Xem mẫu

  1. Tổng hợp Đề thi HSG cấp quốc gia qua các năm BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA NĂM 2001 BẢNG A Nhà văn Bùi Hiển đã phát biểu khẳng định ý nghĩa đặc biệt của tiếng nói tri âm trong văn chương: “Ở nước nào cũng thế thôi, sự cảm thông, sẻ chia giữa người đọc và người viết là trên hết”. (Báo Văn nghệ, số ra ngày 10 – 02 – 2001) Anh/Chị có suy nghĩ gì về vấn đề này ?
  2. Hãy phân tích hai bài thơ "Độc Tiểu Thanh kí" của thi hào Nguyễn Du và "Kính gửi cụ Nguyễn Du" của nhà thơ Tố Hữu để làm rõ tiếng nói tri âm ở mỗi bài. BẢNG B "Rừng xà nu" của Nguyễn Trung Thành, "Những đứa con trong gia đình" của Nguyễn Thi và "Mảnh trăng cuối rừng" của Nguyễn Minh Châu đều là những truyện ngắn hay đã khám phá, ca ngợi vẻ đẹp của con người Việt Nam trong cuộc kháng chiến chông Mỹ cứu nước. Anh/ chị hãy so sánh để làm rõ những khám phá, sáng tạo riêng của mỗi tác phẩm trong sự thể hiện chủ đề chung đó.
  3. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA NĂM 2002 BẢNG A Theo Xuân Diệu, “Trong thơ Nôm của Nguyễn Khuyến, nức danh nhất là ba bài thơ mùa thu: Thu điếu, Thu ẩm, Thu vịnh”. ( Nguyễn Khuyến, về tác gia tác phẩm, NXB Giáo dục, 1990, trang 160) Anh/Chị hãy phân tích những sáng tác trên trong quan hệ đối sánh để làm nổi bật vẻ đẹp độc đáo của từng thi phẩm, từ đó nêu vắn tắt yêu cầu đối với một tác phẩm văn học. BẢNG B Cảm nhận của anh/chị về hình tượng người nông dân - nghĩa sĩ trong bài "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" của nhà thơ Nguyễn Đình Chiểu.
  4. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA NĂM 2000 BẢNG A Nhận xét về sáng tác của Thạch Lam, Nguyễn Tuân viết: “Xúc cảm của nhà văn Thạch Lam thường bắt nguồn vả nảy nở lên từ những chân cảm đối với những con người ở tầng lớp khó nghèo. Thạch Lam là một nhà văn quý mến cuộc sống của mọi người xung quanh. Ngày nay đọc lại Thạch Lam, vẫn thấy đầy đủ cái dư vị và cái nhã thú của những tác phẩm có cốt cách và phẩm chất văn học”. (Theo Tuyển tập Nguyễn Tuân, tập III, NXB Văn học, Hà Nội, 1996, trang 375) Anh/Chị hiểu ý kiến trên như thế nào? Dựa vào một số sáng tác của Thạch Lam, hãy chứng minh ý kiến đó.
  5. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA NĂM 2004 BẢNG A Câu 1: Nhà phê bình Hoài Thanh viết: “Thích một bài thơ, theo tôi nghĩ, trước hết là thích một cách nhìn, một cách nghĩ, một cách xúc cảm, một cách nói, nghĩa là trước hết là thích một con người”. (Tuyển tập Hoài Thanh, tập II, Nhà xuất bản Văn học, Hà Nội, 1982) Anh/Chị suy nghĩ như thế nào về ý kiến trên? Câu 2: Phân tích vẻ đẹp của đoạn văn sau đây:
  6. (…) Đêm hôm ấy, lúc trại giam tỉnh Sơn chỉ còn vẳng tiếng mõ trên vọng canh, một cảnh tượng xưa nay chưa từng có, đã bày ra trong một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt, tường đầy mạng nhện, đất bừa bãi phân chuột, phân gián. Trong một không khí khói tỏa như đám cháy nhà, ánh sáng đỏ rực của một bó đuốc tẩm dầu rọi lên ba cái đầu người đang chăm chú trên một tấm lụa bạch còn nguyên vẹn lần hồ. Khói bốc tỏa cay mắt làm họ dụi mắt lia lịa. Một người tù, cổ đeo gông, chân vướng xiềng đang dậm tô nét chữ trên tấm lụa trắng tinh căng trên mảnh ván. Người tù viết xong một chữ, viên quản ngục lại vội khúm núm cất những đồng tiền kẽm đánh dấu ô chữ đặt trên phiến lụa óng. Và cái thầy thơ lại gầy gò thì run run bưng chậu mực. Thay bút con, đề xong lạc khoản, ông Huấn Cao thở dài, buồn bã đỡ viên quản ngục đứng thẳng người dậy và đỉnh đạc bảo: - Ở đây lẫn lộn. Ta khuyên thầy Quản nên thay chốn ở đi. Chỗ này không phải là nơi để treo một bức lụa trắng với những nét chữ vuông tươi tắn nó nói lên những cái hoài bão tung hoành của một đời con người. Thoi mực, thầy mua ở đâu mà tốt và thơm quá. Thầy có thấy mùi thơm ở chậu mực bốc lên không?... Tôi bảo thưc đấy, thầy Quản nên tìm
  7. về nhà quê mà ở đã, thầy hãy thoát khỏi cái nghề này đi đã, rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây khó giữ thiên lương cho lành vững và rồi cũng đến nhem nhuốc mất cả đời lương thiện đi. Lửa đóm cháy rừng rực, lửa rụng xuống nền đất ẩm phong giam, tàn lửa tắt nghe xèo xèo. Ba người nhìn bức châm, rồi lại nhìn nhau. Ngục quan cảm động, vái người tù một vái, chắp tay nói một câu mà dòng nước mắt rỉ vào kẽ miệng làm cho nghẹn ngào: “Kẻ mê muội này xin bái lĩnh”. (Nguyễn Tuân – Chữ người tử tù – Văn học 11, tập 1, Nhà xuất bản Giáo dục, Hà Nội, 2000) BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA NĂM 2005 BẢNG A
  8. Nói về thơ, Nguyễn Công Trứ có câu: “Trót nợ cùng thơ phải chuốt lời”(1), còn Tố Hữu lại cho rằng: “Thơ là tiếng nói hồn nhiên nhất của tâm hồn con người”(2). Anh/Chị hãy giải thích, bình luận và làm sáng tỏ các ý kiến trên. 1. Dẫn theo Xuân Diệu – Công việc làm – NXB Văn học, Hà Nội, 1984, tr.144 2. Tố Hữu – Xây dựng một nền văn nghệ lớn xứng đáng với nhân dân ta, với thời đại ta – NXB Văn học, Hà Nội, 1973, tr.440 Tuy bộ đề trên chưa thực sự đầy đủ nhưng Wood cũng rút ra 1 số comments chung chung thế này: ¤ Từ khoảng thời kỳ 9-10 năm về trước, tức là các đề năm 2000, 2001 và 2002: 1 đề = 1 câu. Trong suốt cả 3 tiếng đồng hồ, ta có thể bình tĩnh
  9. ngồi ngoáy một mạch một bản sớ dài cỡ 12 trang giở lên mà không cần bẻ hướng suy nghĩ. Tất cả các đề đều có dạng: - Mổ xẻ 1 câu nói nào đó mang tính triết lý, nghe rất hay và thường là rất khó hiểu với người bình thường (Lý luận văn học). - Mổ xẻ 1 số bài thơ, tác phẩm để cổ vũ cho triết lý trên (Cảm thụ văn học) ¤ Đề năm 2004: nó giật cho 1 phát tung người với 1 đề = 2 câu. Ta buộc phải phân bố lại thời gian cho hợp lý theo 1 vài tỉ lệ kiểu 5-5, 4-6 hay 4,5-5,5. Tuy nhiên ta ko nhất thiết phải mổ xẻ 2 thứ cùng 1 lúc như 3 đề bên trên. Lý luận văn học rơi vào câu 1, cảm thụ văn học rơi vô câu 2. ¤ Đề năm 2005: ko có gì để bình luận. Có vẻ như bộ sợ các em học sinh sốc quá nên lại quay về 1 đề = 1 câu Đề năm 2007: hiệu điện thế tăng đột ngột : 1 đề = 3 câu. Điều thú vị trong đề lần này là:
  10. - Câu 1 nhắm vào 2 nhân-vật-không-phải-người-Việt-Nam: bác Karl Marx và bác Friedrich Engels đến từ Đức. Nó lại cũng chả nhắm gì vào văn học cả nên ta yên tâm giở bài triết học ra ở đây. Kinh nghiệm của Wood cho thấy những ai hay lý luận/sự mà hay đọc manga thì làm rất chuẩn câu này - Câu 2 bắt đầu lai lai, cái lạ duy nhất của nó là không trích dẫn trực tiếp ý kiến của 1 ai cả mà lại dùng chủ ngữ phiếm chỉ: "Có ý kiến cho rằng...". - Câu 3 là 1 câu với mệnh lệnh ko thể nào đơn giản hơn: "cảm nhận của anh chị về ABC", "phân tích bài XYZ",... Kết luận: Với một quỹ đạo chuyển động dị dạng như trên ở môn Văn nói riêng và tất cả các môn nói chung, tốt nhất là chúng ta đừng bao giờ quá bận tâm vào lời nói hoặc những tin đồn đến từ bộ cả. Cứ học đại đi, học cho hết cỡ vào, đằng nào thì học sinh VN cũng thuộc dạng trâu bò nhất nhì thế giới mất
  11. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI HỌC SINH GIỎI QUỐC GIA NĂM 2009 Câu 1 (8,0 điểm): Suy nghĩ của anh/chị về cái danh và cái thực của con người trong cuộc sống. Câu 2 (12,0 điểm): Thơ nữ viết về tình yêu thường thể hiện sâu sắc bản lĩnh và ý thức về hạnh phúc của chính người phụ nữ. Hãy phân tích, so sánh bài thơ "Tự tình" (bài II) của Hồ Xuân Hương và "Sóng" của Xuân Quỳnh để làm rõ nét chung và nét riêng trong tâm sự tình yêu của hai nữ tác giả ở hai thời đại khác nhau. Tự tình (Bài II)
  12. Hồ Xuân Hương Đêm khuya văng vẳng trống canh dồn Trơ cái hồng nhan với nước non Chén rượu hương đưa, say lại tỉnh Vầng trăng bóng xế, khuyết chưa tròn Xuyên ngang mặt đất, rêu từng đám Đâm toạc chân mây, đá mấy hòn Ngán nỗi xuân đi xuân lại lại Mảnh tình san sẻ tí con con. (Theo Ngữ Văn 11, Nâng cao, Tập Một, NXB Giáo dục, 2007, tr.44) Sóng Xuân Quỳnh Dữ dội và dịu êm Ồn ào và lặng lẽ Sông không hiểu nổi mình Sóng tìm ra tận bể
  13. Ôi con sóng ngày xưa Và ngày sau vẫn thế Nỗi khát vọng tình yêu Bồi hồi trong ngực trẻ Trước muôn trùng sóng bể Em nghĩ về anh, em Em nghĩ về biển lớn Từ nơi nào sóng lên? Sóng bắt đầu từ gió Gió bắt đầu từ đâu? Em cũng không biết nữa Khi nào ta yêu nhau Con sóng dưới lòng sâu Con sóng trên mặt nước Ôi con sóng nhớ bờ Ngày đêm không ngủ được Lòng em nhớ đến anh Cả trong mơ còn thức Dẫu xuôi về phương bắc
  14. Dẫu ngược về phương nam Nơi nào em cũng nghĩ Hướng về anh – một phương Ở ngoài kia đại dương Trăm ngàn con sóng đó Con nào chẳng tới bờ Dù muôn vời cách trở Cuộc đời tuy dài thế Năm tháng vẫn đi qua Như biển kia dẫu rộng Mây vẫn bay về xa Làm sao được tan ra Thành trăm con sóng nhỏ Giữa biển lớn tình yêu Để ngàn năm còn vỗ. Biển Diêm Điền, 29-12-1967 (Theo Ngữ Văn 12, Nâng cao, Tập Một, NXB Giáo dục, 2008, tr.122- 124)
nguon tai.lieu . vn