Xem mẫu

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG ---------------------------------------- LUYỆN THỊ THANH HÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH TẠI TỔNG CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM BƯU ĐIỆN Chuyên ngành: Quản trị kinh doanh Mã số: 60.34.01.02 Người hướng dẫn khoa học: GS.TS BÙI XUÂN PHONG TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ HÀ NỘI – 2013 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết lựa chọn đề tài nghiên cứu Tổng Công ty cổ phần Bảo hiểm Bưu điện là đơn vị thành viên của Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt Nam. Những năm qua Tổng công ty đã đạt được những kết quả nhất định trong hoạt động kinh doanh, trong đó một phần đáng kể phải tính đến việc sử dụng có hiệu quả vốn. Tuy nhiên, trên thực tế cho thấy thực trạng hiệu quả sử dụng vốn và sức cạnh tranh của doanh nghiệp còn chưa tương xứng với tiềm lực và lợi thế sẵn có. Xuất phát từ yêu cầu kinh doanh và mục tiêu nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp, cùng với thực trạng công tác sử dụng vốn tại đơn vị, tác giả đã lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Nâng cao hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện” làm đề tài tốt nghiệp cao học của mình. Việc chọn lựa đề tài luận văn có ý nghĩa cả về lý luận và thực tiễn. 2. Mục đích nghiên cứu - Hệ thống hóa về mặt lý luận những vấn đề cơ bản về vốn kinh doanh và hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh của doanh nghiệp. - Phân tích và đánh giá thực trạng hiệu quả sử dụng vốn kinh doanh tại Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện. - Nghiên cứu và đề xuất một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn cho Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện. 3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu - Tình hình sử dụng vốn và hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện 3 năm 2010-2012. 2 - Thực trạng hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện thể hiện qua các tài liệu và đặc biệt là các BCTC, báo cáo tổng kết của Công ty trong vòng 3 năm 2010-2012, từ đó đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện. 4. Phương pháp nghiên cứu Luận văn sử dụng các phương pháp khác nhau mang tính chất truyền thống trong nghiên cứu kinh tế làm cơ sở cho việc nghiên cứu. - Phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử để làm rõ bản chất vốn và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp. - Phương pháp phân tích, so sánh, đối chứng để đánh giá thực trạng vốn và hiệu quả sử dụng vốn của Tổng công ty cổ phần bảo hiểm Bưu điện, trên cơ sở đó nghiên cứu giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Tổng công ty trong thời gian tới. 5. Kết cấu của đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, luận văn được kết cấu thành 3 chương: Chương 1: Một số vấn đề chung về vốn và hiệu quả sử dụng vốn của doanh nghiệp Chương 2: Thực trạng vốn và hiệu quả sử dụng vốn tại Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện Chương 3: Một số giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Tổng Công ty Cổ phần Bảo hiểm Bưu điện 3 Chương 1 – MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VỐN KINH DOANH VÀ HIỆU QUẢ SỬ DỤNG VỐN KINH DOANH CỦA DOANH NGHIỆP 1.1. Những vấn đề cơ bản về vốn 1.1.1. Khái niệm về vốn Vốn kinh doanh là một biểu hiện bằng tiền của toàn bộ giá trị tài sản được huy động và sử dụng vào hoạt động sản xuất kinh doanh nhằm mục đích sinh lời. Vốn kinh doanh của doanh nghiệp thường xuyên vận động và chuyển hóa từ hình thái ban đầu là tiền chuyển sang hình thái hiện vật và cuối cùng lại trở về hình thái ban đầu là tiền. Số tiền doanh nghiệp thu được phải bù đắp toàn bộ chi phí bỏ ra và có lãi. 1.1.2 Phân loại vốn kinh doanh 1.1.2.1. Căn cứ vào đặc điểm luân chuyển vốn 1. Vốn cố định: Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền của toàn bộ tài sản cố định của doanh nghiệp. Vốn cố định là một bộ phận quan trọng và chiếm tỷ trọng lớn trong toàn bộ vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. 2. Vốn lưu động: Vốn lưu động của doanh nghiệp là số vốn ứng ra để hình thành lên tài sản lưu động đảm bảo cho quá trình sản xuất và tái sản xuất của doanh nghiệp diễn ra một cách thường xuyên, liên tục. 1.1.2.2. Căn cứ vào hình thái biểu hiện của vốn 1. Vốn bằng tiền: Bao gồm các khoản vốn tiền tệ như tiền mặt tồn quỹ, tiền gửi ngân hàng, vốn trong thanh toán và các khoản đầu tư 4 ngắn hạn. Ngoài ra vốn bằng tiền của doanh nghiệp còn bao gồm cả những giấy tờ có giá trịđể thanh toán. 2. Vốn hiện vật: Là các khoản vốn có hình thái biểu hiện cụ thể bằng hiện vật như tài sản cố định, nguyên vật liệu, sản phẩm dở dang, thành phẩm, hàng hoá. 1.1.3. Vai trò của vốn đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Thứ nhất, vốn là điều kiện tiên quyết cho sự ra đời của doanh nghiệp. Nếu thiếu vốn, doanh nghiệp sẽ gặp khó khăn trong quá trình hoạt động và phát triển. Thứ hai, vốn đóng vai trò quan trọng cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp. Thứ ba, vốn có vai trò quan trọng trong việc cải thiện, thay đổi cơ sở vật chất kỹ thuật của doanh nghiệp. 1.1.4 Quản lý vốn trong doanh nghiệp 1.1.4.1 Quản lý vốn cố định: thực hiện trên hai góc độ: quản lý quỹ khấu hao TSCĐ và quản lý nguồn vốn dài hạn. 1.1.4.2 Quản lý vốn lưu động 1. Quản lý vốn tiền mặt (i) Xác định số dư tiền mặt mục tiêu (ii) Hoạch định ngân sách tiền mặt (iii) Đầu tư tiền nhàn rỗi 2.Quản lý hàng tồn kho: (i) Mục tiêu an toàn (ii) Mục tiêu kinh tế: đảm bảo chi phí cho dự trữ là thấp nhất. 3. Quản lý các khoải phải thu: Độ lớn các khoản phải thu phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tốc độ thu hồi công nợ cũ, tốc độ tạo ra nợ mới và sự tác động của các yếu tố chung nằm ngoài sự kiểm soát của ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn