Xem mẫu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG NGUYỄN VŨ HOÀNG LIÊN PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC MẦM NON NGOÀI CÔNG LẬP TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT, TỈNH ĐẮK LẮK Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 60.31.05 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Đà Nẵng, Năm 2015 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS. TS. ĐÀO HỮU HÕA Phản biện 1: TS. NINH THỊ THU THỦY Phản biện 2: TS. LÊ ĐỨC NIÊM Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ Kinh tế họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 06 tháng 02 năm 2015 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Mầm non là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân, có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc đặt nền móng cho sự hình thành và phát triển nhân cách của trẻ em nói riêng và con người nói chung. Chính vì thế, hầu hết các quốc gia và các tổ chức quốc tế đều xác định giáo dục mầm non là một mục tiêu quan trọng của giáo dục. Theo ông Sheldon Shaeffer, Giám đốc Văn phòng Giáo dục UNESCO khu vực châu Á - Thái Bình Dương, giáo dục mầm non thúc đẩy sự phát triển tình cảm cũng như các kỹ năng về ngôn ngữ, nhận thức và thể chất của trẻ, chính những kỹ năng mà đứa trẻ tiếp thu được qua các chương trình chăm sóc giáo dục mầm non sẽ là nền tảng cho hoạt động học tập sau này của trẻ, bởi đây là giai đoạn phát triển đặc biệt quan trọng của bộ não trẻ. Còn ở Việt Nam, Đảng và Nhà nước cũng luôn coi trọng giáo dục mầm non. Trong buổi lễ giới thiệu và giao nhiệm vụ cho tân Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Thiện Nhân, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã lưu ý: “So với các bậc học khác, đến nay chúng ta chưa lo được nhiều cho giáo dục mầm non. Đây là một mảng còn yếu của giáo dục Việt Nam mà Bộ trưởng và toàn ngành cần cố gắng khắc phục trong thời gian ngắn nhất”. Phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập góp phần hiện thực hóa chủ trương xã hội hóa giáo dục của Chính phủ nhằm hai mục tiêu lớn: Thứ nhất là phát huy tiềm năng trí tuệ và vật chất trong nhân dân, huy động toàn xã hội chăm lo cho sự nghiệp giáo dục; Thứ hai là điều kiện để toàn xã hội được thụ hưởng thành quả giáo dục ở mức độ ngày càng cao. Thành phố Buôn Ma Thuột là đô thị trung tâm vùng Tây Nguyên; đồng thời cũng là một trong những trung tâm công nghiệp, khoa học kỹ thuật, giáo dục đào tạo, y tế, thể dục thể thao của vùng; là đầu mối giao thông liên vùng, tạo điều kiện phát triển, giao lưu kinh tế, văn hoá, xã hội giữa Tây Nguyên với các vùng trong cả nước và khu vực. Dân số toàn 2 thành phố hiện nay khoảng 340.000 người, dự kiến chỉ tiêu này đạt 500.000 người vào năm 2020. Dân số trẻ và việc phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đang đặt ra cho các cấp lãnh đạo chính quyền Buôn Ma Thuột nhiệm vụ phải có chính sách nghiêm túc để đầu tư phát triển nguồn lực này ngay từ lứa tuổi mầm non nhằm hướng đến mục tiêu phát triển bền vững trong tương lai. Vì vậy, sự đầu tư phát triển giáo dục mầm non nói chung và mầm non ngoài công lập nói riêng là động thái cần thiết để giải quyết yêu cầu nói trên. Đề tài “Phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk” nhằm tìm hiểu thực trạng phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột hiện nay, từ đó đề xuất các giải pháp phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập trong thời gian tới. Kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần trong việc nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân, đưa mục tiêu xây dựng và phát triển thành phố Buôn Ma Thuột thành thành phố loại I trực thuộc Trung ương vào giai đoạn 2016 – 2020 sớm trở thành hiện thực. 2. Mục tiêu nghiên cứu - Hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập. - Chỉ ra thực trạng giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột hiện nay. - Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột. 3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu - Đối tượng nghiên cứu: Là những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập trong điều kiện cụ thể của Buôn Ma Thuột. - Phạm vi nghiên cứu: + Nội dung đề tài: Những điều kiện và các chính sách phát triển giáo dục mầm non tại các trường ngoài công lập ở TP. Buôn Ma Thuột. + Về không gian: Trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk và một số địa phương khác để so sánh. 3 + Về thời gian: Các số liệu thứ cấp thu thập trong giai đoạn năm 2007 – 2013; định hướng phát triển và tầm xa của các giải pháp đến năm 2020. 4. Phƣơng pháp nghiên cứu - Phương pháp khảo sát, điều tra, thu thập số liệu (Số liệu tình hình kinhtế-xãhội,sốliệu về giáodụcmầmnoncủaTP.BuônMaThuột). - Phương pháp thống kê (Phân tổ thống kê, phương pháp đồ thị thống kê, phương pháp phân tích dãy số biến động theo thời gian và phương pháp phân tích tương quan). - Phương pháp tổng hợp, so sánh và khái quát hóa. 5. Bố cục của đề tài Ngoài phần mở đầu, mục lục, kết luận, kiến nghị và tài liệu tham khảo thì nội dung của đề tài được chia làm ba chương như sau: - Chương 1: Cơ sở lý luận về phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập. - Chương 2: Thực trạng phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột. - Chương 3: Giải pháp phát triển giáo dục mầm non ngoài công lập trên địa bàn TP. Buôn Ma Thuột. 6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu CHƢƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN GIÁO DỤC MẦM NON NGOÀI CÔNG LẬP 1.1. GIÁO DỤC MẦM NON NGOÀI CÔNG LẬP 1.1.1. Khái niệm, đặc điểm và tầm quan trọng của giáo dục mầm non Phát triển giáo dục có quan hệ mật thiết và trực tiếp đến việc chuẩn bị con người lao động mới, đến việc phát huy sức mạnh của yếu tố con người trong chiến lược kinh tế - xã hội của mỗi quốc gia. Nếu phát triển giáo dục được xác định đúng đắn dựa trên cơ sở khoa học xác đáng thì sức mạnh con người sẽ được phát huy mạnh mẽ trong toàn bộ đời sống xã hội về mọi mặt: kinh tế, chính trị, văn hóa – xã hội của đất nước. Chính vì vậy, ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn