu quả kinh tế xã hội cao thì trước khi bỏ vốn phải làm tốt công tác chuẩn bị. Có nghĩa là phải xem xét, tính toán toàn diện các khía cạnh thị trường, kinh tế kỹ thuật tài chính, điều kiện tự nhiên, môi trường xã hội, pháp lý… có liên quan đến quá trình thực hiện đầu tư đến sự phát huy tác dụng và hiệu quả đạt được của công cuộc đầu tư: Phải dự đoán được các yếu tố bất định (sẽ xảy ra trong quá trình kể từ khi thực hiện đầu tư cho đến khi kết thức hoạt động của dự án) có ảnh hưởng đến sự thành bại của công cuộc đ ầu t ư. Mọi sự xem xét, tình toán và chuẩn bị này được thể hiện trong việc soạn thảo các dự án đầu tư (lập dự án đầu tư), có nghĩa là đầu tư phải được thực hiện theo một dự án đã được soạn thảo với chất lượng tốt. - Thời gian tồn tại của dự án có tính hữu hạn: Dự án là một sự sáng tạo Giống như các thực thể sống, dự án cũng trải qua các giai đoạn: Hình thành, phát triển và kết thúc hoàn thành. Nó không kéo dài mãi mãi, khi dự án kết thúc hoàn thành, kết quả dự án được chuyển giao, đưa vào khai thác sử dụng, tổ chức dự án giải tán. - Sản phẩm, kết quả của dự án mang tính độc đáo, mới lạ Khác với các quá trình sản xuất liên tục, có tính dây chuyền, lặp đi lặp lại, kết quả của dự án không phải là sản phẩm sản xuất hàng loạt, mà có tính mới, thể hiện sức sáng tạo của con người. Do đó, sản phẩm và dịch vụ thu được từ dự án là duy nhất, hầu như khác biệt so với các sản phẩm cùng loại. Tuy nhiên, trong nhiều dự án, tính duy nhất thường khó nhận ra. Vì vậy, mỗi dự án cần phải tạo ra những giá trị -2-
  3. Phân hiệu đại học Đà Nẵng tại Kon Tum mới chẳng hạn thiết kế khác nhau, môi trường triển khai khác nhau, đối tượng sử dụng khác nhau…Từ đó cho thấy nếu 2 dự án hoàn toàn giống nhau và không tạo được giá trị nào mới, nó thể hiện có sự đầu tư trùng lặp, gây lãng phí, đây là tình trạng phổ biến của các dự án nói chung - Dự án liên quan đến nhiều bên Dự án nào cũng có sự tham gia của nhiều bên hữu quan như nhà tài trợ (chủ đầu tư), khách hàng (đơn vị thụ hưởng), các nhà tư vấn, nhà thầu (đơn vị thi công, xây dựng) và trong nhiều trường hợp có cả cơ quan quản lý nhà nước đối với các dự án sử dụng nguồn vốn có nguồn gốc từ ngân sách nhà nước. Tuỳ theo tính chất c ủa d ự án và yêu cầu của nhà tài trợ mà sự tham gia của các thành phần trên có sự khác nhau. Để thực hiện thành công mục tiêu của dự án, các nhà quản lý dự án cần duy trì thường xuyên mối quan hệ với các bộ phận quản lý khác. - Dự án thường diễn ra trong một môi trường hoạt động phức tạp + Với nhiều mục đích, đòi hỏi sự khác biệt và đôi khi trái ngược nhau + Có mối liên hệ đa dạng và phức tạp + Chứa đựng nhiều tính bất ổn, gặp nhiều rủi ro + Luôn tồn tại mâu thuẫn và sự căng thẳng 3. Phân biệt chương trình – dự án – nhiệm vụ - Chương trình là một kế hoạch dài hạn bao gồm nhiều dự án Ví dụ chương trình phát triển nông nghiệp của quốc gia bao gồm các dự án như nghiên cứu giống cây trồng vật nuôi, thủy lợi, chăn nuôi gia súc gia cầm, chế bi ến các sản phẩm từ nguyên liệu nông nghiệp - Dự án là một quá trình bao gồm công tác, nhiệm vụ có liên quan với nhau được thực hiện nhằm đạt được mục tiêu đã đề ra trong điều kiện ràng buộc về ngân sách, thời gian và nguồn lực - Nhiệm vụ là những nỗ lực trong ngắn hạn (ngày, tuần, tháng…) được thực hiện bởi một cá nhân hay một nhóm người, một tổ chức nào đó. Các nhiệm vụ này có liên quan với nhau để thực hiện một dự án So sánh dự án với công việc thường nhật DỰ ÁN CÔNG VIỆC THƯỜNG NGÀY Điều ngoại lệ của các chức năng thông Được định rõ trong hoạt động của phòng thường ban -3-
  4. Phân hiệu đại học Đà Nẵng tại Kon Tum Các hoạt động liên quan chặt chẽ với Các hoạt động không hoặc ít liên quan nhau Mục tiêu và thời hạn cuối cùng cụ thể Mục tiêu và thời hạn cuối cùng không cụ thể Kết quả mong muốn được định rõ Kết quả mong muốn không được định rõ ... ... Sự khác nhau giữa quản lý sản xuất và quản lý dự án Quản lý sản xuất Quản lý dự án Nhiệm vụ có tính lặp lại liên tục Nhiệm vụ không có tính lặp lại liên tục mà có tính chất mới mẻ. Tỷ lệ sử dụng nguồn lực thấp Tỷ lệ sử dụng nguồn lực cao Sản xuất hàng loạt Sản xuất đơn chiếc Thời gian tồn tại của các công ty là lâu dài Thời gian tồn tại của dự án có giới hạn Các số liệu thống kê sẵn có và hữu ích đốiCác số liệu thống kê được sử dụng hạn với việc ra quyết định chế trong quản lý dự án. Không quá tốn kém khi chuộc lại lỗi lầm Phải trả giá đắt cho các quyết định sai lầm Tổ chức theo tổ nhóm là hình thức phổ Nhân sự mới cho mỗi dự án biến Trách nhiệm rõ ràng và được điều chỉnh Phân chia trách nhiệm thay đổi tuỳ thuộc qua thời gian vào tính chất của từng dự án Môi trường làm việc tương đối ổn định Môi trường làm việc thường xuyên thay đổi 4. Các sơ đồ phân loại dự án 4.1 Sơ đồ nhận dạng các loại dự án - Dự án xã hội: Là các dự án cải tổ hệ thống chế độ như bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, an ninh, trật tự cho tất cả các tầng lớp dân cư, xóa đói giảm nghèo, khắc phục hậu quả thiên tai… - Dự án kinh tế: Là các dự án về cổ phần hóa doanh nghiệp, tổ chức hệ thống đấu thầu bán đấu giá các loại tài sản, xây dựng hệ thống thuế mới, phát triển ngành nghề mới… - Dự án tổ chức: Là các dự án về cải tổ quản lý, cải cách hành chính, t ổ ch ức các hội nghị quốc tế, đổi mới hoặc thành lập các tổ chức xã hội, các hội nghề nghiệp… -4-
  5. Phân hiệu đại học Đà Nẵng tại Kon Tum - Dự án nghiên cứu và phát triển: Là các dự án nghiên cứu và sản xuất s ản phẩm mới, các kết cấu xây dựng mới, xây dựng các chương trình phần mềm tự động hóa, phần mềm ứng dụng… - Dự án đầu tư xây dựng: Là các công trình dân dụng, công trình công nghiệp, công trình công cộng và cơ sở hạ tầng… 4.2 Phân loại cơ bản các dự án trong điều kiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế Tập hợp các dự án trong điều kiện đổi mới nền kinh tế Siêu dự án Đa dự án DA thông thường 4.3 Sơ đồ phân loại siêu dự án Các chương trình tổ chức tổng thể Các loại hình cơ bản Thành lập các tổ chức Cải tổ tổ chức Thiết kế hệ thống DN mới, các chiến lược quản lý và chiến quản lý các dự án phát triển kinh doanh lược phát triển trong nội bộ doanh nghiệp Các tổ chức doanh nghiệp hiện hữu trong dịch chuyển cơ cấu kinh tế Tổ Công nghệ Xã Kinh Các hội tế chức dự án thông tin 4.4 Đa dự án Các chương trình tổ hợp, phức hợp và chuyên ngành Quốc tế Quốc gia Miền vùng Địa phương Liên ngành Xã hội Kinh tế Tổ chức Kỹ thuật Hỗn hợp -5-
  6. Phân hiệu đại học Đà Nẵng tại Kon Tum 4.5 Sơ đồ phân loại dự án thông thường Dự án thông thường Kiểu dự án Kỹ Thuật Tổ chức Kinh tế Xã hội Hỗn hợp Loại hình dự án Đầu tư Đổi mới Nghiên cứu và Giáo dục và Tổ hợp phát triển đào tạo 5. Vòng đời dự án Tất cả chúng ta đều trải qua tuổi già – tuổi dậy thì – tuổi trưởng thành – và cái chết lúc này hay lúc khác Với dự án bao giờ cũng vậy, cũng có điểm khởi đầu và kết thúc. Quá trình này được chia thành bốn giai đoạn: Ý định về dự án đầu tư Kết thúc Giai đoạn DA. Ý khởi đầu định về dự án mới Giai đoạn Giai đoạn thực hiện hoạch dự án định -6-
  7. Phân hiệu đại học Đà Nẵng tại Kon Tum ĐẦU VÀO ĐẦU RA Giai đoạn 1 Ý TƯỞNG Xác định TUYÊN BỐ KHỞI SỰ DỰ DỰ ÁN DA LÀM CÁI GÌ? ÁN Giai đoạn 2 Xác định KẾ HOẠCH LẬP KẾ DỰ ÁN LÀM NHƯ THẾ DỰ ÁN HOẠCH NÀO Thực hiện Giai đoạn 3 KẾ HOẠCH Kiểm tra, giám KẾT QuẢ TRIỂN KHAI DỰ ÁN sát ánh giá Điều chỉnh … Nghiệm thu, Bàn giao Giai đoạn 4 Rút kinh KẾT QUẢ BÁO CÁO KẾT THÚC nghiệm, bài học, Giải quyết sau DA - Giai đoạn khởi đầu: Nhu cầu được xác định và được mô tả, các nhóm tham gia làm việc được xác định, đội bắt đầu hình thành. Các vấn đề có tính khả thi (có thể thực hiện dự án không?) và sự chứng minh (có nên thực hiện dự án không?) đ ược giải quyết - Giai đoạn hoạch định: Đề ra chiến lược sản xuất bắt đầu bằng việc định nghĩa các phần tử công việc bắt buộc và trình tự tốt nhất để thực hiện chúng - Giai đoạn thực hiện dự án: Mọi công việc đã quy định được thực hiện dưới sự giám sát chặt chẽ của nhà quản trị dự án như tiến độ thực hiện công việc, các điều chỉnh, chất lượng và các mục tiêu đạt được so với dự kiến ban đầu - Giai đoạn kết thúc dự án: Tập trung vào việc xác minh dự án dự án đã hoặc sẽ đáp ứng nhu cầu ban đầu như thế nào? Về mặt lý tưởng kết quả cuối cùng của giai đoạn này là bàn giao dự án cho khách hàng. Khách hàng chấp nhận và sử dụng thành phẩm bàn giao, giải phóng nguồn lực, đánh giá và rút ra bài học 6. Môi trường dự án Quá trình thực hiện dự án diễn ra trong một môi trường luôn luôn có sự thay đổi khó lường và vì thế nó ảnh hưởng đến dự án. Quá trình tác động của các yếu tố môi trường đến dự án được biểu diễn qua sơ đồ sau: -7-
  8. Phân hiệu đại học Đà Nẵng tại Kon Tum Trong đó: X là các yếu tố đầu vào Y : Là các yếu tố đầu ra Z: Các yếu tố tác động của môi trường 7. Tiêu chuẩn thành công của dự án 7.1 Định nghĩa về sự thành công của dự án Định nghĩa về sự thành công của dự án là một điều hiễn nhiên và rất quan trọng. Tuy nhiên mỗi tổ chức lại có những gốc độ nhìn nhận khác nhau về các nội dung trọng yếu trong các kết quả của dự án, vì vậy có nhiều dự án được đ ưa ra. Nhưng nếu chúng ta xem xét nhiều cách khác nhau với các dự án thành công chúng ta sẽ dễ dàng nhận thấy thành công của dự án tồn tại trên 4 cấp . Và bất kỳ các giá trị cụ thể nào được dùng để định lượng sự thành công hay thất bại của dự án nguyên tắc vẫn không thay đổi - Cấp 1: Đáp ứng các đích của dự án. Ở cấp này câu hỏi được đặt ra là dự án có đáp ứng được các đích ban đầu về chi phí, lịch biểu, chất l ượng và công năng hay không? - Cấp 2: Hiệu năng của dự án – dự án được quản lý tốt đến mức nào? Nếu dự án đáp ứng được các đích của nó song các nhóm khác hàng, đội dự án, hoặc những người khác bị tác động ngược lại thì tất yếu dự án không được coi là thành công. Hiệu năng của dự án có thể được ước tính nhờ dùng các quy chuẩn sau: + Mức độ phân hóa đối với các hoạt động của khách hàng + Các tài nguyên được sử dụng hiệu quả tới mức nao? + Lượng tăng trưởng và phát triển của các thành viên trong đội dự án + Các mâu thuẫn đã được quản lý hiệu quả đến mức nào? + Chi phí cho các chức năng quản trị dự án -8-
  9. Phân hiệu đại học Đà Nẵng tại Kon Tum - Cấp 3: Tiện ích của khách hàng hoặc người sử dụng. Ước tính sự thành công của cấp này được trả lời theo các câu hỏi sau: + Vấn đề ban đầu có được giải quyết hay không? + Sự gia tăng có thể xác minh: Doanh thu, thu nhập, lợi nhuận.. + Có tiết kiệm được khoản tiền như dự kiến hay không? + Thực tế khách hàng có đang sử dụng sản phẩm hay không? - Cấp 4: Cải tiến tổ chức, tức là tổ chức có học được gì từ dự án không đối với công tác của mình 7.2 Những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực hiện thành công của dự án Một dự án có thực hiện thành công hay không thường tùy thuộc vào nhiều yếu tố then chốt đó là năng lực cá nhân và tổ chức, môi trường có thể (sự ủng hộ của các nhà quản lý cao cấp và các thành viên quan trọng khác có liên quan đ ến d ự án), s ự mong muốn (hiểu biết, thái độ, lợi ích…) tất cả những điều đó được thể hiện một cách chi tiết và cụ thể như: + Mục tiêu của dự án có được xác định rõ ràng, có được hiểu một cách thấu đáo và cặn kẽ hay không? Có nhận được sự cam kết cho việc thực hiện dự án không? + Thiết kế dự án có đầy đủ và phù hợp với thực hiện dự án không? + Nhà quản lý và các thành viện dự án + Lịch trình thực hiện dự án + Sự ửng hộ của các nhà quản trị ở cấp cao nhất + Phân phối nguồn lực: đúng, đủ và kịp thời theo yêu cầu + Các kênh cung cấp thông tin trong quá trình triển khai dự án + Cơ chế và các nguyên tắc kiểm soát dự án + Khả năng xử lý các sự cố xảy ra + Phản ứng trước các yêu cầu của khách hàng 7.3 Các nguyên nhân dẫn đến sự thất bại của dự án - Không có sự liên kết chặt chẽ giữa các bên có liên quan đến dự án - Không xác định được nhu cầu thực của dự tức không xác định được đúng vấn đề cần giải quyết - Không chỉ ra được sự khác biệt giữa mục tiêu cụ thể và phương thức tiến đến mục tiêu đó -9-
  10. Phân hiệu đại học Đà Nẵng tại Kon Tum - Phân tích không đầy đủ tư tưởng của dự án trước khi quyết định chuyển sang giai đoạn nghiên cứu khả thi - Dự án không nằm trong sự hỗ trợ hợp lý của các cơ quan có liên quan QUẢN TRỊ DỰ ÁN (project management) II. 1. Định nghĩa Quản trị dự án là hoạt động quản trị quá trình hình thành, triển khai và kết thúc dự án trong một môi trường hoạt động nhất định với không gian và thời gian xác định 2. Thực chất - Thực chất quản trị dự án được thực hiện bởi quản trị gia dự án (project manager) trong một doanh nghiệp hoặc một tổ chức - Hoạt động quản trị bao gồm + Hoạt động kiểm tra: So sánh, đánh giá và kết luận về kết quả các quá trình hoạt động trong dự án + Hoạt động giám sát: Theo dõi, uốn nắn và điều chỉnh sự vận động của các hoạt động trong dự án - Được thực hiện bởi các biện pháp quản trị bao gồm: + Thu thập đầy đủ các thông tin quản trị + Ra quyết định quản trị kịp thời, chính xác, hợp lý trên cơ sở các thông tin được xác định. 3. Lịch sử quản trị dự án 3.1 Thời kỳ cổ đại - Vườn treo Babylon - Kim Tự tháp Ai Cập (riêng kim tự tháp CHEOPS có thời gian xây dựng là 20 năm, cao 138 -227 m, sử dụng 2 tỷ m3 đá xây dựng. 3.2 Thời kỳ cận đại - 1650: Xuất hiện Trưởng dự án điều hành công việc của các thợ thủ công - 1700: Chức danh kiến trúc sư ra đời, nhận và quản trị việc xây dựng - 1800: Nhà thầu ra đời để điều hành việc xây dựng, kiến trúc sư thiết kế và giám sát xây dựng - 1850: Các kinh tế chuyên gia ngành xây dựng xuất hiện, kỹ sư thiết kế cơ khí ra đời. - 10 -
