Xem mẫu

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG --------------------------------------- NGUYỄN THỊ PHƯƠNG THẢO CHIẾN LƯỢC KINH DOANH CHO CÔNG TY LIÊN DOANH THIẾT BỊ VIỄN THÔNG Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60.34.05 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC : TS. NGUYỄN XUÂN VINH HÀ NỘI – NĂM 2011 LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Thị trường luôn luôn biến động, nhu cầu của người tiêu dùng cũng luôn luôn thay đổi. Vì vậy doanh nghiệp sẽ khó ứng biến với những thay đổi của thị trường và kịp thời tìm cho mình hướng đi đúng nếu không xây dựng cho riêng mình một chiến lược kinh doanh dài hạn và đúng đắn. Việt Nam đã trở thành thành viên thứ 150 của tổ chức thương mại thế giới WTO, đồng thời cũng là thành viên của nhiều tổ chức quốc tế khác như AFTA, APEC, thì biên giới giữa các quốc gia chỉ mang hình thức địa lý, việc lưu thông hàng hoá giữa các quốc gia sẽ trở nên thường xuyên hơn. Lúc này các doanh nghiệp không những phải cạnh tranh với các doanh nghiệp trong nước mà còn phải cạnh tranh với các doanh nghiệp của các nước khác đầu tư vào. Vì vậy ngay từ bây giờ các doanh nghiệp cần phải định hướng phát triển cho mình sẵn sàng cho việc hội nhập và phát triển với thế giới. Các doanh nghiệp viễn thông nói chung và Công ty liên doanh Thiết bị Viễn thông (Alcatel Network System Vietnam – ANSV) nói riêng cũng không nằm ngoài vòng xoáy của thị trường nói trên, đang gặp phải nhiều tháchthức và cơ hội lớn, đòi hỏi phải có định hướng trong mọi hoạt động của mình để sống sót và phát triển được trong thời đại số. Xuất phát từ nhu cầu phát triển ngành viễn thông ở Việt Nam để làm nền tảng cho việc phát triển nền kinh tế một cách bền vững, giữ vững được thị phần trong nước, đủ năng lực cạnh tranh với các Côngtykinhdoanhdịchvụviễnthông trong khu vực và thế giới đang hoạt động ở thị trường Việt Nam trong thời kỳ mở cửa, tác giả mạnh dạn chọn đề tài: “Chiến lược kinh doanh cho Công ty Liên doanh thiết bị viễn thông”. Với đề tài này, tác giả mong muốn đưa ra những giải pháp có căn cứ khoa học và thực tiễn góp phần giúp cho công ty tận dụng triệt để các cơ hội kinh doanh, phát huy điểm mạnh, và hạn chế thấp nhất các nguy cơ, khắc phục các điểm yếu, từ đó nâng cao hiệu quả và khả năng cạnh tranh của Công ty. 2. Mục đích nghiên cứu của luận văn - Nghiên cứu và hệ thống hóa lý luận về xây dựng chiến lược, quản trị chiến lược để áp dụng lý thuyết phân tích trên cơ sở xây dựng chiến lược, đề xuất Chiến lược Phát triển kinh doanh của Công ty liên doanh thiết bị viễn thông. - Phân tích môi trường hoạt động bên trong và bên ngoài của công ty, nhận định điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, và thách thức các môi trường này mang lại. - Đề xuất chiến lược kinh doanh cho Công ty liên doanh thiết bị viễn thông để có thể nâng cao hơn nữa hiệu quả mà công ty đã đạt được nhằm duy trì sự phát triển một cách liên tục và bền vững. 3. Đối tượng, phạmvi nghiên cứu - Đối tượng: Phân tích và đề xuất chiến lược kinh doanh cho Công ty liên doanh thiết bị viễn thông giai đoạn 2011-2016 - Phạm vi nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu tình hình sản xuất kinh doanh và chiến lược kinh doanh trong thời gian qua của công ty ANSV. Trên cơ sở các kết quả phân tích nghiên cứu, xây dựng chiến lược kinh doanh cho Công ty Liên doanh thiết bị viễn thông trong tương lai. 4. Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp nghiên cứu tổng hợp - Phương pháp so sánh và phân tích so sánh - Phương pháp chuyên gia 5. Bố cục luận văn Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, luận văn gồm có 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về chiến lược kinh doanh Chương 2: Phân tích cơ sở xây dựng chiến lược cho công ty liên doanh thiết bị viễn thông Chương 3: Đề xuất chiến lược phát triển kinh doanh cho công ty liên doanh thiết bị viễn thông. CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ CHIẾN LƯỢC VÀ XÂY DỰNG CHIẾN LƯỢC 1.1. Khái niệm, sự cầnthiết, cácyêu cầu, vaitrò củachiến lược kinh doanh 1.1.1 Khái niệm về chiến lược và chiến lược kinh doanh a. Khái niệm về chiến lược. Chiến lược là hệ thống các quan điểm, các mục đích và các mục tiêu cơ bản cùng các giải pháp, các chính sách nhằm sử dụng một cách tốt nhất các nguồn lực, lợi thế và cơ hội của doanh nghiệp để đạt được các mục tiêu đề ra trong một thời gian nhất định. b. Khái niệm về chiến lược kinh doanh. Chiến lược kinh doanh là tổng hợp các mục tiêu dài hạn, các chính sách và giải pháp lớn về sản xuất, về kinh doanh, về tài chính và về nhân tố con người nhằm đưa hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp phát triển lên một trạng thái mới cao hơn về chất. Chiến lược kinh doanh là chiến lược nhằm đảm bảo sự thành công của doanh nghiệp. 1.1.2 Sự cần thiết phải xây dựng chiến lược kinh doanh -Xácđịnhcácmụctiêutrongtươnglai,đảmbảopháttriểnổnđịnhvàbềnvững. - Phối hợp sử dụng các nguồn lực hạn chế - Định hình các hoạt động của doanh nghiệp vào việc thỏa mãn nhu cầu và mong muốn của các nhóm khách hàng mục tiêu. - Cân nhắc lựa chọn cách thức đạt tới mục tiêu. - Giảm thiểu sai lầm, tính không chắc chắn. 1.1.3 Các yêu cầu đối với chiến lược kinh doanh - Phải xác định phạm vi kinh doanh, mục tiêu và những điều kiện cơ bản để thực hiện mục tiêu. - Phải dự đoán môi trường kinh doanh trong tương lai. - Phải có chiến lược dự phòng. - Phải kết hợp độ chín muồi và thời cơ 1.1.4 Vai trò của chiến lược kinh doanh - Giữ vai trò định hướng cho mọi hoạt động của doanh nghiệp. - Giúp các doanh nghiệp nhận định được cơ hội và nguy cơ từ bên ngoài. - Giúp doanh nghiệp lựa chọn lợi thế cạnh tranh thích hợp trong môi trường kinh doanh luôn thay đổi. - Cải thiện căn bản tình hình, vị thế của một công ty, một ngành, một địa phương. 1.1.5. Căn cứ xây dựng Chiến lược kinh doanh: - Định hướng của Đảng, chế độ chính sách pháp luật của Nhà nước, ngành, Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. - Kết quả dự báo nhu cầu thị trường. -Kếtquảphântíchtínhtoán,dựbáonguồnlựcmàDoanhnghiệpcóthểkhaithác. 1.2. Các cấp độ của chiến lược kinh doanh Định nghĩa chiến lược còn khác nhau tùy theo cấp độ. Có bốn mức chiến lược cần được nhận diện : 1.2.1. Chiến lược cấpcông ty. Chiến lược cấp công ty xác định những định hướng của tổ chức trong dài hạn nhằm hoàn thành nhiệm vụ, đạt được các mục tiêu tăng trưởng. Trên cơ sở chiến lược cấp công ty, các tổ chức sẽtriển khaicác chiến lược riêng của mình. 1.2.2. Chiến lược cấpkinh doanh (SBU): liên quan đến cách thức cạnh tranh trên thị trường cụ thể. Chiến lược cấp kinh doanh (SBU _ Strategic Business Unit) trong một công ty có thể là một ngành kinh doanh hay một chủng loại sản phẩm v.v...Chiến lược này nhằm định hướng phát triển từng ngành hay từng chủng loại sản phẩm góp phần hoàn thành chiến lược cấp công ty, phải xác định rõ lợi thế của từng ngành so với đối thủ cạnh tranh để đưa ra chiến lược phù hợp với chiến lược cấp công ty. 1.2.3. Chiến lược cấpchức năng. Các công ty đều có các bộ phận chức năng như: marketing, nhân sự, tài chính, sản xuất, nghiên cứu và pháttriển v.v...Các bộ phận này cần có chiến lược để hỗ trợ thực hiện chiến lược cấp đơn vị kinh doanh và cấp công ty. 1.2.4. Chiến lược cấp toàn cầu. Chiến lược Quốc tế là chiến lược trong đó công ty bán sản phẩm hay dịch vụ ra ngoài thị trường nội địa của mình. 1.3. Quy trình xây dựng và lựa chọn chiến lược kinh doanh 1.3.1. Thiết lập sứ mệnh, nhiệm vụ Sứ mệnh của công ty là một khái niệm dùng để chỉ mục đích của công ty, lý do và ý nghĩa của sự ra đời và tồn tại của nó. Sứ mệnh của công ty chính là bản tuyên ngôn của công ty đối với xã hội, nó chứng minh tính hữu ích của công ty đối với xã hội. Thực chất bản tuyên bố về sứ mệnh của công ty tập trung làm sáng tỏ một vấn đề hết sức quan trọng: "Công việc kinh doanh của công ty nhằm mục đích gì?". ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn