Xem mẫu

THỰC HIỆN MỤC TIÊU GIÁO DỤC THẨM MỸ
TRONG NHÀ TRƢỜNG PHỔ THÔNG
Khảo sát chủ yếu ở bậc tiểu học tại địa bàn
TP Hồ Chí Minh và 4 tỉnh, thành Đồng Nai,
Bình Dƣơng, Lâm Đồng, Đà Nẵng

TỔNG KẾT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
do Trƣờng Đại học Sƣ phạm TP Hồ Chí Minh quản lý
Chủ nhiệm đề tài: Tiến sĩ Lâm Vinh

TP Hồ Chí Minh 1999 - 2000

ĐẠI HỌC QUỐC GIA THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH
TRƢỜNG ĐẠI HỌC SƢ PHẠM
ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
THỰC HIỆN MỤC TIÊU GIÁO DỤC THẨM MỸ
TRONG VIỆC GIẢNG DẠY CÁC BÔ MÔN NGHỆ THUẬT
Ở NHÀ TRƢỜNG PHỔ THÔNG
Cơ quan chủ quản
Loại đề tài
Chủ nhiệm đề tài
Thành viên cộng tác

Cố vấn chuyên môn

: Trƣờng Đại học Sƣ Phạm TP Hồ Chí Minh
: Liên ngành khoa học cơ bản (mỹ học, nghệ thuật học) và khoa học
giáo dục.
: PTS Lâm Vinh - Bộ môn Mỹ học - Nghệ thuật học Khoa Ngữ văn,
ĐHSP.TP.HCM.
: Ông Võ Văn Nam
Giảng viên khoa tâm lý - giáo dục ĐHSP - TP.HCM.
Bà Nguyễn Hoa Mai
Trƣởng phòng Phổ thông Tiểu học, Sở GDĐT-TP.HCM
Các cán bộ quản lý giáo dục Tiểu học thuộc các sở giáo dục Đồng
Nai, Bình Dƣơng, Lâm Đồng, Đà Nẵng.
: PGS.PTS, nhạc sĩ Thế Bảo
Họa sĩ, nhà phê bình mỹ thuật Trịnh Cung

Nội dung cơ bản của đề tài:
1. Nghiên cứu lý thuyết về mục liêu giáo dục thẩm mỹ qua giảng dạy nghệ thuật.
2. Điều tra, miêu tả tình hình dạy và học các môn nghệ thuật ở nhà trƣờng phổ thông
(chủ yếu ở bậc tiểu học) :
- Về lình hình thực hiện việc giảng dạy các mồn đã đƣợc qui định (nhạc, hát, mỹ
thuật, kỹ thuật).
- Về tình hình đội ngũ giáo viên (số lƣợng, chất lƣợng, chuyên trách, kiêm nhiệm
nhiều môn)

1

- Những sáng kiến của địa phƣơng nhằm giải quyết khó khăn về thực hiện chƣơng
trình, về chuẩn bị đội ngũ .... để nhằm đảm bảo giáo dục toàn diện
- Những đề xuất về chƣơng trình, giáo khoa, đào tạo bồi dƣỡng giáo viên, và về khoa
học giáo dục nói chung.
Qua các hình thức điều tra - thống kê cơ bản, tọa đàm, tham quan, dự giờ để thực hiện
những yêu cầu nội dung trên.
Địa bàn thực hiện: TP. Hồ Chí Minh (địa bàn chính), và một số tỉnh miền Nam
(Đồng Nai, Lâm Đồng, Bình Dƣơng, Đà Nẵng).
Thời gian thực hiện: Từ tháng 4.1998 đến tháng 4.1999 (1 năm)
Từ tháng 4.98: triển khai tại TP.HCM
Từ tháng 12.98: triển khai tại các tỉnh
Theo dự kiến ban đầu, đề tài nhằm đối tƣợng cả ba cấp học trƣờng phổ thông và thực
hiện những bƣớc khảo sát đầy đủ ở địa bàn 4 tỉnh thành, về sau do điều kiện, phƣơng tiện và
nhân lực không đáp ứng đƣợc, nên có điều chỉnh: trọng tâm nghiên cứu ở bậc tiểu học và lấy
địa bàn thành phố Hồ Chí Minh làm trọng điểm, đồng thời cố gắng mở rộng ở một số mặt tại
4 tỉnh: Đồng Nai, Bình Dƣơng, Lâm Đồng, TP Đà Nẵng. Quá trình tập hợp tƣ liệu ở diện
rộng và phức tạp và những hạn chế chủ quan của ngƣời nghiên cứu đã kéo dài việc tổng kết
đề tài này
Mục tiêu của đề tài đã đƣợc đề ra từ đầu gồm hai phần: Những quan điểm lý thuyết và
khảo sát thực tế. Đó cũng là bố cục của bản Tổng kết này.

PHẦN 1: NHỮNG QUAN ĐIỂM LÝ THUYẾT
Một quan niệm giáo dục toàn diện trong nhà trƣờng phổ thông đƣợc qui tụ trong một
công thức mang tính truyền thống và cổ điển, đó là trí dục, đức dục, thể dục và mỹ dục.
Không biết từ bao giờ và ai đã phát minh ra công thức đó, với một nội dung hoàn chỉnh, một
cấu trúc hữu cơ, chặt chẽ, liên hoàn, đẹp nhƣ một bộ tranh tứ bình về cảnh tứ thời (xuân, hạ,
thu, đông), tứ hữu (mai, lan, cúc, trúc), khó cắt rời, khó thêm bớt. Hoàn chỉnh, vì nó phản ánh
đƣợc cả ba loại hình giá trị chân, thiện, mỹ, thêm vào thể dục - hội đủ mục tiêu giáo dục
ngƣời học sinh toàn diện. Hữu cơ, chặt chẽ vì trong mỗi mặt của giáo dục phải có cả ba mặt
kia, chúng đều "có trong nhau": trong trí dục phải bao hàm cả đức dục. mỹ dục, và cả giáo
dục thể chất. Đức dục phải thấm nhuần trong nội dung cả ba mặt kia...Liên hoàn. vì nó phản
ánh trình tự líu tiên của từng mặt đối với chức năng của trƣờng phổ thông: dạy văn hóa, giáo
dục đạo đức, rèn luyện thể chất và giáo dục thẩm mỹ. Mỹ dục, đứng ở cuối bảng, nhƣ là nét
vẽ cuối cùng tạo nên sự toàn mỹ của bức tranh giáo dục, cũng là tạo nên sự hoàn thiện của
phẩm chất con ngƣời.
Giáo dục con ngƣời phát triển toàn diện vừa là một mục tiêu của giáo dục, vừa là một
ƣớc mong, nguyện vọng của con ngƣời và của xã hội. Nhƣng mục tiêu giáo dục toàn diện lại
là một phạm trù có tính biện chứng - lịch sử, không phải nhất thành bất biến. Mỗi dân lộc,
mỗi giai cấp, mỗi thời đại có thể có những yêu cầu khác nhau về giáo dục toàn diện. Trong
thực hành cụ thể, nội dung, mức độ bƣớc đi của giáo dục toàn diện cũnng khác nhau, tùy theo
điều kiện của nền kinh tế, cơ sở vật chất, tùy theo hoàn cảnh chiến tranh hay hòa bình. Tuy
nhiên, bất kì một nền giáo dục chân chính nào cũng phải nhằm đào tạo con người vươn tới
sự hài hòa của ba giá trị chân, thiện, mỹ (giáo dục trí tuệ, giáo dục đạo đức, giáo dục thẩm
mỹ). Kinh nghiệm lịch sử và thực tiễn đời sống đã cho thấy, một nơi nào, một cộng đồng nào,
một con ngƣời nào, khi không quan tâm một trong ba mặt đó, sẽ đƣa đến tình trạng mất cân
bằng, thậm chí méo mó, hụt hẫng. Vì vậy, ngƣời ta phải thƣờng xuyên điều chỉnh tạo thế cân
bằng mới cho những trồi sụt, giao động giữa ba loại giá trị đó. Và trong giáo dục học đuờng,
việc đó càng thể hiện rõ hơn. Vài năm gần đây, Bộ giáo dục - đào tạo qui dinh phải dạy đủ 9
môn ở bậc tiểu học, trong đó có nhạc, họa, kĩ thuật, đó là sự điều chỉnh. Vừa qua Bộ trƣởng,
lại nhấn mạnh "phải giáo dục, rèn luyện nhiều mặt khác ngoài học tập văn hóa" đối với học
sinh tiểu học (Báo Tuổi trẻ 17/3/1998). Đó cũng là một sự điều chỉnh để tạo nên sự cân bằng
hài hòa của những phẩm chất - giá trị cần có đối với thế hệ học sinh nhỏ tuổi.
Trí, đức, thể, mỹ là bốn phạm trù, bốn bình diện của tri thức và kĩ năng phải đạt đƣợc,
không phải là bốn môn học. Nhƣng để thực hiện đuợc bốn mặt đó có những môn học cụ thể.
Trong nhà trƣờng phổ thông, các môn "văn hóa" (toán, văn,

