Xem mẫu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG PHẠM THỊ PHƯƠNG THANH PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ BẢO HIỂM XÃ HỘI TỰ NGUYỆN CHO NGƯỜI DÂN TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ BUÔN MA THUỘT Chuyên ngành: Kinh tế phát triển Mã số: 60.31.05 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ Đà Nẵng - Năm 2015 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. NGUYỄN NGỌC VŨ Phản biện 1: PGS.TS. NGUYỄN THỊ NHƯ LIÊM Phản biện 2: TS. NGUYỄN QUỐC CHỈNH Luận văn được bảo vệ trước Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp thạc sĩ kinh tế họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 07 tháng 02 năm 2015 Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng - Thư viện trường Đại học Kinh tế, Đại học Đà Nẵng 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài nghiên cứu Bảo hiểm xã hội tự nguyện cho người dân là một trong những chính sách quan trọng của Đảng và Nhà nước. Tại kỳ họp thứ IX quốc hội khóa XI đã thông qua luật Bảo hiểm xã hội và có hiệu lực từ ngày 01/01/2008 đối với BHXH tự nguyện. Sau hơn năm năm thực hiện đối tượng tham gia BHXH tự nguyện còn quá khiêm tốn mới có trên 146 nghìn người tham gia chiếm khoảng 0.22% số đối tượng thuộc diện tham gia BHXH tự nguyện. Với dân số gần 340 nghìn người, 140.162 người trong độ tuổi lao động chiếm hơn 41% trong tổng dân số, đời sống thu nhập của người dân thành phố Buôn Ma Thuôt tuy được cải thiện nhưng vẫn còn nhiều khó khăn. Vì vậy, phát triển dịch vụ BHXH tự nguyện cho người dân vừa được xem là mục tiêu, vừa là giải pháp thực hiện công bằng xã hội trong hệ thống các chính sách an sinh xã hội đảm bảo cho mọi người dân đều được tham gia và hưởng các chế độ BHXH theo quy định của pháp luật. Tuy nhiên, qua năm năm triển khai thực hiện số lượng người lao động tham gia BHXHTN thành phố Buôn Ma Thuột còn rất hạn chế (chỉ 140 người năm 2013) chưa đáp ứng được nhu cầu của người lao động, cũng như định hướng của Đảng, Nhà nước. Nguyên nhân số lượng người tham gia còn ít do đặc điểm lao động của đối tượng tham gia BHXH tự nguyện ở nước ta là: trình độ học vấn và nhận thức xã hội còn nhiều hạn chế, lao động phần lớn chưa qua đào tạo, việc làm bấp bênh, thu nhập thấp là những vấn đề ảnh hưởng lớn đến việc triển khai thực hiện BHXH tự nguyện cho người lao động. Vấn đề cần đặt ra là làm thế nào để người lao động nhận thức được sự cần thiết tham gia BHXH; Giải pháp nào giải quyết việc tham gia BHXH của người lao động khi thu nhập bấp bênh; Vấn đề thể chế và tổ chức thực hiện, đội ngũ cán bộ quản lý, thực hiện. Xuất phát từ 2 những lý do trên, tôi đã chọn đề tài “ Phát triển dịch vụ bảo hiểm xã hội tự nguyện cho người dân trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột”. 2. Mục đích nghiên cứu của đề tài Mục đích nghiên cứu của đề tài là nghiên cứu thực trạng và đề xuất các giải pháp phát triển dịch vụ BHXH tự nguyện cho người dân trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột. 3. Đối tượng nghiên cứu Đề tài tập trung nghiên cứa các giải pháp phát triển dịch vụ BHXH tự nguyên cho người dân trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột. 4. Phạm vi nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu dựa trên các số liệu trong giai đoạn 2009 đến năm 2013 về phát triển dịch vụ BHXH TN cho người dân trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột. 5. Phương pháp nghiên cứu Luận văn dựa trên cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và sử dụng các phương pháp cụ thể như: phương pháp khái quát hóa, phương pháp thống kê, phương pháp phân tích - tổng hợp, nội suy và khảo sát điều tra chọn mẫu để nghiên cứu thực trạng dịch vụ BHXH và chất lượng dịch vụ BHXH tại địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột và đề xuất một số giải pháp nhằm hoàn thiện chất lượng dịch vụ BHXHTN cho người dân trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột. 6. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận văn Hệ thống hóa những vấn đề lý luận và thực tiển về BHXH tự nguyện cho người dân. Đánh giá thực trạng phát triển dịch vụ BHXH tự nguyện cho người dân trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột. Chỉ ra những tồn tại trong việc phát triển dịch vụ BHXH tự nguyện cho người dân trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột. 3 Đề xuất một số giải pháp nhằm phát triển dịch vụ BHXH tự nguyện cho người dân trên địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột. 7. Tổng quan về tài liệu Để thực hiện đề tài nghiên cứu nàytác giả có kế thừa những cơ sở lý thuyết vàcác nghiêncứuđi trước đểlàmcơsởlýluậnvà nghiêncứu chođề tàinày.Sauđâylàtổngquantàiliệuđượcsửdụngchođềtàinghiêncứu. - Trần Quốc Toàn, Lê Trường Giang, công trình nghiên cứu về: Các giải pháp thực hiện Bảo hiểm xã hội tự nguyện đối với lao động thuộc khu vực nông, ngư và tiểu thủ công nghiệp, năm 2001 Đặng Thị Ngọc Diễm, (2010), đề tài luận văn thạc sĩ nghiên cứu về: “Những yếu tố tác động đến việc tiếp cận và sử dụng bảo hiểm y tế tự nguyện (BHYT TN) của người dân nông thôn hiện nay”. - Lưu Thị Thu Thủy, (2011), đề án “ Điều tra khảo sát nhu cầu, khả năng của đối tượng tham gia BHXH, BHYT tự nguyện KVPCT - Nguyễn Thị Ánh Xuân, (2004), luận văn thạc sĩ “Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng đến xu hướng mua dịch vụ bảo hiểm nhân thọ” - Thực trạng quản lý thu BHXH hiện nay và các biện pháp nhằm nâng cso hiệu quả công tác thu, Đề tài nghiên cứa của TS. Nguyễn Văn Châu. Nguyên Tổng Giám Đốc BHXH Việt Nam, 1996. - Cơ sở khoa học hoàn thiện quy trình quản lý thu Bảo hiểm xã hội, Đề tài nghiên cứu của TS. Dương Xuân Triệu, 1999 - Chiến lược phát triển bảo hiểm xã hội phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2020, đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ của TS. Nguyễn Huy Ban, nguyên Tổng Giám Đốc BHXH Việt Nam, 1999. ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn