Xem mẫu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

LÊ THỊ HỒNG MINH

TẠO ĐỘNG LỰC THÚC ĐẨY NHÂN VIÊN TẠI
CÔNG TY CỔ PHẦN THỦY SẢN BÌNH ĐỊNH

Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh
Mã số: 60.34.05

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH

Đà Nẵng - Năm 2014

Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Võ Xuân Tiến

Phản biện 1: PGS.TS. Đào Hữu Hòa
Phản biện 2: TS. Đỗ Thị Thanh Vinh

Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận
văn tốt nghiệp Thạc sĩ Quản trị kinh doanh họp tại Đại học
Đà Nẵng vào ngày 27 tháng 07 năm 2014.

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong số rất nhiều nguồn lực như nguồn nhân lực, vốn, cơ sở
vật chất, tiến bộ khoa học kỹ thuật..., nguồn nhân lực được xem là
“ưu tiên số một”, là chìa khóa dẫn đến thành công của mọi doanh
nghiệp bởi vì nguồn nhân lực là nguồn tài nguyên sống (con người)
có thể sử dụng và kiểm soát các nguồn lực khác, có thể khai thác tốt
nhất khả năng, năng suất và hiệu quả của chúng. Nắm bắt được điều
đó, những năm qua, Công ty Cổ phần Thủy sản Bình Định luôn ưu
tiên phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là công tác tạo động lực thúc
đẩy nhân viên nhằm khai thác và phát huy tốt nhất khả năng, tiềm lực
của mỗi cá nhân, phục vụ cho sự phát triển của Công ty. Tuy nhiên,
trong thời gian qua công tác này vẫn còn những tồn tại, hạn chế nhất
định, người lao động chưa thật sự bộc lộ hết năng lực, sức sáng tạo,
tâm huyết với công việc được giao, điều này ảnh hưởng ít nhiều đến
hiệu quả hoạt động sản xuất của Công ty, về lâu dài là một dấu hiệu
tiêu cực không nên tồn tại. Do đó tác giả chọn đề tài “Tạo động lực
thúc đẩy nhân viên tại Công ty Cổ phần Thủy sản Bình Định” làm đề
tài nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến việc tạo động
lực thúc đẩy NV.
- Phân tích thực trạng công tác tạo động lực thúc đẩy NV tại
Công ty Cổ phần Thủy sản BĐ trong thời gian qua.
- Đề xuất giải pháp nhằm hoàn thiện công tác tạo động lực thúc
đẩy NV tại Công ty Cổ phần Thủy sản BĐ trong thời gian đến.

2
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Nghiên cứu những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến
việc tạo động lực thúc đẩy NV.
b. Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu một số nội dung
chủ yếu liên quan đến việc tạo động lực thúc đẩy NV tại Công ty Cổ
phần Thủy sản Bình Định.
- Về không gian: Đề tài nghiên cứu các nội dung trên tại Công
ty Cổ phần Thủy sản Bình Định.
- Về thời gian: Các giải pháp được đề xuất trong luận văn có ý
nghĩa trong 5 năm tới.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích thực chứng, phân tích chuẩn tắc,
- Phương pháp điều tra bản câu hỏi, khảo sát, chuyên gia,
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh, khái quát hóa,
- Và các phương pháp khác …
5. Bố cục của đề tài
Chương 1. Một số vấn đề lý luận về tạo động lực thúc đẩy NV
Chương 2. Thực trạng công tác tạo động lực thúc đẩy NV tại
Công ty Cổ phần Thủy sản Bình Định
Chương 3. Giải pháp nhằm tạo động lực thúc đẩy NV tại Công
ty Cổ phần Thủy sản Bình Định trong thời gian đến.
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu

3
CHƢƠNG 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ
TẠO ĐỘNG LỰC THÚC ĐẨY NHÂN VIÊN
TRONG CÁC DOANH NGHIỆP
1.1. KHÁI NIỆM VÀ Ý NGHĨA VỀ TẠO ĐỘNG LỰC THÚC
ĐẨY NHÂN VIÊN
1.1.1. Một số khái niệm
a. Nhân lực
Nhân lực là sức lực bao gồm sức mạnh cơ bắp, trí não và thần
kinh của con người được sử dụng để phục vụ đời sống cho bản thân
và tổ chức.
b. Nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là tổng thể những tiềm năng của con người
(trước hết và cơ bản nhất là tiềm năng lao động) gồm: thể lực, trí lực,
nhân cách của con người nhằm đáp ứng mục tiêu của tổ chức.
c. Nhu cầu của NLĐ
Nhu cầu là một hiện tượng tâm lý của con người, là cảm giác
thiếu hụt một cái gì đó của con người, là những đòi hỏi, mong muốn,
nguyện vọng của con người về vật chất và tinh thần cần được thỏa
mãn.
d. Động cơ thúc đẩy
Động cơ là cái có tác dụng chi phối, thúc đẩy người ta suy nghĩ
và hành động gắn liền với việc thỏa mãn nhu cầu của con người.
e. Động lực thúc đẩy
Động lực thúc đẩy người lao động là cái thúc đẩy, kích thích
người lao động làm việc và cống hiến.

nguon tai.lieu . vn