Xem mẫu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

ĐẶNG VĂN TRUNG

KHỐNG CHẾ BỀ RỘNG VẾT NỨT CỦA
DẦM BÊ TÔNG CỐT THÉP THEO CÁC
TIÊU CHUẨN THIẾT KẾ

Chuyên ngành: Xây dựng công trình dân dụng và công nghiệp
Mã số: 60.58.20

TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KỸ THUẬT

Đà Nẵng - Năm 2013

Công trình được hoàn thành tại
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG

Người hướng dẫn khoa học: GS. TS PHAN QUANG MINH

Phản biện 1: TS. Trương Hoài Chính
Phản biện 2: PGS. TS. Nguyễn Quang Viên

Luận văn đã được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn
tốt nghiệp Thạc sĩ Kỹ thuật họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 27
tháng 9 năm 2013

Có thể tìm hiểu luận văn tại:
- Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng
- Trung tâm Học liệu, Đại học Đà Nẵng

1
MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Hiện tượng nứt kết cấu bê tông cốt thép thường gây lo ngại
cho chủ đầu tư và người sử dụng công trình. Mặc dù đã tính toán khả
năng chịu lực theo trạng thái giới hạn 1 (Tiêu chuẩn Việt Nam
TCVN 5574:2012) nhưng khi tính toán đều bỏ qua quy định giới hạn
bề rộng vết nứt trong quá trình tính toán kiểm tra kết cấu theo trạng
thái giới hạn 2 (hay trạng thái giới hạn sử dụng). Các vết nứt ảnh
hưởng đến sự an toàn của kết cấu, làm giảm độ bền lâu của kết cấu,
cần thiết phải xử lý hay gia cường để tránh xảy ra sự cố công trình..
Ngược lại, trong nhiều trường hợp hiện tượng nứt kết cấu có thể chấp
nhận được mà không đòi hỏi xử lý hay gia cường bổ sung để kết quả
tính toán kiểm tra khả năng chịu lực thực tế của kết cấu hoặc kết quả
thí nghiệm thử tải kết cấu cho thấy kết cấu đảm bảo các yêu cầu chịu
lực theo thiết kế. Vì vậy, việc xét đến ảnh hưởng của vết nứt trong
tính toán thiết kế kết cấu là cần thiết nhằm tránh các sự cố nảy sinh
do nứt kết cấu hoặc có thể tránh được việc xử lý kết cấu không cần
thiết khi phát hiện thấy hiện tượng nứt nhưng nằm trong giới hạn cho
phép của quy chuẩn, tiêu chuẩn.Hai vấn đề nứt liên quan đến tính
toán thiết kế kết cấu bê tông cốt thép là:
(1) Tính năng sử dụng (bao gồm bề rộng khe nứt lớn nhất, mật
độ vết nứt và sự ăn mòn cốt thép)
(2) ảnh hưởng của nứt đến sự suy giảm độ cứng kết cấu/cấu
kiện.
Vì vậy tác giả chọn đề tài: “ Khống chế bề rộng vết nứt của
dầm bê tông cốt thép theo các tiêu chuẩn thiết kế ”

2
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu các yêu cầu tính toán và khống chế bề rộng vết
nứt của dầm bê tông cốt thép theo lý thuyết kết cấu bê tông cốt thép
và theo các tiêu chuẩn thiết kế .
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-

Đối tượng nguyên cứu :Dầm bê tông cốt thép chịu uốn

-

Phạm vi nguyên cứu :Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN

5574:2012; Tiêu chuẩn Châu Âu Eurocode 1992-1-1; Tiêu chuẩn
Hoa Kỳ ACI 318-95 và ACI 318-2002
4. Phương pháp nghiên cứu
- Nghiên cứu lý thuyết.
- Phân tích dựa trên các bài toán cụ thể
5. Bố cục luận văn
Ngoài phần mở đầu, nội dung luận văn được trình bày gồm có
3 chương:
- Chương 1: Tổng quan về vết nứt.
- Chương 2: Khống chế bề rộng vết nứt của cấu kiện chịu uốn
bê tông cốt thép theo các tiêu chuẩn thiết kế.
- Chương 3: Ví dụ tính toán.
- Kết luận và kiến nghị

3
CHƯƠNG 1

TỔNG QUAN VỀ VẾT NỨT
1.1. KHÁI NIỆM
Nứt là một hiện tượng bệnh lý đặc trưng của kết cấu bê tông
cốt thép. Sự xuất hiện các khe nứt báo hiệu tình trạng suy giảm tính
năng chịu lực của kết cấu. Bắt đầu từ những vết nứt đầu tiên do co
ngót trong giai đoạn thi công cho đến những khe nứt gẫy của kết cấu
bê tông cốt thép, hiện tượng nứt thực sự là một tiêu chí quan trọng để
đánh giá tình trạng chịu tải của kết cấu công trình.
1.2. SỰ LÀM VIỆC CỦA DẦM BÊ TÔNG CỐT THÉP [6]
Theo dõi sự phát triển của ứng suất và biến dạng tiết diện
thẳng góc của dầm trong quá trình thí nghiệm, có thể chia thành các
giai đoạn sau:
Giai đoạn 1. (Giai đoạn đàn hồi và tiết diện chưa có vết nứt)
sb
nguon tai.lieu . vn