Xem mẫu

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG PHẠM TƯỜNG VI NGHIÊN CỨU ĐIỀU CHẾ CHITOSAN - GLUTARALDEHYDE VỚI CHẤT TẠO KHUNG Cu2+ VÀ ỨNG DỤNG HẤP PHỤ ION KIM LOẠI Cd TRONG DUNG DỊCH NƯỚC Chuyên ngành : Hóa hữu cơ Mã số : 60.44.27 TÓM TẮT LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC Đà Nẵng - Năm 2014 Công trình được hoàn thành tại ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG Người hướng dẫn khoa học: TS. BÙI XUÂN VỮNG Phản biện 1: GS.TS. ĐÀO HÙNG CƯỜNG Phản biện 2: PGS.TS. LÊ THỊ LIÊN THANH Luận văn đã được bảo vệ tại Hội đồng chấm Luận văn tốt nghiệp Thạc sĩ khoa học họp tại Đại học Đà Nẵng vào ngày 29 tháng 06 năm 2014. * Có thể tìm hiểu luận văn tại: - Trung tâm Thông tin - Học liệu, Đại học Đà Nẵng. - Thư viện Trường Đại học Sư phạm, Đại học Đà Nẵng. 1 MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong một vài thập kỷ gần đây, cùng với sự phát triển nhanh chóng của đất nước, ngành công nghiệp Việt Nam đã có những tiến bộ không ngừng. Bên cạnh những tác động tích cực do ngành công nghiệp mang lại thì cũng phải kể đến những tác động tiêu cực. Một trong những mặt tiêu cực đó là các loại chất thải do các ngành công nghiệp, đặc biệt là lượng kim loại nặng thải ra ngày càng nhiều làm ảnh hưởng đến môi trường sống và sức khoẻ của người dân. Tuy nhiên hiện nay ở Việt Nam việc xử lý các nguồn nước thải chứa kim loại nặng từ các nhà máy vẫn chưa có sự quan tâm đúng mức. Trước hiện trạng trên, đòi hỏi phải có những phương pháp thích hợp, hiệu quả để xử lý kim loại nặng nhằm tránh và hạn chế những tác động xấu của nó đến môi trường và sức khỏe cộng đồng. Chitosan là một aminopolysaccharide thu được bằng cách deacetyl hóa Chitin, đó là một trong các polyme tự nhiên phong phú nhất và có sẵn chủ yếu ở lớp vỏ của giáp xác như tôm, cua [8]. Do đó, Chitosan là nguyên liệu khá rẻ nhưng lại có nhiều tính chất quý giá nên rất được quan tâm. Hơn nữa, nước ta lại có nguồn hải sản lớn và ngành hải sản khá phát triển, vì vậy việc tận dụng nguồn phế thải không những mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn góp phần hạn chế được sự ô nhiễm môi trường. Mặc dù Chitosan được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực như y học, nông nghiệp, dược phẩm, công nghệ… Trong đó nhóm amin của 2- amino- 2 -glucose - D - deoxy (glucosamin) là đơn vị đóng một vai trò quan trọng, nhưng đồng thời cũng chính nhóm amin là nguyên nhân cho việc hòa tan của Chitosan trong môi trường có tính axit [31]. Đây là một bất lợi nghiêm trọng từ quan điểm thực tế. 2 Do đó, yêu cầu đặt ra là phải cải thiện tính tan của Chitosan. Để khắc phục nhược điểm đó thì người ta đã nghiên cứu phản ứng ở vị trí nhóm amin (–NH2) của Chitosan bằng các tác nhân là Glutarandehyde (GLA). Sản phẩm phản ứng tạo liên kết ngang của Chitosan và Glutaraldehyde có tính chất lí hoá khác so với Chitosan. Chitosan được tạo liên kết ngang không tan trong môi trường axit, bazơ và nước nên được ứng dụng rộng rãi trong nhiều lĩnh vực. Nhưng cũng chính những liên kết ngang của Chitosan với Glutaraldehyde đó làm tăng lực liên kết giữa các mạch polime, hạt sẽ bền hơn và hạt có độ trương nở kém.Vì thế khả năng hấp phụ các ion kim loại kém hơn Chitosan. Điều đó đã được chứng minh bằng thực nghiệm của một số tác giả [12], [24], [26], [31]. Với thực tế như vậy, tôi đã nghĩ đến việc nghiên cứu một vật liệu cải tiến mới có hạt vừa không tan trong môi trường axit, bazơ và nước vừa có khả năng hấp phụ ion kim loại tốt hơn. Đó là yêu cầu cần thiết và cũng là lý do tôi chọn đề tài “ Nghiên cứu điều chế vật liệu hấp phụ Chitosan – Glutaraldehyde với chất tạo khung Cu2+ và ứng dụng hấp phụ ion kim loại Cd trong dung dịch nước ” 2. Mục tiêu nghiên cứu Nghiên cứu tổng hợp vật liệu hấp phụ Chitosan – Glutaraldehyde với chất tạo khung Cu2+ Khảo sát khả năng hấp phụ của VLHP đối với ion kim loại Cd2+ 3. Đối tượng nghiên cứu Đối tượng nghiên cứu là vật liệu hấp phụ Chitosan được tạo liên kết ngang với Glutaraldehyde với chất tạo khung Cu2+ Chitosan được mua ở Công ty TNHH MTV Chitosan VN – Kiên Giang. 3 Glutaraldehyde được mua ở Công ty TNHH Thiết Bị Khoa Học Thịnh Phát – Hà Nội. 4. Phương pháp nghiên cứu 4.1. Phương pháp nghiên cứu lý thuyết 4.2. Phương pháp nghiên cứu thực nghiệm * Ý nghĩa khoa học và ý nghĩa thực tiễn của đề tài Ý nghĩa khoa học Nghiên cứu điều chế VLHP Chitosan – Glutaraldehyde với chất tạo khung Cu2+. Khảo sát khả năng hấp phụ ion Cd2+ của VLHP Chitosan – Glutaraldehyde với chất tạo khung Cu2+ . Ý nghĩa thực tiễn Nâng cao giá trị sử dụng nguồn phế liệu thủy sản. Nghiên cứu và điều chế được VLHP không tan trong các môi trường axit, bazơ, nước và có khả năng hấp phụ tốt các ion kim loại trong nước. 5. Cấu trúc luận văn MỞ ĐẦU Chương 1 : Tổng quan Chương 2 : Thực nghiệm Chương 3: Kết quả và thảo luận KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ... - tailieumienphi.vn
nguon tai.lieu . vn