Xem mẫu

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
KHOA LUẬT

Công trình được hoàn thành
tại Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Ngọc Chí
ĐOÀN THỊ THƠM

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ TỘI BUÔN LẬU TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH
THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN 2000 - 2010

Phản biện 1:

Phản biện 2:

Chuyên ngành : Luật hình sự
Mã số

: 60 38 40
Luận văn được bảo vệ tại Hội đồng chấm luận văn, họp tại
Khoa Luật - Đại học Quốc gia Hà Nội.
Vào hồi ..... giờ ....., ngày ..... tháng ..... năm 2012.

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI - 2012

1

2

MỤC LỤC

2.2.
Trang

Trang phụ bìa
Lời cam đoan
Mục lục
Danh mục các bảng

2.6.

MỞ ĐẦU

1.1.
1.2.
1.2.1.
1.2.2.
1.2.3.
1.2.4.
1.2.5.
1.3.
1.3.1.
1.3.2.
1.4.
1.4.1.
1.4.2.

2.3.
2.4.
2.5.

Chương 1: MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI BUÔN LẬU
Khái niệm tội buôn lậu
Cơ sở pháp lý trách nhiệm hình sự của tội buôn lậu theo
luật hình sự Việt Nam
Khách thể của Tội buôn lậu
Mặt khách quan của Tội buôn lậu
Chủ thể của Tội buôn lậu
Mặt chủ quan của Tội buôn lậu
Phân biệt Tội buôn lậu với một số tội phạm khác trong Bộ
luật Hình sự 1999
Các hình thức trách nhiệm hình sự đối với tội buôn lậu
theo quy định của Bộ luật hình sự
Hình phạt
Các biện pháp tư pháp
Tội buôn lậu trong luật hình sự việt nam và một số nước
trên thế giới
Tội buôn lậu ở Việt Nam từ năm 1945 đến nay
Tội buôn lậu trong Bộ luật Hình sự của một số nước trên
thế giới
Chương 2: THỰC TIỄN XỬ LÝ TỘI BUÔN LẬU TRÊN ĐỊA

1
5
5
7

2.6.1.
2.6.2.

hoạt động buôn lậu và công tác phòng chống buôn lậu
Thực trạng buôn lậu trên địa bàn tỉnh thái bình từ năm
2000 đến năm 2010
Kết quả hoạt động phòng ngừa tội buôn lậu
Kết quả hoạt động điều tra, xử lý buôn lậu
Những hạn chế trong công tác đấu tranh phòng, chống tội
buôn lậu
Nguyên nhân của những hạn chế trong công tác đấu tranh
phòng, chống tội buôn lậu
Nguyên nhân khách quan
Nguyên nhân chủ quan
Chương 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÁP

Một số đặc điểm, tình hình của tỉnh thái bình liên quan đến
3

44
50
53
55
55
55
60

LUẬT VÀ NÂNG CAO HIỆU QUẢ ĐẤU

9
12
16
18
19
23
24
39
31

TRANH PHÒNG CHỐNG TỘI PHẠM BUÔN
LẬU

3.1.
3.2.
3.2.1.
3.2.2.
3.2.3.

Dự báo tình hình tội buôn lậu và công tác phòng, chống tội
buôn lậu trong thời gian tới trên địa bàn tỉnh Thái Bình
Các giải pháp nâng cao hiệu quả phòng, chống tội buôn lậu
trên địa bàn tỉnh Thái Bình
Quan điểm của Đảng và Nhà nước
Hoàn thiện các quy định của pháp luật hình sự về Tội buôn lậu
Các giải pháp nâng cao hiệu quả đấu tranh phòng chống
Tội buôn lậu trên địa bản Tỉnh Thái bình

60

KẾT LUẬN

83
85

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

31
34
37

BÀN TỈNH THÁI BÌNH GIAI ĐOẠN 2000 - 2010

2.1.

40

37
4

66
66
70
76

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Sau hơn hai mươi năm đổi mới, đất nước ta đã đạt được những thành
tựu to lớn về mọi mặt, làm thay đổi bộ mặt của đất nước, góp phần cải thiện
đáng kể đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân. Thành tựu lớn nhất là
đất nước ta đã ra khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội; kinh tế tăng trưởng khá
cao; nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa bước đầu được thiết
lập; công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước được đẩy mạnh. Quan hệ quốc
tế được mở rộng, vị thế nước ta trên trường quốc tế không ngừng được nâng
cao. Sức mạnh tổng hợp từ nguồn nội lực của đất nước tăng lên nhiều, tình
hình chính trị, xã hội ổn định, được nhân dân và bạn bè quốc tế đánh giá cao.
Trong lĩnh vực đấu tranh phòng, chống tội phạm, chúng ta đã đạt được
những kết quả quan trọng, từng bước nâng cao nhận thức của toàn xã hội về
trách nhiệm đấu tranh phòng, chống tội phạm, tạo lập cơ chế đồng bộ, phát
huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân
tham gia phòng, chống tội phạm; từng bước kiềm chế sự gia tăng của các
loại tội phạm, làm giảm một số loại tội phạm nghiêm trọng, giữ vững an
ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội, góp phần quan trọng vào công cuộc
phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Tình hình tội phạm còn diễn biến phức tạp trên tất cả các lĩnh vực, trong
đó các tội xâm phạm trật tự quản lý kinh tế có xu hướng gia tăng mà Tội buôn
lậu là một điển hình. Đặc biệt là từ khi Việt Nam mở cửa hội nhập kinh tế với
các nước trên thế giới thì tình hình tội phạm về buôn lậu càng có những điều
kiện thuận lợi để phát triển. Thực tiễn trong quá trình đấu tranh phòng, chống
Tội buôn lậu đã đặt ra nhiều vấn đề vướng mắc đòi hỏi khoa học pháp lý phải
nghiên cứu, giải quyết như khái niệm, những dấu hiệu pháp lý hình sự đặc
trưng, nguyên nhân, điều kiện của Tội buôn lậu…

2. Tình hình nghiên cứu đề tài
Tội buôn lậu là tội phạm có tính nhạy cảm cao, phức tạp, đã được một
số nhà luật học đề cập trong Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam, tập II của
Trường Đại học Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội 1998; Giáo
trình Luật Hình sự Việt Nam (Phần các tội phạm) của Khoa Luật, Đại học
Quốc gia Hà Nội, Nxb Đại học Quốc gia Hà Nội 1997; Bình luận khoa học
Bộ Luật Hình sự của Viện Khoa học pháp lý, Bộ Tư pháp, Nxb Chính trị
Quốc gia, Hà Nội 1987 (tái bản năm 1992, 1997); Bình luận khoa học Bộ
Luật Hình sự - Phần các tội phạm, tập IX - Nxb Tổng hợp Thành phố Hồ
Chí Minh, tác giả Đinh Văn Quế, năm 2006.
Sau khi Bộ Luật Hình sự năm 1999 được ban hành, Tội buôn lậu được
tiếp tục đề cập trong Giáo trình Luật Hình sự Việt Nam của Trường Đại học
Luật Hà Nội, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội 2000; Giáo trình Luật Hình sự
Việt Nam (Phần các tội phạm) của Khoa luật, Đại học Quốc gia Hà Nội, Nxb
Đại học Quốc gia Hà Nội, 2002; Bình luận khoa học Bộ Luật Hình sự 1999
(Phần các tội phạm) của TS. Phùng Thế Vắc, TS. Trần Văn Luyện, Luật sư
ThS. Phạm Thanh Bình, TS. Nguyễn Đức Mai, ThS. Nguyễn Sĩ Đại, ThS.
Nguyễn Mai Bộ, Nxb Công an nhân dân, Hà Nội 2001.
Bên cạnh đó, tác giả Bùi Toản có bài viết "Buôn lậu và chống buôn lậu"
(Tạp chí Kiểm sát, số 1 + 2 năm 1999, trang 56 - 58); tác giả Nguyễn Phi
Hùng có bài viết "Phòng, chống buôn lậu trong lĩnh vực hải quan khi Việt
Nam gia nhập WTO" (Tạp chí Quản lý nhà nước - Học viện Hành chính
Quốc gia, số 12/2006, trang 12 - 16).
Các công trình nói trên đã đề cập đến tội buôn lậu trên góc độ duy nhất.
Dựa trên các công trình nghiên cứu đó, tôi tiến hành nghiên cứu Tội buôn
lậu trên địa bàn tỉnh Thái Bình giai đoạn 2000 - 2010.
3. Mục đích, nhiệm vụ, phạm vi và đối tượng nghiên cứu đề tài
3.1. Mục đích của việc nghiên cứu đề tài

Chính vì vậy, việc nghiên cứu đề tài "Một số vấn đề lý luận và thực
tiễn về Tội buôn lậu trên địa bàn tỉnh Thái Bình giai đoạn 2000 - 2010"
mang tính cấp thiết không những về lý luận mà còn là đòi hỏi của thực tiễn
hiện nay.

Mục đích của việc nghiên cứu đề tài là trên cơ sở lý luận và thực tiễn
đấu tranh phòng, chống Tội buôn lậu nêu ra những giải pháp mạng tính hệ
thống để nâng cao hiệu quả của cuộc đấu tranh phòng, chống tội phạm này
trên địa bàn tỉnh Thái Bình.