2

khoa học, sử, địa...) thực hiện chủ yếu mục tiêu trí dục, các môn nghệ thuật (hát - nhạc, mỹ
thuật, kỹ thuật) thực hiện chủ yếu mục tiêu mỹ dục. Trong hệ thống các môn học ở tiểu học
và trung học cơ sở (cấp I và cấp II), các môn "văn hóa" và nghệ thuật đều là chính khóa, kiến
tạo một mặt bằng tri thức và kĩ năng rộng rãi, đa dạng giúp cho tuổi nhỏ có một hành trang đủ
vƣợt qua tuổi vị thành niên đi vào hƣớng nghiệp, đi vào cuộc sống. Vì vậy, âm nhạc và hội
họa tuy là môn thứ yếu nhƣng với tuổi nhỏ, vẫn là môn cơ bản hình thành con ngƣời toàn
diện.
Hát - nhạc, mỹ thuật, kĩ thuật cùng với văn chƣơng không bao gồm toàn bộ nội dung
mỹ dục nhƣng đóng vai trò nòng cốt thực hiện mục tiêu mỹ dục. Những môn "văn hóa" thiên
về giáo dục trí tuệ, nâng cao hiểu biết, những môn về nghệ thuật thiên về giáo dục tình cảm,
nâng cao tâm hồn. Qua nhạc, múa, vẽ, nặn, thêu thùa, đan lát, các em tiếp xúc với cái đẹp, với
âm thanh và màu sắc trong nghệ thuật, trong cuộc sống, trong thiên nhiên, rèn luyện cảm xúc
và óc tƣởng tƣợng, rèn luyện giác quan và sự linh nhạy, khéo léo để đi vào lao động và giao
tiếp xã hội. Không phải âm nhạc và hội họa chỉ có vai trò mỹ dục, giáo dục tình cảm, nó còn
góp phần rèn luyện trí lực, bồi dƣỡng trí thông minh, sáng tạo. Không có ranh giới tuyệt đối
giữa khoa học và nghệ thuật. Nhà bác học Anhxtanh đã có lần phát biểu rằng Đôtxtôiepxki dã
đem lại cho ông " nhiều hiểu biết hơn bất cứ một nhà khoa học nào, kể cả Gauss" ngƣời vốn
đƣợc mệnh danh là "ông vua của toán học".
Điều ai cũng biết, sau khi thoái khỏi nền giáo dục giáo điều thời trung cổ, các quốc
gia đi vào nền giáo dục mới, đã mở rộng mọi tầm nhìn thế giới cho con ngƣời. Ở nhiều nƣớc,
âm nhạc và hội họa đƣợc dạy từ mẫu giáo đến hết cấp 3. Và không chỉ có âm nhạc, cả múa và
các nghệ thuật khác, trong nội và ngoại khóa, cùng với văn chƣơng, trở thành một chƣơng
trình mỹ dục hoàn chỉnh. Các sách giáo khoa văn học có in kèm các bức danh họa và học
sinh phải làm bài tập phân tích tranh. Trong các bảo tàng mỹ thuật, ngƣời ta thƣờng gặp thầy
cô giáo dắt từng tốp học sinh đi xem tranh, tƣợng và các em luôn phải trả lời những câu hỏi
của thầy cô về các tác phẩm, về các nhà danh họa. Tại Nhật Bản, học sinh đƣợc học vẽ và học
cách chọn màu theo phong cách dân tộc. Tại Trung Quốc, học sinh đƣợc học thứ kí âm phổ
cập bằng con số nên đã tự ghi nhạc và xƣớng âm dễ dàng. Trƣờng Đại học sƣ phạm của một
tỉnh nhƣ Quảng Tây (lại Quế Lâm) có một khoa Nghệ thuật rất qui mô, chuyên đào tạo giáo
viên âm nhạc và mỹ thuật.
Ở nƣớc ta, ngay trƣớc năm 1945, tuy nền giáo dục bị thực dân thao túng, nhƣng vì
phải dựa theo chƣơng trình có sẵn từ chính quốc - một nƣớc phát triển, nên bậc tiểu học,
trung học cơ sở đã dạy các môn nghệ thuật. Lớp ngƣời lớn tuổi hiện nay đã trải qua các nhà
trƣờng thời đó vẫn chƣa quên những môn học này, cùng với những bài "quốc văn giáo khoa
thƣ" có tác dụng mỹ cảm nhƣ thế nào ở tuổi thơ ấu của mình.
Trải qua nửa thế kỉ của nền giáo dục, phần vì chiến tranh, phần vì sự tác động của
những quan niệm phiến diện, biệt lập về mục tiêu giáo dục, làm cho vai

3

nguon tai.lieu . vn