Xem mẫu

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG --------------------------------------- VĂN THỊ NGÂN PROXY MIPv6 VÀ ỨNG DỤNG TRONG QUÁ TRÌNH CHUYỂN GIAO TRONG MẠNG DI ĐỘNG 3G WCDMA/UMTS Chuyên ngành: Kỹ thuật Điện tử Mã số: 60.52.70 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ HÀ NỘI - 2012 Luận văn được hoàn thành tại: HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ NHẬT THĂNG Phản biện 1: …………………………………………… Phản biện 2: ………………………………………… Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận văn thạc sĩ tại Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông Vào lúc: ....... giờ ....... ngày ....... tháng ....... .. năm ......... Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Thư viện của Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông 1 LỜI MỞ ĐẦU Mặc dù Internet đã phát triển với tốc độ rất nhanh, tuy nhiên nó vẫn không thể bắt kịp với nhu cầu sử dụng ngày càng nhiều. Hơn nữa, khách hàng trông đợi nhiều hơn ở Internet, không chỉ các dịch vụ truyền thống. Mạng Internet hiện tại chủ yếu cung cấp các ứng dụng phân tán khá đơn giản như truyền file, mail, truy nhập từ xa qua TELNET. Mạng Internet ngày nay cần phải hỗ trợ lưu lượng thời gian thực, có kế hoạch điều khiển nghẽn mạch linh hoạt và các đặc điểm bảo mật. Ngoài ra, sự bùng nổ về người sử dụng trên mạng Internet cũng khiến cho chúng ta phải đối mặt với việc thiếu địa chỉ IP cho các thiết bị mạng nếu chỉ sử dụng 32 bit địa chỉ của giao thức IP phiên bản 4. Cùng với sự gia tăng nhanh chóng của các thiết bị di động, nhu cầu truy cập Internet mọi lúc, mọi nơi đòi hỏi không gian địa chỉ Internet phải được mở rộng hơn nữa. Những hạn chế đó đã thúc đẩy sự nghiên cứu phát triển cho một mạng Internet thế hệ mới trên toàn thế giới Với việc sử dụng PMIP - MIP Đại diện, các máy chủ có thể thay đổi địa chỉ của tập tin đính kèm vào Internet mà 2 không cần thay đổi địa chỉ IP.Không giống như MIP, chức năng này được thực hiện bởi mạng quản lý, nó sẽ có trách nhiệm theo dõi các chuyển động của máy chủ và bắt đầu tín hiệu yêu cầu khi máy chủ có thay đổi. Tuy nhiên, trong trường hợp liên quan đến các giao diện mạng khác nhau, máy chủ cần sửa đổi tương tự như MIP để duy trì cùng một địa chỉ IP trên giao diện khác nhau. Đây là một giao thức quản lý tính di động được tiêu chuẩn hóa bởi IETF và được xây dựng trên công nghệ truy cập của mạng di động như WiMAX, 3GPP, 3GPP2 và WLAN. Nghiên cứu ứng dụng PMIPv6 trong quá trình chuyển giao trong mạng 3G WCDMA/UMTS, khi đó PMIPv6 hỗ trợ thiết bị di động nhanh chóng cập nhật trạng thái mới và không gián đoạn kết nối khi chuyển giao. Về nội dung, luận văn bao gồm 3 chương: Chương 1: Giới thiệu chung về Proxy Mobile IP. Chương 2: Giới thiệu về Proxy Mobile IPv6. Trình bày về thành phần, hoạt động của PMIPv4, điểm nổi bật của PMIPv6, đồng thời cũng trình bày về thành phần và hoạt động của PMIPv6. 3 Chương 3: Nghiên cứu ứng dụng PMIPv6 trong quá trình chuyển giao trong mạng 3G WCDMA/UMTS. Tính toán ước lượng độ trễ chuyển giao, so sánh khi sử dụng PMIPv6 với các giao thức khác. Đánh giá khả năng sử dụng PMIPv6 trong quá trình chuyển giao trong mạng 3G WCDMA/UMTS. Em xin trân trọng cảm ơn thầy giáo,TS. Lê Nhật Thăng đã tận tình hướng dẫn và cung cấp cho em nhiều tài liệu phục vụ việc hoàn thiện luận văn này.

nguon tai.lieu . vn