Xem mẫu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

TẬP ĐOÀN BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG VIỆT NAM

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

---------------------------------------

TÓM TẮT
LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ

VĂN HOÁ DOANH NGHIỆP TẠI CÔNG TY ĐIỆN TOÁN VÀ
TRUYỀN SỐ LIỆU
NGÀNH :
MÃ SỐ:

QUẢN TRỊ KINH DOANH
60.34.05

HỌC VIÊN: NGUYỄN QUANG HUY

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: TS. BÙI VĂN HƯNG

HÀ NỘI – NĂM 2010

MỞ ĐẦU
Ở Việt Nam, văn hóa kinh doanh vẫn được coi là một khái niệm tương đối
mới mẻ nhưng đang nhận được sự quan tâm ngày càng lớn. Tuy nhiên, việc nghiên
cứu văn hóa kinh doanh vẫn còn đang ở những bước đầu tiên và cần có sự đầu tư
hơn nữa từ phía các doanh nghiệp và các nhà quản lý để có thể trở thành nguồn lực
cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.
Công ty Điện toán và Truyền số liệu (VDC) được thành lập từ năm 1989, là
đơn vị trực thuộc Tập đoàn Bưu chính viễn thông Việt Nam (VNPT) thực hiện
nhiệm vụ kinh doanh và phục vụ trong lĩnh vực internet, truyền số liệu và công
nghệ thông tin trên toàn bộ lãnh thổ quốc gia. Để nâng cao năng lực cạnh tranh,
giữ vững và mở rộng thị phần, VDC phải không ngừng đa dạng hoá các sản phẩm
dịch vụ, thể hiện một cách rõ nét bản sắc văn hoá của mình. Thực hiện được mục
tiêu này, việc nghiên cứu, xây dựng và hoàn thiện mô hình văn hóa doanh nghiệp
là hết sức cần thiết. Xuất phát từ thực tế trên, đề tài : “Văn hóa doanh nghiệp tại
Công ty Điện toán và Truyền số liệu.” được lựa chọn để nghiên cứu.
1. Mục đích của đề tài.
-

Hệ thống hoá những vấn đề lý luận về văn hóa doanh nghiệp.

-

Phân tích và đánh giá thực trạng văn hóa doanh nghiệp tại Công ty Điện toán

và Truyền số liệu.
-

Đề xuất những giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp cho Công ty Điện

toán và Truyền số liệu.
2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
-

Đối tượng nghiên cứu:
Các vấn đề về lý luận và thực tiễn về văn hóa doanh nghiệp trên thế giới và

tại Việt Nam, văn hoá doanh nghiệp công ty Điện toán và Truyền số liệu.
-

Phạm vi nghiên cứu:
Văn hoá doanh nghiệp công ty Điện toán và Truyền số liệu.

Thời gian: từ năm 1989 đến năm 2009.
4. Những đóng góp của luận văn
Đưa ra các giải pháp xây dựng văn hóa doanh nghiệp ứng dụng cho Công ty
Điện toán và Truyền số liệu nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường.
CHƯƠNG I
MỘT SỐ VẤN ĐỀ CHUNG VỀ VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
1.1. KHÁI NIỆM VÀ ĐẶC ĐIỂM VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
1.1.1. Khái niệm Văn hóa
Về khái niệm "Văn hóa", hiện có rất nhiều định nghĩa. Đề tài khóa luận này
sẽ đưa ra một số khái niệm tiêu biểu để người đọc có được cách hiểu tổng quát
nhất.
GS. Viện sĩ Trần Ngọc Thêm tiếp cận và đưa ra khái niệm về văn hóa có
tính tổng quát hơn: Văn hoá là một hệ thống hữu cơ các giá trị vật chất và tinh
thần do con người sáng tạo và tích luỹ qua quá trình hoạt động thực tiễn, trong sự
tương tác giữa con người với môi trường tự nhiên và xã hội của mình.
Có rất nhiều định nghĩa về văn hóa, từ rất rộng (coi tất cả những gì không
thuộc giới tự nhiên mà con người tạo ra đều là văn hóa) cho tới khá hẹp (coi văn
hóa chỉ là những sáng tạo trong lĩnh vực tinh thần), mỗi con người, mỗi công việc
đều có thể hiện những góc độ văn hóa riêng. Dù ở bất kỳ trường hợp nào, những
giá trị của văn hóa được biểu hiện có khác nhau nhưng mục đích cuối cùng là đều
cố gắng vươn tới, đạt tới những giá trị nâng cao hiệu quả công việc và làm đẹp
thêm cho cuộc sống.
1.1.2. Khái niệm văn hóa doanh nghiệp
Có rất nhiều cách định nghĩa nhưng trong nội dung luận văn này chúng ta
thống nhất sử dụng định nghĩa sau về văn hóa doanh nghiệp:

Văn hóa doanh nghiệp là toàn bộ các nhân tố văn hóa được chủ thể kinh
doanh chọn lọc, tạo ra, sử dụng và biểu hiện trong hoạt động kinh doanh, tạo
nên bản sắc kinh doanh của chủ thể đó.
1.1.3. Đặc điểm của văn hóa doanh nghiệp
Văn hoá doanh nghiệp có 2 đặc điểm chính
- Văn hoá doanh nghiệp liên quan đến nhận thức. Các cá nhân nhận thức được
văn hoá của doanh nghiệp thông qua những gì họ nhìn thấy, nghe được trong phạm
vi doanh nghiệp. Đó chính là sự chia sẻ về văn hoá doanh nghiệp.
- Văn hoá doanh nghiệp có tính thực chứng. Văn hoá doanh nghiệp đề cập đến
cách thức các thành viên nhận thức về doanh nghiệp. Có nghĩa là chúng mô tả chứ
không đánh giá hệ thống các ý nghĩa và giá trị của doanh nghiệp.

1.2. BIỂU HIỆN CỦA VĂN HÓA DOANH NGHIỆP
1.2.1. Các biểu trưng trực quan của văn hóa doanh nghiệp
Văn hoá của một doanh nghiệp được thể hiện bằng những biểu trưng trực
quan điển hình sau:
- Đặc điểm kiến trúc.
- Nghi lễ
- Giai thoại
- Biểu tượng.
- Ngôn ngữ, khẩu hiệu
- Ấn phẩm điển hình
1.2.2. Các biểu trưng phi trực quan của văn hóa doanh nghiệp
Các biểu trưng phi trực quan của doanh nghiệp bao gồm:
- Lý tưởng
- Niềm tin, giá trị chủ đạo và thái độ
1.3. MỘT SỐ MÔ HÌNH TIẾP CẬN VĂN HÓA DOANH NGHIỆP

1.3.1. Mô hình văn hóa doanh nghiệp của Edgar H. Schein
Tiến sĩ Tâm lý học người Mỹ, Edgar H. Schein, đã đưa ra cách phân chia văn hóa
kinh doanh thành các lớp khác nhau, sắp xếp theo thứ tự phức tạp và sâu sắc khi
cảm nhận các giá trị văn hóa của doanh nghiệp. Có thể nói đây là cách tiếp cận hết
sức độc đáo, đi từ hiện tượng đến bản chất của văn hóa thông qua các bộ phận cấu
thành của nó.
1.3.1.1. Thực thể hữu hình (Artifacts)
Đây là sự thể hiện rõ ràng, dễ thấy nhất của văn hóa doanh nghiệp. Một vài
thực thể hữu hình cơ bản gồm: lôgô và bản tuyên bố sứ mệnh; kiến trúc và diện
mạo của doanh nghiệp; ngôn ngữ; các so sánh ẩn dụ; truyện kể; giai thoại; lễ kỷ
niệm, lễ nghi, nghi thức; chuẩn mực hành vi; biểu tượng; người hùng;...
 Lôgô và bản tuyên bố sứ mệnh (Logo, Mission statement)
 Kiến trúc và diện mạo (Architecture & Identity)
 Ngôn ngữ (Language)
 Các so sánh ẩn dụ (Metaphors)
 Truyện kể (Storie)
 Giai thoại (Myths)
 Lễ kỷ niệm, lễ nghi, nghi thức (Ceremony, ettiquette)
 Chuẩn mực hành vi (Norms of behaviour)
 Biểu tượng (Symbol)
 Người hùng (Hero)
1.3.1.2. Các giá trị được tuyên bố (Espoused Values)
 Tầm nhìn (Vision)
 Sứ mệnh (Mission)
 Giá trị cốt lõi (Core values)
1.3.1.3. Các ngầm định nền tảng (Basic Underlying Assumptions)

nguon tai.lieu . vn