Xem mẫu

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA


NGUYỄN THANH HOÀNG

NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ HIỆN TRẠNG THOÁT NƯỚC VÀ
ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP THOÁT NƯỚC TẠI KHU VỰC PHÍA BẮC
QUẬN SƠN TRÀ, THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG.

Chuyên ngành: Kỹ thuật môi trường
Mã số: 60.52.03.20

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT MÔI TRƯỜNG

Đà Nẵng – Năm 2016

Công trình được hoàn thành tại
TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA

Người hướng dẫn khoa học: TS. LÊ NĂNG ĐỊNH

Phản biện 1: PGS.TS. TRẦN CÁT
Phản biện 2: TS. NGUYỄN ĐÌNH HUẤN

Luận văn sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp
thạc sĩ Kỹ thuật môi trường họp tại Trường Đại học Bách khoa vào
ngày 29 tháng 12 năm 2016

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
 Trung tâm Học liệu, Đại học Đà Nẵng tại Trường Đại học Bách khoa
 Thư viện Khoa Môi trường, Trường Đại học Bách khoa - ĐHĐN

1
MỞ ĐẦU
1. Đặt vấn đề
Thành phố Đà Nẵng đang hướng tới thành phố môi trường với
định hướng ngành du lịch là ngành mũi nhọn mang lại nguồn thu chính
cho thành phố. Quận Sơn Trà là nơi có tiềm năng du lịch lớn, với bờ
biển dài và nhiều khách sạn sang trọng. Do đó việc bảo vệ môi trường
tại khu vực quận Sơn Trà đang là mối quan tâm hàng đầu của thành
phố Đà Nẵng. Trong đó vấn đề thoát nước và vệ sinh môi trường đang
là vấn đề nổi cộm, cần có những giải pháp kỹ thuật, giải pháp quản lý,
sự đầu tư thích đáng để giải quyết triệt để những bất cập còn tồn tại.
Tuy nhiên, hiện trạng ô nhiễm khu vực phía Bắc quận Sơn Trà
vẫn còn nhiều bất cập, như: ô nhiễm môi trường nước tại Khu vực Âu
thuyền Thọ Quang, giếng tràn tách nước mưa (CSO) vận hành không
hiệu quả, nước thải sau bể tự hoại của các hộ gia đình vẫn còn thấm
xuống đất, nước mưa đợt đầu chưa được thu gom và xử lý.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn thực hiện đề tài: “Nghiên
cứu đánh giá hiện trạng thoát nước và đề xuất giải pháp thoát nước
tại khu vực phía Bắc quận Sơn Trà thành phố Đà Nẵng”nhằm đưa
ra một số giải pháp phù hợp, cải tạo và nâng cao năng lực thoát nước
của lưu vực, đảm bảo điều kiện vệ sinh môi trường, tạo điều kiện thuận
lợi cho việc thu hút khách du lịch đến với thành phố biển, phục vụ tốt
đời sống sinh hoạt và nhu cầu giải trí của người dân, cũng như phù
hợp với chiến lược quản lý nước thải thành phố Đà Nẵng.
2. Mục tiêu đề tài
2.1. Mục tiêu tổng quát
Nhằm nâng cao năng lực thoát nước và hiệu quả của các hệ
thống thoát nước khu vực phía Bắc quận Sơn Trà, bảo vệ môi trường

2
nước đô thị và đảm bảo chất lượng sống của người dân, góp phần phát
triển ngành du lịch biển của Thành phố.
2.2. Mục tiêu cụ thể
Điều tra, khảo sát, thu thập số liệu và đánh giá hiện trạng thoát
nước khu vực phía Bắc quận Sơn Trà
Đề xuất các giải pháp thoát nước cho khu vực phía Bắc quận
Sơn Trà
3. Ý nghĩa đề tài
3.1. Ý nghĩa khoa học
Tài liệu này có thể dùng làm tài liệu tham khảo cho các nghiên
cứu về giải pháp thoát nước đối với các đô thị ven biển khác.
Đề xuất phương pháp thoát nước chân không để thoát nước cho
lưu vực phía Đông Bắc của quận Sơn Trà
3.2. Ý nghĩa thực tiễn
Đánh giá, tổng hợp hiện trạng thoát nước khu vực quận Sơn Trà
nhằm làm cơ sở cho các nghiên cứu, các đề xuất phương án thu gom,
xử lý nước mưa, nước thải cho phù hợp.
Đưa ra các phương án thu gom nước mưa, nước thải nhằm khắc
phục những hạn chế hiện nay của hệ thống thoát nước.
Các đề xuất có thể làm cơ sở cho thành phố Đà Nẵng trong việc
quản lý, đầu tư xây dựng các mạng lưới thoát nước trên địa bàn thành
phố.
4. Đối tượng và phương pháp nghiên cứu
4.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu
- Đặc điểm địa lý, điều kiện kinh tế xã hội của quận Sơn trà
- Hệ thống thoát nước mưa và nước thải của khu vực phía Bắc
quận Sơn Trà.

3
- Tính chất thành phần của nước mưa, nước thải ở lưu vực
nghiên cứu
Phạm vi nghiên cứu:
Vị trí địa lý: Khu vực phía Bắc quận Sơn Trà giới hạn bởi đường
Lê Đức Thọ, Vịnh Mân Quang, đường Trần Hưng đạo, Võ Văn Kiêt,
Ngô Quyền, Phạm Văn Đồng, Võ Nguyên Giáp, Hoàng Sa, Lê Văn
Lương. Diện tích lưu vực 997ha
Thời gian: từ tháng 4 – 11/2016
4.2. Phương pháp nghiên cứu
Phương pháp thu thập số liệu
Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa
Phương pháp lấy mẫu, phân tích
Phương pháp thống kê và xử lý dữ liệu
Phương pháp kế thừa
5. Cấu trúc luận văn
Ngoài phần mở đầu, trong luận văn gồm có các chương như sau:
Chương 1. Tổng quan
Chương 2.Phân tích đánh giá hiện trạng hệ thống thoát nước
khu vực nghiên cứu
Chương 3. Đề xuất giải pháp thoát nước khu vực nghiên cứu
Kết luận và kiến nghị
Tài liệu tham khảo
Phụ lục

nguon tai.lieu . vn