Xem mẫu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN THỊ THÙY TRÂM NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THỎA MÃN CỦA NHÂN VIÊN TẠI RESORT FURAMA ĐÀ NẴNG Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60.34.05 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH Đà Nẵng, Năm 2015 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN TRƯỜNG SƠN Phản biện 1: TS. NGUYỄN PHÚC NGUYÊN Phản biện 2: PGS.TS. TRẦN VĂN HÒA Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ Quản trị kinh doanh họp tại Đại Học Đà Nẵng vào ngày 18 tháng 01 năm 2015. * Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại Học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh Tế, Đại học Đà Nẵng. 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do lựa chọn đề tài Trong những năm gần đây, tại Furama xuất hiện tình trạng nhiều nhân viên không còn thực hiện tốt công việc của mình hoặc nhân viên nghỉ việc để chuyển sang làm tại các khách sạn, resort khác. Mặc dù Furama ngày càng chú trọng đến công tác quản lý nhân sự trong đó có chính sách giữ chân những lao động giỏi nhưng vẫn phải luôn đối đầu với tình trạng nghỉ việc rất cao của nhân viên. Tuy chưa có cơ sở chính thức nhưng ban lãnh đạo Furama cũng phần nào nhận thức được rằng có sự không thoả mãn trong công việc đối với nhóm người đã thôi việc. Do đó, vấn đề hết sức cấp bách hiện nay của Furama là phải tìm hiểu mức độ thoả mãn của nhân viên đang làm việc tại resort để biết được người lao động có được thoả mãn không, những yếu tố làm cho người lao động thoả mãn, cũng như những yếu tố làm cho họ bất mãn. Cũng vì lý do đó, nên tác giả quyết định tiến hành “Nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của nhân viên tại Resort Furama Đà Nẵng”. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa các lý luận, cơ sở thực tiễn về sự thỏa mãn của nhân viên. - Xác định các nhân tố và xây dựng các thang đo lượng hóa các nhân tố cấu thành sự thỏa mãn của nhân viên và xây dựng mô hình sự thỏa mãn của nhân viên tại Resort Furama Đà Nẵng. - Nghiên cứu, phân tích, đánh giá mức độ ảnh hưởng của các nhân tố đến sự thỏa mãn của nhân viên tại Resort Furama Đà Nẵng . - Kiến nghị một số giải pháp liên quan đến việc nâng cao nhằm nâng cao sự thỏa mãn của nhân viên tại resort Furama Đà Nằng dựa trên kết quả nghiêncứu 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu là sự thỏa mãn và các nhân tố ảnh hưởng đến sự thỏa mãn của nhân viên tại Resort Furama Đà Nẵng - Phạm vi nghiên cứu được giới hạn tại resort Furama Đà Nẵng. 2 4. Phương pháp nghiên cứu Quy trình thực hiện nghiên cứu này được thực hiện thông qua hai bước chính: Nghiên cứu khám phá sử dụng phương pháp định tính và nghiên cứu chính thức sử dụng phương pháp định lượng. 5. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài - Kết quả nghiên cứu giúp cho các nhà quản trị tập trung nguồn lực cần thiết để cải thiện hoặc xây dựng các chính sách về nhân sự cho phù hợp để nâng cao sự thỏa mãn của nhân viên của mình. - Mô hình nghiên cứu này làm cơ sở cũng như là tài liệu tham khảo cho các nghiên cứu liên quan hay các nghiên cứu khác. 6. Cấu trúc luận văn Ngoài phần mở đầu, tài liệu tham khảo và phụ lục thì nội dung chính của luận văn được trình bày như sau: - Chương 1. CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC XÂY DỰNG MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN SỰ THỎA MÃN CỦA NHÂN VIÊN - Chương 2. THIẾT KẾ NGHIÊN CỨU - Chương 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU - Chương 4. BÌNH LUẬN KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ HÀM Ý CHÍNH SÁCH 7. Tổng quan tài liệu nghiên cứu CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN VỀ SỰ THỎA MÃN CỦA NHÂN VIÊN 1.1. LÝ THUYẾT VỀ SỰ THỎA MÃN CỦA NHÂN VIÊN 1.1.1. Định nghĩa a. Mức độ thoả mãn chung trong công việc Theo Spector (1997) sự thỏa mãn công việc đơn giản là việc người ta cảm thấy thích công việc và các khía cạnh công việc của họ như thế nào. Vì nó là sự đánh giá chung, nên nó là một biến về thái độ. Theo Kreitner và Kinicki (2007), sự thỏa mãn công việc chủ yếu phản ánh mức độ một cá nhân yêu thích công việc của mình. Đó chính 3 là tình cảm hay cảm xúc của người nhân viên đó đối với công việc của mình. Theo Vroom (1964) thoả mãn công việc là trạng thái mà người lao động có định hướng hiệu quả rõ ràng đối với công việc trong tổ chức. b.Mứcđộthoảmãnchungvớicácthànhphầntrongcôngviệc Theo Smith, Kendal và Hulin (1969), mức độ thoả mãn với các thành phần hay khía cạnh của công việc là thái độ ảnh hưởng và ghi nhận của nhân viên về các khía cạnh khác nhau của nhân viên về các khía cạnh khác nhau trong công việc: bản chất công việc, cơ hội đào tạo và thăng tiến, tiền lương, đồng nghiệp, giám sát. Schemerhon (1993, được trích dẫn bởi Luddy, 2005) định nghĩa sự thỏa mãn công việc như là sự phản ứng về mặt tình cảm và cảm xúc đối với các khía cạnh khác nhau về công việc của nhân viên. Tác giả nhấn mạnh các nguyên nhân của sự thỏa mãn công việc bao gồm vị trí công việc, sự giám sát của cấp trên, mối quan hệ với đồng nghiệp, nội dung công việc, sự đãi ngộ, và các phần thưởng gồm thăng tiến, điều kiện vật chất của môi trường làm việc, cũng như cơ cấu của tổ chức. Như vậy, có rất nhiều các định nghĩa khác nhau về sự thỏa mãn công việc nhưng chúng ta có thể rút ra được rằng một người được xem là có sự thỏa mãn công việc thì người đó sẽ có cảm giác thoải mái, dễ chịu đối với công việc của mình. 1.1.2. Lý thuyết về sự thỏa mãn của nhân viên a. Thuyết cấp bậc nhu cầu của Abraham Maslow (1943) Theo nhà lý thuyết Abraham Maslow nhu cầu của con người được phân thành năm nhóm. Nhóm thứ nhất là các nhu cầu về “sinh lý” và kế tiếp là các nhu cầu về “an toàn”, “xã hội”, “được tôn trọng” và “tự hoàn thiện”. b. Thuyết nhu cầu ERG của Clayton P.Alderfer (1969) Thuyết ERG của Alderfer cũng chỉ ra rằng thường xuyên có nhiều hơn một nhu cầu có thể ảnh hưởng và tác động trong cùng một con người, vào cùng một thời gian. Ông cho rằng con người cùng một ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn