Xem mẫu

  1. TỔNG HỢP TRẮC NGHIỆM CHƯƠNG 1 ESTE 1. Hợp chất nào sau đây không phải là este: A. C2H5OH B. CH3OCH3 C. CH3COOC2H5 D. C2H5COOH 2.Công thức tổng quát của este no đơn chức là: A. CnH2nO2(n  1). B. CnH2n-2O2(n  1). C. CnH2n+2O2(n  1). D. CnH2nO(n  1). 3. Hợp chất X có CTTQ: R – CO – O – R’ Phát biểu nào không đúng ? A. X là este được điều chế từ axit RCOOH và rượu R’OH B. Để X là este thì Rvà R’đều không phải nguyên tử H C. X có thể bị thuỷ phân thành RCOOH và R’OH D. R có thể là nguyên tử H hay gốc hiđrocacbon 4. Một este được tạo thành từ axit cacboxylic hai lần và ancol đơn chức có công thức tổng quát là : A. RCOOR' 2 B.(RCOO)2R' C. R(COO)2R' D. R(COOR ')2 5. Este A được tạo thành từ axit cacboxylic n lần và ancol hai lần có công thức tổng quát là : A. R2COOR'n B. (RCOO)2R'n C . R( COO)2nR' D. R2 (COO)2nR'n 6. E là 1 este mạch hở, chưa no có 2 liên kết  ở mạch cacbon và 2 nhóm chức thì công thức phân tử của E có dạng: A. CnH2n-6O4 B. CnH2n-2O4 C. CnH2n-4O2 D. CnH2n-8O4 7. Nếu đun glixerol với hỗn hợp hai axit RCOOH và R’COOH thì thu được tối đa bao nhiêu triglixerit? A. 2 B. 3 C. 6 D. 9 8. Triglixerit là este 3 lần este của glixerin. Có thể thu được tối đa bao nhiêu triglixerit khi đun glixerin với hh 3 axit RCOOH, R'COOH, R''COOH (có H2SO4 đặc làm xúc tác): A. 6 B. 9 C. 12 D. 18 9. Chọn cách sắp xếp theo chiều giảm dần nhiệt độ sôi của các chất sau : (1) C4H9OH ; (2) C3H7OH ; (3) CH3COOC2H5 ; (4) CH3COOCH3 . A. (3) >(4) >(2) >(1) B. (4) >(3) >(2) >(1) C. (1) >(2) >(3) >(4) D. (3) > (4) >(1) >(2) 10. Chọn cách sắp xếp theo chiều giảm dần độ tan trong nước của các chất sau:(1) popan ; (2)etyl axetat ; (3)propan -1 –ol ; (4) butan -1 – ol A. (1) >(2) > (3) >(4) B. (4) > (3) > (2) > (1) C. (2) >(1) >(3) > (4) D. (3) > (4) > (2) >(1) 11. Cho 4 chất CH3COOH, C2H5OH, HCOOCH3, CH3COOCH3. Chât ít tan trong nước nhất là: A. CH3COOH B. C2H5OH C. HCOOCH3 D. CH3COOCH3 12. Este ứng với CTPT C4H8O2 có số đồng phân cùng chức là: A. 3 B. 4 C. 5 D. 6 13. Số đồng phân cấu tạo đơn chức ứng với CTPT C3H6O2 là : A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 14. Hợp chất hữu cơ đơn chức mạch hở C4H8O2 có số đồng phân no đơn chức là: A. 3 B. 5 C. 6 D. 7 15. Este có công thức phân tử C4H8O2có gốc rượu là metyl thì axit tạo nên este đó là: A. Axit fomic B. Axit propionic C. Axit axetic D. Axit oxalic 16. Chất nào là n- propyl butirat ? A. CH3- CH2- CH2- O – CH2- CH2- CH3 B. CH3- CH2- COO- CH2- CH2-CH3 C. CH3- CH2- CH2- COO – CH2- CH2-CH3 D. CH3- CH2- CH2- CO – CH2- CH2- CH3 17. Dầu chuối là este có tên iso amyl axetat, được điều chế từ: A. CH3OH, CH3COOH B. (CH3)2CH-CH2OH, CH3COOH C. C2H5COOH, C2H5OH D. CH3COOH, (CH3)2CH-CH2OH
  2. 18. Chất nào sau đây có tên gọi là vinyl axetat? A. CH2=CHCOOCH3 B. CH3COOC2H5 C. CH3COOCH=CH2 D. CH2= C(CH3)COOCH3 19. Phản ứng nào sau đây không xảy ra ? A. CH3 COOC2H5_ + O2  CO2 + H2O B. CH2 =CH  COOCH3 + Br2  CH2Br  CHBr  COOCH3 C. HCOOC2H5 + NaOH  HCOONa +C2H5OH D. CH3COOC2H3 + 2H2  CH3CH2OH + CH3OH 20. Phản ứng nào sau đây không thể xảy ra ? A. CH2=CHCOOH + C6H5CH2OH CH2 = CH-COO-CH2C6H5 + H2O B. (CH3CO)2O + C6H5OH  CH3COOC6H5 + CH3COOH C. CH3COCl + C6H5OH  CH3COOC6H5 + HCl D. CH3COOH + C6H5OH  CH3COOC6H5 + H2O 21. Cho chuỗi biến đổi sau: C2H2  X  Y  Z  CH3COOC2H5 X, Y, Z lần lượt là: A. C2H4, CH3COOH, C2H5OH B. CH3CHO, C2H4, C2H5OH C. CH3CHO, CH3COOH, C2H5OH D. CH3CHO, C2H5OH, CH3COOH 22. Cho các pư xảy ra theo sơ đồ : C2H4  C2H4Br2  C2H6O2  C2H2O2  C4H6O4 C5H8O4 Vậy C4H6O4 là: A. CH3COOH- COOCH3 B. HOOC- COOC2H5 C. COOC-CH2- COOCH3 D. HOOC- CH2- CH2-COOH 23. Chất vừa tác dụng với Na, vừa tác dụng với NaOH là A. CH3 - CH2 - COO-CH3 B. CH3 -COO- CH2 - CH3. C. CH3 - CH2 - CH2 - COOH. D. HCOO-CH2 - CH2 - CH3. 24. Metyl acrylat không phản ứng được với chất hoặc dung dịch nào sau đây ? A. Br2trong CCl4 B. Dung dịch NaOH C. Dung dịch HCl D. Na Kim loại 25. Chọn thuốc thử phân biệt được ba chất lỏng sau: axit axetic, phenol, etyl acrylat. A. Quỳ tím B. CaCO3 C. dd NaOH D. dd Br2 26. Thuốc thử dùng để nhận biết các dung dịch axit acrylic, rượu etylic, axit axetic đựng trong các lọ mất nhãn là A. quỳ tím, dung dịch Na2CO3. B. quỳ tím, Cu(OH)2. C. quỳ tím, dung dịch NaOH. D. quỳ tím, dung dịch Br2. 27. Cho hỗn hợp CH3COOH, C2H5OH, H2SO4đặc và CH3COOC2H5. Làm thế nào để thu được CH3COOC2 H5 nguyên chất A. Lọc B. Chiết C. Chưng cất D. Kết tinh lại 28. Thủy tinh hữu cơ là sản phẩn trùng hợp của chất nào sau đây ? A. Metyl axetat B. Metyl metacrylat C .Vinyl axetat D. Vinyl acrylat. 29.Cho các chất sau: (I): C2H5OH (II): CH3COOH (III): C6H5OH (IV): C6H5- NH2, (V): HCHO (VI): HCOOH (VII): HCOOCH3 Trường hợp nào xảy ra phản ứng khi cho NaOH vào: A. I, II, III; B. IV, V, VI, VII; C. II, II, IV; D. II, III, VI, VII 30. Cho các hợp chất có công thức cấu tạo như sau; I. CH3 – CH=CH – CH2 – OH, II. CH3 – CH2 – COOH; III. CH3-COO-CH3 V. CH3 – O – CH(CH3)2 ; VI. CH3 – CH2 – CH2-OH VII. CH3 – CH2 – CHCl2 H3C IV. OH VIII. CH3-CH=CH-CHO Hợp chất nào có phản ứng với dung dịch NaOH và Na; A. II, IV; B. I, II, III, IV; C. III, IV; D. V, VII; E. Kết quả khác.
  3. 31. Etyl axetat được tổng hợp theo phản sau: CH3COOH + C2H5OH CH3COOC2H5 +H20 Phương pháp nào sau đâycó thể làm tăng hiệu suất tổng hợp este ? 1. thêm nước vào hỗn hợp 2. thêm axit hoặc ancol vào hỗn hợp 3. thêm axit axetic và ancol etyic vào 4.chưng cất lấy este 5. làm lạnh hỗn hợp . A. 1,5 B. 3,4 C. 2, 4 D. 3,5 32. Este bị thủy phân trong môi trường axit như sau: H R  COO  R’ + H2O   RCOOH + R’OH Yếu tố nào sau đây có ảnh hưởng lớn đến cân bằng hóa học của phản ứng thủy phân este? 1.áp suất 2. Nhiệt độ 3. Nồng độ A. 1, 2 B. 2, 3 C. 2 D. 3 33. Thuỷ phân este C4H6O2 trong môi trường axit thu được một hh có phản ứng tráng gương. CTCT của este có thể là: A. CH3COOCH=CH2 B. HCOOCH2-CH=CH2 C. HCOOCH=CH-CH3 D. A, B, C 34. Có bao nhiêu chất có CTPT là C2H4O2 có thể cho phản ứng tráng bạc? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 35. Có bao nhiêu este mạch hở có công thức phân tử là C5H8O2 khi bị xà phòng hóa tạo ra một anđehit ? A.1 B. 2 C. 3 D. 4 36. a/ Có bao nhiêu este mạnh hở có CTPT là C5H8O2khi bị xà phòng hóa tạo ra một xeton? A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 b/ Chất hữu cơ X có công thúc phân tử C5H8O2. Cho 5 gam X tác dụng vừa hết với dung dịch NaOH, thu được một chất hữu cơ X khônglàm mất màu nước brom và 3,4 gam một muối. Công thức của X là A. HCOOC(CH3)= CHCH3 B. CH3COOC(CH3)= CH2 C. HCOOCH2CH=CHCH3 D. HCOOCH=CHCH2CH3 37. Có bao nhiêu este mạnh hở có CTPT là C5H8O2 khi bị thủy phân trong môi trường axit tạo ra một axit không no? A.1 B. 2 C. 3 D. 4 38. Xà phòng được tạo ra bằng cách dun nóng chất béo với : A. NaOH B. H2(Ni, t0) C. H+ , H2O D.H2SO4 đậm đặc 39. Chọn este khi bị thủy phân cho hai chất hữu cơ đều mang nhóm CHO A. C3H6O2 B. C3H6O2 và C4H6O2 C. C4H6O2 D. C4H6O2 và C4H8O2 40. Hai chất hữu cơ X và Y có cùng công thức phân tử là C3H6O2. Cả Xvà Y điều không tham gia phản ứng tráng bạc. Công thức cấu tạo của Xvà Ylà: A. HCOOC2H5 và C2H5COOH C . CH3COOCH3 và C2H5COOH B. CH3COOCH3và HOCH2CH2CHO D. CH3COOCH3 và HCOOC2H5. 41. Sản phẩn của phản ứng thủy phân chất nào sau đây không cho pư tráng bạc ? A. CH2=CHCOOCH3 B. HCOOC2H5 C. CH3COOCH=CH2 D. HCOOCH=CH2 42. Có bao nhiêu đồng phân là este có CTPT là C8H8O2 khi bị xà phòng hóa cho ra hai muối ? A.1 B.2 C.3 D.4 43. Hợp chất h/c A mạch hở không phân nhánh và chỉ chứa một loại nhóm chức có công thức phân tử C8H14O4. Cho A tác dụng với NaOH thu được một rượu duy nhất là CH3OH và một muối natri của hợp chất hữu cơ B. Tên axit B là : A. Axit ađipic B. Axit enantoic C. Axit glutaric D. Axit hexanonic 44. E là hợp chất hữu cơ có công thức phân tử C9H16O4. Thuỷ phân E được axit cacboxylic X và hai ancol Y, Z. Biết Y, Z đều có khả năng tách nước tạo anken. Số cacbon của Y gấp 2 lần số cacbon của Z. X là. A. Axit acrylic B. axit oxalic C. Axit axetic D. Axit maloic
  4. 45. X là một hợp chất hữu cơ chỉ chứa một loại nhóm chức có công thức phân tử C10H18O4. X tác dụng với dd NaOH đun nóng cho ra hổn hợp chỉ gồm muối natri của axit adipic và ancol Y. Y có công thức phân tử là A. C2H6O B. C4H6O2 C. C5H8O2 D. C4H8O2 46. E là hợp chất hữu cơ chứa một loại nhóm chức có công thức C6H8O4. thuỷ phân E thu được ancol X và 2 axit cacboxylic Y, Z công thức phân tử lần lượt là: CH2O2 và C3H4O2. Ancol X là; A. ancol etylic B. ancol anlylic C. etylen glicol D. ancol metylic 47. Cho chất X tác dụng với một lượng vừa đủ dung dịch NaOH, sau đó cô cạn dung dịch thu được chất rắn Y và chất hữu cơ Z. Cho Z tác dụng với AgNO3 (hoặc Ag2O) trong dung dịch NH3 thu được chất hữu cơ T. Cho chất T tác dụng với dung dịch NaOH lại thu được chất Y. Chất X có thể là A. HCOOCH=CH2 B. HCOOCH3 C. CH3COOCH=CH-CH3 D. CH3COOCH=CH2 48. X, Y là các hợp chất hữu cơ đơn chức (chức C, H, O ). Cả hai chất đều tác dụng được với NaOH, đều có phản ứng tráng gương và khi đốt cháy 1 mol mỗi chất đều thu được không đến 3 mol CO2. Biết Cu(OH)2 tan trong X cho dd màu xanh, còn Y tác dụng với Cu(OH)2 khi đun nóng lại cho kết tủa đỏ gạch. CTCT của X, Y là : A. X là H- COOH và Y là HCOOCH3 B. X là HCOOCH3 và Y là HCOOH C. X là CH3COOH, Y là HCOOCH3 D. không xác định 49. Xà phòng hoá este X đơn chức, no chỉ thu được một hợp chất hữu cơ Y chứa Na. Tách Y rồi trộn thêm vôi tôi xút rôì đem nung ở nhiệt độ cao được rượu Z và muối vô cơ. Đốt cháy Z thu được CO2 và H2O theo tỉ lệ mol là 2 : 3. Công thức phân tử este là : A. C3H4O2 B. C4H8O2 C. C4H6O2 D. C3H6O 50. Este X không no, mạch hở, có tỉ khối hơi so với oxi bằng 3,125 và khi tham gia phản ứng xà phòng hoá tạo ra một anđehit và một muối của axit hữu cơ. Có bao nhiêu công thức cấu tạo phù hợp với X? A. 3 B. 5 C. 2 D. 4 51. a/ Cho chất X tác dụng với NaOH được dd Y, cô cạn dung dịch Y được chất rắn Z và hỗn hợp hơi T. Từ T Chưng cất thu được P, đem P đi tráng gương cho sản phẩm Q- Q tác dụng với dd NaOH lại cho Z . Vậy CTCT của X là: A. HCOO- CH2- CH=CH2 B. HCOO- CH= CH- CH3 C. HCOO- C(CH3 ) = CH2 D. CH3- COO- CH=CH2 b/ Thủy phân một este X thu được muối Y và ancol Z. Biết tỉ khối hơi của Z so với He là 15. Chất Y không có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. Sản phẩn của phản ứng oxi hóa Z bằng CuO (t0) cho pư tráng bạc. Chất nào sau đây thoả điều kiện của X? A. HCOOC2H5 B. CH3COOCH2CH2CH3 C. CH3COOCH(CH3)2 D. HCOOCH2CH2CH3 52. A là C3H6O2 và B là C2H4O2 tác dụng đủ dung dịch NaOH thu 1 muối và 1 rượu. Vậy A, B là: A. A là axit, B là este B. A là este, B là axit C. a, b đều đúng D. a, b đều sai 53. Chọn câu sai . A. Este có nhiệt độ sôi thấp vì giữa các phân tử este không có liên kiết hiđro. B. Khi thay nguyên tử H ở nhóm cacboxylic bằng một gốc hiđrocacbon thì được este. C. Dẫn xuất của axit cacboxylic là este . D. Este thường là chất lỏng nhẹ hơn nước rất ít tan trong nước, có khả năng hòa tan nhiều chất hữu cơ. 54. Chọn câu đúng nhất trong các câu sau: A. Hợp chất hữu cơ đa chức là hợp chất trong phân tử phải có chứa 3 nhóm chức trở lên. B. Hợp chất hữu cơ đa chức là hợp chất trong phân tử có chứa nhiều nhóm chức. C. Hợp chất hữu cơ tạp chức là hợp chất trong phân tử có chứa nhiều nhóm chức khác nhau. D. Hợp chất hữu cơ tạp chức là hợp chất trong phân tử có chứa hai nhóm chức khác nhau 55. Phát biểu nào sau đây không đúng: A. Phản ứng este hoá xảy ra hoàn toàn.
  5. B. Khi thuỷ phân este no, mạch hở trong môi trường axit sẽ thu được axit và rượu C. Phản ứng giữa axit và rượu là phản ứng thuận nghịch D. Khi thuỷ phân este no mạch hở trong môi trường kiềm thu được muối và rượu 56. a/ Cho 6 gam một este của axit cacboxylic no đơn chức và rượu no đơn chức phản ứng vừa hết với 100 ml dung dịch NaOH 1M. Tên gọi của este đó là A. etyl axetat B. metyl fomat C. metyl axetat D. propyl fomat b/ Thủy phân hoàn toàn 2,2 gam 1 este no, đơn chức, mạch hở bằng dung dich NaOH thì thu được 2,4 gam muối. Tên gọi của A là: A. metyl propionat B. etyl axetat C. propyl fomat D. iso-propyl fomat c/ Thuỷ phân một este có tỉ khối hơi so với H2 là 37 thì thu được một muối Na có khối lượng 41/37 khối lượng este. Tìm tên của este A. etyl axetat B. metyl fomat C. metyl axetat D. propyl fomat 57. Đốt cháy hoàn toàn một lượng este no đơn chức thì thể tích khí CO2 sinh ra luôn bằng thể tích khí O2 cần cho phản ứng ở cùng điều kiện nhiệt độ và áp suất. Tên gọi của este đem đốt là A. metyl axetat. B. propyl fomat. C. metyl fomat. D. etyl axetat 58. Đốt một este hữu cơ X thu được 13,2gam CO2 và 5,4 gam H2O. X thuộc loại: A. este no đơn chức. B. este có một liên kết đôi C=C chưa biết mấy chức. C. este mạch vòng đơn chức. D. este hai chức no. 59. Đốt cháy hỗn hợp 2 este no đơn chức ta thu được 1,8g H2O. Thuỷ phân hoàn toàn hỗn hợp 2 este trên ta thu được hỗn hợp X gồm rượu và axit. Nếu đốt cháy 1/2 hỗn hợp X thì thể tích khí CO2 thu được (đktc) là: A. 2,24 l B. 3,36 l C. 1,12 l D. Kết quả khác 60. a/ Đốt cháy một lượng este no đơn chức E, dùng đúng 0,35 mol oxi, thu được 0,3 mol CO2. Vậy công thức phân tử của este này là : A.C2H4O2 B. C3H6O2 C. C4H8O2 D. C5H10O2 b/ Đốt cháy hoàn toàn 4,5 gam este Ađơn chức mạch hở thu được 9,9 gam CO2, 3,24 gam H2O. Thủy phân hoàn toàn 4,5 gam A bằng NaOH thì thu được 4,86 gam muối. Axit tạo nên A là: A.C2H5COOH B.C3H5COOH C.C2H3COOH D.C3H7COOH c/ Đốt cháy hoàn toàn 18,5 gam một este B thì được 33 gam CO2 và 13,5 gam H2O. Tên gọi của B là: A.vinyl axetat B.etyl axetat C.etyl propionat D.etyl fomiat d/ Đốt cháy hoàn toàn 1 hỗn hợp chứa 3 este no, đơn chức, mạch hở. Sản phẩm cháy được dẫn vào bình chứa 1 lượng dư nước vôi trong thì khối lượng bình tăng thêm 6,2g. Khối lượng dung dịch trong bình sau phản ứng thay đổi như thế nào? A. tăng 6,2gam B. giảm 6,2gam C. tăng 1,8gam D. giảm 3,8gam e/ Để đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp hai este no,đơn chức, mạch hở, cần dùng 30,24 lít O2(đktc), sau phản ứng thu được 48,4 gam khí CO2. Giá trị của m là: A. 68,2 gam B. 25gam C. 19,8 gam D. 43 gam 61. Este X đơn chức tác dụng đủ NaOH thu 9,52g Natri fomat và 8,4g ancol . Vậy X là: A.metyl fomat B. etyl fomat C. propyl fomat D. butyl fomat 62. a/ Cho 3.52g chất A C4H8O2 tác dụng vào 0,6 lít dung dịch NaOH 0,1M. Sau phản ứng cô cạn dung dịch thu 4,08g chất rắn. Vậy A là: A.C3H7COOH B. HCOOC3H7 C. C2H5COOCH3 D. CH3COOC2H5 b/ Cho 12,9g este A có CTPT C4H6O2 vào 150 ml dd NaOH 1,25M. Cô cạn thu được 13,8 g chất rắn khan. Xác định tên của A A.vinyl fomat B. vinyl axetat C. alyl fomat D. metyl acrylat 63. a/ Đun 12 gam axit axetic với 13,8 gam etanol (có H2SO4 đặc làm xúc tác) đến khi phản ứng đạt tới trạng thái cân bằng, thu được 11 gam este. Hiệu suất của phản ứng este hoá là (Cho H = 1; C = 12; O = 16) A. 55%. B. 62,5%. C. 75%. D. 50%
  6. b/ Khối lượng axit metacrylic và ancol metylic lần lượt cần lấy để điều chế được 100 kg poli etylmrtacrylat là bao nhiêu? Biết hiệu suất của toàn bộ quá trình là 80% A. 86 kg và 32 kg B. 107,5 kg và 40 kg C. 68,8 kg và 25,6 kg D. 75 kg và 30kg 64. a/ Sản phẩn của phản ứng thủy phân metyl axetat có 3,2 gam ancol metylic. Biết rằng hiệu suất của phản ứng này là 80%. Khối lượng của metyl axetat đem thủy phân là bao nhiêu ? A. 11gam B. 9,25 gam C. 7,4 gam D. 5, 92 gam b/ 37. Cho 45 gam axít axetic tác dụng với 60 gam ancol etylic có mặt H2SO4 đặc. Hiệu suất của ứng là 80%. Khối lượng etyl axetat tạo thành là: A.52,8 gam B.66 gam C.70,4 gam D.88 gam 65. a/ Cho 8.8 gam một este hữu cơ đơn chức no X phải dùng hết 100ml dung dịch NaOH 1M, thu được 8.2 gam muối. Công thức của X là: A.CH3COOCH3 B. HCOOCH3 C.CH3COOC2H5 D. HCOOC2H5 b/ 43. Để thủy phân hoàn toàn 13,2gam este A đơn chức, cần dùng 54,54ml dung dịch NaOH(d=1,1g/ml). Số đồng phân đơn chức có cùng công thức phân tử với A là: A.3 B.4 C.5 D.6 66. Cho 0,01 mol este hữu cơ mạch hở X phản ứng vừa đủ với dung dịch chứa 0,03 mol KOH. E thuộc loại este: A. đơn chức. B. hai chức. C. ba chức. D. không xác định. 67. Khi cho bay hơi 10,56 gam chất hữu cơ A thì thể tích của A bằng với thể tích của 3,84 gam oxi trong cùng điều kiện. Khi dun nóng A với dung dịch NaOH thì thu được một ancol và muối. Biết A không có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. Công thức cấu tạo của là : A. C3H7COOH C. C6H5COOC2H5 B. HCOOC3H7 D. CH3COOC2H5 68. Thủy phân một este đơn chức bằng NaOH. Sau pư thu được một muối và một ancol. Tỉ lệ phần trăm khối lượng của Na trong muối là 24,46%. Este ban đầu là: A. C2H5COOC2H5 B. C2H5COOCH=CH2 C. CH2=CHCOOC2H5 D. CH2=CHCH2COOCH3 69. Để thủy phân hoàn toàn 4,64 gam một este đơn chức A thì cần 40 ml NaOH 1M . Sau phản ứng, thu được muối B và ancol C. Đốt cháy hoàn toàn 0,5 mol C thì thu được 22,4 lit CO2(đktc). CTCT của A là : A. HCOOC5H11 B. C3H7COOC2H5 C. C2H5COOC3H7 D. C2H5COOC2H5 70. Hai este X, Y là đồng phân của nhau. Đốt cháy hoàn toàn X thu được CO2, H2O có thể tích bằng nhau. Để xà phòng hóa 33,3 gam hỗn hợp A chứa X, Y cần dùng 450ml NaOH 1M. Sau phản ứng, thu được m gam muối và hỗn hợp B gồm 2 ancol. Biết rằng M B=36,67, giá trị của m là: A. 28,6 gam B. 14,3 gam C. 34,8 gam D. 57,2 gam 71. Cho 26,4 gam hỗn hợp X gồm C3H7COOH và este có CTPT là C4H8O2 tác dụng hoàn toàn với dung dịch NaOH thì thu dược 20,6 gam muối. CTCT của este là: A. HCOOC2H5 B. C2H5COOCH3 C. CH3COOC2H5 D. HCOOC3H7 Giả thiết dùng cho các câu 72 và 73: Khi thủy phân hoàn toàn 17,1 gam một este A đơn chức, mạch hở thu được muối B và ancol C. Cho toàn bộ lượng ancol C được tạo ra qua CuO nung nóng, thu được chất hữu cơ D. Đem toàn bộ lượng D cho phản ứng với 1 lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3 thì thu được 32,4 gam Ag. 72. Nếu dẫn toàn bộ lượng D sinh ra ở trên qua dung dịch Br2 20% thì có thể làm mất màu tối đa bao nhiêu gam dung dịch Br2? Biết rằng khi đốt cháy hoàn C thì thu được CO2 và H2O có thể tích bằng nhau. A.120 gam B. 240 gam C. 60 gam D. 480 gam 73. CTCT của A là : A. C2H5COOCH2-CH=CH2 B. CH2=CH-COOCH3 C. C2H5COOCH2C6H5 D. CH3COOCH=CH-CH2 74. Đun 9,9 gam phenyl benzoat với 150 ml dung dịch NaOH 1M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là:
  7. A.7,2 gam B.13 gam C.15 gam D. 21,6 gam 75. Đốt cháy hoàn toàn 5,55 gam hỗn hợp 2 este no, đơn chức, mạch hở là đồng phân của nhau. Dẫn toàn bộ sản phẩm cháy qua 1 lượng dư dung dịch Ca(OH)2 thì tạo 22,5 gam kết tủa. Tên gọi của 2 este là: A. etyl axetat và metyl propionat B. etyl fomiat và metyl axetat C. propyl fomiat và metyl axetat D. etyl axetat và propyl fomiat 76. Chất hữu cơ A đơn chức, chứa C,H,O trong phân tử. Chất A không tác dụng Na nhưng tác dụng được với NaOH theo tỉ lệ mol 1:1 hoặc 1:2. Dẫn toàn bộ sản phẩm khi đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol A qua 1 lượng dư dung dịch Ca(OH)2 thì tạo ra 130 gam kết tủa. Tên gọi của A là: A. metyl benzoat B. phenyl acrylat C. propyl benzoat D. phenyl benzoat 77. Để thủy phân hoàn toàn 18,36 gam một este đơn chức A cần dùng 120 ml dung dịch NaOH 1,5M. Biết rằng sản phẩm của phản ứng không có khả năng cho phản ứng tráng bạc và trong sản phẩm có ancol bậc II. Muối tạo thành sau phản ứng có công thức là: A. C2H5COONa B. HCOONa C. CH3COONa D. C3H7COONa 78. Thủy phân hoàn toàn 9,46 gam một este đơn chức A bằng NaOH thì thu được 10,34 gam muối. Mặt khác 9,46 gam A có thể làm mất màu tối đa 88gam dung dịch Br2 20%. Biết rằng A có một liên kết đôi C = C trong phân tử. Muối tạo thành sau phản ứng là: A. C2H3COONa B. C4H9COONa C. CH3COONa D. C3H5COONa 79. Cho 21,8 gam chất hữu cơ A chỉ chứa một nhóm chức tác dụng với 1 lít dung dịch NaOH 0,5M thu được 24,6 gam muối và 0,1mol ancol B. Cần 500ml dung dịch HCl 0,4 M để trung hòa lượng NaOH dư sau phản ứng. Công thức cấu tạo thu gọn của A là: A.(CH3COO)3C3H5 B. C2H4(COOCH3)2 C.(CH3COOH)2C2H4 D. CH2(COOCH3)2 80. a/ Thủy phân 3,52g este tạo bởi acid no đơn chức mạch hở và rượu no đơn chức mạch hở vừa đủ với 40ml NaOH 1M tạo chất A và ancol B. biết dB / =30. B oxi hóa thành andehit. Xác định CTPT chất A? H2 A. HCOONa B. CH3COONa C. CH2=CHCOONa D. CH3CH2COONa b/ Có 2,96g một este X của axit no đơn chức và một rượu no đơn chức phản ứng vừa đủ với 20 ml dd NaOH 2M thu được hai chất A và ancol B( tỉ khối của B so với H2 bằng 16). Xác định tên của X A. etyl axetat B. metyl axetat C. etyl fomat D. iso- propyl fomat 81. Thủy phân 0,01 mol este của một rượu đa chức với một acid đơn chức tiêu tốn hết 1,2g NaOH. Mặt khác khi thủy phân 6,35g este đó thì tiêu tốn hết 3g NaOH và thu được 7,05g muối. CTCT của este là? A. (CH3COO)3C3H5 B. (C2H3COO)3C3H5 C. C3H5(COOCH3)3 D. C3H5(COOC2H3)3 82. a/ Hai este X, Y là đông phân của nhau. 17,6 gam hổn hơp này chiếm thê tích bằng thể tích của 6,4 gam oxi ở cùng điêu kiện. Hai este X, Y là: A. CH3COOCH3 và HCOOC2H5 B. CH3COOC2H5 và HCOOC3H7 C. HCOOC3H7 và C3H7COOCH3 D. CH3COOCH3 và CH3COOC2H5 b/ Cho 22,2 g hai este là đồng phân của nhau( no đơn chức) tác dụng 12g NaOH(vừa đủ) thu được 21,8g muối. Phần trăm khối lượng hai este lần lượt là A. 66,67- 33,33 B. 30- 70 C. 23,4- 76,6 D. 65,5- 34,5 83. Một hh X gồm 2 este A,B có cùng CTPT C8H8O2 và điều chứa vòng benzen Xà phòng hết 0,2 mol X ta cần 0,3 lít dd NaOH 1M thu được 2 muối. Tính khối lượng muối thu được A. 26,6g B. 32,3g C.53,2g D. g LIPIT 1. Các mệnh đề sau đúng hay sai ( Ghi Đ, S vào ô trống ): Đáp án A. Chất béo là dầu mỡ động thực vật. Đ B. Chất béo là este của glyxerin với các axit béo. Đ
  8. C. hỗn hợp muối natri (hoặc kali) của axit béo gọi là xà phòng Đ D. Dầu mỡ bôi trơn máy móc , động cơ cũng là chất béo. S 2. Trong các công thức sau đây, công thức nào của lipit : A. C3H5(OCOC4H9)3 B. C3H5(COOC17H35)3 C. C3H5(COOC15H31)3 D. C3H5(OCOC17H33)3 3. Hãy chọn câu sai khi nói về lipit: A. Ở nhiệt độ thường, lipit động vật thường ở trạng thái rắn, thành phần cấu tạo chứa chủ yếu các gốc axit béo no. B. Ở nhiệt độ phòng, lipit thực vật thường ở trạng thái lỏng, thành phần cấu tạo chứa chủ yếu các gốc axit béo không no. C. Các lipit đều nặng hơn nước, không tan trong các chất hữu cơ như xăng, benzen,… D. Các lipit đều nhẹ hơn nước, tan trong các chất hữu cơ như xăng, benzen,… 4. Phát biểu nào sau đây không chính xác : A. Khi thuỷ phân chất béo trong môi trường axit sẽ thu được axit và rượu B. Khi thuỷ phân chất béo trong môi trường axit sẽ thu được glixerin và các axit béo. C. Khi thuỷ phân chất béo trong môi trường kiềm sẽ thu được glixerin và xà phòng. D. Khi hiđro hoá chất béo lỏng sẽ thu được chất béo rắn. 5. Chất béo lỏng có thành phần axít béo là : A. Chủ yếu là axít béo chưa no B. Chủ yếu là các axít béo no C. Chỉ chứa các axít béo chưa no D. Không xác định được 6. Chọn câu sai: A. Chất tẩy màu làm sạch các vết bẩn nhờ những phản ứng hoá học. B. Chất ưa nước là những chất phân cực. C. Chất kị nước là những chất không phân cực. D. Chất giặt rửa làm sạch các chất bẩn nhờ phản ứng hoá học. 7. Ưu điểm của chất giặt rửa tổng hợp là: A. Không gây hại cho da. B. Bị phân huỷ bởi vi sinh vật. C. Dùng được với nước cứng. D. Không gây ô nhiễm môi trường. 8. Dầu mỡ để lâu bị ôi thiu là do : A. Chất béo bị thủy phân với nướctrong không khí. B. Chất béo bị oxi hóa chậm trong không khí. C. Chất béo bị vữa ra. D. Chất béo bị phân hủy thành andehit có mùi khó chịu. 9. Chỉ số axit của chất béo là : A. Số liên kết  trong gốc hiđrocacboncủa axit béo. B. Số miligam KOH cần để trung hoà các axit tự do có trong 1 gam chất béo. C. Số miligam NaOH cần để trung hoà các axit tự do có trong 1 gam chất béo. D. Số miligam KOH cần để xà phòng hoá 1 gam chất béo. E. Tất cả đều sai.
  9. 10. Chỉ số xà phòng hoá là : A. Chỉ số axit của chất béo. B. Số mol NaOH cần để xà phòng hoá hoàn toàn 1 gam chất béo C. Số mol KOH cần để xà phòng hoá hoàn toàn 1 kg chất béo. D. Tổng số miligam KOH cần trung hoà hoàn toàn axit cacboxylic tự do và để xà phòng hoá glixerit có trong 1 gam chất béo 11. Hãy chọn câu đúng nhất : A. Xà phòng là muối canxi của axit béo B. Xà phòng là muối natri, kali của axit béo C. Xà phòng là muối của axit hữu cơ D. Xà phòng là muối natri, kali của axit axetic 12. Glixerin được điều chế bằng cách: A. Oxi hóa rượu bậc 1 bằng CuO, to B. Thủy phân dẫn xuất halogen trong môi trường kiềm C. Thực hiện phản ứng este hóa giữa axit và rượu D. Đun nóng dầu mỡ động vật với dung dịch kiềm 13. Để định lượng axit béo chưa no trong thành phần chất béo, người ta thường dùng phản ứng nào? A. Cộng halogen B. Thuỷ phân trong môi trường kiềm C. Thuỷ phân trong môi trường axit D. Đốt cháy 14. Giữa glixerol và axit béo C17H35COOH có thể có tối đa bao nhiêu este đa chức? A. 1 B. 2 C. 3 D. 5 15. Trong thành phần của một loại dầu có chứa este của glixerol với các axit C17H31COOH và C17H35COOH. Có thể có bao nhiêu loại este (3 lần este) trong các số dưới đây: A. 5 B. 3 C. 4 D. 6 16. Triglixerit là este 3 lần este của glixerin. Có thể thu được tối đa bao nhiêu triglixerit khi đun glixerin với hh 3 axit C17H33COOH C17H35 COOH C17H31 COOH (có H2SO4 đặc làm xúc tác): A. 6 B. 9 C. 12 D. 18 17. Khi xà phòng hoá 1,5 gam chất béo cần 100 ml dd KOH 0,1M . Chỉ số xà phòng hoá của chất béo đó bằng A. 373,3 B. 337,3 C. 333,7 D. 377,3 18. Khi trung hoà 2,8g chất béo cần 3ml dung dịch KOH 0,1M . Chỉ số axit của chất béo đó là A. 6 B. 5 C. 5,5 D. 6,5 19. Để trung hoà axit dư có trong 5,6g lipit cần 6 ml dung dịch NaOH 0,1M. Chỉ số axit của chất béo đó là A. 6 B. 2,4 C. 4,28 D. 4,8 20. Để xà phòng hoá hoàn toàn 2,52g một lipit cần dùng 90ml dung dịch NaOH 0,1M. Tính chỉ số xà phòng hoá của lipit A. 200 B. 100 C. 142,8 D. 400 21. Để xà phòng hoá 63mg chất béo trung tính cần 10,08 mg NaOH. Tìm chỉ số xà phòng hoá của chất béo : A. 224 B. 160 C. 240 D. 244 22. Một chất béo Y có chỉ số axit là 7. Khối lượng KOH cần thiết để trung hoà 4g chất béo Y là A. 0,028 gam B. 0,28 gam C. 2,8 gam D. 28 gam
  10. 23. Muốn xà phòng hoá 100 gam chất béo có chỉ số axit bằng 7, người ta phải dùng 0,32 mol KOH. Tính khối lượng glixerol thu được? A. 9,43 B. 9,20 C. 9,34 D. 9,33 24. Để phản ứng với 100g lipit có chỉ số axit bằng bằng 7 phải dùng 17,92g KOH . Tính lượng muối thu được? A. 108,265g B. 100,265g C. 120g D. 100g 25. Thủy phân hoàn toàn 444g một lipit, thu được 46g glixerol (glixerin)và 2 loại axit béo. Hai loại axit béo đó là A. C17H33COOH , C15H31COOH B. C17H33COOH , C17H35COOH C. C15H31COOH , C17H35COOH D. C17H31COOH , C17H33COOH 26. Loại dầu nào sau đây không phải là este của axit béo và glixerol? A. Dầu lạc (đậu phộng) B. Dầu vừng (mè) C. Dầu dừa D. Dầu luyn. 27. Để trung hoà 10g một chất béo có chỉ số axit là 5,6 thì khối lượng NaOH cần dùng là bao nhiêu? A. 0,06g B. 0,05g C. 0,04g D. 0,08g 28. Để trung hoá 140 gam 1 chất béo cần 15ml dung dịch KOH 1M. Chỉ số axit của chất béo đó bằng bao nhiêu? A. 7 B. 5 C. 8 D. 6 29. Khi cho 178 kg chất béo trung tính phản ứng vừa đủ với 120 kg dd NaOH 20%, giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn. Khối lượng (kg) xà phòng thu được là : A. 61,2 B. 183,6 C. 122,4 D. Kết quả khác 30. Hidro hóa hoàn toàn 442kg olein (glixerintrioleat), xúc tác Ni. Thể tích hidro (đktc) cần dùng là: A. 3,36 lit B.33,6 lit C. 36,3 lit D.42 lit 31. Đun nóng 2,225 kg chất béo (loại glixeryltristearat) chứa 20% tạp chất với dd NaOH. Giả sử phản ứng xảy ra hoàn toàn thì khối lượng glixerin là: A. 8,14 kg B. 0,814 kg C. 1,84 kg 32. Hidro hoá 1 tấn olein (glixeryltrioleat) nhờ xúc tác Ni, ta thu được stearin. Thể tích hidro (đktc) cần dùng là: A. 76018 lit B. 76,018 lit C. 706,18 lit D. Kết quả khác 33. Để thuỷ phân hoàn toàn 8,58 kg một loại chất béo cần vừa đủ 1,2 kg NaOH, thu được 0,368 kg glixerol và hỗn hợp muối của axit béo. Biết muối của axit béo chiếm 60% khối lượng xà phòng. Khối lượng xà phòng có thể thu được là: A. 15,69kg B. 16kg C. 17,5kg D. 19kg GLUXIT Câu 1: Một gluxit (X) có các phản ứng diễn ra theo sơ đồ sau: o Cu ( OH ) / NaOH t (X)  dd xanh lam  Kết tủa đỏ gạch 2   (X) không thể là: A. Glucozơ B. Fructozơ C.Saccarozơ D. Mantozơ E. A,D Câu 2: Fructozơ không cho phản ứng nào sau đây : A. Cu(OH)2 B. (CH3CO)2O C. dd AgNO3/NH3 D. dd Br2 E. H2/Ni, to Câu 3: Muốn xét nghiệm sự có mặt của đường glucozơ trong nước tiểu ta có thể dùng thuốc thử nào trong số các thuốc thử sau A . Giấy đo pH B . dd AgNO3 C . Cu(OH)2 D . Cả A,B và C Câu 4: Để chứng minh cấu tạo mạch hở của glucozơ: A. Cho glucozơ tác dụng với Cu(OH)2 cho dung dịch màu xanh đặc trưng kết luận glucozơ có 5 nhóm OH B. Định lượng este tạo thành khi cho glucozơ tác dụng với (CH3CO)2O dư kết luận glucozơ có 5 nhóm OH
  11. C. Thực hiện phản ứng tráng gương kết luận glucozơ có nhóm chức anđehit D. Khử hoàn toàn glucozơ cho n-hexan E. B, C, D đúng Câu 5: Cho các dung dịch glucozơ, etilen glicol và axit axetic. Có thể dùng một hoá chất để nhận biết chúng không? Nếu được đó là chất gì? A. Dùng dd AgNO3/NH3 B. Dùng Cu(OH)2/ NaOH C. Dùng quỳ tím D. Dùng Na E. Không phân biệt được Câu 6: Chỉ dùng dung dịch AgNO3/NH3 ta có thể phân biệt được cặp chất nào sau đây: A. Glucozơ và saccarozơ B. Glucozơ và fructozơ C. Saccarozơ và mantozơ D. Glucozơ và mantozơ E. A, C đúng Câu 7: Phát biểu nào sau đây không đúng: A. Ở nhiệt độ thường Glucozơ, fructozơ, saccarozơ và mantozơ đều hoà tan Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam B. Glucozơ và fructozơ đều tác dụng với H2(Ni,to) cho poliancol C. Glucozơ, fructozơ, saccarozơ và mantozơ tham gia phản ứng tráng gương D. Xenlulozơ luôn có 3 nhóm OH E. Glucozơ, fructozơ, mantozơ bị oxi hoá bởi Cu(OH)2 cho kết tủa đỏ khi đun nóng Câu 8: Cho sơ đồ: HCHO  A  CH3-CH(OH)-COOH A có tên là: A. Axit fomic B. 2-hiđ roxi etanal C. Rượu metylic D. Glucozơ E. Tất cả đều sai Câu 9: Fructozơ không tác dụng với các chất nào sau đây: A. dd AgNO3/NH3 B. Cu(OH)2/NaOH C. NaNO3 D. (CH3CO)2O E. H2/Ni, to Câu 10: Phát biểu nào sau đây không đúng: A. Thuỷ phân hoàn toàn tinh bột tạo sản phẩm không tráng gương B. để nhận ra tinh bột dùng dung dịch I2 C. Tinh bột là polime mạch phân nhánh D. Tinh bột là hợp chất cao phân tử thiên nhiên Câu 11: Xét các phản ứng theo sơ đồ biến hoá (1) CO2 tinh bét (2) (4) (3) etanol (5) glucozo Tìm phát biểu chưa hoàn toàn đúng A.(1) quang hợp nhờ chất diệp lục B. (3) Thuỷ phân tinh bột nhờ xúc tác H2SO4 loãng C. (5) lên men rượu ( men zima) D. (2) Đốt cháy rượu etylic E. (4) Đốt cháy glucozơ ( phương pháp duy nhất ) Câu 12: Phân biệt glucozơ và rượu etilenglicol bằng phản ứng: A. Cộng H2 B. Với Cu(OH)2 C. Tráng gương D. Đốt cháy E. Tất cả đều đúng Câu 13: Từ glucozơ có thể điều chế được chất nào sau đây: A. Rượu etylic B. Axit axetic C. Khí CO2 D. Cả ba chất trên E. A và B Câu 14: Phân biệt xenlulozơ và tinh bột nhờ phản ứng: A. Với H2SO4 B. Với kiềm C. Với dd I2 D. cả 3 phản ứng trên E. A và B Câu 15: Để phân biệt hexan, glixerin và glucozơ có thể dùng thuốc thử nào ? 1. Na 2. Cu(OH)2 3. Dung dịch AgNO3/NH3 A. Dùng 1 trong ba chất đều được B. 2 C. 3 D. 2 và 3 Câu 16. Phương pháp điều chế etanol nào dưới đây chỉ dùng trong phòng thí nghiệm A. Lên men Glucozơ B. Cho etilen tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng,nóng C. Thuỷ phân dẫn xuất etyl halogenua trong môi trường kiềm D. Cho hỗn hợp etilen và hơi nước qua tháp H3PO4 Câu 17.. Thuốc thử nào trong số các thuốc thử dưới đây dùng để nhận biết được tất cả các dung dịch trong dãy sau: ancol etylic, đường củ cải, đường mạch nha, A. Dung dịch AgNO3/NH3 B. Cu(OH)2 C. Na kim lọai D. Dung dịch CH3COOH Câu 18. Saccarozơ có thể tác dụng được với chất nào sau đây: H2/Ni, to (1), Cu(OH)2 (2), [Ag(NH3)2]OH (3), CH3COOH (4) (H2SO4 đặc ): A. (1), (2) B. (2), (4) C. (2), (3) D. (1), (4) Câu 19. Để phân biệt dung dịch các chất riêng biệt: dung dịch táo xanh, dung dịch táo chín, dung dịch KI người ta có thể dùng một trong những hoá chất sau đây ? A. O3 B. Hồ tinh bột C. Vôi sữa D. NaNO3 Câu 20. Thuốc thử nào trong số thuốc thử dưới đây dùng để nhận biết được tất cả các dung dịch trong dãy sau: Glucozơ, glixerin, fomandehit, propan-1-ol
  12. A. AgNO3/NH3 B. Na kim loại C. Nước Br2 D. Cu(OH)2/OH- Câu 21. Để phân biệt các chất riêng biệt : saccarozơ, mantozơ, etanol, fomalin, người ta có thể dùng một trong những hoá chất nào sau đây ? A. AgNO3/NH3 B. Cu(OH)2/OH- C. Nước Br2 D. Tất cả đều sai Câu 22: Để phân biệt glucozơ và fructozơ ta có thể dùng thuốc thử nào: A. dd AgNO3/NH3 B. Cu(OH)2/NaOH C. dd Br2 D. I2 E. Thuốc thử khác Câu 23: Từ xenlulozơ ta có thể sản xuất : A. Tơ visco B. Tơ axetat C. Tơ đồng amoniac D. Tơ nilon-6,6 E. A, B, C đúng Câu 24:Công thức nào sau đây của xenlulozơ: A. (C6H10O5)n B. [C6H7O2(OH)3]n C. [C6H7O2(OCOCH3)3]n D. Cả A, B E. Tất cả sai Câu 25: Có các hợp chất dưới đây đựng trong 5 lọ mất nhãn: Etanal, glucozơ, etanol, saccarozơ, glixerol Dựa vào các thí nghiệm quan sát sau đây ấn định chữ cái đúng cho các lọ: a, Chỉ A, C, D cho màu xanh lam khi phản ứng với Cu(OH)2 ở to thường b, Chỉ C và E cho kết tủa đỏ gạch khi phản ứng với Cu(OH)2, đun nóng c, A cũng cho kết tủa đỏ gạch với Cu(OH)2 đun nóng sau khi thuỷ phân trong H2SO4 loãng A,B, C, D, E lần lượt là: A. saccarozơ,glixerol, glucozơ, etanol, etanal B.saccarozơ, etanol, glucozơ, glixerol, etanal C. saccarozơ, glucozơ, etanol, glixerol, etanal D. Tất cả đều sai Câu 26: Để nhận biết dung dịch và các chất riêng biệt: glucozơ, benzen, ancol etylic, glixerol, ta có thể tiến hành theo trình tự nào sau đây ? A. Dùng dung dịch AgNO3/NH3, dùng Cu(OH)2, dùng Na B. Dùng dung dịch AgNO3/NH3, dùng nước Br2, dùng Na C. Dùng Na, dùng Cu(OH)2 đun nóng D. Dùng Cu(OH)2 đun nóng, dùng nước Br2 Câu 27: Giữa saccarozơ và glucozơ có đặc điểm giống nhau : A. Đều lấy từ củ cải đường B. Đều hoà tan Cu(OH)2 ở nhiệt độ thường cho dung dịch màu xanh lam C. Đều có biệt danh huyết thanh ngọt D. Đều bị oxi hoá bởi phức bạc amoniac [Ag(NH3)2]OH Câu 28: Để phân biệt dung dịch các chất riêng biệt: Hồ tinh bột, saccarozơ, glucozơ, có thể dùng một trong những hoá chất nào sau đây ? A. Cu(OH)2/OH- B. AgNO3/NH3 C. Vôi sữa D. Iôt Câu 29: Chọn câu đúng trong các câu sau: A. Xenlulozơ và tinh bột có phân tử khối nhỏ B. Xenlulozơ có phân tử khối nhỏ hơn tinh bột C. Xenlulozơ và tinh bột có phân tử bằng nhau D. Xenlulozơ và tinh bột đều có phân tử khối rất lớn, nhưng phân tử khối của xenlulozơ lớn hơn nhiều so với tinh bột Câu 30: Điều khẳng định nào sau đây KHÔNG ĐÚNG: A. Đường Saccarozơ còn gọi là đường mía; đường kính, đường phèn, đường củ cải. B. Phân tử Saccarozơ được cấu tạo bởi 2 gốc glucozơ. C. Phân tử Saccarozơ có nhiều nhóm –OH nhưng không có nhóm chức alđêhit. D.Gốc Glucozơ (hay gốc Fructozơ) là phần còn lại của phân tử monosacarit tương ứng khi bớt đi 1 nhóm -OH. E. Dạng cấu tạo mạch vòng của Saccarozơ không có khả năng chuyển thành dạng mạch hở, do đó không tạo nhóm chức –CHO. Câu 31: Điều khẳng định nào sau đây KHÔNG ĐÚNG : A. Amilozơ là phân tử tinh bột không phân nhánh có M  200.000 đvc B. Amilopectin là phân tử có tinh bột có phân nhánh có M  1.000.000 đvc. C. Tinh bột sinh ra trong cơ thể động vật do sự đồng hoá khí CO2 D. Tinh bột có trong tế bào thực vật . E. Để nhận ra tinh bột người ta dùng dung dịch Iốt. Câu 32: Những điểm giống nhau giữa tinh bột và xenlulozơ là: A. Đều không tham gia phản ứng tráng gương. B. Đều không cho  đỏ gạch Cu2O khi tác dụng với Cu(OH)2 đun nóng trong môi trường kiềm. C. Đều dễ thuỷ phân thành Glucozơ D. Đều có phản ứng cho màu xanh với dung dịch Iot A. Cả A, B, C đều đúng Câu 33: Những điều khẳng định nào sau đây KHÔNG ĐÚNG: A. Glucozơ và Fructozơ là 2 chất đồng phân của C6H12O6 B. Glucozơ và Fructozơ đều tác dụng với dung dịch Cu(OH)2 tạo dung dịch xanh lam. C. Gluxit là hiđrat cacbon. D. Glucozơ và Fructozơ đều có phản ứng cộng H2 (Ni, t0) tạo Socbitol. E. Glucozơ tạo Cu2O  đỏ gạch với Cu(OH)2 khi đung nóng do có nhóm chức – CHO Câu 34: Tính chất đặc trưng của saccarozơ là: 1. Chất rắn, tinh thể màu trắng 2. Polisaccarit 3. Thuỷ phân cho glucozơ và fructozơ
  13. 4. Tham gia phản ứng tráng gương 5. Phản ứng đốt cháy cho cacbon ( than) Những tính chất trên, tính chất nào đúng A. 3,4,5 B. 1,2,3,5 C. 1,2,3,4 D. 1,3,5 Câu 35: Dùng 1 thuốc thử duy nhất ta có thể phân biệt được các chất trong các dãy sau đây: a. Glucozơ, Alđehit axetic b. Glucozơ, rượu etylic c. Glucozơ, Glixerin d. Glucozơ, axit axetic e. Glucozơ, alđehit fomic, glixerin A. Na B. Cu(OH)2 C. NaOH D. AgNO3/d2 NH3 E. Quỳ tím. Câu 36: Cho 1 thuốc thử duy nhất X, với thuốc thử đó có thể phân biệt được các dung dịch trong mỗi trường hợp sau: 1. Saccarozơ và dung dịch glucozơ. 2. Saccarozơ và mantozơ. 3. Saccarozơ, mantozơ và anđêhit axetic. Cho biết X là chất nào trong mỗi chất sau đây: A. Cu(OH)2 /OH- C. H2SO4 D. Na2CO3 B. AgNO3/NH3 E.Na Câu 37: Dựa vào tính chất nào mà ta có thể kết luận tinh bột và xenlulozơ là những polime thiên nhiên có công thức (C6H10O5)n A. Tinh bột và xenlulozơ khi bị đốt cháy đều cho CO2 và H2O theo tỷ lệ mol 6:5 B. Tinh bột và xenlulozơ đều có thể làm thức ăn cho người và gia súc. C. Tinh bột và xenlulozơ đều không tan trong nước. D. Thuỷ phân tinh bột và xenlulozơ đến tận cùng trong môi trường axit H2SO4 đều được Glucozơ C6H12O6. Câu 38: Muốn sản xuất 59,4kg xenlulozơ trinitrat với hiệu suất phản ứng 90% thì thể tích dung dịch HNO3 99,67% ( D=1,52 g/ml) cần dùng là: A. 27,23lit B. 27,723 lit C. 28 lit D. 29,5lit Câu 39: khối lượng glucozơ cần dùng để điều chế 0,1 lit rượu etylic ( khối lượng riêng 0,8g/ml) với hiệu suất 80% là: A. 190g B. 195,6g C. 185, 6g D. 212g E. Kết quả khác Câu 40: 18 gam A có thể tác dụng với 23,2g Ag2O/NH3. Thể tích O2 cần để đốt cháy chính lượng hợp chất này bằng thể tích khí CO2 tạo thành ( đ ktc). A là hợp chất hữu cơ chứa oxi, CTPT là: A. C6H12O6 B. C12H22O11 C. CH3CH2CHO D. CH3CHO E. Kết quả khác Câu 41: Khối lượng rượu etylic thu được khi cho lên men 10 tấn bột ngũ cốc chứa 80% tinh bột với hiệu suất 37,5% là ( tấn): A. 92 B. 9,2 C. 1,704 D. 17,04 E. Số khác Câu 42: Đốt cháy hoàn toàn 0,855g một chất đường thu được 1,32g CO2 và 0,495g H2O. Phân tử khối của đường trên gấp 1,9 khối lượng glucozơ. Công thức đường là: A. C6H12O6 B. C12H22O11 C. (C6H5O5)n D. (C6H12O6)2 E. Công thức khác Câu 43: Từ một tấn tinh bột có thể điều chế được bao nhiêu tấn caosu ( hiệu suất chung 30%) A. 0,09 tấn B. 0,5 tấn C. 0,3 tấn D. 0,2 tấn E. 0,1 tấn Câu 44: Mantozơ còn gọi là đường mạch nha, là đồng phân của chất nào dưới đây: A. Glucozơ B. Fructozơ C. Saccarozơ D. TInh bột E. Xenlulozơ Câu 45: Cho 34,2 g hỗn hợp saccarozơ có lẫn mantozơ phản ứng hoàn toàn AgNO3/NH3 dư thu được 0,216g bạc. Tính độ tinh khiết của saccarozơ A. 1% B. 99% C. 90% D. 85% E. Tất cả đều sai Câu 46: Phân tử khối trung bình của xenlulozơ trong bông là 1750000ddvC và trong sợi gai là 5900000 ddvC. Số mắt xích C6H10O5 có trong các sợi trên là: A. 10802 và 36420 B. 1988 và 3642 C. 1080 và 3642 D. Số khác Câu 47: Để sản xuất 1 tấn rượu với hiệu suất 70% tính khối lượng mùn cưa chứa 50% xenlulo cần dùng : A. 5000 B. 1761 C. 5031 D. Một số khác E. Không xác định được Câu 48 : Đốt cháy hoàn toàn 0,171g gluxit A thu được 0,264g CO2 và 0,099g H2O. Xác định A, biết rằng A có khối lượng phân tử là 342 (đvc) và có khả năng tham gia phản ứng tráng gương. A. Glucozơ B. Fructozơ C. Mantozơ D. Saccarozơ E. Tinh bột Câu 49: Một mẫu tinh bột có M=5.105 đvC. Nếu thuỷ phân hoàn toàn 1 mol tinh bột ta sẽ thu được bao nhiêu mol glucozơ ? A. 2778 B. 4200 C. 3086 D. 3510 Câu 50: Một hợp chất hữu cơ (X) có %C=40, %H=6,7 và %O=53,3. Xác định công thức đơn giản của (X), (X) là một mono, đi hay trisaccarit ? Biết MX=180, xác định CTPT của (X) A. CH2O , monosaccarit, C5H10O5 B. CH2O , đisaccarit, C12H22O11 C. CH2O , monosaccarit, C6H12O6 D. C6H10O5 , trisaccarit, C18H30O15 Câu 51: Lấy 34,2g một poli saccarit (X), hoà tan (X) trong nước và thủy phân hoàn toàn (X) với xúc tác axit vô cơ. Dung dịch thu được tác dụng với AgNO3/NH3 dư cho ra 43,2g Ag kết tủa. Xác định (X) là đi hay tri saccarit, CTPT của (X) ? A. Đi saccarit, C12H22O11 B. Đi saccarit, C12H24O12 C. Tri saccarit, C18H30O15 D. Tri saccarit, C18H32O16
  14. Câu 52: Tính khối lượng nếp phải dùng để lên men ( hiệu suất 50%) thu được 460ml rượu 50o. CHo biết tỉlệ tinh bột trong nếp là 80% và khối lượng riêng của rượu etylic là 0,8 g/ml A. 430g B. 520g C. 760g D. 810g Câu 53: Xenlulozơ tác dụng với HNO3 cho ra nhiều sản phẩm trong đó có 1 sản phẩm (A) có %N=14,14. Xác định CTCT của (A). Tính khối lượng HNO3 cần thiết để biến toàm thể xenlulozơ ( khối lượng 324g ) thành sản phẩm (A) (hiệu suất phản ứng 100%) A. {C6H7O4(ONO2)(OH)2 }n ; 126g B. {C6H7O2(ONO2)3 }n; 378g C. {C6H7O3(ONO2)3 }n ; 126g D. {C6H7O5(ONO2)}n; 252g Câu 54: Một monosaccarit có Mlà 150. Xác định CTPT của chất này. Tính khối lượng của CH3COOH cần để este hoá 600g monosaccarit này A. C5H10O5, 480g B. C4H8O4, 480g C.C5H10O5, 960g D. C4H8O4, 720g Câu 55: Một đisaccarit (X) có mO/mC =1,222. xác định CTPT của (X). Nếu thuỷ phân 684g (X) sẽ thu được bao nhiêu gam glucozơ biết hiệu suất phản ứng là 80% A. C12H22O11, 596g B. C12H24O12, 288g C.C12H22O11, 288 D. C12H20O10, 360g Câu 56: Một gluxit (X) có mC/mH=6,5454. ( X) là mono hay đisaccarit ? Xác định CTPT của (X) : A. monosaccarit, C6H12O6 B. Đisaccarit, C12H22O11 C. monosaccarit, C5H10O5 D. Đisaccarit, C10H18O9 Câu 57: Lên men 1 tấn ngô chứa 65% tinh bột khối lượng ancol etylic thu được là bao nhiêu (H=80%) A. 290Kg B. 295,3kg C. 300kg D. 8g Câu 58: Thuỷ phân hoàn toàn 62,5g dung dịch saccarozơ 17,1% trong môi trường axit ( vừa đủ ) thu được dung dịch M. Cho AgNO3 trong NH3 vào dung dịch M và đun nhẹ thu được khối lượng bạc là: A. 6,75g B. 6,5g C. 6,25g D. 8g Câu 59: Từ một tấn nước mía chứa 13% saccarozơ có thể thu được bao nhiêu kg saccarozơ ( H=80% ) A.104kg B. 105kg C. 110kg D. 124kg Câu 60: Cho m gam tinh bột lên men để sản xuất ancol etylic, toàn bộ lượng CO2 sinh ra cho qua dung dịch Ca(OH)2 dư thu được 750g kết tủa. Biết hiệu suất mỗi giai đoạn lên men là 80%. Vây m là: A. 949,2g B. 945g C. 950,5g D. 1000g Câu 61: Tinh bột được tạo thành trong cây xanh nhờ quang hợp, khí CO2 chiếm 0,03% thể tích không khí. Muốn có 50g tinh bột thì thể tích không khí ( đktc) cần dùng để cung cấp CO2 cho phản ứng quang hợp là: A. 138266,7 lit B. 140268,5 lit C. 150200,6 lit D. 138271,6 lit AMIN -AMINOAXIT-PEPTIT A. TRẮC NGHIỆM AMIN. Câu 1: Công thức nào dưới đây là công thức của dãy đồng dẳng amin thơm, chứa một vòng bezen, đơn chức bậc nhất ? A. CnH2n-7NH2 B. CnH2n+1NH2 C. C6H5NHCnH2n+1 D. CnH2n-3NHCnH2n-4 Câu 2: a/Amin nào dưới đây là amin bậc 2? A. CH3-CH2NH2 B. CH3-CHNH2-CH3 C. CH3-NH-CH D. CH3-NCH3-CH2-CH3 b/ Ancol và amin nào sau đây cùng bậc? A. (CH3)2CHOH và (CH3)2CHNH2 B. (CH3)3COH và (CH3)3CNH2 C. C6H5NHCH3 và C6H5CH(OH)CH3 D. (C6H5)2NH và C6H5CH2OH Câu 3: Cho amin có cấu tạo: CH3-CH(CH3)-NH2 . Chọn tên gọi không đúng? A. Prop-1-ylamin B. Propan-2-amin C. isoproylamin D. Prop-2-ylamin Câu 4: Tên gọi các amin nào sau đây là không đúng? A. CH3-NH-CH3 đimetylamin B. CH3-CH2-CH2NH2 n-propylamin C. CH3CH(CH3)-NH2 isopropylamin D. C6H5NH2 alanin Câu 5: Tên gọi đúng C6H5NH2 đúng? A. Benzyl amoni B. Phenyl amoni C. Hexylamin D. Anilin Câu 6: Xét các amin: (X) etylamin, (Y) isopropylamin, (Z) đimetylamin và (T) etylđimetylamin. Amin bậc 2 là : A. X B. Y C. Z D. T Câu 7: Tên gọi nào sau đây đúng?
  15. A. 2-etylpropan-1-amin B. N-propyletanamin C. butan-3amin D. N, N-đimetylpropan-2-amin Câu 8: Trong các chất dưới đây, chất nào là chất khí? A. ancol metylic B. ancol propylic C. trimetylamin D. axit propionic Câu 9: Xét các chất: benzen (C6H6), anilin (C6H5NH2), phenol (C6H5OH) và axit benzoic (C6H5COOH). Trong bốn chất này, thì ở cùng điều kiện thường, số chất tồn tại ở trạng thái lỏng là A. 1 B. 2 C. 3 D. 4 Câu 10: Cho bốn hợp chất hữu cơ là C2H5Cl, C2H5OH, CH3COOH và CH3CH2NH2. Chất có nhiệt độ sối cao thứ 2 trong dãy trên là A. C2H5OH B. C2H5Cl C. C2H5NH2 D. CH3COOH Câu 11: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Amin được cấu tạo bằng cách thay thế H của amoniac bằng 1 hay nhiều gốc H-C. B. Bậc của amin là bậc của nguyên tử cacbon liên kết với nhóm amin. C. Tùy thuộc vào gốc H-C, có thể phân biệt thành amin thành amin no, chưa no và thơm. D. Amin có từ 2 nguyên tử cacbon trong phân tử bắt đầu xuất hiện đồng phân. Câu 12: Công thức phân tử C3H9N ứng với bao nhiêu đồng phân? A. 5 B. 4 C. 3 D. 2 Câu 13: (Đề thi tốt nghiệp- 2007) Số đồng phân amin bậc 1 ứng với công thức phân tử là C3H9N là. a. 4 b. 3 c. 5 d. 2 Câu 14: Ứng với công thức phân tử C4H11N, có x đồng phân amin bậc nhất, y đồng phân amin bậc 2, z đồng phân amin bậc 3. Giá trị x, y, z lần lượt bằng: A. 4, 3 và 1 B. 3, 3 và 0 C. 4, 2 và 1 D. 3, 2 và 1 Câu 15: Amin nào dưới đây có 4 đồng phân cấu tạo? A. C2H7N B. C3H9N C. C4H11N D. C5H13N Câu 16: Công thức phân tử C7H9N ứng với bao nhiêu đồng phân thơm? A. 5 B. 4 C. 7 D. 6 Câu 17: Amin có tính bazơ là do a. Tan nhiều trong n−ớc b. Phân tử amin bị phân cực mạnh c. Nguyên tử N có độ âm điện lớn nên cặp e chung của nguyên tử N và H bị lệch về phía N d. Do nguyên tử N còn cặp eletron tự do nên phân tử amin có thể nhận proton Câu 18: Sở dĩ anilin có tính bazơ yếu hơn NH3 là do: a. Nhóm NH2 còn một cặp electron chưa liên kết. b. phân tử khối của anilin lớn hơn NH2. c. Nhóm NH2 có tác dụng đẩy electron về phía bòng benzen làm giảm mật độ electron của nguyên tử N. d. Gốc phênyl có ảnh hưởng làm giảm mật độ electron của nguyên tử N. Câu 19: Cho các câu sau câu nào không đúng: a. Các amin đều có tính bazơ. b. Tính bazơ của tất cả các amin đều mạnh hơn NH3. c. Anilin có tính bazơ yếu hơn NH3. d. Tất cả các amin đơn chức đều chứa một số lẻ nguyên tử H trong phân tử. Câu 20: Cho các câu sau câu nào sai. a. Các amin có tính bazơ b. Các amin đều là xanh qùy tím c. amin là những hợp chất hữu cơ được cấu thành bằng cách thay thế một hay nhiều nguyên tử hiđro trong phân tử amoniac bởi một hay nhiều gốc hyđrocacbon. d. bậc của amin là số nguyên tử H trong amoniăc bị thay thế bởi gốc hyđrocacbon. Câu 21: Phát biểu nào sau đây không đúng?
  16. A. Amin được cấu tàhnh bằng cách thay thế một hay nhiều nguyên tử hiđro của NH3 bằng một hay nhiều gốc hiđrocacbon. B. Tuỳ thuộc vào cấu trúc của gốc hiđrocacbon có thể phân biệt amin thành amin no, chưa no, thơm C. A min có từ hai nguyên tử cacbon trở lên trong phân tử bắt đầu xuất hiện hiện tượng đồng phân D. Bậc amin được định nghĩa theo bậc của nguyên tử cacbon liên kết trực tiếp với nhóm chức amin Câu 22: Phát biểu nào sau đây là chưa chính xác về tính chất vật lí của amin? A. Các amin khí có mùi tương tự amoniac, độc. B. Anilin nguyên chất là chất lỏng, khó tan trong nước, màu đen C. Độ tan của amin giảm khi số nguyên tử cacbon trong phân tử tăng D. Metyl, etyl, đimetyl, trimetyl amin là những chất khí dễ tan trong nước Câu 23: Các giải thích quan hệ cấu trúc- tính chất nào sau đây không hợp lí? A. Do có cặp electron tự do trên nguyên tử N mà amin có tính bazơ B. Tính bazơ của amin càbg mạnh khi nguyên tử nitơ cà giàu electron C. Với amin RNH2, gốc R hút electron làm tăng độ mạnh tính bazơ và ngược lại D. Do NH2 đẩy electron nên anilin dễ tham gia phản ứng thế vào nhân thơm hơn và ưu tiên thế vào các vị trí o-, p- Câu 24: So sánh tính bazơ của các chất sau: CH3NH2, (CH3)2 NH, NH3 a. CH3NH2 < (CH3)2 NH < NH3 b. NH3 < CH3NH2 < (CH3)2 NH c. NH3 < (CH3)2 NH < CH3NH2 d. (CH3)2 NH < CH3NH2 < NH3 Câu 25: So sánh tính bazơ của các chất sau: CH3NH2, C2H5NH2, NH3, C6H5NH2 a. CH3NH2 < C2H5NH2 < NH3 < C6H5NH2 b. NH3 < C6H5NH2 < CH3NH2 < C2H5NH2 c. C6H5NH2 < NH3 < CH3NH2 < C2H5NH2 d. C6H5NH2 < NH3 < C2H5NH2< CH3NH2 Câu 26: Hợp chất nào dưới đây có tính bazơ yếu nhất? A. Anilin B. Metylamin C. Amoniac D. Đimetylamin Câu 27: Chất nào dưới đây có tính bazơ mạnh nhất? A. NH3 B. CH3CONH2 C. CH3CH2CH2OH D. CH3CH2NH2 Câu 28: Sắp xếp các chất sau đây theo tính bazơ giảm dần? (1) C6H5NH2 (2) C2H5NH2 (3) (C6H5)2NH (4) (C2H5)2NH (5) NaOH (6) NH3 A. 1>3>5>4>2>6 B. 6>4>3>5>1>2 C. 5>4>2>1>3>6 D. 5>4>2>6>1>3 Câu 29: Phát biểu không đúng là. a. Phenol phản ứng với dung dịch NaOH, lấy muối vừa tạo ra cho tác dụng vớ dung dịch HCl lại thu được phenol. b. axit axetic phản ứng với dung dịch NaOH, lấy dung dịch muối vừa tạo ra cho tác dụng với khí CO2 lại thu được axit axetic. c. dung dịch natri phenolat phản ứng với khí CO2, lấy kết tủa vừa tạo được cho tác dụng với dung dịch NaOH lại thu được natri phenolat. d. anilin phản ứng với dung dịch HCl, lấy muối vừa tạo ra cho tác dụng với dung dịch NaOH là thu được anilin Câu 30: Dãy gồm các chất đều làm giấy qùy tím ẩm chuyển sang màu xanh là: a. metyl amin, amoniac, natri axetat b. anilin, amoniac, natri hiđroxit c. amoni clorua, metyl amin, natri hiđroxit d. anilin, metyl amin, amoniac. Câu 31:Cho 10 gam amin đơn chức X phản ứng hoàn toàn với HCl (dư), thu được 15 gam muối. Số đồng phân cấu tạo của X là a. 5. b. 8. c. 7. d. 4. Câu 32: Dung dịch metylamin có thể tác dụng với chất nào sau đây: Na2CO3, FeCl3, H2SO4 loãng, CH3COOH, C6H5ONa, quỳ tím. A. FeCl3, H2SO4 loãng, CH3COOH, quỳ tím B. Na2CO3, FeCl3, H2SO4 loãng, C6H5ONa C. FeCl3, quỳ tím D. Na2CO3, H2SO4 loãng, quỳ tím
  17. Câu 33: Để khử mùi tanh của các, nên sử dụng loại nước nào dưới đây? A. nước đường B. nước muối C. nước giấm D. nước rượu Câu 34: Để rửa sạch ống nghiệm còn dính anilin, người ta nên rửa ống nghiệm bằng dung dịch nào dưới đây, trước khi rửa lại bằng nước? A. dung dịch axit mạnh B. dung dịch bazơ mạnh C. dung dịch muối ăn D. dung dịch đường ăn Câu 35: Các hiện tượng nào sau đây mô tả không chính xác? A. Nhúng mẫu quỳ tím vào dung dịch etylamin thấy quỳ tím chuyển sang màu xanh B. Phản ứng giữa metylamin và hiđro clorua tạo ra khói trắng C. Nhỏ vài giọt dung dịch brom vào ống nghiệm đựng dung dịch anilin thấy có kết tủa trắng. D. Thêm vài giọt phenolphtalein vào dung dịch metylamin dung dịch không đổi màu Câu 36: Phát biểu nào sau đây là đúng? a. Các ancol đa chức đều phản ứng với Cu(OH)2 tạo dung dịch màu xanh lam. b. Anilin tác dụng với axit nitrơ khi đun nóng, thu được muối điazoni. c. Etylamin phản ứng với axit nitrơ ở nhiệt độ thường, sinh ra bọt khí. d. Benzen làm mất màu nước brom ở nhiệt độ thường. Câu 37: Cho sơ đồ phản ứng sau: A  HNO3,    B  H   xt H2SO4 dac  C6H5NH2 vậy công thức phân tử của A là: a. C6H6 b. C6H5NH3Cl c. C6H5CH3 d. tất cả đều sai Câu 38: Để nhận biết các chất: CH3NH2, C6H5NH2, C6H5OH, CH3COOH trong các bình mất nhãn người ta dùng. a. dung dịch HCl, và qùy tím b. qùy tím và dung dịch Br2 c. dung dịch NaOH và dung dịch Br2 d. Tất cả đều đúng. Câu 39: Có 3 chất lỏng benzen, anilin, stiren đựng riêng biết trong 3 lọ mất nhãn. Thuốc thử để phân biệt 3 chất lỏng trên là. a.dung dịch NaOH b.giấy qùy c. dung dịch phenolphtalein d. nước brom Câu 40: Có ba dung dịch: amoni hiđrocacbonat, natri aluminat, natri phenolat và ba chất lỏng: ancol etylic, benzen, anilin đựng trong sáu ống nghiệm riêng biệt. Nếu chỉ dùng một thuốc thử duy nhất là dung dịch HCl thì nhận biết được tối đa bao nhiêu ống nghiệm? a. 4. b. 5. c. 3. d. 6. Câu 41: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai amin bậc một mạch hở, no, đơn chức, kế tiếp nhau trong cùng dãy đồng đăng thu được CO2 và H2O với tỉ lệ số mol nCO2:nH2O = 1: 2. Hai amin có công thức phân tử lần lượt là a. C2H5NH2 và C3H7NH2 b. CH3NH2 và C2H5NH2 c. C3H7NH2 và C4H9NH2 d. C4H9NH2 và C5H11NH2 Câu 42: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp 2 amin no đơn chức, là đồng đẳng liên tiếp thu được 2,24 lit khí CO2 (đktc) và 3,6 gam H2O. Công thức phân tử của 2 amin là: a. CH3NH2 và C2H5NH2 b. C2H5NH2 và C3H7NH2 c. C3H7NH2 và C4H9NH2 d. Tất cả đều sai. Câu 43: Khi đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X, người ta thu được 10,125 gam H2O và 8,4 lit khí CO2 và 1,4 lit N2 (đktc). Công thức phân tử của amin đó là: a. C4H11N b. C2H7N c. C3H9N d. C5H13N Câu 44: Khi cho 13,95 gam anilin tác dụng hoàn toàn với 0,2 lit dung dịch HCl 1M thì khối lượng của muối phenylamoniclorua thu được là a. 25,9 b. 20,25 c. 19,425 d. 27,15 Câu 45: (Đề thi tốt nghiệp -2007) Cho 4,5 gam etylamin (C2H5NH2) tác dụng vừa đủ với axit HCl. Khối lượng muối thu được là. a. 7,65 gam b. 0,85 gam c. 8,10 gam d. 8,15 gam Câu 46: Đốt cháy hoàn toàn m gam một amin X bằng một lượng không khí vừa đủ thu được 17,6 gam CO2 và 12,6 gam H2O và 69,44 lit N2 (đktc). Giả thiêt không khí chỉ gồm N2 và O2, trong đó oxi chiếm 20% thể tích không khí . Vậy X có công thức là.
  18. a. C4H11N b. C2H7N c. C3H9N d. CH5N Câu 47: Đốt cháy hoàn toàn 1,18 gam amin đơn chức B bằng một lượng không khí vừa đủ, dẫn toàn bộ hỗn hợp khí sau phản ứng vào bình Ca(OH)2 dư, được 6 gam kết tủa và có 9,632 lit khí (dktc) duy nhất thoát ra khỏi bình. Xác định công thức phân tử của B a. C4H11N b. C2H7N c. C3H9N d. CH5N Câu 48: Khi đốt cháy hoàn toàn một amin đơn chức X, thu được 8,4 lit khí CO2, 1,4 lit khí N2 (các thể tích khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn) và 10,125 gam H2O. Công thức phân tử của X là. a. C3H7N b. C3H9N c. C4H9N d. C2H7N Câu 49: Để trung hòa 25 gam dung dịch một amin đơn chức X nồng độ 12,4 % cần dùng 100 ml dung dịch HCl 1M. Công thức phân tử của X là. a. CH5N b. C2H7N c. C3H7N d. C3H5N Câu 50: Cho dãy các chất: Phenol, anilin, phenylamoni clorua, natri phenolat, etanol. Số chất trong dãy phản ứng được với dung dịch NaOH là. a. 3 b. 4 c. 1 d. 2 Câu 51: Cho 5,9 gam amin đơn chức X tác dụng vừa đủ với dung dịch HCl, sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch Y. Làm bay hơi dung dịch Y thu được 9,55 gam muối khan. Số công thức cấu tạo tương ứng với phân tử của X là. a. 5 b. 4 c. 3 d. 2 Câu 52: Chất phản ứng được với dung dịch FeCl3 cho kết tủa là. a. CH3NH2 b. CH3COOH c. CH3OH d. CH3COOCH3 Câu 53: Người ta điều chế anilin bằng sơ đồ sau: O Fe  Benzen    dac  nitrobenzen HCl anilin. H 2 SO4dac , HNO3  ,t Biết hiệu suất giai đoạn tạo thành nitrobenzen đạt 60% và hiệu suất giai đoạn tạo thành anilin đạt 50%. Khối lượng anilin thu được khi điều chế từ 156 gam benzen là a. 111,6 gam. b. 55,8 gam. c. 93,0 gam. d. 186,0 gam. Câu 54: Công thức của amin chứa 15,05% khối lượng nitơ là công thức nào sau? A. C2H5NH2 B. (CH3)2NH C. C6H5NH2 D. (CH3)3N Câu 55: Hợp chất hữu cơ X mạch hở chứa các nguyên tố C, H, N trong đó có 23,72% khối lượng N. X tác dụng với HCl theo tỷ lệ mol 1:1. Chọn câu phát biểu sai? A. X là hợp chất amin. B. Cấu tạo của X là amin no, đơn chức C. Nếu công thức X là CxHyNz thì z = 1 D. Nếu công thức X là CxHyNz thì : 12x - y = 45 Câu 56: Phát biểu nào sau đây về tính chất vật lí của amin là không đúng? A. Metyl-, etyl-, đimetyl-, trimetylamin là những chất khí, dễ tan trong nước. B. Các amin khí có mùi tương tự amoniac, độc. C. Anilin là chất lỏng, khó tan trong nước, màu đen. D. Độ tan của amin giảm dần khi số nguyên tử cacbon trong phân tử tăng. Câu 57: Nhận xét nào dưới đây không đúng? A. Phenol là axit còn anilin là bazơ. B. Dd phenol làm quì tím hóa đỏ còn dd anilin làm quì tím hóa xanh. C. Phenol và anilin đều dễ tham gia phản ứng thế và đều tạo kết tủa trắng với dd brom. D. Phenol và anilin đều khó tham gia phản ứng cộng và đều tạo hợp chất vòng no khi cộng với hiđro. Câu 58: Hãy chỉ ra điều sai trong các điều sau? A. Các amin đều có tính bazơ B. Tính bazơ của anilin yếu hơn NH3 C. Amin tác dụng với axit cho ra muối D. Amin là hợp chất hữu cơ có tính chất lưỡng tính Câu 59: Dd etylamin tác dụng với dd nước của chất nào sau đây?
  19. A. NaOH B. NH3 C. NaCl D.FeCl3 và H2SO4 Câu 60: Phản ứng nào dưới đây không thể hiện tính bazơ của amin? A. CH3NH2 + H2O  CH3NH3+ + OH- B. C6H5NH2 + HCl  C6H5NH3Cl C. Fe3+ + 3CH3NH2 + 3H2O  Fe(OH)3 + 3CH3NH3+ D. CH3NH2 + HNO2  CH3OH + N2 + H2O Câu 61: Dd nào dưới đây không làm quì tím đổi màu? A. C6H5NH2 B. NH3 C. CH3CH2NH2 D. CH3NHCH2CH3 Câu 62: Phương trình hóa học nào sau đây không đúng? A. 2CH3NH2 + H2SO4  (CH3NH3)2SO4 B. FeCl3 + 3CH3NH2 + 3H2O  Fe(OH)3 + 3CH3NH3Cl C. C6H5NH2 + 2Br2  3,5-Br2-C6H3NH2 + 2HBr D. C6H5NO2 + 3Fe +7HCl  C6H5NH3Cl + 3FeCl2 + 2H2O Câu 63: Phương trình hóa học nào sau đây không đúng? A. 2CH3NH2 + H2SO4  (CH3NH3)2SO4 B. CH3NH2 + O2  CO2 + N2 + H2O C. C6H5NH2 + 3Br2  2,4,6-Br3C6H2NH3Br + 2HBr D. C6H5NO2 + 3Fe +6HCl  C6H5NH2 + 3FeCl2 + 2H2O Câu 64: Dd etylamin không tác dụng với chất nào sau đây? A. axit HCl B. dd CuCl2 C. dd HNO3 D. Cu(OH)2 Câu 65: Phát biểu nào sai? A. Anilin là bazơ yếu hơn NH3 vì ảnh hưởng hút electron của nhân lên nhóm NH2- bằng hiệu ứng liên hợp. B. Anilin không làm đổi màu giấy quì tím. C. Anilin ít tan trong nước vì gốc C6H5- kị nước. D. Nhờ tính bazơ, anilin tác dụng với dd Brom. Câu 66: Dùng nước brôm không phân biệt được 2 chất trong các cặp nào sau đây? A. dd anilin và dd NH3 B.Anilin và xiclohexylamin C. Anilin và phenol D. Anilin và benzen. Câu 67: Không thể dùng thuốc thử trong dãy nào sau đây để phân biệt chất lỏng: phenol, anilin, benzen? A. Dd Brôm B. dd HCl và dd NaOH C. dd HCl và dd brôm D. dd NaOH và dd brôm Câu 68: Để tinh chế anilin từ hỗn hợp: phenol, anilin, benzen cách thực hiện nào sau đây là đúng? A. Hòa tan dd HCl dư, chiết lấy phần tan. Thêm NaOH dư và chiết lấy anilin tinh khiết. B. Hòa tan dd Brôm dư, lọc lấy kết tủa, dehalogen hóa thu được anilin. C. Hòa tan NaOH dư và chiết lấy phần tan và thổi CO2 vào sau đó đến dư thu được anilin tinh khiết. D. Dùng NaOH để tách phenol, sau đó dùng brôm để tách anilin ra khỏi benzen. Câu 69: Các hiện tượng nào sau đây mô tả không chính xác? A. Nhúng quì tím vào dd etylamin thấy quì tím chuyển sang xanh. B. Phản ứng giữa khí metylamin và khí hiđroclorua làm xuất hiện khói trắng. C. Nhỏ vài giọt nước brôm vào ống nghiệm đựng dd anilin thấy có kểt tủa trắng. D. Thêm vài giọt phenolphtalein vào dd đimetylamin thấy xuất hiện màu xanh. Câu 70: Để phân biệt phenol, anilin, benzen, stiren người ta sử dụng lần lượt các thuốc thử nào sau? A. Quì tím, brôm B. dd NaOH và brom C. brôm và quì tím D. dd HCl và quì tím Câu 71: Cho sơ đồ phản ứng: X  C6H6  Y  anilin. X và Y tương ứng là: a. xiclohexan, C6H5-CH3 b. C2H2, C6H5-NO2 c. CH4, C6H5-NO2 d. C2H2, C6H5-CH3 Câu 72: Khi đốt cháy các đồng đẳng của metylamin thu được CO2 và H2O thì tỉ lệ về thể tích K=VCO2:VH2O biến đổi như thế nào theo số lượng nguyên tử cacbon trong phân tử: a. 0,4
  20. Câu 75: Đốt cháy hoàn toàn một amin thơm X thu được 3,08g CO2, 0,99g H2O và 336ml N2 (đktc). Để trung hoà 0,1mol X cần 600ml dd HCl 0,5M. Công thức phân tử của X là công thức nào? a. C7H11N b. C7H10N c. C7H11N3 d. C7H10N2 Câu 76: Đốt cháy hoàn toàn mg hh 3 amin X, y, Z bằng một lượng không khí vừa đủ (chứa 1/5 thể tích là oxi, còn lại là nitơ) thu được 26,4g CO2, 18,9g H2O và 104,16 lít N2 (đktc). Giá trị của m? a. 12g b. 13,5g c. 16g d. 14,72g Câu 77: Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp hai amin no, đơn chức, bậc nhất, là đồng đẳng liên tiếp thu được 2,24 lit khí CO2 (đktc) và 3,6 gam H2O. Công thức phân tử của hai amin là: A. CH3NH2 và C2H5NH2 B. C2H5NH2 và C3H7NH2 C. C3H7NH2 và C4H9NH2 D.C4H9NH2 và C5H11NH2 Câu 78: Có 2 amin bậc 1: A (đồng đẳng của anilin) và B ( đồng đẳng của metylamin). Đốt cháy hoàn toàn 3,21g amin A sinh ra khí CO2, hơi nước và 336cm3 khí nitơ (đktc). Khi đốt cháy hoàn toàn amin B cho VCO2:VH2O = 2: 3. Công thức phân tử của 2 amin đó là: a. CH3C6H4NH2 và CH3CH2CH2NH2 b. C2H5C6H4NH2 và CH3CH2CH2NH2 c. CH3C6H4NH2 và CH3(CH2)4NH2 d. a và b đúng Câu 79: Cho lượng dư anilin phản ứng hoàn toàn với dung dịch chứa 0,05 mol H2SO4 loãng, lượng muối thu được bằng: A. 7,1gam B. 14,2 gam C. 19,1 gam D. 28,4 gam Câu 80: Amin bậc nhất đơn chức X tác dụng vừa đủ với lượng HCl có trong 120ml dung dịch HCl 0,1M thu được 0,81 gam muối X là: A. metanamin B. Etanamin C. propanamin D. benzenamin Câu 81: Cho một hỗn hợp A chứa NH3, C6H5NH2 và C6H5OH. A được trung hòa bởi 0,02 mol NaOH hoặc 0,01 mol HCl. A cũng phản ứng vừa đủ với 0,075 mol Br2, tạo kết tủa trắng. Lượng chất NH3, C6H5NH2 và C6H5OH lần lượt bằng: NH3 C6H5NH2 C6H5OH A. 0,001 mol 0,005 mol 0,02 mol B. 0,005 mol 0,005 mol 0,02 mol C. 0,005 mol 0,02 mol 0,005 mol D. 0,01 mol 0,005 mol 0,02 mol Câu 82: Cho dãy các chất: CH4, C2H2, C2H4, C2H5OH, CH2=CH-COOH, C6H5NH2 (anilin), C6H5OH (phenol), C6H6 (benzen). Số chất trong dãy phản ứng được với nước brom là A. 6. B. 8. C. 7. D. 4 Câu 83: Người ta điều chế anilin bằng cách nitro hóa 500 g benzen rồi khử hợp chất nitro sinh ra. Khối lượng anilin thu được là bao nhiêu? Biết hiệu suất phản ứng mỗi giai đoạn là 78%, 80%, 97,5%. A. 346,7 g B. 362,7 g C. 463,4 g D. 358,7 g B. TRẮC NGHIỆM AMINOAXIT Câu 1: Phát biểu nào dưới đây về aminoaxit là không đúng? A. Aminoaxit là HCHC tạp phức, phân tử chức đồng thời nhóm amino và nhóm cacboxyl. B. Hợp chất H2NCOOH là aminoaxit đơn giản nhất. C. Aminoaxit ngoài dạng phân tử (H2NRCOOH) còn có dạng ion lưỡng cực (H3N+RCOO-) D. Thông thường dạng ion lưỡng cực là dạng tồn tại chính của aminoaxit trong dung dịch. Câu 2: Phát biểu không đúng là:   A. Trong dung dịch, H2N-CH2-COOH còn tồn tại ở dạng ion lưỡng cực H3N -CH2-COO B. Aminoaxit là những chất rắn, kết tinh, tan tốt trong nước và có vị ngọt. C. Aminoaxit là hợp chất hữu cơ tạp chức, phân tử chứa đồng thời nhóm amino và nhóm cacboxyl. D. Hợp chất H2N-CH2-COOH3N-CH3 là este của glyxin (hay glixin). Câu 3: Tên gọi của aminoaxit nào dưới đây là không ? A. H2N-CH2-COOH (glyxin) B. CH3-CH(NH2)-COOH (alanin) C. CH3-CH(CH3)-CH(NH2)-COOH (valin) D. HOOC-(CH2)2-CH(NH2)-COOH (axit glutaric) Câu 4: C3H7O2N có mấy đồng phân aminoaxit (Với nhóm amin bậc nhất)? A.5 B. 2 C. 3 D. 4
nguon tai.lieu . vn