5

6

3.2. Nhiệm vụ của việc nghiên cứu đề tài
Để đạt được mục đích trên, luận văn có những nhiệm vụ sau:

Chương 2: Thực trạng về Tội buôn lậu trên địa bàn tỉnh Thái Bình giai
đoạn 2000 - 2010.

+ Phân tích những vấn đề lý luận cơ bản về Tội buôn lậu trong Luật
Hình sự Việt Nam.

Chương 3: Một số giải pháp hoàn thiện pháp luật và nâng cao hiệu quả
đấu tranh phòng chống tội phạm buôn lậu.

+ Nghiên cứu đánh giá thực trạng Tội buôn lậu trên địa bàn tỉnh Thái
Bình từ năm 2000 đến nay.

Chương 1

+ Đề ra những quan điểm và giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả đấu
tranh phòng, chống Tội buôn lậu trên địa bàn tỉnh Thái Bình.
3.3. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu về Tội buôn lậu trên địa bàn tỉnh Thái Bình
từ năm 2000 đến nay.
3.4. Đối tượng nghiên cứu
Đề tài nghiên cứu Tội buôn lậu.
4. Phương pháp nghiên cứu đề tài
Đề tài sử dụng phương pháp duy vật biện chứng và duy vật lịch sử làm
phương pháp nghiên cứu cụ thể; kết hợp với các phương pháp nghiên cứu
khác như: so sánh, thống kê và điều tra xã hội học.
5. Cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài
5.1. Cơ sở lý luận
Đề tài được thực hiện trên cơ sở lý luận của Chủ nghĩa Mác - Lênin, Tư
tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng nhà
nước pháp quyền, đấu tranh phòng, chống tội phạm.
5.2. Cơ sở thực tiễn
Cở sở thực tiễn của đề tài là những bản án, quyết định của Tòa án về
Tội buôn lậu, số liệu thống kê, báo cáo tổng kết của Công an tỉnh Thái Bình
về tội phạm này.
6. Kết cấu của luận văn

MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ TỘI BUÔN LẬU
1.1. Khái niệm tội buôn lậu
Tội phạm cũng như mọi hành vi khác của con người, suy cho cùng là
kết quả của sự tác động lẫn nhau giữa cá nhân và hoàn cảnh khách quan bên
ngoài. Trong sự tác động đó quyết định thực hiện hành vi phạm tội được
thông qua và thể hiện trong thực tế.
Căn cứ vào Điều 153 Bộ luật Hình sự 1999 có thể đưa ra khái niệm về
"Tội buôn lậu" như sau: Tội buôn lậu là hành vi buôn bán hàng hóa, tiền tệ
trái phép qua biên giới, được thực hiện một cách cố ý xâm phạm đến chế độ
xuất, nhập khẩu hàng hóa, tiền tệ ảnh hưởng đến trật tự quản lý kinh tế trong
hoạt động thương mại.
1.2. Cơ sở pháp lý trách nhiệm hình sự của tội buôn lậu theo Luật
Hình sự Việt Nam
1.2.1. Khách thể của tội buôn lậu
Theo Luật Hình sự Việt Nam, buôn lậu là hành vi buôn bán hàng hóa,
tiền Việt Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý các loại vật phẩm thuộc di tích
lịch sử, văn hóa, các loại hàng cấm qua biên giới một cách trái phép, theo đó,
khách thể bị xâm hại trong tội buôn lậu là người phạm tội đã xâm hại tới trật
tự quản lý kinh tế của Nhà nước trong lĩnh vực xuất nhập khẩu hàng hóa,
tiền tệ - quan hệ xã hội được Luật Hình sự bảo vệ.
1.2.2. Mặt khách quan của tội buôn lậu
- Hành vi khách quan của tội buôn lậu

Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tài liệu tham khảo, nội dung
của luận văn gồm 3 chương:
Chương 1: Một số vấn đề chung về tội buôn lậu.
7

Hành vi khách quan của tội phạm là xử sự của con người đã gây ra và
đe dọa gây ra cho xã hội, hành vi tội phạm chỉ có thể được biểu hiện qua hai
hình thức đó là hành động hoặc không hành động.
8