  11. Phân hiệu đại học Đà Nẵng tại Kon Tum 3.3 Thời kỳ hiện đại - Dự án Manhttan (thập niên 30 -40): Nghiên cứu chế tạo bom nguyên tử ở Mỹ - 1957: Vệ tinh nhân tạo đầu tiên của loài người (Liên xô cũ) phóng lên quỹ đạo trái đất - 1961: Phi hành gia vũ trụ đầu tiên của loài người (Liên xô cũ) bay vào vũ trụ - Dự án Apollo (thập niên 60 -70) + Mục tiêu: Phát triển kỹ thuật vũ trụ, chạy đua vũ trang với Liên xô cũ + Mục đích: Đưa con người đặt chân lên mặt trăng rồi lại đ ưa về trái đ ất an toàn + Thời hạn: Hoàn thành trước năm 1970 + Nguồn lực: 20.000 tổ chức (viện nghiên cứu trường đại học, phòng thí nghiệm, các doanh nghiệp…) - Dự án Euro Tunnel giữa Anh và Pháp + Mục tiêu: • Giảm thời gian đi lại từ lục địa Châu Âu đến đảo quốc Anh; • Phát triển kỹ thuật giao thông đường sắc dưới đáy biển + Mục đích: • Hiện thực hóa ý tưởng dự án giữa hai nước từ thế kỹ 17; • Làm một đường hầm cho xe lửa chạy qua, xuyên biển Manche giữa Anh và Pháp + Thời gian: • Ký hiệp định giữa hai chính phủ Anh – Pháp năm 1985; • Khởi công xây dựng tháng 12 – 1987, hoàn thành 28-6-1994; • Chi phí: Dự toán (50 tỷ France Pháp), quyết toán (100 tỷ France Pháp) - Dự án sản xuất máy bay Boeing 777 + Mục tiêu: • Giúp công ty Boeing giữ vị trí hàng đầu thế giới trong sản xuất máy bay phản lực hành khách đường dài; • Cạnh tranh với máy bay chở khách kiểu mới của liên minh Châu Âu A340 3.4 Quản trị dự án tại Việt Nam - 11 -
  12. Phân hiệu đại học Đà Nẵng tại Kon Tum Dự án nhà máy thủy điện Hòa Bình 3.4.1 - Dự án Nhà máy thủy điện Hòa Bình + Mục tiêu: Điện khí hóa đất nước + Mục đích: • Bổ sung nguồn điện cho phía Bắc còn thiếu, trong thập niên 80; • Xây dựng một thủy điện có tầm cỡ số 1 ở Đông Nam Á + Thời hạn: • Ý tưởng hình thành dự án (Thập niên 80): Khởi công xây dựng năm 1983; • Phát điện tổ máy đầu tiên năm 1987 Dự án đường dây tải điện xuyên Việt 500 KV 3.4.2 - Dự án Đường dây tải điện xuyên Việt 500KV + Mục tiêu: • Đẩy mạnh công cuộc điện khí hóa, xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật; • Góp phần quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa đất nước; • Nâng cao chỉ tiêu KWh điện người/năm + Mục đích: • Chuyển tải nguồn điện từ Bắc vào Nam, khoảng 3 – 4 tỷ KWh/năm; • Giải quyết một phần nạn thiếu điện ở các tỉnh Miền Trung, Tây Nguyên và Miền Nam + Nhiệm vụ: • Dựng 3436 trụ điện, trải qua 13 tỉnh thành phố; • Kéo dài đường dây dài 1497 km, xuất phát từ nhà máy thủy điện Hòa Bình tới trạm biến áp 500KV, Phú Lâm, thành phố HCM; • Xây 4 trạm biến thế điện và 1 trạm bù trên toàn tuyến • Xây dựng Trung tâm điều độ quốc gia để Điều hành lưới điện toàn quốc - 12 -
  13. Phân hiệu đại học Đà Nẵng tại Kon Tum • Bảo đảm công suất chuyển tải trên đường dây: Khoảng 600- 800 MW + Thời hạn: • Ngày 25-2-1992 Thủ tướng Chính phủ ký duyệt dự án • Sau 15 ngày khởi công • Sau 800 ngày Hoàn thành công trình + Chi Phí: • Vốn đầu tư 600 triệu USD • Nhân lực: Huy động 20000 cán bộ, kỹ sư, công nhân, chiến sỹ… • Tổ chức: Được thực hiện bởi 4 Công ty xây lắp 1,2, 3, 4 thuộc Bộ năng lượng cũ (nay là Bộ công thương phân Công theo 4 công đoạn như sau): • Công ty xây lắp 1: Thi công từ Nhà máy Thủy điện Hòa Bình đến Vinh • Công ty xây lắp 4: Thi công từ Vinh đến Pleiku • Công ty xây lắp 3: Thi công từ Pleiku đến Buôn Ma Thuộc • Công ty xây lắp 2: Thi công từ Buôn Ma Thuộc đến trạm biến áp Phú Lâm, Thành phố HCM • Trợ giúp kỹ thuật của nước ngoài: Gồm 2 Công ty: NIPPON KOE, PPI/SECVI (Úc) Làm tư vấn cho công tác nghiên cứu tiền khả thi, nghiên cứu khả thi, thiết kế kỹ thuật, thi công xây dựng, nghiệm thu khi hoàn công và theo dõi vận hành trong giai đoạn đầu 4. Mục tiêu của quản trị dự án 4.1 Các mục tiêu thành phần Có 3 mục tiêu thành phần cơ bản của quản trị dự án - Hoàn thành các nhiệm vụ hoạt động theo yêu cầu - Hoàn thành các hoạt động và chuỗi hoạt động theo đúng thời hạn quy định - Hoàn thành hai mục tiêu trên với việc sử dụng các nguồn lực (nhân lực, tài lực, vật lực,..) một cách hợp lý nhất 4.2 Mục tiêu tổng hợp của nhà quản trị Mục tiêu tổng hợp là kết quả chung cuộc khi hoàn thành dự án với việc kết hợp hài hòa ba mục tiêu thành phần cơ bản trong quản trị dự án - 13 -
  14. Phân hiệu đại học Đà Nẵng tại Kon Tum 4.3 Sơ đồ mục tiêu quản trị dự án Nhiệm vụ cụ thể Mục tiêu Tổng hợp Chi phí Nguồn lực Thời gian hoàn thành 5. Bài tập tình huống 5.1 Đề bài Hãy xác định nội dung các mục tiêu thành phần và tổng hợp trong quản trị dự án nghiên cứu được nêu dưới đây: Theo tin từ công ty tư vấn,thiết kế giao thông vận tải phía Nam (Bộ giao thông vận tải) một phái đoàn gồm các chuyên viên của Nhật sẽ sang TP HCM đ ể bàn bạc những công việc có liên quan đến thành phố nằm trong dự án cải tạo, nâng cấp tuyến đường sắc Bắc – Nam Dự án nhằm rút ngắn thời gian chạy tàu từ 36 giờ như hiện nay xuống còn 24 giời. Dự án tập trung nâng cấp hoặc làm mới 9 cầu lớn, thay toàn bộ ray P30 (ray nhỏ) đang dùng lên loại ray P43 (43kg/1m ray), bê tông hóa toàn bộ hệ thống tà vẹt thay vì dùng gỗ và sắt như hiện nay, tăng cường độ dày đá dăm lên 0,25 m (hiện nay có chỗ chỉ đạt 0,1 m); hiện đại hóa hệ thống thông tin, tín hiệu điều khiển chạy tàu, nhằm Nhiệm vụ Nhiệ 120km/ giờ. Được biết, Mục tiêu tổcho ợp: ng h 1.nâng bấp hoặc làm mới 9thầu đạt được vận tốc tối đa m vụ c ảo đảm tàu có c ể kinh phí Rút ngắn thời gian chạy Yêu cầu lớn b ray ự án nâng cấp tuyến đường sắt này (cầu, đường, ga) dự trù làB350Namệtu 36 giờ tàu ắc tri ừ toànbộ ộ dnhỏP30) 2.thay toàn (hiện nay) xuống 24 giờ bằng lớn (P43) USD, do Nhật tài trợ bằng quỹ OECF (Quỹ viện trợ phát triển của Nhật, thời gian thi 3.bê tông hóa toàn bộ hệ thống Chi phí: 350 triệu USD tà vẹt công dự án từ năm 1996 – 20001 – Quỹ viện trợ phát 4.tăng cường độ dày đá dăm lên 5.2 Bài giải triển của Nhật 0,25 m 5.hiện đại hóa hệ thống thông Giới hạn tin, tín hiệu điềgòn giểnphóng, ngày 16-3-1996 Báo sài u khi ải chạy 1 tài chính tàu, nhằm bảo đảm tàu có thể Thời gian hoàn -thành 14 - đạt được vận tốc tối đa 120km/ Mục tiêu quản trị dự án Thời gian (tiến trình) giờ (Dự án nâng cấp tuyến đường sắt Hà Nội – Thành
  15. Phân hiệu đại học Đà Nẵng tại Kon Tum PHỤ LỤC Quy trình quản lý dự án được đưa ra gồm 10 công đoạn chính (The TenStep Project Management Process) 1.0 Define the Work - Xác định công việc 2.0 Build the Schedule and Budget - Xây dựng kế hoạch tiến độ và kế hoạch vốn (ngân sách) 3.0 Manage the Schedule and Budget - Quản lý kế hoạch tiến độ và quản lý vốn 4.0 Manage Issues - Quản lý theo chủ đề 5.0 Manage Change - Quản lý phát sinh, thay đổi 6.0 Manage Communication - Quản lý sự kết nối, giao tiếp (hợp tác giữa các bên tham gia dự án) 7.0 Manage Risk - Quản lý rủi ro 8.0 Manage Human Resources - Quản lý nguồn nhân lực 9.0 Manage Quality - Quản lý chất lượng 10.0 Manage Metrics - Quản lý thước đo (Metrics !?) Trong các công đoạn chính lại được chia thành các công đoạn hoặc mảng kiến thức, kỹ năng nhỏ. 1. Với công đoạn 1.0 - Xác định công việc, trước khi tiến hành công việc người quản lý dự án phải hiểu được: - 15 -
  16. Phân hiệu đại học Đà Nẵng tại Kon Tum 1.0.1 What is a Project? - Dự án là gì? 1.0.1.1 Project Start and End Dates - Thời điểm bắt đầu và kết thúc của dự án 1.0.2 Project Management vs. Project Life Cycle - Quản lý dự án cũng là quản lý vòng đời dự án 1.0.3 Project Management vs. Product Management - Quản lý dự án cũng là quản lý sản phẩm 1.0.4 The Role of a Project Manager - Quy tắc của Giám đốc quản lý dự án Sau khi tìm hiểu về những kiến thức trên, bắt đầu tiến hành tiếp cận nguồn thông tin Xác định công việc (xếp hạng dự án: Dự án cỡ lớn, dự án cỡ vừa, dự án cỡ nhỏ) 1.1 Define the Work / Process - Xác định công việc / Tiến trình 1.2 Define the Work / Techniques - Xác định công việc / Kỹ thuật 1.3 Define the Work / Quick Reference - Xác định công việc / Tham khảo nhanh 2. Với công đoạn 2.0 - Xây dựng kế hoạch tiến độ và kế hoạch vốn, công đoạn này được hình thành và có mối liên hệ với công đoạn 1.0: 2.1 Build the Schedule and Budget / Process - Xây dựng kế hoạch tiến độ và kế hoạch vốn / Tiến trình 2.2 Build the Schedule and Budget / Techniques - Xây dựng kế hoạch tiến độ và kế hoạch vốn / Kỹ thuật 2.3 Build the Schedule and Budget / Quick Reference - Xây dựng kế hoạch tiến độ và kế hoạch vốn / Tham khảo nhanh. Công đoạn 1.0 và 2.0 ở giai đoạn thông tin còn chưa nhiều, sơ bộ. Vì vậy, chúng ta chỉ cố gắng làm tốt đến mức có thể, đừng kỳ vọng ở sự hoàn hảo. 3. Với công đoạn 3.0 - Quản lý kế hoạch tiến độ và quản lý vốn, bạnphải nắm được vấn đ ề Kicking Off and Closing the Project (Khởi động và kết thúc (đóng) Dự án) 3.1 Manage the Schedule and Budget / Process - Quản lý kế hoạch tiến độ và kế hoạch vốn / Tiến trình 3.2 Manage the Schedule and Budget / Techniques - Quản lý kế hoạch tiến độ và kế hoạch vốn / Kỹ thuật 3.3 Manage the Schedule and Budget / Quick Reference - Quản lý kế hoạch tiến độ và - 16 -
  17. Phân hiệu đại học Đà Nẵng tại Kon Tum kế hoạch vốn / Tham khảo nhanh. 4. Với công đoạn 4.0 - Quản lý theo chủ đề (vấn đề), những vấn đề được xác định trước sẽ ngăn cản tiến độ của dự án mà Giám đốc quản lý dự án cùng với đội ngũ cán bộ của mình không thể giải quyết nếu không có sự giúp giúp đỡ của các tổ chức, cá nhân bên ngoài. Quản lý theo chủ đề là một trong những phần nền tảng của TenStep mà người giám đốc quản lý dự án cần phải rất quan tâm và phải làm chủ. Rất nhiều dự án phải giải quyết các vấn đề (xảy ra). Chúng không thể bị lờ đi và đùn lại cho giai đoạn sau. Những vấn đề (được đặt ra hoặc xảy ra) phải được giải quyết nhanh và hiệu quả. có 4.1 Manage Issues / Process - Quản lý theo chủ đề / Tiến trình 4.2 Manage Issues / Techniques - Quản lý theo chủ đề / Kỹ thuật 4.3 Manage Issues / Quick Reference - Quản lý theo chủ đề / Tham khảo nhanh 5. Với công đoạn 5.0 - Quản lý phát sinh, thay đổi một từ luôn đ ược nhấn mạnh và nhắc đi nhắc lại, luôn xuất hiện ở mọi dự án: CHANGE -phát sinh, thay đổi. Đ ề án có thể là hoàn hảo, nhưng không thể dự kiến cho tất cả những phát sinh có thể xảy ra. Dự án càng dài, sự phát sinhvà thay đổi càng lớn (nếu hiểu được điều này thì ta thấy rằng sự xácđịnh ban đầu (công đoạn 1.0) và lên kế hoạch (công đoạn 2.0) không cần thiết phải đòi hỏi đến mức hoàn hảo (lập dự án, thiết kế cơ sở). 5.1 Manage Change / Process 5.2 Manage Change / Techniques 5.3 Manage Change / Quick Reference 6. Với công đoạn 6.0 - Quản lý sự kết nối, giao tiếp. Sự kết hợp đúng mức (phù hợp) trong một dự án là một nhân tố quan trọng dẫn tới sự thành công quản lý sự kỳ vọng của chủ/nhà đầu tư. Nếu sự hợp tác là lỏng lẻo, khả năng lớn sẽ xảy ra là người làm QLDA sẽ đối mặt với những vấn đề không phải xuất hiện từ thực tế thực hiện dự án, mà bởi vì Chủ đầu tư và người quản lý dự án không hiểu nhau. 6.1 Manage Communication / Process 6.2 Manage Communication / Techniques 6.3 Manage Communication / Quick Reference 7. Công đoạn: - 17 -
  18. Phân hiệu đại học Đà Nẵng tại Kon Tum 7.0 - Quản lý rủi ro. Rủi ro là những vấn đề, điều kiện hoặc hoản cảnh không thuận lợi, không mong đợi có thể xảy ra và tác động xấu tới dự án nhiều khi bên ngoài s ự kiểm soát của đội quản lý dựán. Một giám đốc dự án không năng động (kém cỏi) sẽ cố giải quyết những vấn đề khi chúng xuất hiện. Một giám đốc dự án năng động sẽ biết lường trước và giải quyết các vấn đề rủi ro trước khi chúng xuất hiện. Đây là nghệ thuật quản lý rủi ro. 7.1 Manage Risk / Process 7.2 Manage Risk / Techniques 7.3 Manage Risk / Quick Reference 8. Công đoạn 8.0 - Quản lý nguồn nhân lực. Giám đốc dự án là người chịu trách nhiệm 100% cho những công đoạn quản lý một dự án. Giám đốc dự án cũng có trách nhiệm quản lý nhân sự, mặc dù những trách nhiệm này cũng được đảm trách bởi những giám đốc của các tổ đội chức năng. Một số người cho nói rằng việc quản lý nhân lực của một dự án là vấn đề thách thức nhất và quan trọng nhất trong mọi trách nhiệm quản lý dự án. 8.1 Manage Human Resources / Processes 8.2 Manage Human Resources / Techniques 8.3 Manage Human Resources / Quick Reference 9. Công đoạn: 9.0 Quản lý chất lượng. Chất lượng sau cùng của dự án được Chủ đ ầu tư (khách hàng) và đại diện cho dự án xác nhận. Chất lượng ở đây không chỉ là loại vật liệu, máy móc thiết bị... đưa vào dự án, công trình. Chất lượng còn thể hiện ở việc quản lý dự án hiểu được những yêu cầu của khách hàng (Chủ đầu tư) và những kỳ vọng và sau đó đạt được những mong đợi, kỳ vọng đó. Chất lượng là việc khởi động và kết thúc dự án phù hợp (hoặc vượt) yêu cầu và tiến độ đề ra. 9.1 Manage Quality / Process 9.2 Manage Quality / Techniques 9.3 Manage Quality / Quick Reference 10. Về công đoạn 10.0 Quản lý thước đo. Việc thu thập những thước đo (tiêu chuẩn) trong một dự án là quá trình quản lý dự án phức tạp nhấtvà có thể là khó nhất. Vì những thước đo có thể rất khó để xác định và thu thập, thường bị lờ đi (cho qua). - 18 -
  19. Phân hiệu đại học Đà Nẵng tại Kon Tum Mọi dự án cần phải là sự thu thập các thông tin cơ bản về những thước đo cần lưu tâm về chi phí, kết quả đạt được và thời gian thực hiện. Công đoạn 10.0 tập trung vào thu thậpnhững thước đo để xác định khả năng tháo gỡ an toàn các vấn đề, thỏa mãn những kỳ vọng của Chủ đầu tư và các công đoạn được phân chia trong nội tại dự án làm việc tốt ra sao. Phụ thuộc vào các kết quả, hành động phù hợp hay những hoạt động cải tiến công đoạn để có thể đảm nhận để thực hiện các công đoạn năng suất và hiệu quả hơn. Công đoạn này còn có ý nghĩa cung cấp thông tin tham khảo cho các dự án sau này. 10.1 ManageMetrics/Process 10.2 Manage Metrics / Techniques 10.3 Manage Metrics / Quick Reference - 19 -
nguon tai.lieu . vn