- Hậu quả của tội buôn lậu:
Hậu quả tuy không có ý nghĩa quyết định trong việc định tội song việc
xác định hậu quả, mối quan hệ nhân quả giữa hành vi buôn lậu và hậu quả có
ý nghĩa rất quan trọng trong việc giải quyết trách nhiệm hình sự và quyết
định hình phạt đối với người thực hiện hành vi phạm tội.
- Các dấu hiệu khách quan khác của tội buôn lậu:
Ngoài hành vi khách quan đối với "Tội buôn lậu", một dấu hiệu khách
quan khác có tính chất bắt buộc của cấu thành tội phạm này đó là địa điểm
thực hiện hành vi phạm tội.
1.2.3. Chủ thể của tội buôn lậu
Chủ thể của "Tội buôn lậu" là người có năng lực trách nhiệm hình sự và
đạt đến độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật.
1.2.4. Mặt chủ quan của tội buôn lậu.
- Lỗi của người phạm tội buôn lậu:
Đối với "Tội buôn lậu", tội phạm được thực hiện do lỗi cố ý trực tiếp
- Động cơ và mục đích phạm tội buôn lậu:
Đối với "Tội buôn lậu", mặc dù động cơ, mục đích không phải là dấu
hiệu bắt buộc cũng như không được quy định cụ thể trong Điều 153 Bộ luật
Hình sự 1999 nhưng thực chất động cơ của người phạm tội là vụ lợi, mục
đích là để buôn bán kiếm lời, trong đó mục đích buôn bán kiếm lời là dấu
hiệu cần thiết.
1.2.5. Phân biệt tội buôn lậu với một số tội phạm khác trong Bộ luật
Hình sự 1999
- Phân biệt tội buôn lậu (Điều 153 Bộ luật Hình sự 1999) với tội vận
chuyển trái pháp hàng hóa tiền tệ qua biên giới (Điều 154 Bộ luật Hình sự 1999).
Hai tội phạm này về nội dung cấu thành tội phạm có nhiều dấu hiệu
giống nhau như khách thể, đối tượng của tội phạm, lỗi, thủ đoạn phạm tội.
Sự khác nhau cơ bản của hai tội phạm này là ở hành vi khách quan của nó.
Đồng thời, một dấu hiệu rất quan trọng để phân biệt hai tội phạm này đó là
dấu hiệu mục đích phạm tội.
9

- Phân biệt tội buôn lậu (Điều 153 Bộ luật Hình sự 1999) với tội buôn
bán hàng cấm (Điều 155 Bộ luật Hình sự 1999)
Hai tội này có nhiều điểm giống nhau như về đối tượng của tội phạm là
hàng cấm, lỗi, thủ đoạn phạm tội. Căn cứ để phân biệt hai tội phạm này đó là:
Về khách thể của tội phạm, ở "Tội buôn lậu", khách thể là trật tự quản
lý kinh tế mà cụ thể là trật tự quản lý việc xuất nhập khẩu hàng hóa, tiền Việt
Nam, ngoại tệ, kim khí quý, đá quý, vật phẩm thuộc di tích lịch sử văn hóa, hàng
cấm còn khách thể của "Tội buôn bán hàng cấm" là trật tự quản lý kinh tế mà
cụ thể là trật tự quản lý buôn bán hàng cấm trong phạm vi lãnh thổ của nước ta.
Về hành vi khách quan của tội phạm, hành vi khách quan của "Tội buôn
lậu" là hành vi buôn bán trái phép qua biên giới còn hành vi khách quan của
"Tội buôn bán hàng cấm" là hành vi buôn bán hàng cấm cụ thể là hành vi
mua đi bán lại hàng cấm dưới bất kỳ hình thức nào nhằm thu lời bất chính
nhưng phạm vi không vượt ra ngoài phạm vi lãnh thổ nước ta
- Phân biệt tội buôn lậu (Điều 153 Bộ luật Hình sự 1999) với tội trốn
thuế (Điều 161 Bộ luật Hình sự 1999).
Về khách thể của tội phạm: Ở "Tội buôn lậu", khách thể là trật tự quản
lý kinh tế mà cụ thể là trật tự quản lý việc xuất - nhập khẩu hàng hóa, tiền tệ,
kim khí quý, đá quý, vật phẩm thuộc di tích lịch sử, văn hóa, hàng cấm, còn
đối với "Tội trốn thế", khách thể của tội phạm này là trật tự quản lý kinh tế
mà cụ thể là trật tự quản lý việc thu thuế nộp ngân sách Nhà nước.
Về đối tượng của tội phạm, đối với "Tội buôn lậu" là những hàng hóa
mà Nhà nước hạn chế xuất - nhập khẩu hoặc cấm xuất - nhập khẩu. Còn đối
với "Tội trốn thuế" là số tiền thuế mà lẽ ra người phạm tội phải nộp theo quy
định của pháp luật.
Về hành vi khách quan của tội phạm, hành vi khách quan của "Tội buôn
lậu" được thể hiện dưới dạng hành động còn ở "Tội trốn thuế" hành vi khách
quan được thể hiện dưới dạng không hành động
Về chủ thể của "Tội buôn lậu", chỉ cần là người có năng lực trách nhiệm
hình sự và đến một độ tuổi nhất định theo quy định của pháp luật, trong khi
đó, đối với "Tội trốn thuế", chủ thể của tội phạm này là người phải nộp thuế
cho nhà nước.
10

nguon tai.lieu . vn